Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA(Tiếp phần 2)

Đăng lúc: 17/02/2021 (GMT+7)
100%

 PHẦN II. THỌ XUÂN TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN

 VÀ THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN

          II. Thọ Xuân trong thời kì phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến

          2. Thọ Xuân trong thời kì thuộc địa nửa phong kiến

           - Phong trào Cần Vương chống Pháp (1858-1895)

          Ngày 25 tháng 11 năm 1885 quân xâm lược Pháp lần đầu tiên xâm lược tiến công Thanh Hóa, trước đó ngày 5 tháng 7 Tôn Thất Thuyết cùng Vua Hàm Nghi tuyên bố chọn Thanh Hóa làm thủ phủ kháng chiến. Vùng rừng núi Thanh Hóa được xây dựng những sơn phòng tích trữ tiền của, lương thảo để chuẩn bị đánh giặc. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 nghĩa quân Cần Vương tiến đánh quân Pháp đóng ở thành Thanh Hóa.

          Tại Thọ Xuân, cả hai phía hữu ngạn và tả ngạn sông Chu các văn thân sĩ phu và nhân dân trong mọi làng xã đều rất tích cực hưởng ứng chiếu Cần Vương với tinh thần sục sôi kháng chiến. Mặc dù không phải là nơi bùng phát các cuộc khởi nghĩa nhưng vùng đất Thọ Xuân lại là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt giữa nghĩa quân Cần Vương với thực dân Pháp xâm lược. Trên đất Thọ Xuân, nằm trong hệ thống cứ điểm Mã Cao, do Trần Xuân Soạn và Hà Văn Mao chỉ huy nghĩa quân Cần Vương xây dựng đồn Thung Voi nay thuộc xã Xuân Tín là một cứ điểm phòng thủ kiên cố; xây dựng đồn Thung Khoai nay thuộc Quảng Phú là vị trí cuối cùng của hệ thống cứ điểm Mã Cao. Đây là hai cứ điểm vô cùng quan trọng đã giúp nghĩa quân nhiều lần đánh bại các đợt tấn công điên cuồng của quân địch. Mặc dù cuộc chiến ở hệ thống cứ điểm Ma Cao nói chung và ở cứ điểm Thung Voi, Thung Khoai của Thọ Xuân nói riêng tuy cuối cùng đều thất thủ nhưng tinh thần chiến đấu bất tử của nghĩa quân Cần Vương vẫn sống mãi trong sự cảm phục của nhân dân.

 ảnh 25.png


Bản đồ Phủ Thọ Xuân thời Đồng Khánh (1885 - 1888)



ảnh 26.png
Bản đồ huyện Lôi Dương thời Đồng Khánh (1885 - 1888)

ảnh 27.png
Bản đồ huyện Lôi Dương thời Đồng Khánh (dịch: Hoàng Tuấn Công)

         

ảnh 28.png
Bản đồ huyện Thụy Nguyên thời Đồng Khánh (dịch: Hoàng Tuấn Công)

 

          Từ năm 1887 trở đi trên địa bàn tỉnh phong trào Cần Vương chống Pháp vẫn rất phát triển. Trên đất Thọ Xuân nghĩa quân Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân và Cao Bá Điển đã xây dựng cứ điểm Vạn Lại nay thuộc xã Xuân Châu. Quân Pháp đã huy động lực lượng rất mạnh tấn công Vạn Lại nhưng hai lần đều thất bại. Quân Pháp huy động đại bác tập trung toàn bộ 500 quân và hai trọng pháo hỗ trợ vượt sông Chu hòng tiêu diệt nghĩa quân. Sau nửa tháng lùng sục không tìm ra dấu vết, ngày 18/01/1890 địch buộc phải rút về tỉnh lỵ. Đầu tháng 3/1890 tại Yên Lăng thuộc Phú Yên cũ bây giờ là Phú Xuân Tống Duy Tân đã huy động nghĩa quân đắp lũy dọc bờ sông Chu phòng chống địch. Ngày 29/3/1890 quân Pháp tiến đánh Yên Lăng nhưng thất bại. Sau chiến thắng Yên Lăng, nghĩa quân lập cứ điểm mới tại làng Phúc Sơn, Xã Xuân Tín, tại đây và căn cứ Thung Voi, Thung Khoai cũ cũng đã diễn ra các cuộc chiến đấu ác liệt và giành thắng lợi khi quân Pháp tấn công. Ngày 31/5/1890, Pháp mở một cuộc tấn công lớn vào cứ điểm Thung Khoai. Nghĩa quân rút lên vùng Cửa Đạt Thường Xuân để phối hợp cùng với nghĩa quân Trịnh Vạn của Cầm Bá Thước. Từ đây, những trận chiến của nghĩa quân và thực dân Pháp trên đất Thọ Xuân thực sự không còn nữa. Sự chiến đấu oanh liệt của nhân dân Thọ Xuân và rất nhiều nghĩa sĩ Cần Vương đã trở thành bất tử sống mãi trong tâm thức mỗi người dân Thọ Xuân.

          Phong trào Yêu nước của nhân dân Thọ Xuân từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến cách mạng tháng 8/1945.

          Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh thuộc địa. Tại Thanh Hóa nói chung và Thọ Xuân nói riêng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.

          Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thọ Xuân diễn ra sôi nổi. Năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng tại Thanh Hóa. Tháng 5/1926, đồng chí Lê Hữu Lập đã thành lập ra Hội đọc sách báo tại số nhà 26, Phố Hàng Than, Thanh Hóa nhằm tập hợp những thanh niên tiên tiến tham gia truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

          Người đầu tiên của huyện Thọ Xuân tham gia vào Hội đọc sách là đồng chí Nguyễn Mậu Sung.Thông qua hội đọc sách báo, đồng chí Nguyễn Mậu Sung đã nhanh chóng tập hợp được lực lượng để thành lập ra các tiểu tổ Việt Nam thanh niên đồng chí hội như: Chi hội Thanh niên Quần Kênh (Xuân Giang), Chi hội Yên Trường (Thọ Lập), Chi hội ở Mỹ Lý (Bắc Lương), Chi hội ở Yên Lược (Thọ Minh cũ nay là Thuận Minh). Tháng 6/1928 Phủ Bộ Thanh niên Thọ Xuân thành lập tại Chùa Diệu (Xuân Thảnh) do đồng chí Nguyễn Mậu Sung làm bí thư.

Sự thành lập chi bộ Đảng Thọ Xuân và Đảng bộ Thanh Hóa, phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930-1939).

          Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời Xứ ủy Bắc Kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Đảng cộng sản ở Thanh Hóa. Được sự chỉ đạo của Xứ ủy đồng chí Nguyễn Doãn Chất đã về Thanh Hóa bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ đảng.    Ngày 22/7/1930 tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ làng Yên Trường (xã Thọ Lập huyện Thọ Xuân) chi bộ  đảng thứ ba trong toàn tỉnh và là chi bộ đầu tiên của Thọ Xuân được thành lập do đồng chí Lê Văn Sĩ làm Bí thư. Để thống nhất bộ máy lãnh đạo của đảng ở trong tỉnh ngày 29/7/1930 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cũng được thành lập tại làng Yên Trường (Thọ Lập huyện Thọ Xuân) do đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư. Đồng chí Lê Văn Sĩ – Bí thư Chi bộ Đảng Yên Trường Thọ Xuân vinh dự được bầu vào ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hóa đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà. Thọ Xuân tự hào là nơi thành lập Đảng bộ Thanh Hóa.

ảnh 29.png

   ảnh 29.png 

Đồng chí Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ   
Cộng sản Đảng đầu tiên của huyện Thọ Xuân

 

Đồng chí Lê Thế Long - Bí thư
đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

ảnh 32.png

Đồng chí Lê Oanh Kiều - phụ trách

báo "Tiến lên" của Đảng năm 1930

Nhà đồng chí Lê Văn Sĩ tại làng Yên Trường xã Thọ Lập là địa điểm cơ quan ấn loát của tỉnh Đảng bộ, in bằng phương pháp thủ công (số báo đầu tiên ra đời tại Yên Trường vào cuối tháng 8/1930 là số báo Tiến Lên).

ảnh 33.png

Ảnh: Toàn cảnh khu Di tích cách mạng Yên Trường,

xã Thọ Lập, huyện ThọXuân, tỉnh Thanh Hóa

ảnh 34.png

Sưu tập báo chí cách mạng (tờ báo "Tiến lên" cơ quan ngôn luận đầu tiên của Đảng thời kỳ 1930 - 1945)

         

          Phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng bộ (1930-1939):

          Tháng 8 năm 1930, cùng với phong trào đấu tranh trong cả tỉnh ủng hộ phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, tại Thọ Xuân công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng lương giảm giờ làm; các cuộc đấu tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền công thổ, chống phù thu lạm bổ, chống cường hào sách nhiễu, sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh tại làng Yên Trường, Chỉ Tín. Đây là những cuộc tập dượt cần thiết để các chiến sĩ và lực lượng cách mạng Thọ Xuân đi tiếp trên con đường vì độc lập tự do; Ngày 01/5/1931 tại Cầu Vàng Thọ Xuân sang Yên Định truyền đơn cách mạng đã được rải đồng loạt, cùng với lá cờ Đảng tung bay trên nóc nhà Ga Thanh Hóa gây tiếng vang lớn có tác dụng cổ vũ khích lệ tinh thần cách mạng của đông đảo quần chúng ủng hộ Xô Viết – Nghệ Tĩnh;         Vào những năm 1936 – 1939, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi. Năm 1936 tiêu biểu là phong trào đấu tranh chống tên Tây đoan Bécnacđê của quần chúng cách mạng làng Phong Cốc Xuân Minh; Năm 1937 hàng ngàn người kí vào bản thỉnh nguyện lên chính phủ Pháp đòi quyền dân sinh dân chủ, các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra tại Yên Lược (Thọ Minh cũ, nay là xã Thuận Minh), Hương Nhượng (Thọ Hải), Phú Thượng (Xuân Hòa), Bàn Thạch (Xuân Quang cũ nay là Xuân Sinh)…; Sang năm 1938, 1939 phong trào phát triển thành cao trào cách mạng, liên tục các cuộc biểu tình nổ ra, trong đó tiêu biểu là cuộc biểu tình đòi Tri Phủ Phan Thanh Kỉ thực hiện bàn yêu sách thực hiện quyền tự do dân chủ, đòi cải cách hương tục,  đòi thanh toán tiền “hưng công đại chẩn”, khất thuế lưu đông…cuộc mít tinh lên án chủ nghĩa phát xít, lên án bọn phản động thuộc địa, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh đòi tự do dân chủ tại Chợ neo (Nam Giang), Chợ Đu (Thiệu Hóa), Chùa Đầm (Xuân Thiên)…

Sự phát triển của phong trào cách mạng trong những năm 1936 -1939 đã tạo ra một lực lượng cách mạng đông đảo trong huyện chuẩn bị đưa phong trào đấu tranh lên giai đoạn mới.

          Phong trào cách mạng từ năm 1940 đến tổng khởi nghĩa năm 1945.

          Tháng 9 năm 1940 Nhật  kéo vào Việt Nam và ngày càng mở rộng sự chiếm đóng. Từ đây nhân dân Việt Nam chịu cảnh một cổ hai tròng. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn cướp nước trở nên gay gắt. Trước tình hình trên Trung ương đảng chủ trương đưa nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật lên hàng đầu. Chủ trương này đã kịp thơi đến với Đảng bộ Thanh Hóa.

          Để tập hợp quần chúng tham gia phong trào cứu quốc, cuối năm 1940 đầu năm 1941 ở hầu hết các cơ sở cách mạng của Thọ Xuân đều đã thành lập được các tổ chức phản đế cứu quốc như thanh niên, phụ nữ, nông dân, tự vệ…riêng ở làng Long Linh ngọai Thọ Trường lực lượng tự vệ phản đế cứu quốc đã có đến 80 người. Năm 1941 phong trào phản đế cứu quốc đã dâng lên cuồn cuộn. Phong trào chống thuế diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi tiêu biểu ở các làng của tổng Thử Cốc như Phong Cốc, Xá lê, Thuần Hậu (Xuân Minh). Xá lê (Xuân Minh) được chọn làm địa điểm cho Đại hội mặt trận phản đế cứ quốc tỉnh với 60 đại biểu. Đại hội đã bầu ra BCH Mặt trận Phản đế cứu quốc do đồng chí Trịnh Ngọc Phớc làm bí thư. Sự ra đời của Mặt trận Phản đế cứu quốc là biểu hiện sự lớn mạnh của phong trào Phản đế cứu quốc tỉnh Thanh Hóa nói chung và của Thọ Xuân nói riêng. Để cổ vũ cho phong trào Phản đế cứu quốc lên đỉnh cao mới, tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định thành lập Chiến khu Ngọc Trạo (Thạch Thành), từ đây các cơ sở ở Thọ Xuân lựa chọn những chiến sĩ tự vệ ưu tú  để đưa lên chiến khu và chi viện nhanh chóng những nhu cầu thiết yếu cho chiến khu. Thọ Xuân có 21/100 đồng chí trong đội viên du kích Ngọc Trạo. Tiếp theo những năm 1942 -1944  phong trào cách mạng diễn ra rầm rộ ở tất cả các địa phương trên Thọ Xuân, đặc biệt là sự ra đời của những tổ chức cứu quốc của Mặt trận Việt Minh đã phát động quần chúng đoàn kết đấu tranh chống thu thóc thu bông chống bắt phu bắt lính chống đánh đập khủng bố… đi đầu là các làng Long Linh (Thọ Trường cũ nay là Trường Xuân), Phong Cốc, Thuần Hậu, Xá Lê (Xuân Minh),…

Một số hình ảnh cụm Di tích cách mạng xã Xuân Minh, Thọ Xuân

ảnh 35.png

 

ảnh 36.png

 

 

 

 

ảnh 37.png

 

Năm 1945 phong trào đấu tranh càng được đẩy lên đỉnh cao khi đảng bộ và các quần chúng quán triệt chỉ thị Trung ương về việc phá kho thóc của nhật để giải quyết nạn đói. Từ tháng 4 năm 45 phong trào đuổi Nhật cứu nước của Thọ Xuân đã phát triển rầm rộ rộng khắp, hoạt động của Việt Minh chuyển sang hoạt động công khai, nửa công khai thu hút nhiều quần chúng tham gia. Phong trào luyện tập quân sự rèn sắm vũ khí cho lực lượng tự về cứu quốc diễn ra rầm rộ sôi nổi, khiến cho bộ máy chính quyền tay sai các làng, tổng tê liệt hoang mang. Tại Thử Cốc và một số nơi lực lượng cách mạng đã làm chủ hoàn toàn địa phương trở thành những “Làng đỏ hoàn toàn” trở thành chỗ dựa vững chắc cho Đảng và cách mạng lúc đó.

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thọ Xuân tháng 8 năm 1945:

Tháng 7 đến tháng 8 năm 1945 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa ở tất cả các khu vực huyện thọ xuân đã đến độ chín, trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh để hành động. Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Lúc này phong trào cách mạng ở Thọ Xuân đang phát triển mạnh mẽ. Ngày 17/8/1945 y ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Thọ Xuân được thành lp do đồng chí Hoàng Sĩ Oánh làm Chủ tịch. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 lực lượng tự v tấn công phủ đường buộc chi ph Phan Quốc Lương đầu hàng vô điều kiện. Sau khi giành chính quyền ở phủ lỵ, lực lượng khởi nghĩa tiếp tục triển khai lên Bái Thượng đánh chiếm sở bang tá và đồn bảo an buộc chúng đầu hàng.Tính đến chiều ngày 14 tháng 8 năm 1945 cuộc tổng khởi nghĩa trên địa bàn huyn Thọ Xuân đã thắng lợi một cách trọn vẹn mà không có  đổ máu hy sinh. Sáng ngày 20/8/1945, Ủy ban nhân dân lâm thời đã chính thức ra mắt trước toàn thể nhân dân trong huyện.

 

 

ảnh 38.png

Ảnh: Đồng chí Hoàng Sỹ Oánh –

Chủ tịch UBND lâm thời huyện Thọ Xuân năm 1945

 

Sau 15 năm đấu tranh dưới cờ Đảng vinh quang (1930-1945), vượt qua bao gian khổ hy sinh cán bộ, đảng viên và nhân dân Thọ Xuân cùng cả tỉnh cả nước đập tan gông xiềng nô lđể chính thức bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và tự do - kỷ nguyên của Chủ nghĩa xã hội. Từ đây với bản lĩnh và tầm vóc của mình cán bộ, đảng viên và nhân dân Thọ Xuân lại vững vàng bước tiếp một thời kỳ mới - thời kỳ củng cố bảo vệ Chính quyền Dân chủ Nhân dân và kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp để tô thắm trang sử vàng truyền thống quê hương. (còn nữa)

Tổng hợp - Tiến Trịnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Địa chí huyện Thọ Xuân, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H. 2005.

2. Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập I, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2000

3. Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập II, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2010

4. Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập III, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2020
5. Các vị thần thờ xứ Thanh, Nhà xuất bản Văn học, H.2008
6. Văn hóa phi vật thể Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2005

7. Lê Hoàn và quê hương làng Trung Lập, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng

8. Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lập, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2019.

9. Dấu xưa trên đất Thọ Xuân, Nhà xuất bản Thanh Hóa