Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
ĐỊA HÌNH
ĐỊA HÌNH
Thọ Xuân là huyện đồng bằng nối liền với trung du và miền núi, địa hình của Thọ Xuân chia thành hai dạng địa hình là: vùng trung du đồi núi thấp và vùng đồng bằng rộng lớn tiêu biểu của xứ Thanh.
Địa hình của Thọ Xuân với kiểu nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, là kiểu đặc điểm chung của nhiều vùng, nhiều khu vực trong tỉnh Thanh Hóa. Thọ Xuân ở vào địa thế đồng bằng rộng lớn của xứ Thanh, đó là đồng bằng sông Chu, với cánh đồng Ba Chạ của "mười hai xứ Láng" và cánh đồng của "mười tám xứ Neo" rộng dài và mênh mông biển lúa mà các huyện đồng bằng khác ở trong tỉnh cũng ít nơi so được.
Do địa hình nghiêng dốc từ tây bắc xuống đông nam nên tất cả các sông, suối, khe, hón tự nhiên đều chảy theo hướng đó. Vì vậy, khi đến xã Xuân Phú phía tây Thọ Xuân còn có hiện tượng đặc biệt là "nước chảy ngược" theo độ dốc từ tây đến bắc và "nước chảy xuôi" theo hướng đông nam. Chính vì vậy mà dân gian ở đây có câu "chung đinh, chung Mường nhưng không chung nước" (chung đinh tức chung người).
Địa hình Thọ Xuân không đến nỗi phức tạp, đa dạng như các vùng núi cao khác. Do tiếp nối vùng đồi núi phía tây Thanh Hóa lại thuộc vào vùng châu thổ sông Chu - sông Mã nên có sự khác biệt giữa hai vùng địa hình đó là:
- Vùng bán sơn địa (trung du) được trải rộng từ tây bắc xuống đông nam, với bình độ phân bố từ +20m đến +150m, chiếm hơn 50% diện tích đất đai toàn huyện và chia thành tiểu vùng khác nhau: vùng đồi núi thấp bao quanh phía bắc và vùng đồi núi thấy bao quanh phía tây nam.
Với vùng địa hình này là những đồi núi thấp chạy liền mạch nhấp nhô như bát úp, nhiều chỗ lại bằng phẳng nên thích hợp cho trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả. Nơi đây đã hình thành nên vùng công nghiệp trồng mía đường và cây công nghiệp rất hiệu quả làm thay đổi hẳn bộ mặt đời sống của nhân dân nơi đây.
Sự ra đời của khu công nghiệp mía đường Lam Sơn, khu công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng đã làm thay đổi toàn bộ vùng bán sơn địa Thọ Xuân, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở đây đã thật sự phát triển.
- Vùng đồng bằng: trải ở cả hai phía tả ngạn và hữu ngạn sông Chu cao trình phân bố từ +6m đến +17m, diện tích gần 50 diện tích tự nhiên toàn huyện.
Nếu như ở vùng trung du hầu hết là những đồi thấp lượn sóng và bát úp thì ở vùng đồng bằng Thọ Xuân lại bị chia cắt thành nhiều cánh đồng có bình độ khác nhau vì thế có bình độ khác nhau, vì thế đã tạo ra những khu vực lòng chảo cục bộ gây ngập úng trong mùa mưa lũ, gây tình trạng rửa trôi, xói mòn làm mất độ phì nhiêu của đất.
Mặc dù có những đặc điểm bất cập (như địa hình có độ dốc cao và lại bị chia cắt, bằng phằng không đều ) nhưng khu vực đồng bằng của Thọ Xuân vẫn là vùng trọng điểm năng suất lúa dẫn đầu của tỉnh. Hiện nay, tình trạng úng, hạn ở cả hai vùng hữu ngạn và tả ngạn sông Chu đã được khắc phục một cách cơ bản bằng cách xây dựng hệ thống thủy lợi và cải tạo địa hình một cách đồng bộ.
Việc phân loại cụ thể về địa hình đã có nhiều tác dụng tích cực cho việc bố trí khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở ha tầng, bố trí hợp lý vùng chuyên canh, thâm canh lớn để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát huy lợi thế và phát triển nền kinh tế trong huyện một cách phong phú và đa dạng.
(Nguồn Dư địa chí Thọ Xuân)