Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Nam Giang xây dựng NTM nâng cao, gắn với phát triển sản xuất

Đăng lúc: 23/10/2023 (GMT+7)
100%

Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững là mục tiêu của Chương trình XDNTM nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, làm cho diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới. Thời gian qua, xã Nam Giang đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

ng1.png
Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, xã Nam Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa 100% các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; nâng cao trình độ thâm canh tăng năng suất và cấy lúa lai sử dụng phân viên dúi sâu, cấy lúa thân thiện với môi trường đạt kết quả cao.  Tổng diện tích gieo trồng của xã 746,28ha, trong đó624,28ha lúa; 25ha ngô; Rau, màu các loại là 107ha. Đối với cây lúa 100 ha liên kết với công ty TNHH thực phẩm CNC Tâm Phú Hưng. Hiện tại  toàn xã có 268 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 2 trang trại chăn nuôi lợn tập trung liên kết, 18 gia trại và 248 hộ chăn nuôi. Tổng đàn vật nuôi hiện có hơn 33 nghìn con. Các sản phẩmchăn nuôi từ các cơ sở sản xuất hàng năm đều được tổ giám sát cộng đồng giám sát quá trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
ng2.png
Diện tích nuôi trồng thủy sản 19,45ha. Tập trung chủ yếu tại khu chăn nuôi tập trung  quy hoach tại khu Đồng Ngâu, thôn Cao Phong, xã Nam Giang và rải rác trên địa bàn xã. Trong 3 năm trở lại đây diện tích chăn nuôi cá truyền thống đang được chuyển đổi sang các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Mô hình nuôi các thương phẩm chuyên canh, nuôi cá giống... mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập từ thủy sản năm 2022 đạt 5,2 tỷ đồng, năm 2023 ước đạt 6,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Nam Giang đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, tạo việc làm cho người lao động.
ng3.png
Đến nay số lượng doanh nghiệp trên địa bàn là 24 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, với tổng số vốn khoảng trên 100 tỷ đồng, giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động tại địa phương trung bình 5-7 lao động/doanh nghiệp. Dịch vụ thương mại trên địa bàn tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn là 350 hộ; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ, thương mại ước đạt 120 tỷ đồng. Các tổ, nhóm thợ xây dựng, sản xuất gạch không nung, gò hàn, xay xát .... ngày càng phát triển và thu hút lao động phổ thông.
ng.png
Cơ cấu lao động nông nghiệp hàng năm giảm từ 5-7%, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân du nhập ngành nghề mới, nhiều loại hình sản xuất đã được đưa vào địa phương như: vận tải, mộc, cơ khí, sản xuất gạch, chế biến thực phẩm,…. Các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng kinh doanh, đa dạng các mặt hàng, giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, giao lưu hàng hóa trong khu vực. Năm 2023, thu nhập bình quân của xã đạt 58,8 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 1.55%.
ng4.png
Bên cạnh phát triển sản xuất, cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, chủ động phát huy nội lực, tranh thủ tối đa sự quan tâm ủng hộ và đầu tư của cấp trên, tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở phát triển đồng bộ, từng bước theo hướng kiến cố hóa và chuẩn hóa; nhất là các lĩnh vực về hạ tầng giao thông, thủy lợi, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất văn hóa của xã, của thôn được quan tâm đầu tư khang trang. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với XDNTM, cùng với sự quyết tâm của cả hệ trồng chính trị và sự nỗ lực của chính người dân đã tạo ra được diện mạo nông thôn có nhiều tiến bộ và phát triển về mọi mặt. Cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng khang trang, bền vững, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Đây là cơ sở vững chắc để xã Nam Giang ngày càng phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu và sớm được công nhận xã NTM nâng cao trong năm 2023.
 
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân