Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Huyện Thọ Xuân nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ địa lý 19050' - 200 00 vĩ độ bắc và 1050 25- 1050 30kinh độ đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Ngọc Lặc, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện Thường Xuân, phía đông - đông bắc giáp huyện Yên Định, đông - đông nam giáp với huyện Thiệu Hóa.
Hiện nay, toàn huyện có 30 xã, thị trấn với 274 thôn, khu phố. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là hơn 29.000 ha (số liệu đến tháng 12/2019), trong đó diện tích đất nông nghiệp là hơn 19.000 ha (chiếm 65,5%) diện tích tự nhiên toàn huyện. Dân số toàn huyện là hơn 194.000 người (năm 2019).
Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, lại có sông Chu - con sông lớn thứ hai của tỉnh chảy qua từ đầu huyện đến cuối huyện, sân bay quân sự Sao Vàng, Cảng Hàng Không Thọ Xuân, đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ 47, 47B, 47C đi qua, đường nối dài đi khu kinh tế Nghi Sơn. Thọ Xuân đã thực sự trở thành một vùng đất mở rất thuận lợi cho việc hội nhập, giao lưu với tất cả các vùng miền trong và ngoài tỉnh. Từ Thọ Xuân đi sang Triệu Sơn, Như Xuân để vào Nghệ An rồi từ Thọ Xuân có thể qua đất bạn Lào theo tuyến đường đi Thường Xuân - Bát Mọt hoặc đi Ngọc Lặc - Lang Chánh - Bá Thước - Quan Hóa để sang tỉnh Hủa Phăn. Từ Thọ Xuân có thể đi đến được Hòa Bình theo con đường qua Ngọc Lặc - Cẩm Thủy và đến tỉnh Ninh Bình theo con đường Yên Định - Vĩnh Lộc đi phố Cát (Thạch Thành). Nếu đi theo đường sông Chu, gặp sông Mã ở ngã ba Giàng chúng ta có thể đến được hầu khắp các vùng trong, ngoài tỉnh.
Từ thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 47 đến huyện lỵ Thọ Xuân chỉ có 36 km, từ Thọ Xuân lên biên giới Na Mèo gần 150km và ra thủ đô Hà Nội theo đường Hồ Chí Minh chỉ hơn 130km, đi khu kinh tế Nghi Sơn hơn 60km.
Chính vị trí địa lý đặc biệt như vậy đã tạo cho Thọ Xuân nhiều thế mạnh và sắc thái riêng mà nhiều vùng đất khác không có. Từ trong suốt trường kỳ lịch sử vùng đất của "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" này đã trở thành điểm hẹn lý tưởng để các dòng người từ các phương đổ về khai phá, lập nghiệp, sinh tồn và phát triển thành huyện Thọ Xuân ngày càng giàu đẹp, văn minh.
(Nguồn Dư địa chí Thọ Xuân)