Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
Truyền thống lịch sử, văn hóa(phần 4)
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA
PHẦN IV. THỌ XUÂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI
4. Thọ Xuân trong thời kỳ đổi mới
Hòa bình lập lại cùng với nhân dân các dân tộc Thanh Hoá, nhân dân các dân tộc Thọ Xuân tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, sôi nổi thi đua học tập, lao động sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, Văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Với tiềm năng lợi thế vốn có của vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, làm theo lời Bác, bằng việc vận dụng và ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp, khơi dậy tiềm năng lao động sáng tạo trong nhân dân, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những phát triển vượt bậc qua các giai đoạn như sau:
4.1. Thọ Xuân trong công cuộc xây dựng đất nước (1975 - 1985)
Đây là giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, Thọ Xuân đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980), kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội như: Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn thể cán bộ nhân dân Thọ Xuân ra sức hăng hái tiến lên con đường xây dựng chế độ mới, nhiều phong trào thi đua diễn ra liên tục sôi nổi như: “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Định Công hóa”, thủy lợi hóa đồng thời khai hoang phục hóa, trồng cây lương thực hoa màu…Trên mặt trận văn hoá giáo dục y tế, thể dục thể thao cũng dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước. Trường học với phong trào “Dạy tốt, học tốt”, “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Thể dục thể thao với phong trào “Khỏe để bảo vệ tổ quốc”. Về nông nghiệp sản lượng lương thực tăng lên, năng xuất luôn đạt trên 5 tấn/1ha, bình quân lương thực đầu người năm 1985 cao nhất tỉnh (đạt 4 - 4.5 tạ/người/năm). Công nghiệp và thủ công nghiệp được phát triển mở rộng, năm 1985 giá trị thu nhập đạt mức 25 triệu đồng trở lên, xuất khẩu đạt mức 2 triệu đồng. Tổng số dư tiết kiệm toàn huyện đã đạt 8 triệu đồng/năm.
4.2. Những thành tựu trong thời kì đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (1986-2005)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhưng với sự đoàn kết nhất trí của Đảng bộ huyện và nhân dân, trong hai mươi năm sự nghiệp đổi mới thực sự đi vào cuộc sống và đã thu được những thành tựu to lớn:
Thành tựu trên lĩnh vực kinh tế: Sự ra đời và hoạt động của khu công nghiệp mía đường Lam Sơn và nhà máy giấy Mục Sơn đã có tác dụng làm thay đổi cục diện kinh tế ở các xã vùng miền tây Thọ Xuân; Nông nghiệp chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt nâng năng xuất lúa lên trung bình 9-10 tấn/ha, có xã đạt 12-13 tấn/ha. Giá trị sản xuất hàng hóa đến năm 2005 đạt 36-37 triệu đồng (tăng 64% so với năm 2000); Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ cảu các làng nghề truyền thống như cót nan, cót ép, gạch ngói…giá trị sản xuất hàng năm tăng 18.6%; các ngành dịch vụ thương mại cũng có bước phát triển mạnh mẽ rộng khắp ở các địa phương, đặc biệt là các dịch vụ du lịch bước đầu đã có sức hút du khách về với các khu di tích Lam Kinh và Lê Hoàn.
Đi đôi với việc sản xuất Thọ Xuân còn đầu tư nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế xã hội, huy động được gần 400 tỉ đồng đầu tư cho các công trình trọng điểm. Hệ thống giao thông được xây mới nâng cấp, sự ra đời của cầu Mục Sơn, cầu Bái Thượng và cầu Hạnh Phúc đã kết nối thuận tiện các vùng miền trong huyện. Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới – công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Thọ Xuân thực sự trở thành một huyện giàu tiềm lực trong tỉnh và nền kinh tế phát triển khá toàn diện vững chắc.
Thành tựu về văn hóa xã hội: Trong hao mươi năm đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thọ Xuân đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực văn hóa xã hội.
Về giáo dục đã có sự trú trọng đầu tư đặc biệt cho giáo dục, hệ thống giáo dục các cấp từ mẫu giáo đến các trường phổ thông cấp I, II, III tương đối hoàn thiện cả về quy mô và chất lượng. Năm 2005 toàn huyện đã có 38 trường chuẩn quốc gia, 100% số xã có trường cao tầng.
Về văn hóa thông tin thể dục thể thao đã phát động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, toàn huyện đã khai trương xây dựng được 230 làng khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa, hệ thống bưu điện, mạng internet được phủ khắp toàn huyện; Các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao được phát triển, toàn huyện có 31.5 dân sô tham gia tập thể dục thể thao.
Về y tế công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho hân dân được chú trọng, năm 2005 toàn huyệ có 27 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Thành tựu về an ninh quốc phòng: trong hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới nhờ sự cố gắng nổ lực của Đảng bộ chính quyền và toàn thể nhân dân công tác an ninh quốc phòng luôn được giữ vững và ổn định, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc phòng và luật nghĩa vụ quân sự hàng năm, góp phần bảo vệ vững trắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4.3. Thọ Xuân giai đoạn từ 2005 – 2020
Thọ Xuân giai đoạn 2005 - 2015
Đây là giai đoạn 10 năm Thọ Xuân dồn sức cho phát triển kinh tế xã hội nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kế hoạch, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh hiệu quả và bền vững cho giai đoạn 2015 - 2020. Thọ Xuân tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, tận dụng tối đa cơ hội phục hồi kinh tế, tháo gỡ kịp thời khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất dịch vụ …Trong giai đoạn này đã đạt được một số nhưng thành tựu nổi bật sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt ở mức khá (15,2%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập trung, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có bước phát triển nhanh, giá trị gia tăng bình quân hàng năm tăng 17,8%; một số sản phẩm, ngành nghề truyền thống được khôi phục và mở rộng quy mô sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu. Dịch vụ du lịch từng bước hình thành và phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cải tạo, nâng cấp; nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, đường, trường, trạm, công sở, các thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo...đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Nhiều công trình quan trọng của Trung ương, của tỉnh đã được triển khai xây dựng trên địa bàn, như: Cảng hàng không Thọ Xuân đi vào hoạt động, đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp; Đường từ Cảng hành không Thọ Xuân đi Nghi Sơn, đường nối Quốc lộ 47 với đường Hồ Chí Minh; Khu di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt; quy hoạch đô thị Lam Sơn - Sao Vàng đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại II; Khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng được hình thành...là điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh; một số dự án may mặc, cơ sở sản xuất giày da đang được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động...tạo điều kiện giải quyết việc làm, thu nhập cho lao động trên địa bàn. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng về loại hình và quy mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy và phát huy các nguồn lực xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới, tổng số tiêu chí của 37 xã trong huyện là 526, tăng 319 tiêu chí so với ban đầu; bình quân đạt 14,2 tiêu chí/xã;
Văn hoá - xã hội có bước chuyển tiến bộ theo hướng chuẩn hoá và xã hội hoá; chất lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng cao; đến cuối năm 2015 có 61,4% trường đạt chuẩn Quốc gia; có 61% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020; các hoạt động văn hoá, thông tin, văn nghệ, thể dục - thể thao được duy trì nề nếp. Các chính sách an sinh xã hội, nhất là công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, các đối tượng xã hội được các cấp, các ngành, xã hội quan tâm thực hiện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Công tác giảm nghèo được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 2 - 3%/năm, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 4,15%.
Quốc phòng - an ninh luôn được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, phát huy, tạo sự đồng thuận xã hội, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.
Thọ Xuân giai đoạn 2015 - 2020
Đây là giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong gần 30 năm đổi mới, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch; nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội dược tăng cường theo hướng đồng bộ hiện đại, kết quả cụ thể như sau:
Về kinh tế :Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 15.6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 19.1% xuống 17.0%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 49,7% lên 50,1% và dịch vụ - thương mại từ 31.2% lên 32.9%.
Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Hoàn thiện xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm như: Vùng lúa năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao, vùng sản xuất giống lúa thuần, vùng cây ăn quả, vùng sản xuất mía…. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trạng trại và ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến. Đến năm 2019, có 71 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, tăng 26.8% so với năm 2015.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu năm 2019 đã có 38 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2019.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại.
Công nghiệp - tiểu thủ công nhiệp có bước phát triển ổn định, duy trì các ngành nghề truyền thống và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu như : bánh lá răng bừa (Xuân Lập), kẹo lạc (Xuân Yên), bánh gai (Tứ Trụ)…phát triển một số sản phẩm mới, gạch không nung, gạch tuynel (Nam Giang, Thọ Hải), may mặc, (Thọ Nguyên, Xuân Lai), giày da (Xuân Bái, Thọ Hải). Quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng …
Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 4,319 tỉ đồng, hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng các công trình như các trạm bơm tiêu Quang Hoa, Đồng Ngâu; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 47C (đoạn Xuân Trường - thị trấn Lam Sơn)… Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Đường giao thông Cầu Kè - Thọ Xuân (giai đoạn 2); cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 506B (đoạn Xuân Lai – Thọ Lập và vào khu di tích Lê Hoàn); nhà thi đấu đa năng huyện; trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Yên Trường; nâng câp đê tả, hữu sông Cầu Chày… Mở rộng mặt bằng vào khu công viên sinh thái tre luồng Tam Thanh.
Chương trình đô thị hóa được đẩy mạnh khu vực thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng vào khu vực dự kiến mở rộng được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; đô thị phố Đầm, xã Xuân Thiên được xây dựng quy hoạch chung và công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5%; có 24 dự án được chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư địa bàn huyện với tổng vốn đăng ký hơn 859 tỉ đồng; thành lập mới 201 doanh nghiệp. Dịch vụ vận tải có bước tăng trưởng vững chắc nhờ sự phát triển vượt bậc của Cảng hàng không Thọ Xuân, trong năm 2018 Cảng hàng không Thọ Xuân phục vụ 939.000 lượt khách.
Chương trình phát triển du lịch
Thực hiện Nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII huyện đã xây dựng Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 16/6/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đến năm 2020 số lượng du khách đạt trên 300.000 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/1 năm. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về du lịch của người dân và doanh nghiệp. Ngày 24/12/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1820/QĐ-TTD về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn. Trò Xuân Phả được công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia góp phần quảng bá hình ảnh huyện nhà đến gần hơn với du khách trong và ngoài tỉnh. Tổng lượt khách du lịch đến huyện tăng từ 180.000 người (năm 2016) lên 220.000 người (năm 2018).
Ngày 15/11/2019 UBND huyện Thọ Xuân đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu chung Phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Thọ Xuân; phát triển mạnh du lịch lịch sử, văn hoá, tâm linh gắn với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch trải nghiệm; phấn đấu đến năm 2025, đón được 428.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8%/năm. Giai đoạn 2020-2025 ước đón tổng 2,2 triệu lượt khách. Đến năm 2030, đón được 765.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm; trong đó, đón được 15.000 lượt khách du lịch quốc tế. Giai đoạn 2025-2030 ước đón 3,1 triệu lượt khách; tổng thu du lịch đến năm 2025 ước đạt 100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,4%/năm, năm 2030 ước đạt 210 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,4%/năm; cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2025 có khoảng 400 phòng, trong đó có 200 phòng xếp hạng từ 1 - 3 sao, năm 2030 có khoảng 750 phòng, trong đó có 400 phòng xếp hạng từ 1-4 sao; có khoảng 2.500 người lao động trong ngành du lịch, chiếm 2,2% trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động; góp phần nâng cao tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ lên 38% vào năm 2025; (trong đó có khoảng 2.300 người được đào tạo bồi dưỡng chiếm 92%); 100% lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được bồi dưỡng về văn hoá du lịch. Các địa phương có điều kiện phát triển du lịch được tổ chức bồi dưỡng kiến thức kinh doanh du lịch cộng đồng.
Văn hóa xã hội chuyển biến tiến bộ, giáo dục mũi nhọn thể thao thành tích cao luôn xếp trong tốp đầu cả tỉnh. An sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững . Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng lên, cải cach hành chính đẩy mạnh, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước chuyển biến tích cực.
Những thành tựu đã đạt được là tiền đề quan trọng tạo đà thế và lực để Thọ Xuân có sức bứt phá đi lên, Thọ Xuân nằm trong “tứ giác” kinh tế của tỉnh đã và đang trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh mạnh của cả tỉnh với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về phát triển KT - XH, đến năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.
Các phần thưởng cao quý của Nhà nước trao tặng cho Nhân dân và cán bộ huyện Thọ Xuân
Bằng công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019
MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỢC CÔNG NHẬN OCOP (đến tháng 12/2020)
|
Bưởi Luận Văn, Xã Thọ Xương
Bánh gai Tứ Trụ, xã Thọ Diên
Nem nướng Thành Nghĩa, TT Thọ Xuân
Bánh lá răng bừa, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Kẹo lạc sìu, kẹo gạo lức Đức Giang,
xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân
Khu Công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng
Cảng hàng không Thọ Xuân
Một số hình ảnh về Trò diễn Xuân Phả - Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia
Trò Tú Huần
Trò Ai Lao
Trò Hoa Lang
Trò Ngô Quốc
Trò Chiêm Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa chí huyện Thọ Xuân, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H. 2005.
2. Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập I, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2000
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập II, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2010
4. Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập III, Nhà Xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2020
5. Các vị thần thờ xứ Thanh, Nhà xuất bản Văn học, H.2008
6. Văn hóa phi vật thể Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2005
7. Lê Hoàn và quê hương làng Trung Lập, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng
8. Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lập, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa. 2019.
9. Dấu xưa trên đất Thọ Xuân, Nhà xuất bản Thanh Hóa