Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân nỗ lực ổn định sản xuất kinh doanh

Đăng lúc: 10/05/2023 (GMT+7)
100%

Bước sang quý 2/2023, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do biến động giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng, trong khi thị trường tiêu thụ chưa phục hồi. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể, tập trung ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường, giữ ổn định việc làm cho người lao động.

dn.png
Công ty TNHH sản xuất thương mại Đồng Tâm, có địa chỉ tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân chuyên sản xuất bột giấy, giấy và bìa.Năm 2023, dự báo tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, ngay từ đầu năm, Công ty TNHH sản xuất thương mại Đồng Tâm đã xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể, tập trung phục hồi, phát triển thị trường, qua đó duy trì đà tăng trưởng, giữ ổn định việc làm cho người lao động.
Từ đầu năm đến nay, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất đã tăng mạnh. Điều này đã và đang tạo áp lực lớn cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp đưa ra như: vừa tính toán, chủ động dự trữ nguyên vật liệu đủ sản xuất trong quý 2, vừa tăng cường đàm phán, thương lượng với đối tác khách hàng, cùng chia sẻ trong giai đoạn khó khăn. Đồng thời tiết giảm tối đa các chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
dn1.png
Các doanh nghiệp đều xác định mục tiêu quan trọng nhất là giữ vững thị trường, giữ việc làm ổn định cho người lao động. Kế hoạch kinh doanh cũng được xây dựng thận trọng, chia nhỏ theo từng tháng, từng quý và theo sát diễn biến của thị trường để điều chỉnh. Bên cạnh đó, tùy vào mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đơn vị tái cấu trúc hoạt động cho phù hợp, tích cực chuyển đổi số và nắm bắt từng cơ hội để tìm kiếm các đơn hàng mới. Tính đến tháng 5/2023, trên địa bàn huyện có hơn 600 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho 12.000 lao động. Tổng số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước năm 2022 là 47,23 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ). Việc mời gọi, thu hút đầu tư được quan tâm và có nhiều tín hiệu tích cực. Đối với các khu, cụm công nghiệp mới được quy hoạch bổ sung, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn có tiềm lực trong và ngoài nước. Nhiều dự án về khu nghỉ dưỡng, khu đô thị được các nhà đầu tư đề nghị nghiên cứu. 
Các chuyên gia kinh tế nhận định: nền kinh tế thế giới và trong nước trong quý 2/2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý 1. Trong lúc này, các doanh nghiệp cần chủ động theo sát tình hình, diễn biến của thị trường, tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để hoạch định những chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại; tìm kiếm, mở rộng thị trường, nỗ lực vượt khó ổn định sản xuất kinh doanh.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân