Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Đẩy mạnh tăng giá trị trong sản xuất vụ đông

Đăng lúc: 14/10/2024 (GMT+7)
100%

Để hoàn thành mục tiêu sản xuất vụ đông 2024 - 2025, các địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã giảm dần các cây trồng truyền thống để trồng các loại cây rau màu giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm...

vd.png
Với đặc thù về điều kiện thổ nhưỡng, trình độ sản xuất của từng vùng, mỗi địa phương trong huyện đang lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để nâng cao giá trị trong sản xuất vụ đông. Năm nay, hầu hết các địa phương đều tiếp tục phát triển sản xuất vụ đông theo định hướng nâng cao giá trị kinh tế. Do đó, những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh được các địa phương ưu tiên gieo trồng có lợi thế, như: ngô, ớt xuất khẩu, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại... Và các loại cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ nội địa như: cà chua, dưa chuột, bí xanh, hành, tỏi... Bên cạnh việc chú trọng sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, các địa phương cần thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và chủ động trong công tác phòng trừ, như: sâu keo mùa thu, sâu đục quả, sâu cuốn lá... và hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
vd1.png
Theo kế hoạch, vụ đông 2024 - 2025, toàn huyện đưa 5.200 ha vào gieo trồng. Trong đó, cơ cấu diện tích ngô thương phẩm 1.700 ha; cây có hiệu quả kinh tế cao như ớt, ngô ngọt, khoai tây, dưa, bí,... 450 ha; Khoai lang 160 ha; còn lại là rau màu và các loại cây trồng khác. Để đạt được kết quả đó, ngành nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn đã chủ động rà soát lại kết quả thực hiện vụ đông năm trước, quỹ đất có khả năng sản xuất, tình hình thực tế về điều kiện sản xuất, lao động, thị trường... để xây dựng kế hoạch về diện tích và cơ cấu các cây trồng chủ lực. Ngành nông nghiệp huyện cũng xác định cây ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại là nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông. Để nâng cao giá trị sản xuất vụ đông, bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc, áp dụng khoa học thì các địa phương cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân