Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện uỷ Thọ Xuân: Gặp mặt nghệ nhân trên địa bàn huyện nhân dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023

Đăng lúc: 13/01/2023 (GMT+7)
100%

Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 13/01/2023, Thường trực Huyện ủy Thọ Xuân đã tổ chức gặp mặt các nghệ nhân trên địa bàn huyện. Đồng chí Lê Đình Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện và đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện đồng chủ trì buổi gặp mặt.

Ng nhân 5.png 
Tham dự buổi gặp mặt có Trưởng các phòng, ngành UBND huyện; Đại diện Đảng uỷ, UBND xã Xuân Trường, Xuân Phú và các nghệ nhân ưu tú trên địa bàn huyện.
NG nhân.png
Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng; là địa phương có các trò chơi, trò diễn dân gian độc đáo, tiêu biểu như trò Xuân Phả (xã Xuân Trường), Pồn pông (xã Xuân Phú), múa sạp (thị trấn Sao Vàng),… Theo truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, trò Xuân Phả (xã Xuân Trường) có từ thời Đinh, với 5 điệu trò gồm: Hoa Lang, Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc và Tú Huần (Lục Hồn Nhung), được biểu diễn trong lễ hội làng dịp mùng 9, mùng 10 tháng 2 âm lịch hằng năm; Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong những năm qua, huyện Thọ Xuân luôn xem công tác bảo tồn và phát huy giá trị Trò Xuân Phả là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển KT-XH địa phương; Giai đoạn 2017-2022, huyện đã phân bổ kinh phí cho công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là 1 tỷ 320 triệu đồng để bảo tồn và truyền dạy cho các thế hệ. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị, xã Xuân Trường đã thành lập đội trò nền gồm 21 nghệ nhân.
Ng nhân 1.png
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự cống hiến của các nghệ nhân, đến nay, đã có 14 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiêụ (trong đó, có 1 nghệ nhân Nhân dân và 13 nghệ nhân ưu tú). Hàng năm, các nghệ nhân Trò diễn Xuân Phả biểu diễn và trao truyền lại các giá trị văn hóa cho trên 100 cháu học sinh THCS, THPT để các cháu vừa làm quen, vừa biết được truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương. Với những giá trị đặc sắc, độc đáo, trò Xuân Phả đã vượt khỏi không gian làng quê xứ Thanh để tham gia các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước như: Lễ hội chào thiên niên kỷ mới (năm 2000), Festival Huế, Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Lam Kinh, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Năm Du lịch Quốc gia 2015- Thanh Hóa, Lễ hội đường phố Hà Nội, Kỷ niệm thành lập TP Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tràng An kết nối miền di sản ... 
Ng nhan 10.png
Đối với Lễ hội Pồn pông (xã Xuân Phú), không biết có từ bao giờ, nguồn gốc tiếng Mường, nhưng từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường xưa. Lễ hội Pồn pông với mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Đồng thời là sân chơi, một tụ điểm giao lưu văn hóa, để thi tài thơ ca, xướng họa của cộng đồng
Đến nay, Lễ hội Pồn Pông được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới (ngày mùng 9 tháng giêng, lễ xuống đồng, lệ thanh minh, lễ hội mùa mừng cơm mới, rằm tháng 7, hội diễn các làng văn hóa dịp mùng 2/9 ở xã Xuân Phú và lễ hội Lê Hoàn, Lam Kinh hàng năm. Hiện nay, trên địa bàn xã Xuân Phú có 32 nghệ nhân múa Pồn pông.  Để tạo điều kiện cho các nghệ nhân tham gia luyện tập, biểu diễn và trao truyền lại các giá trị văn hóa cho lớp trẻ, hàng năm đội múa Pồn pông đã tổ chức truyền dạy trên 30 người để vừa làm quen và vừa được biết truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương.
Ng nhan 8.png
Tại buổi gặp mặt, đại diện các nghệ nhân đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo huyện; Đồng thời, kiến nghị, đề xuất một số nội dung và hứa sẽ luôn cố gắng hết mình để góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể trò Xuân Phả (xã Xuân Trường) và Pồn Pông (xã Xuân Phú).
Ng nhan 7.png
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Lê Đình Hải, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện đã gửi lời chúc tới các nghệ nhân và gia đình sức khoẻ, an khang, đón năm mới Quý Mão 2023 thật đầm ấm. Đồng thời,ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các nghệ nhân trên địa bàn huyện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thời gian qua. Đồng chí Bí thư Huyện uỷ Lê Đình Hải nhấn mạnh: Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng; là nơi phát tích của hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Thọ Xuân còn được biết đến là “vùng đất di sản”, với nhiều lễ hội và di tích danh thắng, trò diễn dân gian độc đáo,tiêu biểu. Thời gian qua, huyện luôn quan tâm và xem công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ng nhân 2.png
Đồng chí Bí thư Huyện uỷ khẳng định: Để bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân có vai trò hết sức quan trọng và mong muốn, trong thời gian tới, các nghệ nhân tiếp tục bảo tồn, duy trì truyền dạy cho thế hệ trẻ trên địa bàn, qua đó không chỉ góp phần gìn giữ, phát huy giá trị di sản phi vật thể mà còn khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống của dân tộc trong thế hệ trẻ nói riêng, Nhân dân toàn huyện nói chung.
Ng nhân 4.png

Đối với kiến nghị, đề xuất của các nghệ nhân, đồng chí Bí thư Huyện uỷ Lê Đình Hải đã giao nhiệm vụ cho UBND huyện, các phòng, ngành chuyên môn nghiên cứu, có biện pháp cụ thể. Đồng thời, đề nghị UBND các địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn.
Ng nhân 6.png
Nhân dịp này, đồng chí Bí thư Huyện uỷ đã tặng quà của Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Thọ Xuân cho các nghệ nhân trên địa bàn huyện./.
 
Lê Hải - Khắc Cường, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân