Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN
Địa chỉ: Khu 5, thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Email: trungtamdvnntx@gmail.com
I. THÔNG TIN CHUNG
Thông tin liên hệ:
+ Họ và tên người đứng đầu: Bùi Thị Nga Giám đốc
+ Địa chỉ: Khu 5, thị trấn Thọ Xuân, Huyện Thọ Xuân
+ Email: Điện thoại: DĐ: 0916 853458
II. DANH SÁCH BAN GIÁM ĐỐC
1. GIÁM ĐỐC
| Họ và tên: | Bùi Thị Nga |
Quê quán: | Xã Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa | |
Năm sinh: | 1979 | |
Thường trú: | Khu 6, Thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa | |
Chức vụ : | Giám đốc | |
Điện thoại | 0916 853458 |
2. PHÓ GIÁM ĐỐC
| Họ và tên: | Lê Ngọc Bảo |
Quê quán: | Xã Xuân Hồng, Thọ Xuân, Thanh Hoá | |
Năm sinh: | 1974 | |
Thường trú: | Khu 5, Thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa | |
Chức vụ : | Phó Giám đốc | |
Điện thoại | 0915 244 648 |
3. PHÓ GIÁM ĐỐC
| Họ và tên: | Lê Bá Lộc |
Quê quán: | Xã Quảng Phú, Thọ Xuân, Thanh Hoá | |
Năm sinh: | 1969 | |
Thường trú: | Xã Quảng Phú, Thọ Xuân, Thanh Hoá | |
Chức vụ : | Phó Giám đốc | |
Điện thoại | 0971 918 286 |
III. Chức năng:
1.1. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thọ Xuân là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND huyện Thọ Xuân, có chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y, thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông và các dịch vụ khác trên địa bàn huyện. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện Thọ Xuân, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.2. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
1.3. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thọ Xuân có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành của Nhà nước.
IV. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y, vệ sinh môi trường; công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp và các chương trình công tác khác đã được phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng và dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống trên địa bàn, đồng thời báo cáo về cho Chi cục chuyên ngành của tỉnh theo từng lĩnh vực quản lý; xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cây trồng, dịch bệnh động vật trên địa bàn phụ trách theo quy định.
3. Triển khai thực hiện các quy trình kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản áp dụng trên địa bàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Phối hợp kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP trong trồng trọt, VietGAP trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, cơ sở an toàn dịch bệnh; kiểm tra, giám sát cấp tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng.
5. Phối hợp với các phòng chuyên môn kiểm tra và tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành; tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết, đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo từng vụ, hàng năm và giai đoạn của huyện. Phối hợp tổ chức xây dựng và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông cơ sở.
6. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu công bố dịch, công bố hết dịch hại trên cây trồng, dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật. Đề xuất UBND huyện các biện pháp phòng, tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản.
7. Phối hợp các phòng chuyên môn thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thanh kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ do UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các cơ sở giết mổ khác khi được Chi cục Chăn nuôi và Thú y ủy quyền bằng văn bản.
8. Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành để liên kết với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để tổ chức trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, con vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi cho nông dân, ngư dân.
9. Tham gia với các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện công tác quản lý nhà nước về sử dụng và kinh doanh vật tư thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản, giống vật nuôi, giống thủy sản, thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; về sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật nội địa; tham gia quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, quản lý về quảng cáo, hội thảo chuyên ngành về vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý.
10. Tham gia theo dõi, giám sát, nhận xét việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận giống mới nông lâm nghiệp và thủy sản theo quy định.
11. Dịch vụ phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng; dịch vụ khuyến nông, cung ứng và tư vấn sử dụng các loại giống cây trồng, con vật nuôi mới, thuốc thú y, vắc xin và các loại vật tư, trang thiết bị thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư và ngành nghề nông thôn.
12. Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường cho Ban nông nghiệp xã, phường, thị trấn (hoặc Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp), cộng tác viên khuyến nông cấp xã, Câu lạc bộ Khuyến nông, mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông, thú y viên, cán bộ bảo vệ thực vật cơ sở, các tổ chức xã hội khác và nông dân để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.
13. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh theo đúng quy định.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao.