Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂNKHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA GÓP PHẦN TÌM TÒI KHẢO NGHIỆM CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHỈ ĐẠO SƯU TẦM NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THỌ XUÂN
1. Đồng chí Lê Công Minh | Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện |
2. Đồng chí Lê Thọ Thuyết | Phó Bí thư Thường trực |
3. Đồng chí Trương Quốc Đĩnh | Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện |
4. Đồng chí Hà Đình Sơn | Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo |
5. Đồng chí Trịnh Đức Hiền | Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức |
6. Đồng chí Nguyễn Trung Đài | Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT |
7. Đồng chí Hoàng Thị Mai | Ủy viên BTV, Trưởng ban Dân vận |
8. Đồng chí Lê Văn Biền | Ủy viên BTV, Phó chủ tich UBND huyện |
9. Đồng chí Hà Đức Tuấn | Ủy viên BTV, Phó chủ tịch HĐND huyện |
10. Đồng chí Lê Bá Lương | Ủy viên BTV, Trưởng Công an huyện |
11. Đồng chí Đỗ Đình Túc | Ủy viên BTV, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện |
BAN BIÊN SOẠN
1. Cử nhân sử học Phan Huy Chúc | Trưởng phòng Nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Chủ biên |
2. Tiến sĩ Đỗ Hữu Thích |
|
3. Cử nhân Hà Đình Sơn | Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo HU, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam |
4. Cử nhân Sử học Đỗ Đức Kiến | Phó Trưởng ban Tuyên giáo HU, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam |
5. Cử nhân Lê Xuân Kỳ | Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa |
6. Cử nhân Đỗ Văn Tiến | HUV, Phó Trưởng ban Tuyên giáo HU. |
CUNG CẤP TƯ LIỆU
Các ban, phòng Huyện ủy, UBND huyện
Các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành cấp huyện
LỜI NÓI ĐẦU
Chào mừng 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 và 3-2-2010), 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 và 29-7-2010), 80 năm thành lập Chi bộ Cộng sản Thọ Xuân đầu tiên (22-7-1930 và 22-7-2010), Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2011-2015), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tổ chức chỉ đạo sưu tầm, nghiên cứu biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân tập II (1975-2010) phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, rút ra những bài học kinh nghiệm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Trong 35 năm lịch sử vẻ vang ấy, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân toàn huyện khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua khó khăn thách thức xây dựng huyện điểm theo mô hình chỉ đạo của Trung ương Đảng; chi viện cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho chiến trường gìn giữ từng thước đất biên giới thiêng liêng phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc. Đồng thời góp phần tìm tòi khảo nghiệmcon đường đổi mới đưa quê hương đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh, xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lao động sáng tạo, bằng tâm huyết trí tuệ và nỗ lực, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà hun đúc những giá trị và những thành tựu to lớn, toàn diện đặt nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo.
Quá trình sưu tầm, nghiên cứu biên soạn đã được các đồng chí lãnh đạo của huyện các thời kỳ, các cấp, các ngành trong huyện cung cấp tài liệu và kinh nghiệm quý, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mà trực tiếp là Phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng hợp tác giúp đỡ... Song điều kiện có hạn, cuốn lịch sử Đảng bộ huyện tập II (1975 - 2010) có thể còn những hạn chế, thiếu sót, xin trân trọng tiếp thu ý kiến xây dựng của đồng chí và bạn đọc để hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn
THAY MẶT BAN CHỈ ĐẠO
Lê Công Minh
Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy
Chương I
ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂNKHẮC PHỤC HẬU QUẢ
CHIẾN TRANH KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA
GÓP PHẦN TÌM TÒI KHẢO NGHIỆM CON ĐƯỜNG
ĐỔI MỚI XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1975 - 1985)
Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng quả cảm của dân tộc Việt Nam được kết thúc bằng thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mở ra kỷ nguyên hòa bình độc lập thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hòa trong không khí phấn khởi tự hào của cả dân tộc, ngay trong ngày 30 - 4 - 1975, Ban Thường vụ Tỉnhủy Thanh Hóađã kịp thời ra Nghị quyết chỉđạo Đảng bộ nhân dân toàn tỉnh tổ chức hoạt động chào mừng chiến thắng của dân tộc và phát độngđợt thi đua lấy tên là: "Chiến dịch mừng giải phóng Sài Gòn" từ ngày1 - 5 đến 19 - 5 - 1975 lập thành tích xuất sắc, lập công dâng Bác. Nội dung củađợt thi đua tập trung vào các nhiệm vụ: đẩy mạnh công tác thủy lợi, thu chiêm làm mùa hoàn thành kế hoạch tháng và quý, tạo nên khí thế mới trong sản xuất và công tác.
Trong những ngày tháng 5 sôi động, hào hùng, từ ngày 19 - 5 đến ngày 28 - 5 - 1975, Đảng bộ tỉnh tiến hànhĐại hội lần thứ VIII, đánh giá hoạt động củaĐảng bộ trong nhiệm kỳ VII (tháng 10 - 1969 đến 5 - 1975), xác định phương hướng nhiệm vụ những năm 1975 - 1977, bầu Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh. Đại hội đề ra 3 công tác lớn của các năm 1975 - 1977 như sau:
- Tập trung chỉđạo cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý kinh tế từ cơ sở đến các ngành kinh tế.
- Phát huy quyền làm chủ tập thể, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân. Tổ chức các phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh.
- Tăng cường công tác xây dựngĐảng, nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu củaĐảng bộ, cải tiến chỉđạo của tổ chứcĐảng, chính quyền, đoàn thể phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chuyên chính vô sản hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Tạo đà hoàn thành tốt các nhiệm vụ, Đại hội quyếtđịnh phát động đợt thi đua "Tiến quân vào thời kỳ mới" trong thời gian 55 ngày (từ ngày 5 - 6 đến 30 - 7 - 1975), nhiệm vụ trọng tâm là tiến quân vào mặt trận thủy lợi, làm mùa, khai thác cá, muối, gỗ hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm tiến đến hoàn thành kế hoạch năm 1975. Phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu thi đua củaĐại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ VIII đề ra đã thúc đẩy các cấp, các ngành tiến quân vào thời kỳ mới: khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội xây dựng lại quê hương đất nước.
I. ĐẢNG BỘ HUYỆN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾP TỤC THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XIV (5 - 1975 ĐẾN 6 - 1976)
Thực hiện Nghị quyếtĐại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ VIII và tiếp tục thực hiện Nghị quyếtĐại hộiĐảng bộ huyện lần thứ XIV, Huyện ủy Thọ Xuân ra Nghị quyết số 13 phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi chiến dịch 55 ngàyđêm "Tiến quân vào thời kỳ mới" củaĐảng bộ tỉnh và hoàn thành kế hoạch năm 1975. Nội dung cơ bản của đợt thi đua do Huyện ủy phát động là:
Một là: Nhanh chóng thu hoạch vụ mùa, ổnđịnh đời sống nhân dân sau lũ lụt. Đẩy mạnh sản xuất vụđông, khai hoang phục hóa hoàn chỉnh thủy nông.
Hai là: Phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1975, làm tốt công tác trị an, đăng ký quân dự bị.
55 ngày tiến quân vào thời kỳ mới, Thọ Xuân giành được thành quả: thu hoạch vụ mùa nhanh gấp 3 lần năm trước, ăn chia phân phối tốt ổnđịnh đời sống xã viên, giải quyết cho 26 xãở trong diện mất mùa được vay lương thực. Gieo trồng hết diện tích vụđông trong điều kiện khó khăn về thời tiết, giống Các loại cây trồng chính đạt kế hoạch và tăng nhiều so với vụđông năm trước (khoai lang 303%, ngô 778%). Nhiều xã có phong trào làm vụđông khá như Xuân Yên, Xuân Lam, Xuân Phong, Xuân Sơn vượt kế hoạch từ 10% đến 80% diện tích gieo trồng. Phong trào làm bèo dâu vụđông phát triển mạnh, trong 2 thángđã nuôi được 311,4 ha bèo dâu tăng gấp 31 lần năm trước. Nhiềuđơn vị làm bèo dâu giỏi: Xuân Thànhđạt 336%, Xuân Trường 150% so với cùng kỳ. Phong trào khai hoang phục hóađạt kết quả khá, đến ngày 31 tháng 12 toàn huyện khai hoang được 557 ha (bằng 150% kế hoạch), riêng 2 tháng chiến dịchđã làm được 532 ha, 8 đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch khai hoang: Xuân Hưng đạt 227%, Xuân Báiđạt 110%, Xuân Sơn đạt 240%, Xuân Trườngđạt 100%, 4 xã không giao kế hoạch nhưngđã khai hoang được từ 10 - 20 ha.
Trong chiến dịch 55 ngày"Tiến quân vào thời kỳ mới" hoàn chỉnh thủy nông là nội dung quan trọng do Nghị quyết 13 của Huyện ủy đề ra. Thi đua với huyện Triệu Sơn, huyện đầu tiên hoàn chỉnh hóa thủy nông, lá cờ đầu của toàn miền Bắc, Thọ Xuân đã ra quân mạnh mẽ với phương châm "Ra quân một lúc, kết thúc một ngày". Toàn huyện khẩn trương thành lập ban chỉ huy chiến dịch từ huyện đến xã, chuẩn bị hiện trường, vật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất tiến quân vào chiến dịch thuận lợi. Kết thúc chiến dịch: toàn huyện đào đắp 416.379m3 đất (đạt 129,3% kế hoạch). Trong đó xây dựng cơ bản 209.286m3 (bằng 129% kế hoạch), hoàn chỉnh mặt ruộng 207.093m3 (bằng 129,4% kế hoạch), thi công xong 1.275 công trình trong đó có 148 công trình thuộc vốn xây dựng cơ bản Nhà nước. Tổng hợp kết quả công tác hoàn chỉnh thủy nông trong 2 năm (1974 - 1975), Thọ Xuân đã chủ động tưới tiêu 5.800 ha, làm mới19 kênh tưới tiêu với chiều dài 67km, khối lượng đấtđá đào đắp là 211.560m3, 13 kênh chiều dài 89km, khối lượng đất, đáđào đắp là 298.288m3. Nhân dân tự làm trên mặt ruộng 79.768m3. Như vậy toàn huyện đã làm được 1.308.616m3, thi công xong 2.836 công trình xây lát, trong đó có 2.560 công trình mặt ruộng với tổng số đá xây dựng là 2.076m3, bằng bê tông 285m3, bằng gạch 1.380.800 viên, huy động 1.608.436 ngày công, kinh phí đầu tư 1.737.910 đồng. Trong đó dân tự làm là 8.823.736 công và 157.236 đồng. Các công trình phục vụ cho thâm canh của 25 xã thuộc hệ thống thủy nông sông Chu và trạm bơm Xuân Vinh, góp phần thực hiện chỉ thị 208 của Ban Bí thư, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Các đội thủy lợi 202 là lực lượng nòng cốt cho chiến dịch, bìnhquân mỗi ngày các đội 202 có mặt từ 2.600 đến 3.100 chiến sĩ vàđã hoàn thành 7 mương tưới, 1 mương tiêu dài 6km với khối lượng 86.500m3. Đội 202 xã Xuân Thành, Hạnh Phúc, Bắc Lương, Xuân Quang, Thọ Trường, Thọ Diên, Xuân Hòa, Xuân Tín, các xã Xuân Thành, Xuân Tín, Xuân Trường, Thọ Nguyên, Xuân Hòa, Hạnh Phúc, Xuân Tân, Xuân Lai, Xuân Quang, Thống Nhất (Xuân Châu) có số quân và khối lượngđào đắp cao nhất.
Để phục vụ cho chiến dịch hoàn chỉnh thủy nông của huyện, ngành vận tảiđã tập trung mọi phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu bằng cả đường thủy, đường bộ, cả cơ giới, máy kéo, xe trâu, xe bò, xe cải tiến, xe đạp thồ Đã vận chuyển 4.000m3đá hộc, hàng nghìn khối cát sỏi, hàng triệu viên gạch, 900 tấn xi măng. Tất cả các cơ quan, đoàn thể, trường học đều lên công trường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đoàn thanh niên trong 9 ngàyđã hoàn thành trên 10.000m3, thầy trò các trường cấp II, III tranh thủ những ngày chủ nhật đào đắp trên 700m3. Các cụ không kể tuổi cao sức yếu đã xung phong lên công trường trong điều kiện rét kéo dài, trong 5 ngày 1.000 cụđã hoàn thành 4.000m3, đạt năng suất từ 115% - 130%, các cụ xã Thọ Xương, Xuân Yên, Xuân Tân, Xuân Tín, Thọ Trường, Quảng Phú, Xuân Thắng đã lập nhiều thành tích. Các ngành phân phối lưu thông vừa lao động trực tiếp trên công trường, vừa phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho công trường. Cửa hàng vật liệu kiến thiếtđã cung cấp 129.400 viên gạch cho xây lát, cửa hàngăn uống tổng hợp đã phục vụ 20 tấn bánh kẹo, 2,6 tấn cá khô, hàng nghìn lít nước mắm, cửa hàng bách hóađã phục vụ 3.260 mét vải phíp, 1.000 gói chè, 1.000 gói thuốc lá. Nỗ lực củaĐảng bộ, nhân dân toàn huyện đã sớm hoàn chỉnh thủy nông trên địa bàn huyện, hàng nghìn đội viên 202 đã có mặt và tham gia tích cực xây dựng các công trình thủy lợi quy mô lớn của tỉnh như: công trình Thống Nhất - Quảng Châu, sông Lý, sông Hoàng
Là một huyện có lực lượng lao động dồi dào, có thế mạnh của vùng đồng bằng, trung du - miền núi và sớm hình thành 3 vùng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh và thâm canh, đấtđai mầu mỡ (chủ yếu là đất phù sa), có hệ thống nông giang và các trạm bơm tự chảyđảm bảo tưới nước cho 8.000 ha ruộng đất, trong đóđã có5.800 ha tưới tiêu chủ động, cóđiều kiện phát triển vụ đông từ 3.000 đến 4.000 ha, cóđiều kiện khai hoang mở rộng diện tíchở vùng bán sơn địa, có khả năng phát triển chăn nuôi quy mô lớn Khắc phục khó khăn thách thức, phát huy các điều kiện thuận lợi, dưới sự lãnhđạo củaĐảng bộ, nhân dân Thọ Xuân không ngừng phấn đấu vươn lên xây dựng huyện trở thànhđơn vị dẫn đầu của tỉnh.
Về trồng trọt: Tuy đang còn phải tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh và hậu quả của bão lụt năm 1973 và năm 1975, nhưngĐảng bộ vẫn kiên quyết lãnhđạo nhân dân tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Từ trong khó khăn thách thức phong tràođã vững vàng phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường, diện tích các loại cây trồng chủ yếuđạt và vượt kế hoạch. Diện tích vụ chiêm xuân năm 1974 - 1975 so với kế hoạch vượt 3,9%, trongđó diện tích cây lương thực vượt 28,1%, diện tích vụđông tăng 20,3%. Riêng vụ chiêm xuân năm 1975 tuy bị rétđậm kéo dài, vụ mùa năm 1975 có 3 cơn bão lớn làm úng lụt 300 ha lúa và hoa màu, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng toàn huyện vẫn kiên trì phấn đấu vươn lên gieo trồng 11.075,9 ha bằng 100% kế hoạch, tăng 6,4% so với cùng kỳ; diện tích lúa chiêm xuân vượt 0,1%, khoai lang vượt 8,3%, sắn vượt 34%, lạc vượt 6% kế hoạch, năng suất sản lượng lúa, hoa màu và cây công nghiệp thu hoạch cao hơn các năm trước đó. Riêng cây mía, theo quy định của tỉnh đến năm 1985 Thọ Xuân cùng với Ngọc Lặc phải phát triển trên 5.000 ha đảm bảo nguồn nguyên liệu cho Nhà máyĐường Lam Sơn. Nông trường Sao Vàng được chuyên gia Cuba giúp đỡđã trồng thành công giống mía đường (ký hiệu MT) trên vùng đồi có năng suất khá cao - mở ra khả năng phát triển vùng mía nguyên liệu rộng lớn tại vùng đồi miền Tây Thanh Hóa, đảm bảo nguyên liệu cho Nhà máy Đường Lam Sơn sản xuất.
Về chăn nuôi: Đàn trâu năm 1974 có 9.450 con đến năm 1975 tăng lên 10.085 con, đàn bò năm 1974 có 9.229 con, năm 1975 tăng lên 9.640 con, đàn lợn năm 1974 có 45.634 con đến năm 1975 tăng 0,8%. Tuy gặp khó khăn về giống và thứcăn nhưng cơ sở chăn nuôi tập thể tiếp tục mở rộng, chăn nuôi gia đình phát triển. Trại lợn giống quốc doanh của huyện đang góp phần tích cực thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Tổngđàn gia cầm so với kế hoạch vượt 13%, so với năm 1974 tăng 10,7%, đàn vịt có 50.900 con, diện tích ao hồ nuôi cá 296,6 ha. Do sản xuất nông nghiệp phát triển, năm 1975 đã làm nghĩa vụ cho Nhà nước 4.634 tấn thóc (so với nhiệm vụ vượt 7%) bán giá cao vượt 15%, lạc vỏ 430 tấn, so với năm 1974 tăng 25%. Thịt lợn hơi 902 tấn, tăng 26,2% cùng kỳ, trong đó bán giá cao tăng 124%.
Tiếp tục hoàn chỉnh thủy nông là một trong những yêu cầu cơ bản của cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý. Đầu năm 1976, toàn huyệnđã xây đắp xong được 2.835 công trình, đào đắp 2.615.000 khối đất bằng 1.608.000 nghìn ngàycông. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1975, Thọ Xuân đã hoàn thành quy hoạch hoàn chỉnh thủy nông trước kế hoạch 1 năm, đưa diện tích được hoàn chỉnh lên 5.800 ha ở 25 xã thuộc hệ thống thủy nông sông Chu và hệ thống trạm bơm Xuân Vinh. Trong 6 tháng đầu năm 1976 hoàn thành đắp 167.500 khối đất bồi hệ thốngđêđịa phương, huy động trên 2.000 lao động 202 quân dự nhiệm và thanh niên đào đắp 160.000m3 đấtđá công trường Quảng Châu bảođảm chất lượng và thời gian quy định. Làm tốt công tác thủy lợiđã tạo ra điều kiện thuận lợi thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác, vụđông trở thành vụ sản xuất chính năng suất, sản lượng tăng lên. Cùng với hoàn chỉnh thủy nông, toàn huyện đã tu sửa làm mới 442km đường, xây 3 cầu cho xe cơ giớiđi qua. Để tu sửa đường, huyện đãđào đắp 291.834m3 khối đất với 244.160 ngày công.
Về tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý kinh tế: thực hiện Chỉ thị 208 và 209 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Huyện ủyđã tổ chức lãnhđạo tiến hành công tác điều tra cơ bản nắm tiềm lực và khả năng của hệ thống hợp tác xã; xây dựng phương hướng phát triển kinh tế, mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu từ 1975 - 1980, xây dựng quy hoạch thủy lợi, giao thông, dân cư, hệ thống trạm, trại phục vụ sản xuất nông nghiệp (trạm máy kéo, trạm thú y, trạm vật tư, trại lợn giống, trạm bảo vệ thực vật ); sắp xếp lại hệ thống tổ chức - cán bộ; sáp nhập vàđưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên toàn xã
Do tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý kinh tế, phương hướng sản xuất của huyện hình thành trên cả 3 vùng theo hướng tập trung chuyên canh tăng năng suất, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi chuyển đổi tương đối hợp lý; 100% hợp tác xã nông nghiệp quy mô toàn xã (gồm 38 hợp tác xã toàn xã), đồng ruộng được quy hoạch lại; đội sản xuất được điều chỉnh đấtđai, lao động phù hợp, các đội chuyên (chuyên ngành, chuyên nghề) được thành lập, công tác quản lý được cải tiến một bước. Toàn huyện đã có 33 hợp tác xã quy mô toàn xã tiến hành tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lýđã xây dựng được kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tài vụ, kế hoạch chăn nuôi, thực hiện hoạch toán kinh tế thống nhất trong từng hợp tác xã. Sau khi tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý, các hợp tác xã Xuân Thành, Xuân Quang là nhữngđơn vị tiên tiến vẫn tiếp tục phát huy, các hợp tác xã trước đây thuộc loại yếu kém như Xuân Lập, Xuân Tín, Xuân Hòa, Thọ Xương, Xuân Sơn, Xuân Hưng, Thọ Lộc đã vàđang chuyển biến tiến bộ.
Công tác giáo dục phát triển với tốc độ nhanh. Năm học 1975 - 1976, cấp I phổ thông có 688 lớp gồm 23.933 học sinh, cấp II có 323 lớp gồm 14.380 học sinh, cấp III có 43 lớp gồm 1.842 học sinh (bình quân 3,3 người có 1 ngườiđi học phổ thông), phong trào học bổ túc văn hóa được phát triển rộng khắp. Việc tổ chức quản lý các lớp vỡ lòng và mẫu giáođi vào nề nếp, chất lượng học tập giảng dạy được nâng lên. Cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên các cấp được tăng cường. Tổ chứcĐảng và quần chúng trong nhà trường hoạt động tích cực, góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy. Công tác y tế có nhiều cố gắng khắc phục phục vụ khó khăn, tăng cường biện pháp phòng và chữa bệnh cho nhân dân, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, phòng chống bão lụt, vận động nhân dân xây dựng 3 công trình vệ sinh (nhà tiêu, giếng nước), sinh đẻ có kế hoạch, góp phần hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Công tác thông tin, văn hóa, bưuđiện, truyền thanh, phát hành sách báo chuyển biến rõ rệt, nội dung, hình thức phong phú, kịp thời tuyên truyền giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị củaĐảng, biểu dương những gương người tốt và việc tốt, cổ vũ quần chúng hăng hái tham gia lao động sản xuất, góp phần giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Công tác quốc phòng và an ninh được tăng cường một bước, làm cho cán bộ và nhân dân nhận thứcđúng đắn tình hình nhiệm vụ mới, Huyện ủyđã chỉđạo cơ quan chức năng, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân củaĐảng và phương châm xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, xây dựng củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, đưa tỷ lệ dân quân tự vệ từ 8,6% lên 10,5% vào năm 1975, 45% đảng viên và 98% đàn viên thanh niên, 100% Bí thưĐảngủy xã thực hiện làm chính trị viên xã đội. Quân sự hóa thủy lợi 202 gồm 3.369 đội viên. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, huyện đã thành lập 1 trung đoàn dự bị động viên vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện công tác tuyển quân năm 1975 được giao nhiệm vụ tiến hành 2 đợt nhưng đầu năm đã hoàn thành vượt nhiệm vụ cả năm 10%, không còn xã yếu kém về công tác tuyển quân. Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở được giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức cảnh giác cách mạng và bồi dưỡng nghiệp vụ. Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân đẩy mạnh công tác giáo dục pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nhân dân kết hợp với công an điều tra khám phá xét xử và phòng ngừa vụ việc vi phạm luật pháp, làm thất bại âm mưu phá hoại của địch bảo vệ đường lối chính sách của Đảng, tài sản của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công tác xây dựng Đảng chuyển biến tiến bộ. Đảng bộ được tổ chức quán triệt các Nghị quyết 19, 22, Chỉ thị 192, 208, tiếp sau là học tập Nghị quyết 23, 24 của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận tại trường Đảng huyện, nề nếp chất lượng. Nhờ đó chính trị tư tưởng của cán bộ, đảng viên được củng cố nâng cao; nhận thức về tình hình nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới sâu sắc hơn. Công tác xây dựng tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của mỗi cán bộ, đảng viên được quan tâm, chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đảng viên được nâng lên.
Chỉ thị 192 và công tác giữ gìn kỷ luật trong Đảng, được tiến hành một cách khẩn trương nghiêm túc và được tổng kết đúc rút kinh nghiệm theo 3 yêu cầu của chỉ thị. Những người không đủ tư cách đảng viên, thoái hóa biến chất được xem xét chặt chẽ, nghiêm minh. Toàn Đảng bộ kỷ luật trên 700 đảng viên, đưa ra khỏi Đảng hơn 400 trường hợp.
Thực hiện Nghị quyết 225 và Chỉ thị 208 của Trung ương Đảng, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý. Huyện ủy đã chỉ đạo nhiều đợt tập huấn cho cán bộ và tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn công tác nên đội ngũ cán bộ trưởng thành thêm một bước.
Chính quyền các cấp từ huyện đến xã được củng cố kiện toàn xác định rõ chức năng nhiệm vụ. Chính quyền đã làm tốt nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các tổ chức quần chúng được củng cố, tăng cường, phong trào thi đua không ngừng được phát triển trên các lĩnh vực. Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn đã gắn nội dung cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý với nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ để vận động đông đảo quần chúng tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, làm một ngàn tấn phân, xây dựng cánh đồng thực nghiệm, hội thi cấy, phong trào tuyển quân, phong trào thủy lợi, hoàn chỉnh thủy nông Các phong trào trở thành ngày hội của các tầng lớp nhân dân.
Tuy đạt được thành quả to lớn toàn diện nhưng trong nhiệm kỳ XIV vẫn còn những hạn chế khuyết điểm sau đây: phương hướng kinh tế đúng đắn nhưng thực hiện chưa mạnh mẽ nên lương thực, thực phẩm hàng xuất khẩu kế hoạch còn thấp, sản lượng lúa, hoa màu năm 1975 so với năm 1974 giảm sút hàng ngàn tấn nên đóng góp cho Nhà nước thấp hơn và đời sống nhân dân khó khăn, phong tròa khai hoang phục hóa và sản xuất vụ đông đang còn thiếu quyết tâm, tổ chức thực hiện chưa tốt, chăn nuôi phát triển chậm và thiếu toàn diện, chăn nuôi tập thể dừng lại, một số hợp tác xã chưa có cơ sở chăn nuôi tập thể. Tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý tiến hành còn chậm và chưa mạnh, còn dừng lại ở phương án và quy hoạch, một số ngành chưa thực sự tổ chức lại sản xuất, biểu hiện tư tưởng kinh doanh đơn thuần. Phong trào trong huyện chuyển biến chưa đều, phân tán, manh mún, công tác tổ chức quản lý còn nhiều lúng túng, chậm cải tiến.
Công tác lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức còn biểu hiện tư tưởng bảo thủ và dừng lại ở nhận thức cũ nên thực hiện các chủ trương chính sách còn thụ động, chưa chủ động sáng tạo và thiếu tinh thần tấn công cách mạng liên tục, chưa kiên quyết dứt điểm từng khâu, từng việc. Sự lãnh đạo có lúc, có nơi chưa tập trung thống nhất cao, chưa coi trọng công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác phát động quần chúng, chưa thấy hết khả năng và tiềm lực của địa phương.
II. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XV (6/1976 - 12/1977)
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, khí thế cách mạng và lòng tin của nhân dân vào sựlãnhđạo củaĐảng được nâng lên chưa từng thấy. Ngày 25 - 4 - 1976, trên 99% cử tri của huyện cùng với cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân tham gia bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Đây là sự kiện chính trị trọngđại biểu thị ý chí của toàn dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam độc lập thống nhấtđi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 14 - 12 - 1976, tại Thủđô Hà Nội Đảng ta tổ chức Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ IV. Đây là Đại hội đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của cả nước như sau:
Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng(cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng - văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt), đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quáđộ, xây dựng nền văn hóa mới con người mới xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, không ngừng đề cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình độc lập thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Đại hội xác định đường lối kinh tế là: đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, cả nước hình thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế Trung ương vừa phát triển kinh tếđịa phương; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường phân công hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em Đồng thời phát triển quan hệ với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền các bên cùng có lợi.
Đại hội lần thứ IV củaĐảng còn đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm: 1976 - 1980 với hai mục tiêu cơ bản: "Xây dựng cơ bản vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp. Cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân".
Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đảng bộ Thanh Hóa tổ chức Đại hội lần thứ IX (vòng một) từ ngày 11 đến ngày 19 - 11 - 1976 để thảo luận dự thảo Văn kiện Đại hội IV và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hộiĐảng. Từ ngày 5 đến ngày 11 - 5 - 1977 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (vòng 2) thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VIII và đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, bầu Ban Chấp hành củaĐảng bộ tỉnh.
Đại hội đánh giá: trong 2 năm 1975 - 1976 "Nền kinh tế được tổ chức lại một bước theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đang tạo những đổi mới trong cơ cấu kinh tế, mở rộng và đẩy mạnh sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật", "Sự nghiệp giáo dục, văn hóa thông tin, báo chí, thể dục thể thao tiếp tục phát triển, chất lượng tiến bộ. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả bước đầu". Công tác quân sự địa phương đã hoàn thành tốt các đợt huy động nghĩa vụ quân sự. Chăm lo củng cố lực lượng vũ trang, giải quyết những vấn đề sau chiến tranh, chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ. Các đoàn thể quần chúng có tiến bộ trong giáo dục tư tưởng, chính trị và phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào sản xuất, xây dựng con người mới, nếp sống mới. Bộ máy chính quyền bước đầu phát huy nội lực tổ chức quản lý kinh tế, xã hội. Công tác xây dựng Đảng đã quan tâm về chất lượng giáo dục lý luận và sinh hoạt chính trị, củng cố tổ chức cơ sở Đảng nên đã tạo được sự quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.
Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ 2 năm (1977 - 1978) như sau: quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh và vận dụng sáng tạo đường lối nhiệm vụ của Đại hội Đảng toàn quốc, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công và ý thức tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục tổ chức lại nền kinh tế từng vùng, từng ngành, từ cơ sở đến huyện, tỉnh, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến quản lý, thực hành tiết kiệm, nhằm tổ chức, sử dụng và phát huy mọi khả năng đấtđai, tài nguyên, thiết bị và lao động của cả 4 vùng, mở rộng và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nghề rừng, nghề biển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lấy nông nghiệp làm trọng tâm, hoàn thành mục tiêu kế hoạch hai năm 1977 - 1978, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, cải thiện một bước đời sống nhân dân trong tỉnh, phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tại Thọ Xuân
Thực hiện chủ trương của toànĐảng, từ ngày 25 đến ngày 28 - 6 - 1976, Đảng bộ huyện Thọ Xuân tiến hànhĐại hộiĐảng bộ lần thứ XV tại hội trường lớn của huyện. Đây làĐại hội đầu tiên củaĐảng bộ huyện tiến hành sau khi đất nước thống nhất. Đại hộiđã đánh giá phong trào các năm: 1974 - 1975 và Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu biện pháp phấnđấu trong 2 năm 1976 - 1977 và bầu Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện nhiệm kỳ mới.
Đánh giá tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ XIV, Đại hội vạch rõ: Nhờ cóánh sáng nghị quyết, các chỉ thị của Trung ương Đảng, sự chỉđạo trực tiếp của Tỉnhủy, sự giúp đỡ của các ngành Trung ương và nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị, nghị quyết của trên và của địa phương nên kết quả bước đầu của cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý hợp tác xãđã tạo ra điều kiện và tiềnđề mới để phấn đấu vươn lên. Công tác xây dựngĐảng được củng cố và tăng cường, tinh thần phê bình và tự phê bình được phát huy, sựđoàn kết nhất trí được nâng lên.
Tuy vậy đối với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, yêu cầu của cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý, phong trào còn bộc lộ những khuyết điểm tồn tại như sau: thực hiện cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý tiến hành còn chậm, tổ chức thi công chưa mạnh còn dừng lạiở phương án quy hoạch. Phương án kinh tế đúng nhưng tổ chức thực hiện còn yếu kém nên năng suất, sản lượng lương thực, rau màu thấp hơn năm 1974, chăn nuôi phát triển chậm; phong trào thi đua còn phân tán, công tác quản lý còn yếu, chậm cải tiến, chưa gắn nhiệm vụ chính trị với cuộc vận động tổ chức lại sản xuất một cách chặt chẽ, chưa phát huy toàn diện vai trò lãnhđạo của tổ chức cơ sở Đảng, một bộ phận cán bộđảng viên tính tiên phong gương mẫu còn yếu. Các cấp ủy Đảng chưa xem trọng công tác chính trị - tư tưởng và phong trào quần chúng.
Xuất phát từ vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng là huyện được Ban Bí thư Trung ương và Tỉnh ủy chỉđạo tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý từ cơ sở, là huyện được chỉ đạo việc tiến hành cơ giới hóa đồng bộ một bước trong nông nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu Nghị quyết 23 của Trung ương Đảng "Nhằm làm cho Đảng ta luôn luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng vào trong thực tế của mỗi địa phương, chủ động có biện pháp đúng, có tư tưởng cách mạng triệt để, có tổ chức vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới". Đại hội xác định phương hướng phát triển kinh tế trong các năm 1976 - 1977:
Tích cực tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý ở tất cả các hợp tác xã và ngành trên địa bàn huyện. Trước hết phải có sự chuyển biến mạnh mẽ. Phân bố lại lực lượng lao động tại chỗ, phân bổ lực lượng đi xây dựng vùng kinh tế mới ở các vùng bán sơn địa ngoài huyện, kết hợp với tổ chức lại vùng dân cư trên địa bàn, tạo cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh xây dựng cơ bản và phát triển giao thông vận tải. Nhanh chóng làm biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo thế đi lên đồng đều trong phong trào thâm canh, đẩy mạnh sản xuất vụ đông đi đôi với khai hoang phục hóa mở rộng diện tích canh tác, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm và nông sản hàng hóa, nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn về lương thực và thực phẩm làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện đồng thời 3 cuộc cách mạng.
Mục tiêu phấn đấu những năm 1976 - 1977, Đại hội xác định: Diện tích gieo trồng năm 1976 là 23.600 ha, năm 1977 đưa lên 24.500 ha, trong đó diện tích cây lương thực năm 1976 là 20.580 ha, năm 1977 đưa lên 20.850 ha, diện tích cây công nghiệp năm 1976 l.780 ha, năm 1977 đưa lên 2.350 ha, diện tích lúa năm 1976 là 15.850 ha, đến năm 1977 đưa lên 16.150 ha, năng suất bình quân cả năm 1976 là 59 tạ/ha, năm 1977 đưa lên 65 tạ/ha, đưa sản lượng lúa năm 1976 đạt 47.650 tấn trong đó lúa chiêm xuân 20.250 tấn, lúa màu 27.100 tấn, năm 1977 đưa sản lượng lúa lên 51.850 tấn trong đó lúa chiêm xuân 23.800 tấn, lúa mùa 28.050 tấn, mở rộng sản xuất vụđông năm 1976 đưa 2.500 ha, đến năm 1977 đưa lên 3.000 ha trở lên. Tăng sản lượng hoa màu lương thực năm 1976: 7.220 tấn, năm 1977 đưa lên 8.000 tấn, đưa tổng sản lượng lương thực năm 1976 đạt 54.870 tấn, năm 1977 đưa lên 60.000 tấn. Diện tích lạc năm 1976 đạt 900 ha, năm 1977 đưa lên 1.100 ha, sản lượng lạc vỏđạt 1.170 tấn, năm 1977 đưa lên 1.460 tấn.
Đàn gia súc: đàn bò năm 1976 đạt 10.000 con, năm 1977 đưa lên 10.800 con, đàn trâu năm 1976 đạt 10.000 con, năm 1977 đưa lên 11.000 con. Đàn lợn 1976 có 50.000 con, năm 1977 đưa lên 55.000 con, trong đó chăn nuôi tập thể năm 1976 là 8.000 con, năm 1977 tăng lên 15.000 con, đàn vịt năm 1976 có 70.000 con, năm 1977 tăng lên 12.000 con, sản lượng trứng năm 1976 đạt 60.000 quả, năm 1977 tăng lên 1 triệu quả; diện tích ao hồ nuôi cá năm 1976 là 400 ha, năm 1977 tăng lên 600 ha; năng suất năm 1976 đạt bình quân 10 tạ/ha, năm 1977 tăng lên 15 tạ/ha.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 1976, tổng giá trị sản lượngđạt 10 triệu đồng, năm 1977 tăng lên 13 triệu đồng, trong đó tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp năm 1976 đạt 7,5 triệu đồng, năm 1977 tăng lên 10 triệu đồng.
Sản lượng hàng hóa: Lúa năm 1976 nhập kho Nhà nước 10.000 tấn, năm 1977 tăng lên 11.000 tấn, đưa tỷ suất hàng hóa lương thực năm 1976 chiếm 22,5%, năm 1977 tăng lên 22,8%; lạc vỏ năm 1976 nhập 650 tấn, năm 1977 tăng lên 700 tấn; thịt lợn hơi năm 1976 nhập 800 tấn, năm 1977 tăng lên 1.000 tấn; thịt trâu bò năm 1976 nhập 150 tấn, năm 1977 tăng lên 200 tấn, trứng vịt năm 1976 nhập 500.000 quả, năm 1977 tăng lên 800.000 quả; hàng hóa xuất khẩu năm 1976 đạt giá trị 1 triệu đồng, năm 1977 tăng lên 1,5 triệu đồng.
Đi đôi với tổ chức lại sản xuất, trong nông nghiệp phải xúc tiến tích cực lại việc tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, nhằmđưa sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, tạo nhiều nguồn hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế. Mở rộng nghề đan lát và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói, năm 1976 đạt 30 triệu viên, năm 1977 tăng lên 40 triệu viên, mở rộng phương pháp nung gạch không lò; sản xuất vôi năm 1976 đạt 4.000 tấn, năm 1977 tăng lên 5.000 tấn; khai thác đá sỏi năm 1976 đạt 5.000m3, năm 1977 đưa lên 10.000m3; sản xuất miến rong năm 1976 đạt 200 tấn, năm 1977 tăng lên 300 tấn, tích cực du nhập các ngành nghề mới để nhanh chóng tạo ra nguồn hàng có giá trị kinh tế.
Các ngành Ngân hàng, Tài chính, Thương nghiệp và Hợp tác xã mua bán: trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành cần xúc tiến lại việc tổ chức lại hệ thống, tổ chức và mạng lưới hoạt độngđi đôi với việc cải tiến quản lý, cải tiến phương thức phục vụ cho phù hợp với tổ chức lại cơ sở, nhằm phục vụ tích cực cho yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân. Có kế hoạch quản lý phân phối vật tư, tiền vốnđi đôi việc kiểm tra giúp đỡ các cơ sở sử dụng có hiệu quả kinh tế, quản lý tốt thị trường tự do và kiên quyếtđưa những người tiểu thương buôn bán tự do đi vào các ngành nghề thủ công hoặc sản xuất nông nghiệp vàđi xây dựng vùng kinh tế mới, động viên mạnh mẽ phong trào huy động tiền vốn và phong trào tiền gửi tiết kiệm đưa mức bình quân năm 1976 đạt 21 đồng 30, năm 1977 tăng lên 30 đồng.
Các ngành Văn hóa xã hội dựa trên cơ sở chức năng của ngành phục vụ tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý. Ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo điển hình tiên tiến, vệ sinh phòng bệnh và sinh đẻ có kế hoạch, đến năm 1977 đưa 50% gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 30% có giếng xây và nhà tắm, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho phòng và chữa bệnh, có kế hoạch phòng chống bão lụt, nâng cao ý thức và quan điểm phục vụ quần chúng. Ngành Giáo dục: đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và học tốt như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển mạnh mẽ phong trào học bổ túc văn hóa đến năm 1978 đưa 50% sốxã hoàn thành phổ cập cấp I, 80% cán bộ chủ chốt xã có trình độ cấp II, 50% cán bộ huyện có trình độ cấp III trở lên, đưa 100% các trường phổ thông được xây dựng bằng gạch ngói, quan tâm đúng các lớp học mẫu giáo vỡ lòng của các cháu. Ngành Văn hóa: thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 214 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng nếp sống mới, phát động mạnh mẽ phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào thể dục thể thao, mở rộng mạng lưới truyền thanh xuống xã, củng cố hệ thống thông tin kinh tế và tăng cường công tác phát hành sách báo, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cả về bề sâu bề rộng các chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong quần chúng.
Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối củaĐảng, nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác nhân sự địa phương và quán triệt xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, đưa 100% đội thủy lợi 202 thành đại đội dân quân cơ động mạnh, chuẩn bị điều kiện xây dựng đơn vị bộ đội huyện, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, thường xuyên chăm lo công tác huấn luyện chính trị quân sự, tiếp tục giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, ý thức sẵn sàng để làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, thực hiện hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân, chấp hành chính sách hậu phương quân đội, hoàn chỉnh việc xác minh quân nhân mất tích, bố trí và sử dụng tốt công tác cho anh chị em thương binh, bệnh binh phục viên chuyển ngành. Tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng lực lượng công an xã vững mạnh, nhằm bảo vệ tốt an ninh chính trị, an ninh kinh tế và trị an xã hội, tăng cường sự lãnhđạo của các cấp ủy Đảngvà thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng quần chúng.
Tiếp tục quán triệt nội dung các Nghị quyết 22, 23, 24, 25; Chỉ thị 208 của Trung ương Đảng và Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, tích cực cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập ở các trường Đảng huyện và trường Đảng xã. Thực hiện hết năm 1976 hoàn thành huấn luyện chương trình cơ sở cho Đảng bộ, đẩy mạnh việc học tập lý luận cơ bản nhằm làm cho Đảng bộ quán triệt hơn nữa về tình hình nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới và đường lối chính sách củaĐảng, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, xác định rõ phấn đấu vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, nâng cao lòng tin tưởng quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý để đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Xác định rõ vị trí trách nhiệm của cơ sở Đảng, trong tình hình nhiệm vụ mới gắn với yêu cầu của cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý, làm rõ nhiệm vụ của các chi bộ, đội sản xuất, đội chuyên chi bộ trường học, cửa hàng mua bán và các chi bộ thuộc ban, phòng, xí nghiệp nông trường nhằm nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, làm cho mỗi đảng viên thực sự là hạt nhân lãnh đạo chi bộ là pháo đài chiến đấu, không ngừng bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, nâng cao ý thức năng lực, nâng cao lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, kiên quyết chống tư tưởng tiểu tư sản, chống ảnh hưởng tư tưởng bóc lột, quét sạch tàn dư phong kiến đề cao ý thức tổ chức kỷ luật củaĐảng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong Đảng.
Các tổ chức quần chúng cần xác định rõ vị trí và trách nhiệm của mình để thực hiện thắng lợi cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý. Củng cố xây dựng Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên vững mạnh, không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người thực sự say sưa lao động sản xuất với tinh thần là tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội bầu Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện gồm 23 đồng chí, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 9 ủy viên, bầu đồng chí Lê Văn Lành làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Xuân Ngoạn - Phó Bí thư phụ trách chính quyền.
Sau Đại hộiĐảng bộhuyện lần thứ XV, Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện đề ra nhiều chủ trương giải pháp sắc bén tổ chức chỉđạo các ngành, các cấp và nhân dân toàn huyện xây dựng huyện điểm.
1. Về kinh tế - xã hội
Đầu năm 1976, huyện Thọ Xuân được Trung ươngĐảng chọn làm huyện điểm thực hiện cuộc vận động tổ chức lại sản xuất cải tiến quản lý, xây dựng cấp huyện theo chỉ thị 208 - 209 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng và Nghị quyết 33 - 61 của Hội đồng Chính phủ. Là một trong năm huyện ở miền Bắc (Thọ Xuân, Quỳnh Lưu, Nam Ninh, Đông Hưng, Mèo Vạc) được Trung ương lựa chọn chỉđạo xây dựng thử nghiệm nhân rộng, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân nhận thức rõ trách nhiệm đối với toànĐảng, toàn dân tộc ra sức tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý kinh tế, sớm xây dựng huyện thành mô hình chuẩn của Trung ương và của tỉnh Thanh Hóa.
Đểđảm bảo cho công tác xây dựng huyện điểm thành công, Thọ Xuân tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch từng ngành, từng vùng, định ra bước đi từng năm, tập trung chỉđạo khâu then chốt là sản xuất lương thực, thực phẩm. Tập trung xây dựngĐảng bộ vững mạnh, nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, xóa cơ sở yếu kém và xem đây là nhân tố cóý nghĩa quyếtđịnh thành công.
Được trung ương, Tỉnhủy đầu tư chỉ đạo, Thọ Xuân quyết tâm phát huy cao độ các yếu tố nội lực phấn đấu làm biến đổi cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng chuyên canh, các cụm kinh tế kỹ thuật; tiến hành liên doanh, liên kết giữa các nông trường và hợp tác xã với nhau; gắn công nghiệp với nông nghiệp tạo ra những yếu tố mới hình thành huyện công - nông nghiệp; nâng cao trìnhđộ tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, thực hiện đồng thời 3 cuộc cách mạng, quản lý tốt ruộng đất, chấn chỉnh công tác kế hoạch hóa; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trạm, trại, pháthuy vai trò làm chủ tập thể của nhân dân, hạn chế các mặt tiêu cực.
Vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý và xây dựng cấp huyện ở Thọ Xuân đã có những biếnđổi quan trọng về cơ cấu kinh tế, phương hướng sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, các cụm kinh tế kỹ thuật, tổ chức lại một số liên doanh giữ nông trường và hợp tác xã, giữa các hợp tác xã với nhau, gắn công nghiệp với nông nghiệp, chấn chỉnh công tác kế hoạch hóa và hoạch toán 43 tài khoản nề nếp, xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành hệ thống trạm, trại, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, đưa phong trào lên đồng đều một cách nhanh chóng. Thực tiễn nói trên được minh chứng: các vùng chuyên canh hình thành mởrộng và có những tiến bộmới, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng theo hướng tập trung chuyên canh và thâm canh, làm cơ sở cho việc bố trí các loại cây trồng, vật nuôi ổn định, đưa năng suất, sản lượng nâng lên. Căn cứ vào kết quả của các huyện chuyên gia Trung ương và tỉnh, huyện Thọ Xuân được quy hoạch thành 3 vùng như sau:
Vùng 1 (Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Xuân Thành, Hạnh Phúc, Xuân Trường, Xuân Hòa, Thọ Hải, Nam Giang, Bắc Lương, Tây Hồ, Xuân Quang): đây là vùng lúa của huyện. những hợp tác xã năng suất dưới 5 tấn/ha phấn đấu nâng lên 5 tấn hoặc trên 5 tấn/ha, những hợp tác xã năng suất trên 5 tấn/ha mở rộng. Những hợp tác xãđiển hình tiên tiến giữ vững năng suất từ 6 tấn đến 7 tấn/ha(hợp tác xã Xuân Thành, Xuân Quang, Xuân Khánh) tạo ra sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã trong vùng, việc tăng màu trên diện tích hai vụ lúa tạo ra thế cho vụ đông phát triển mở rộng.
Vùng 2 (gồm các xã hữu ngạn sông Chu): Đây là vùng màu với các loại cây chính như: ngô, khoai, sắn; các loại cây như: lạc, đậu tương, đậu xanh, cao lương, kê hấu, dong giềng làm phong phú thêm sản phẩm nông nghiệp, tạo ra tỷ suất hàng hóa nông sản khá hơn.
Vùng 3 (gồm các xã trung du, miền núi phía Tây huyện): Đây là vùng chuyên canh mía cả quốc doanh và tập thể từ 600 ha, tăng lên 900 ha, năng suất mía từ 50 tấn lên 60 tấn/ha và phát triển thêm vụ mía thu năng suất, sản lượng tương đối cao, tạo ra khả năng hình thành vùng chuyên canh mía quy mô lớn, hình thành cụm kinh tế - kỹ thuật trong vùng. Dự kiến xây dựng nhà máy đường công suất 1.500 tấn mía/ngày làm trọng tâm. Cùng với vùng mía là vùng chuyên canh ngô trên bãi sông Chu ngày càng mở rộng từ 520 ha lên 800 ha, làm tăng thêm sản lượng lương thực và sản phẩm bẹ làm thảm xuất khẩu.
Hệ thống trạm, trại, công ty và các đội xây dựng cơ bản, các trạm giao thông, thủy lợi, xây dựng công trình mở rộng quy mô và phát huy chức năng phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống.
Cùng với việc bố trí lại quy mô các hợp tác xã nông nghiệp và thủ công nghiệp, cácđội sản xuất, chuyên ngành, chuyên khâu hình thành, các cụm kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn huyện ra đời, góp phần tổ chức và phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa từng ngành sản xuất, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, giảm lao động trong nông nghiệp từ 72% xuống 66,8%, ngành công nghiệp, thủ công nghiệp từ 8,5% lên 10,5%, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải lên 12,1%, các ngành nghề khác lên 10,6%.
Trong nông nghiệp, phân công lao động biếnđổi một bước: trồng trọt từ 83% xuống 63%, chăn nuôi từ 3,6% lên 4,4%, sản xuất ngành nghề từ 6,7% lên 11,6%, xây dựng cơ bản từ 10,2% lên 14,5%, mỗi lao động phụ trách từ 0,6 ha lên 0,8 ha gieo trồng.
Trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp áp dụng các định mức lao động, tổ chức tập huấn kỹ thuật, nâng cao ý thức làm chủ tập thể, xác định rõ nghĩa vụ lao động đối với Nhà nước và đối với tập thể. Năm 1978 huy động 1,2 triệu ngày công cho xây dựng cơ bản của tỉnh và 720.00 ngày công cho xây dựng cơ bản của huyện, bình quân mỗi lao độngđạt 76 ngày công trong năm.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế trong huyện được tăng cường. Đã làm mới và tu sửa lại các công trình thủy lợi trong huyện, kể cả 3 hệ thống tự chảy, như hồchứa nước, trạm bơm điện, hệ thống kênh mương, đưa diện tích được tướinước lên 79% diện tích canh tác, bảođảm 100% số xã trong huyện có công trình thủy lợi tưới hoặc tiêu. Đã đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng cơ sở chuồng trại chăn nuôi, xây dựng được 4 trạm nghiền thức ăn gia súc và 5 vùng lúa giống cấp 2 với diện tích 250 ha, mở rộng quy mô 2 trại lợn quốc doanh, xây dựng thêm 2 trại lợn nái cơ bảnở xã Xuân Quang và Xuân Vinh bằng sự hỗ trợ một phần tiền vốn của Nhà nước; mở rộng quy mô và tăng thêm trang thiết bị cho Trạm máy kéo, Xí nghiệp nông cụ, Xí nghiệp Gạch Thọ Lâm, đưa công suấtđiện phục vụ cho nông nghiệp từ 1.800 KW. Đường giao thông nông thôn phát triển nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã phát triển mở rộng, nhiều hợp tác xãđã hoàn thành khu trung tâm kinh tế và phúc lợi tập thể, hoàn chỉnh nhà kho (tăng hơn trước 24%), sân phơi (tăng hơn trước 33.929m2). 16 hợp tác xã được trang bị 99 máy kéo nhỏ, làm biếnđổi một bước cơ cấu sản xuất vàđưa năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Điều tiến bộ hơn là trong quá trình xây dựngđã hình thành các đội xây dựng công trình quốc doanh như: đội xây dựng công trình dân dụng, đội công trình giao thông thủy lợi (gần 1.000 người) và tổ chức hệ thống đội công trình của các hợp tác xã vớisố lượng 11.525 người, trong đó có những đội tổ chức sản xuất vật liệu xây dựng. Nhờđó cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường.
Thực hiện phương án phát triển kinh tế - văn hóa kết hợp chặt chẽ với phong trào "Định Công Hóa", học tập vàđuổi kịp gương điển hình tiên tiến, các hợp tác xã nông nghiệp đã xáđịnh được phương hướng mở rộng sản xuất phù hợp với từng vùng gắn với địa bàn toàn huyện, đảm bảo theo hướng hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp đượcáp dụng rộng rãi, xây dựng được nề nếpquản lý mới. Việc phân phốiăn chia bằng giá trị và bằng hiện vật được chỉđạo thống nhất do đóý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của quần chúng được tôn trọng và phát huy. những tiến bộ trên tạo thế, tạo đà cho một số hợp tác xã vươn lên thoát khỏi tình trạng trạng yếu kém như: Bắc Lương, Nam Giang, Xuân Hưng, Thọ Lộc, Thọ Lâm và tác động tích cực thúc đẩy các ngành sản xuất tiếp tục phát triển.
Về trồng trọt: Diện tích canh tác được mở rộng từ 12.000 ha lên 13.489 ha, diện tích gieo trồng tăng từ 23.743 ha lên 29.181 ha (tăng 23,9%), trong đó diện tích cây lương thực đạt 24.052 ha (chiếm tỷ trọng 82,7%, tăng 9%), diện tích sắnđồi từ 1.220 ha tăng lên 1.600 ha làm tăng diện tích màu lên 7.556 ha (chiếm tỷ trọng 31,4%, tăng 9,5%), đưa hệ số sử dụng ruộng đất từ 1,92 lần lên 2,34 lần. Năng suất lúa đạt bình quân 5.171 kg/ha, sản lượng lương thực từ 44.720 tấn tăng lên 14%, tỷ trọng màu chiếm 24,08%, tăng 11%. Tuy so với mục tiêu chưa đạt nhưng trong điều kiện thiên tai tàn phá, sản lượng lương thực vẫn tăng lên, cóý nghĩa chính trị - kinh tế to lớn.
Về chăn nuôi: Bước đầu đưa chăn nuôi phát triển toàn diện. Đàn trâu đạt 12.024 con, vượt 13,4% kế hoạch, tăng 20% cùng kỳ; đàn bòđã bắt đầu tăng lên 10.959 con, tăng hơn cùng kỳ14%; đàn lợn từ 38.184 con tăng lên 43.985 con, đàn lợn nái phát triển tốt hơn, đàn lợn lai kinh tế chiếm tỷ trọng 60% tổngđàn; đàn vịt đẻ 16.000 con, vịt thời vụ 80.000 con tăng lên 110.000 con, sản lượng trứngđạt 2 triệu quả. Diện tích ao hồ nuôi cá từ 400 ha tăng lên 420 ha, phong trào xây dựng ao cá Bác Hồ phát triển rộng.
Về sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp: phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tổng giá trị sản lượng từ 10.400.000 đồng tăng lên 19.500.000 đồng, tăng 84% cùng kỳ và có khả năng vượt mục tiêu 21 triệu đồng vào các năm 1979 - 1980. Các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp đạt khá như: cày, bừa, xe cải tiến, cuốc, gạch ngói từ 22,5 triệu viên tăng lên 59 triệu viên, vôi từ 2.300 tấn tăng lên 4.000 tấn, cót nan từ 1,9 triệu mét tăng lên 2,6 triệu mét, đường kínhđạt 600 tấn, cót nan và thảm bẹ ngô xuất khẩu.
Cơ giới hóa nông nghiệp có tiến bộ, cơ giới hóa khâu làm đất từ 30% diện tích canh tác, góp phần cải tạo đất, gieo trồng kịp thời vụ.
Phong trào chuyển dân xây dựng vùng kinh tế mớiđạt gần 500 hộ và thực hiện được một bước chuyển dân giải phóng lòng sông tạo ra cơ sở bước đầu cho việc phân bố lại lao động và tổ chức lại vùng dân cư. Từ 205 điểm dân cưở lẻ tẻ tổ chức lại thành 115 điểm và mở rộng trên 1.000 ha canh tác.
Công tác quản lý trong các ngành kinh tế tiến bộ nhiều mặt. Phân cấp quản lý kinh tế, huyện đã phát huy được vai trò của mình. Công tác kế hoạch hóa được thực hiện kịp thời hơn trước, kế hoạch sản xuất, tài vụ được tăng cường một bước.
Việc phân công hợp đồng, hợp tác kinh tế giữa các ngành, các công ty, xí nghiệp, trạm, trại với các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngân hàng huyện đang trở thành trung tâm tín dụng và thanh toán phục vụ sản xuất và kinh doanh. Tài chính huyện giúp đỡ các cơ sở thực hiện các chếđộ thanh toán, quyết toán vàăn chia phân phối, ngành vật tư cung ứng vật tư kỹ thuật kịp thời thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Bộ máy chỉđạo và bộ máy quản lý từ huyện đến cơ sở được củng cố và tăng cường một bước. Huyện thực sự trở thành cấp quản lý ngân sách kế hoạch toàn diện hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp trên địa bàn. Gắn bó hữu cơ trong quá trình hợp tác giữa các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, giữa công nghiệp - thủ công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân. Trong hoàn cảnh thiên tai thường xuyên uy hiếp, nhưng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện ổn định, no đủ hơn trước.
2. Về văn hóa - xã hội
Đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất phúc lợi tập thể quan trọng nhưđã mở rộng quy mô và tăng cường thêm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa trên 100 giường bệnh. Củng cố hoàn chỉnhđưa bệnh viện chuyên khoa 40 giường và 21 trạm xá xã, đảm bảo nâng cao một bước phòng và chữa bệnh. Các xã xây dựng thêm 148 trường học bằng gạch ngóiđưa toàn bộ các xã trong huyện đều có trường học, trạm xá và hợp tác xã mua bán được xây dựng bằng gạch ngói khang trang hơn trước, phát triển được 16 thư viện huyện và xã, 106 nhà trẻ và mẫu giáo, sửa chữa và làm mới 7.500 nhà tiêu, làm thêm 2.500 giếng nước, 250 nhà tắm.
Công tác nuôi dạy trẻ đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, số cháu được vào nhà trẻ đạt 73% (vượt kế hoạch 12%), có nhiều hợp tác xã tiến hành nuôi các cháu theo 3 chế độ. Số cháu đi học mẫu giáo đạt 78%, thực hiện dạy theo chương trình của 10 môn học. Phong trào học bổ túc văn hóa, vừa học vừa làm được phát triển rộng khắp, có nhiều xã tiến hành phổ cập hết cấp II cho cán bộ, đảng viên và nhiều nơi đã hoàn thành phổ cập hết lớp 4 cho toàn dân.
Ngành học phổ thông các cấp chú ý tăng cường chất lượng giảng dạy học tập, thực hiện các chế độ thi cử nghiêm túc, tỷ lệ thi vào cấp III đạt từ 25 - 27%, vào đại học là một trong những đơn vị khá của tỉnh. Số đơn vị tiên tiến được tăng thêm, xã Thọ Hải trở thành đơn vị tiên tiến toàn diện, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường, các xã Thọ Hải, Xuân Trường, Xuân Khánh, Xuân Lai và Bắc Lương mua sắm quần áo đồng phục và sách bút cho các cháu học sinh vỡ lòng và cấp I, cấp II tạo điều kiện cho các cháu học tập tốt hơn. Phong trào thi đua Hai tốt diễn ra sôi nổi; năm học 1977 - 1978 có 24 trường tiên tiến và 15 xã toàn diện; trường cấp I và cấp II Thọ Hải được công nhận là lá cờ đầu ngành học cấp I và cấp II toàn quốc; phong trào Vở sạch chữ đẹp triển khai sâu rộng trong ngành; lớp 1 được phổ cập đúng độ tuổi. Các xã thành lập Ban Giáo dục, tổ chức làm đồ dùng dạy học, xây dựng tủ sách chung, chuyển toàn bộ hệ thống vỡ lòng vào trường cấp I, tuyển dụng 145 giáo viên vỡ lòng vào biên chế và thực hiện 85% lương khởi điểm cho các giáo viên vỡ lòng.
Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả khá, tỷ lệ đặt vòng tránh thai đạt 8,5% dân số, tỷ lệ tăng dân số từ 2,2% giảm xuống 2,1%.
Hoạt động thể dục thể thao được phát triển rộng khắp; các hoạt động văn hóa thông tin chất lượng nâng lên; phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới được đẩy mạnh; mạng lưới truyền thanh mở rộng, bình quân gần 5 gia đình có 1 loa, tập tục lạc hậu xóa bỏ từng bước, nếp sống vui tươi lành mạnh nâng cao, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, làm cho bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới.
Trong quá trình tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý xây dựng huyện đã xuất hiện nhiều nhân tố tiêu biểu cho tinh thần cách mạng tiến công như: Xí nghiệp Nông cụ huyện không ngừng phấn đấu vươn lên trở thành lá cờ đầu của ngành thủ công nghiệp của tỉnh; Nông trường Sao Vàng đã xác định được phương hướng sản xuất đúng đắn, tạo được thế vươn lên mạnh mẽ nhiều năm liên tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước; các hợp tác xã tiên tiến giữ vững truyền thống và không ngừng phấn đấu vươn lên như: Xuân Thành, Xuân Quang, Xuân Trường, Xuân Khánh, Hạnh Phúc, Thọ Diên, Xuân Lai, Thọ Trường Những hợp tác xã và đơn vị yếu kém đã phấn đấu trở thành khá như: Bắc Lương, Nam Giang, Xuân Hưng, Thọ Lộc, Thọ Lâm Nhất là Công ty Vật tư, Đội Xây dựng công trình, Đội xây dựng Giao thông, Xí nghiệp Gạch ngói Thọ Lâm, Trạm máy kéo, Công ty Thương nghiệp, tuy mới được hình thành đã nắm vững phương hướng và định rõ mục tiêu đã quyết tâm phấn đấu vươn lên không ngừng.
3. Về quốc phòng - an ninh
Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường một bước, tạo ra chuyển biến tiến bộ hơn trước. Công tác quân sự địa phương chỉ đạo chặt chẽ làm chuyển biến nhận thức nhiệm vụ và ý thức cảnh giác cách mạng. Công tác tuyển quân trong nhiệm kỳ XV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đợt 1 năm 1979 số lượng giao quân bằng cả năm 1978. Dân quân tự vệ được củng cố và phát triển, đưa tỷ lệ từ 10% lên 16% dân số. Nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng đạt kết quả tốt. Trung đoàn quân dự nhiệm, Trung đoàn Pháo Nông trường Sao Vàng và Tiểu đoàn Pháo Xuân Bái vừa sẵn sàng chiến đấu vừa sản xuất và đã hoàn thành xuất sắc công tác giao thông thủy lợi. Chính sách hậu phương quân đội thực hiện chặt chẽ đúng đắn, phong trào thi đua quyết thắng tiếp tục phát triển. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã nâng cao ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của nhân dân, mạng lưới an ninh nhân dân mở rộng. Các xã và đơn vị có phong trào bảo vệ an ninh khá tăng lên, tiêu cực trong xã hội hạn chế, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất xây dựng bảo vệ quê hương. Toàn huyện có 20 xã đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng (chiếm 52%), 3 trung đội và 65 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 215 đồng chí được tặng băng khen và giấy khen.
Ngày 8 - 1 - 1977, huyện đã tổ chức Đại hội mừng công quyết thắng trong các lực lượng vũ trang, tổng kết đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phát huy vai trò xung kích trong lao động sản xuất, trong công tác thủy lợi, kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Về thành tích xây dựng lực lượng: năm 1975 tổng số dân quân tự vệ toàn huyện chiếm 10,5% dân số đến năm 1976 đã nâng lên 11,8% dân số, trong đó có 54% là đảng viên, 72% là quân nhân phục viên. Các Đại đội du kích 202 trở thành lực lượng nòng cốt xung kích trong công tác thủy lợi, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Toàn huyện có 25/38 Đại đội 202 gồm 2.481 chiến sĩ, trong 4 tháng trên công trường Quảng Châu đã đào đắp 220.000m2 đất.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Quảng Châu, các Đại đội 202 lại hăng hái lao động trên các công trường: đê Xuân Sơn, Cầu Chày, kênh Tiền Giang, cầu Nha, kênh C1 Xuân Bái, với khối lượng đào đắp là 191.500m3 và chỉ trong 7 ngày với 2.863 dân quân đã phát hoang được 305 ha rừng sâu, san ủi mặt bằng chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Cùng với lao động sản xuất, 100% các Đại đội 202 được tổ chức huấn luyện bắn súng, ném lựu đạn, kiểm tra chính trị đạt loại khá. Môn bắn súng các đơn vị: Xuân Thành, Quảng Phú, Xí nghiệp Nông cụ đạt loại giỏi. Lực lượng vũ trang trong toàn huyện đã xây dựng được nếp sống quân sự hóa. Hệ thống trường học tổ chức huấn luyện cho thầy cô giáo và học sinh về đội ngũ, nếp sống quân sự. Toàn huyện có 39 trường cấp I, 39 trường cấp II và 3 trường cấp III gồm 1.354 giáo viên, 40.573 học sinh tham gia tập quân sự.
Các ngành nội chính thường xuyên chăm lo giáo dục đường lối chính sách và pháp chế xã hội chủ nghĩa, kịp thời đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của xã hội đang chuyển biến từng bước vào các lĩnh vực kinh tế.
4. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Trong nhiệm kỳ, các cấp ủy Đảng đã chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức và lấy công tác xây dựng Đảng làm nền tảng then chốt xây dựng củng cố chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần chúng, hệ thống quản lý trong các hợp tác xã, trạm, trại, xí nghiệp
Trong công tác chính trị tư tưởng: Đảng bộ đã kịp thời phổ biến chính sách và pháp luật Nhà nước, gắn với tình hình nhiệm vụ của mỗi cơ sở. Cán bộ, đảng viên của Đảng vừa là lực lượng lãnh đạo vừa là lực lượng tiên phong nòng cốt trong phong trào cách mạng của quần chúng. Các cấp ủy Đảng tích cực tổ chức huấn luyện chính trị cho cán bộ, đảng viên nâng cao trình độ năng lực và tác phong công tác; tổ chức tổng kết và bồi dưỡng kinh nghiệm của các đơn vị điển hình tiên tiến, tổ chức trường bổ túc văn hóa tập trung và các lớp quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ ngắn ngày cho hàng trăm cán bộ các ngành, các hợp tác xã. Nhờ đó cán bộ, đảng viên nhận thức một cách đúng đắn đường lối kinh tế quốc phòng trong tình hình mới. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên xác định và giữ vững vị trí chiến đấu, không quản mọi khó khăn gian khổ nhất là tỏ rõ được quyết tâm xây dựng bảo vệ Tổ quốc, chấp hành kỷ luật Đảng tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng, xây dựng được sự đoàn kết nhất trí, phát huy được tinh thần tự lực tự cường trong sản xuất, xây dựng, sẵn sàng chiến đấu.
Các tổ chức cơ sở Đảng xác định được nhiệm vụ chính trị một cách đúng đắn, nắm vững được phương hướng mục tiêu phấn đấu, tạo thế vươn lên, gắn giáo dục chính trị với các biện pháp tổ chức, kịp thời kiện toàn sắp xếp tổ chức Đảng cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới và tăng cường cán bộ, đảng viên có năng lực cho những cơ sở yếu kém nâng cao chất lượng đồng đều, do đó tổ chức Đảng phát huy được vai trò lãnh đạo toàn diện.
Các Đảng bộ trực thuộc thực hiện việc sinh hoạt nề nếp, phát huy phê bình và tự phê bình, xây dựng đoàn kết nhất trí, phát huy dân chủ nội bộ và kịp thời đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực, xây dựng được ý thức tự giác cách mạng chăm lo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Vì vậy chất lượng đảng viên nâng lên: đảng viên phấn đấu khá từ 71 - 84%, trung bình và yếu kém giảm xuống.
Công tác kiểm tra giữ gìn kỷ luật của Đảng được tăng cường. Các cấp ủy Đảng đã chăm lo giữ gìn kỷ luật và tăng cường sức chiến đấu của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc xây dựng Đảng. Những biểu hiện vi phạm đường lối, chính sách và nguyên tắc Đảng được đấu tranh nghiêm túc và đã xử lý kỷ luật 235 đảng viên, trong đó khai trừ 93 trường hợp, đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác 53 trường hợp.
Công tác phát triển Đảng có chuyển biến tiến bộ, bảo đảm chặt chẽ nguyên tắc. Huyện ủy đã chỉ đạo tổ chức 3 lớp đối tượng Đảng cho quần chúng ưu tú và kết nạp 100 đảng viên mới. Năm 1977, Đảng bộ Thọ Xuân đã phát triển lên 6.064 đảng viên, trong đó có 1.535 đồng chí nữ. Qua phân loại có 4.264 đảng viên tích cực (chiếm 70,3%), 1.598 đảng viên đạt loại trung bình (chiếm 26,6%), 204 đảng viên thuộc loại yếu kém (chiếm 3,4%).
Cùng với xây dựng Đảng bộ vững mạnh, chính quyền, mặt trận, các tổ chức quần chúng được xây dựng củng cố vững chắc đảm bảo cho nhiệm vụ chính trị được thực hiện thông suốt và thành công, đặc biệt là nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý, xây dựng huyện điểm được hệ thống chính trị xây dựng chương trình kế hoạch và quyết tâm tổ chức lãnh đạo toàn dân ra sức phấn đấu xây dựng Thọ Xuân thành mô hình tiêu biểu mà Trung ương và Tỉnh ủy mong đợi.
Đoàn Thanh niên đẩy mạnh phong trào Ba xung kích làm chủ tập thể đi đầu trong tổ chức lại sản xuất, xây dựng huyện điểm. Hội Phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sản xuất, trong xây dựng gia đình và quê hương. Công đoàn huyện đã thực hiện xuất sắc vai trò tập hợp lãnh đạo giai cấp công nhân đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, tích cực tham gia tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý kinh tế, xây dựng huyện điểm và tăng cường quan hệ liên minh công nông trong điều kiện mới. Mặt trận Tổ quốc tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ quê hương và động viên các phụ lão nêu cao vai trò Ba mẫu mực, thực hiện tốt phong trào trồng cây gây rừng, xây dựng ao cá Bác Hồ, vận động con cháu tiết kiệm, xây dựng bảo vệ quê hương đất nước.
Do làm tốt công tác xây dựng Đảng, tính tích cực của tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên được phát huy, tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên, tổ chức cơ sở đảng giữ vị trí chiến đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ; phần lớn cán bộ, đảng viên là tấm gương tận tụy hy sinh cho lợi ích của tập thể và lợi ích của cách mạng. Nhiều đồng chí đã già yếu về nghỉ hưu, mất sức vẫn sáng ngời phẩm chất tận tụy trong sáng.
Tuy đạt được những thành tựu to lớn cơ bản trên các lĩnh vực nhưng so với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI còn bộc lộ những hạn chế thiếu sót, tồn tại:
Sự chuyển biến của nền kinh tế trong huyện so với yêu cầu chung còn chậm; so với mục tiêu chung của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra còn một số mặt đạt thấp, nhất là sản xuất lương thực, thực phẩm và nông sản hàng hóa xuất khẩu. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa đồng bộ chưa tương xứng với nông nghiệp, với đầu tư chỉ đạo của Trung ương và tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Trình độ năng lực tổ chức quản lý kinh tế chưa ngang tầm nhiệm vụ.
III. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XVI (1978 - 1979)
Tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, xây dựng huyện điểm theo mô hình chỉ đạo của Trung ương Đảng Ngày 2 - 12 - 1977, Đảng bộ huyện Thọ Xuân tiến hành Đại hội lần thứ XVI đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, xác định phương hướng nhiệm vụ và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới.
Đánh giá tình hình hoạt động nhiệm kỳ XV, Đại hội chỉ rõ: gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XV, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đang trải qua thời kỳ cách mạng sôi nổi của cuộc vận động tổ chức lại sản xuất được Trung ương và Tỉnh trực tiếp chỉ đạo, mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn thách thức nhưng bằng sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân huyện Thọ Xuân đã đạt được những thành tựu mới toàn diện, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tuy vậy vẫn còn những hạn chế nhất là lĩnh vực kinh tế còn thấp: sản xuất lương thực, thực phẩm chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức phân công lao động xã hội chưa mạnh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, quản lý sản xuất còn nhiều khâu yếu kém, xây dựng Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị.
Về phương hướng nhiệm vụ 1978 - 1980, Đại hội xác định:
Một là: Tập trung sức cả huyện phát triển nông - lâm nghiệp, tăng nhanh sản lượng lương thực thực phẩm, hàng xuất khẩu, đóng góp nhiều nghĩa vụ lương thực thực phẩm, nông sản cho Nhà nước và đảm bảo đời sống nhân dân trong huyện.
Hai là: Phát triển mạnh công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, sản xuất nông cụ, tăng nhanh các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp.
Ba là: Đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ bản, ưu tiên phát triển thủy lợi, hệ thống kho - trạm - trại, đảm bảo cân đối kế hoạch đầu tư và lực lượng thi công.
Bốn là: Phân công lại lao động giữa các vùng, trong từng hợp tác xã và sử dụng tốt lực lượng lao động cho sản xuất. Tổ chức chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đưa quy mô hợp tác xã lớn hơn. Kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng.
Năm là: Cải tiến nâng cao hiệu quả thương nghiệp, tài chính, ngân hàng kích thích sản xuất, phục vụ sản xuất.
Sáu là: Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có trí thức, khoa học và sức khỏe.
Bảy là: Tăng cường sự lãnhđạo củaĐảng, quản lýđiều hành của chính quyền, đoàn kết, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý kinh tế từ huyện đến cơ sở.
Các mục tiêu cần phấn đấu: đến năm 1980 đạt 90.820 tấn lương thực quy thóc, 94.000 con lợn, khoai lang 1.600 ha, trồng 640 ha rừng, trồng 5 triệu cây phân tán, sản xuất 70 triệu viên gạch, 11 triệu viên ngói.
Đại hội bầu Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện gồm 29 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành bầu 9 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Nghiễm được bầu làm Bí thư, đồng chí TrầnĐình Lăng - Phó Bí thư phụ trách chính quyền. Đại hội thành công, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục xây dựng huyện điểm theo tinh thần chỉđạo của Trung ương Đảng phát triển toàn diện.
1. Tổ chức thi công thực hiện phương án kinh tế - xã hội huyện điểm
Dưới sự chỉđạo của Trung ương và Tỉnh, thực hiện Nghị quyếtĐại hội lần thứ XVI, Ban Chấp hànhđã đề ra nhiều chủ trương giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tạo ra sự chuyển biến xã hội.
Xuất phát từ quy hoạch kinh tế - văn hóa xã hội, Huyện ủyđã chỉđạo các ngànhcác cấp phát triển toàn diện vững chắc: vùng sản xuất tập trung chuyên canh được mở rộng, cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý nên dù bị thiên tai nhưng vùng chuyên canh vẫn cho năng xuất cao. Các hợp tác xã Xuân Thành, Xuân Quang, Xuân Khánh vẫnđạt năng suất lúa từ 6 tấn đến 7 tấn/ha; nhiều hợp tác xã yếu kém năng suất vẫn phát triển. Mía đồi vùng 3 mở rộng từ 600 ha lên 1.000 ha, hiện tại đang phát triển thêm vụmía thu có năng suất và sản lượng cao. Vùng chuyên canh ngô dọc bãi sông Chu được mở rộng từ 2 vụ lên 3 vụ và có từ 1.200 ha tăng lên 1.600 ha. Hệ thống trạm trại, đội xây dựng cơ bản được mở rộng quy môđápứng yêu cầu sản xuất. Quy mô hợp tác xã, đội sản xuấtđi vào ổn định. Trong từng xã, từng vùngđã hình thành cụm kinh tế - kỹ thuật. Việc tổ chức phân công lại lao động có nhiều chuyển biến: lao động thuần nông chiếm 72% đến nay còn 56%; lao động thủ công và công nghiệp tăng lên 10,5%; xây dựng cơ bản và giao thông - vận tải tăng lên 21%, các ngành khác tăng lên 12,2%. Do phân công lại lao động hợp lý, ngành nghề được phát triển mở rộng, mỗi lao động nông nghiệp phụ trách 0,8 ha gieo trồng. Đặc biệt là việc huy độnglao động phục vụ công tác thủy lợi của huyện, của tỉnh như: công trường sông Hoàng, hồ Yên Mỹ thuận lợi hơn. Riêng công tác thủy lợi trên địa bàn huyện đạt kết quả như sau: xây dựng hồ Cửa Trát, đập Cây Quýt, xây mới 6 trạm bơm, tu sửa 5 trạm bơm cũ. Riêng năm 1978 đã đầu tư cho thủy lợi 1.389 ngàn đồng, 100% số xã trong huyện đều có công trình thủy lợi tưới hoặc tiêu; đưa diện tích tưới tự chảy lên 8.433 ha (chiếm 79% tổng diện tích). Cùng với thủy lợiđã đầu tư trên 600 ngàn đồng cho việc xây dựng cải tạo 4 trạm thức ăn gia cầm, mở rộng kho cho 3 vùng lúa cấp 2 với diện tích 151 ha, mở rộng quy mô trại giống bèo, trại lợn quốc doanh và 2 trại lợn náiở Xuân Quang, Xuân Tín, tăng cường trang thiết bị choTrạm máy kéo, Xí nghiệp Nông cụ, Xí nghiệp gạch ngói Thọ Lâm Cùng với xây dựng cơ sở vật chất trong nông nghiệp đã quan tâm phát triển cơ sở phúc lợi xã hội. Phát triển Bệnh viện Đa khoa huyện trên 100 giường bệnh, hoàn chỉnh bệnh viện chuyên khoa 40 giường bệnh, xây dựng mới 148 trường học, hệthống hợp tác xã mua bán và trạm xá xã được xây dựng bằng gạch ngói. Toàn huyện xây dựng thêm 16 thư viện xã, 106 nhà trẻ, làm mới 7.500 nhà tiêu hợp vệ sinh, 2.500 giếng nước, 250 nhà tắm.
Cùng với quy hoạch tổ chức lại sản xuất, công tác quản lý trong nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh. Từ huyện đến hợp tác xã xây dựng kế hoạch sản xuất, kếhoạch tài vụ hàng vụ, hàng năm được quần chúng tham gia đóng gópý kiến một cách chi tiết và tổ chức chỉđạo thực hiện đúng kế hoạch. Nhờđó huyện đã xây dựng được 247 định mức mẫuđưa xuống các hợp tác xã vận dụng. Hầu hết hợp tác xãđã phân loại được lao động, định mức ngày công cho từng người lao động, cải tiến một bước công tác tài chính, thanh quyết toán vàăn chia phân phối. Hầu hết các hợp tác xãđã hoạch toán theo 43 tài khoản, tạo sự quản lý tài chính thông suốt từ cơ sở đến huyện. Cùng với cải tiếnquản lý, bộ máy quản lý được củng cố tăng cường nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, huyện không chỉ phát động thi đua học tập các điển hình tiên tiến và mở rộng phong trào"Định công hóa". Nhiều hợp tác xãđã chuyển biến tiến bộ như: Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Lâm, Thọ Lộc, Xuân Hưng Vì vậy độ đồng đều trong các hợp tác xã trên địa bàn huyện nâng lên. Do sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và văn hóa. Các hợp tác xã Xuân Lai, Xuân Khánh, Thọ Hải, Xuân Trường đã quan tâm đúng mức đến đời sống các cụ già neo đơn, những người tàn tật, các cháu học sinh, các cháu nhà trẻ. Nhiều hợp tác xãđã trích quỹ cấp giấy bút cho các cháu đến trường.
Do thực hiện các giải pháp nói trên, sự nghiệp kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện phát triển rõ nét:
Về trồng trọt: diện tích gieo trồng từ 26.246 ha tăng lên 29.181 ha, hệ số sử dụng đất từ 2,01 lần tăng lên 2,34 lần. Năng suất lúa bình quân đạt 5.171 kg/ha, đưa tỷ trọng màu, lương thực lên 24,8%.
Về chăn nuôi: tổngđàn trâu có 12.024 con, vượt kế hoạch 13,4%, vượt năm 1977 là 13,2%; đàn bò có 10.959 con, tăng hơn cùng kỳ 0,1%; đàn lợn có 13.485 con, tăng hơn cùng kỳ 9,2%; đàn vịt bình quân 100.000 con mỗi năm.
Về sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp: tổng giá trị sản xuất năm 1978 đạt 19 triệu đồng tăng hơn năm 1977 là 6 triệu đồng. Các sản phẩm chủ yếu tăng lên: gạch ngói năm 1977 đạt 30 triệu viên, đến năm 1978 tăng lên 39 triệu viên; vôi từ 2.300 tấn tăng lên 4.000 tấn; cót nan từ 1,9 triệu mét tăng lên 2,6 triệu mét; thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp từng bước. Cày máy từ 30% tăng lên 38%. Phong trào khai hoang phục hóa và chuyển dân giải phóng lòng sông Chu được tiến hành tích cực.
Kết quả trên đưa giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện từ 40 triệu đồng (năm 1977) lên 69 triệu đồng (năm 1978), trong đó giá trị hàng hóa chiếm 21 triệu đồng, tỷ suất hàng hóaxuất khẩu chiếm 33% (giá trị xuất khẩuđạt 660.000 triệu đồng).
Hai năm tiếp tục tổ chức thực hiện phương án kinh tế, văn hóa cải thiện đời sống nhân dân thu được kết quả mới. Các ngành Tài chính, Thương nghiệp, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, các cơ quan vàđoàn thể trong huyện bám sat nhiệm vụ chính trị cảitiến nội dung phương thức hoạt động, phương thức quản lý kinh doanh, nhanh chóng chuyển hướng về cơ sở. Chính quyền được kiện toàn, hiệu lực của Hội đồng nhân dân được nâng lên, tích cựcđôn đóc chính quyền nêu cao chức năng quản lý kinh tế - xã hội, thúc đẩy thực hiện tốt Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị xây dựng huyện Thọ Xuân có cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp phát triển, trở thành pháo đài vững chắc. Các ngành nội chính được kiện toàn và chăm lo giáo dục pháp chế xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, tăng cường bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân. Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường một bước, tăng cường kết hợp kinh tế với quốc phòng, tích cự củng cố xây dựng lực lượng góp phần cùng cả nước chiếnđấu bảo vệ từng thước đất biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc, đánh bạiâm mưu tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thùđịch. Trong hai cuốc chiến đấu ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, hàng ngàn thanh niên Thọ Xuân xung phong tình nguyện vào bộ đội chiến đấu, công tác lập công xuất sắc.
2. Xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu vừa sản xuất vừa chiến đấu
Công tác xây dụngĐảng những năm 1978 - 1979 được tiến hành toàn diện, các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, không ngừng tăng cường vai trò lãnhđạo và sức chiến đấu mới.
Về công tác chính trị tư tưởng: Huyện ủyđã tổ chức học tập quán triệt thường xuyên phương hướng nhiệm vụĐại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IV, tuyên truyền giáo dục chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Tỉnhủy; cùng với tuyên truyền giáo dục đường lối củaĐảng, pháp luật của Nhà nước; các cấp ủyĐảngđã thông qua học tập công tác và hoạt động thức tiễn giáo dục rèn luyệnđảng viên, phổ biến quán triệt tình hình nhiệm vụ mới và tổ chức học tập trung, học tại chức cho 100% đảng viên có trình độ lý luận sơ cấp và gửi hàng chục đồng chíđi học trườngĐảng của tỉnh và Trung ương, học quản lý kinh tế, học văn hóa chuyên môn nghiệp vụ.
Về công tác tổ chức cán bộ được cấp ủyĐảng xem trọng. Các tổ chức cơ sởĐảngđã xác định được nhiệm vụ chính trị, tiến hành kiện toàn sắp xếp lại hệ thống tổ chức cho phù hợp với yêu cầu mới, đápứng yêu cầu lãnhđạo phát triển kinh tế - xã hộiởđịa phương, chất lượng cán bộđảng viên của các tổ chức cơ sởĐảngđược nâng lên. Qua việc thực hiện Chỉ thị 13 và Thông tri số 22, chế độ phân công bố trí công tác cho đảng viên ở từng cơ sởĐảng nề nếp, chặt chẽ. Đảng viên đã tích cực phấn đấu rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Vì vậy số lượngđảng viên đủ tư cách từ 71% tăng lên 84%. Những trường hợp không đủ tư cách giải quyết căn bản, số lượngđảng viên yếu kém phấn đấu tăng lên khá tăng nhanh. Công tác phát triểnĐảng chặt chẽ, Huyện ủyđã mở 3 lớp đối tượng cho 400 quần chúngưu tú học tập và lựa chọn kết nạp 100 đảng viên mới.
Về công tác kiểm tra được các cấpủyĐảng tiến hành thường xuyên. ToànĐảng bộ phấn đấu thực hiện đúng nguyên tắc quy định củaĐiều lệĐảng. Trên cơ sở phê bình và tự phê bình các cơ sở giữđúng kỷ luật sinh hoạtĐảng. Tuy các năm 1977 - 1978 thông qua kiểm tra dã xử lý kỷ luật 235 đảng viên vi phạm bằng các hình thức. Trong đó khai trừ ra khỏiĐảng 93 trường hợp, đưa ra khỏiĐảng bằng các hình thức khác 53 trường hợp, lưuĐảng 53 trường hợp.
Cùng với xây dựngĐảng, củng cố hệ thống chính trị, công tác vận động phát huy quyền làm chủ của nhân dân được tiến hành thường xuyên vàđạt nhiều tiến bộ. Đoàn Thanh niên đã chú trọng trong giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên, phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị củađịa phương. Đoàn trở thành lực lượng xung kích trên các lĩnh vực, nhất là phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa năng suất lao động lên cao, chăm lo giáo dục thiếu niên nhi đồng. Tổ chức Công đoàn huyện tuy mới thành lập nhưngđã tập hợpđoàn kết công nhân viên chức thi đua xây dựng huyện điểm và chăm lo đời sống, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ phát huy truyền thống trung hậu đảmđang thực hiện tốt các phong trào "Người phụ nữ mới", "Xây dựng gia đình văn hóa", "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan", "Tích cực lao động sản xuất". Mặt trận Tổ quốc tích cực củng cố khốiđại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. Phong trào "Ba mẫu mực", phong trào "Tiết kiệm", phong trào "Tết trồng cây" động viên con cháu xây dựng bảo vệ chủ nghĩa. Hội Nông dân tập thểđã đoàn kết động viên giai cấp nông dântương trợ giúp đỡ nhau hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng hợp tác xã, xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung trong nhiệm kỳĐảng bộđã tích cực củng cố lãnhđạo hệ thống chính trị đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân thi đua xây dựng huyện điểm, đóng góp cao nhất sức người sức của góp phần đánh thắng 2 cuộc chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam, phía Bắc bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền dân tộc và từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Tuy đạt được những thành tựu to lớn toàn diện nhưng trong nhiệm kỳ vẫn còn bộc lộ những hạn chế khuyếtđiểm:
Một là: Sự chuyển biến của nền kinh tế so với mục tiêu Đại hội XVI đề ra nhiều lĩnh vực chưa đạt, nhất là sản xuất lương thực, thực phẩm còn thấp.
Hai là:Phân công lao động chưa thật mạnh mẽ hợp lý, năng suất lao động xã hội thấp; tổ chức bố trí lực lượng lao động sản xuất thiếu chặt chẽ.
Ba là: Cơ sở vật chất lỹ thuật phục vụ yêu cầu sản xuất và quốc phòng an ninh còn hạn chế.
Bốn là: Công tác xây dựngĐảng chưa ngang tầm nhiệm vụ chính trị.
Khắc phục khó khăn thách thức và những hạn chế khuyếtđiểm, Đảng bộ nhân dân toàn huyện ra sức phấn đấu góp phần cùng toànĐảng, toàn dân tộc tiến hành tìm tòi khảo nghiệm đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
IV. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XVII, GÓP PHẦN
TÌM TÒI KHẢO NGHIỆM CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
(1979 - 1983)
Sau cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc, các thế lực thùđịch tăng cường bao vây cấm vận và tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt công cuộc xây dựngđất nước của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnhđạo củaĐảng, dân tộc ta dũng cảm vượt qua mọi khó khăn thách thức, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, tiếp tục xây dựng bảo vệ đất nước.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyếtĐại hội toàn quốc củaĐảng lần thứ IV, ngày 12 - 10 - 1979, Đảng bộ tỉnh Thanh HóaĐại hội lần thứ X.
Đại hộiĐảng bộ tỉnhđánh giá: trong 2 năm (1977 - 1978) Thanh Hóađã giành được thắng lợi to lớn toàn diện. Việc tổ chức lại sản xuất được đẩy mạnh, lực lượng và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được tăng cường với nhiều nhân tố tích cực. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp tăng thêm, đời sống nhân dân được chú trọng toàn diện. Phong trào cách mạng của quần chúng trong xây dựng và sẵn sàng chiến đấu phát triển liên tục, rộng khắp mà nổi lên là phong trào"Định Công"trong công nghiệp hóa nông nghiệp. Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường, tinh thần sẵn sàng chiếnđấu nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, lực lượng vũ trang phát triển cả về số lượng và chất lượng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân. Đảng bộ được củng cố về tư tưởng và tổ chức gắn với nhiệm vụ chính trị và phong trào quần chúng. Tổ chức cơ sởĐảng trong tỉnhđã coi trọng công tác giáo dục lý luận, chính trị, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao chất lượngđảng viên, củng cố tổ chức cơ sởĐảng. Cấp huyện từng bước được xây dựng, chủ động trong chỉđạo các mặt công tác, quản lý kinh tế, tổ chức đời sống.
Đại hộiđịnh ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1979 - 1983 như sau: " Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thốngđoàn kết nhất trí, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi nhân tố tích cực, khắc phục mọi khó khăn và những mặt tiêu cực; tiếp tục tổ chứclại sản xuất và cải tiến quản lý; kết hợp kinh tế với quốc phòng nhằm đẩy mạnh và mở rộng các ngành sản xuất; tập trung giải quyết vấn đề lương thực; hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ 2, cải thiện đời sống nhân dân, bảođảm các yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, làm tốt nhiệm vụ quốc tế, nhất là đối với tỉnh bạn Hủa Phăn". Đại hội xácđịnh mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế đến năm 1980 là: sản lượng lương thựcđạt 80 vạn tấn, trồng rừngđạt 5,5 vạn ha, đánh bắt cá biểnđạt 3 vạn tấn, khai hoang 4,5 ngàn ha, giá trị hàng xuất khẩuđạt 50 triệu đồng
Triển khai thực hiện Nghị quyếtĐại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ X tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, từ ngày 25 đến ngày 27 - 6 - 1979, Đảng bộ huyện Thọ Xuân tiến hànhĐại hội lần thứ XVII tại hội trường lớn của huyện.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ XVI, Đại hội chỉ rõ: Đảng bộđã tổ chức lãnhđạo nhân dân thực hiện nghiêm túc và sáng tạo chỉ thị, nghị quyết củaĐảng. Việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý, xây dựng huyện điểm tiếp tục đẩy mạnh, lực lượng và quan hệ sản xuất được củng cố tăng cường một bước, cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng nhiều thêm; đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh được xây dựng củng cố vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụtuyển quân tăng cường các tỉnh biên giới phía Bắc Tổ quốc. Công tác xây dựngĐảng gắn với củng cố phát triển các phong trào cách mạng của quần chúng, sức chiến đấu củaĐảng bộ được tăng cường, các cấpủyĐảng quan tâm lãnhđạo phát triển kinh tế - văn hóa - quốc phòng an ninh Tuy đạt được thành quả to lớn nhưng vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế: các mục tiêu chủ yếu củaĐại hội XVI đạt còn thấp, sản xuất lương thực giảm sút, công nghiệp - thủ công nghiệp phát triển chậm, hoạtđộng cơ sở yếu; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Việc tổ chức phân công lao động xã hội tuy có chuyển biến nhưng chưa mạnh, năng suất và giá trị lao động xã hội còn thấp, trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém, quyền làm chủ tập thể của nhân dân chưa được phát huy cao độ. Công tác quốc phòng - an ninh một số mặt còn hạn chế. Công tác xây dựngĐảng nhiều mặt chưa ngang tầm nhiệm vụ chính trị Nhược điểm và tồn tại nói trên do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là sự lãnhđạo, chỉđạo của Huyệnủy chưa thực sự sâu sắc toàn diện, tinh thần cách mạng tiến công còn hạn chế, chưa động viên sức mạnh to lớn củaĐảng bộ và nhân dân toàn huyện cho công cuộc xây dựng huyện điểm. Đại hội chỉ rõ: các năm 1979 - 1980 là những năm cuối của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980), mặc dù hoàn cảnh đất nước đang đứng trước khó khăn thách thức to lớn, nhưngĐảng bộ và nhân dân huyện quyết tâm đẩy lùi mọi trở lực, ra sức phấn đấu hoàn thành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền dân tộc.
Xuất phát từ yêu cầu mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xuất phát từ phương án kinh tế - xã hội huyện Thọ Xuân được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, Đại hộiĐảng bộ huyện lần thứ XVII xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ như sau: Đảng bộ và nhân dân toàn huyện phải nêu cao tinh thần tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính khai thác tốt lao động, đấtđai, tài nguyên và cơ sở kinh tế hiện có, giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, xây dựng cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, xây dựng huyện thành pháođài quân sự vững chắc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tới cần thực hiện thành công các nhiệm vụ sau đây:
Một là: Tập trung cao độ phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết nhiệm vụ cấp bách về lương thực, thực phẩmổnđịnh đời sống nhân dân và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Hai là: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vôi bón ruộng, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế biến thứcăn gia súc, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùngđápứng nhu cầu nhân dân, tăng nguồn hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàngđan lát, thủ công.
Ba là: Tiếp tục phân công lao động giữa các vùng trong huyện, kết hợp với giải phóng lòng sông Chu và tổ chức vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất cải tiến quản lý nhằm sử dụng tốt nguồn lao động hiện có, tăng năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu lao động phát triển ngành nghề, đápứng yêu cầu quốc phòng.
Bốn là: Đẩy mạnh khai thác tiềm năng trên địa bàn huyện, sử dụng hiệu quả đầu tư chỉđạo của Trung ương, tỉnh và các ngành nhằm đẩy mạnh nhịp độ xây dựng cơ bản trước hết là các công trình thủy lợi, cơ sở chế biến thứcăn gia súc, giống cây trồng, ao hồ nuôi cá, nhà kho, sân phơi, làm đường giao thông, từng bước hoàn chỉnh mở rộng mạng lướiđiện.
Năm là: Tăng cường cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, cung ứng vật tư kỹ thuật nhằm kích thích sản xuất phát triển, phục vụ đời sống nhân dân và nhiệm vụ quốc phòng.
Sáu là: Đẩy mạnh hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
Bảy là: Quán triệt đường lối quân sự củaĐảng, thực hiện tốt lệnh tổng động viên của Nhà nước, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống.
Tám là: Tăng cường sự lãnhđạo, chỉđạo củaĐảng bộ và các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể đối với việc thực hiện các phươngán kinh tế - văn hóa nhanh chóng hoàn thiện tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý kinh tế, củng cố quốc phòng và an ninh.
Đại hội bầu Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện 29 đồng chí chính thức và 2 ủy viên Huyện ủy dự khuyết, bầu 9 đồng chí vào Ban Thường vụ. Bầu đồng chí TrầnĐình Lăng làm Bí thư, đồng chí Lê huy Thiết Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Trịnh Xuân Mão Phó Bí thư phụ trách chính quyền.
Ngày 6 - 2 - 1980, đồng chí Võ Chí Công - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ về thăm và làm việc vớiĐảng bộ nhân dân Thọ Xuân. Đồng chíđã đến thăm hợp tác xã Xuân Thành, thăm cánh đồng 10 tấn/ha, thăm trại chăn nuôi tập thể, thăm trạm chế biến thứcăn gia súc. Hợp tác xã Xuân Thành làđơn vịđiển hình tiên tiến của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa về thâm canh tăng năng suất lúa và cây trồng. Năm 1979, năng suất lúa bình quân ở hợp tác xã Xuân Thànhđãđạt 8 tấn/ha, bình quân lương thực đầu ngườiđạt 530 kg/năm, làm nghĩa vụ cho Nhà nước 400 tấn thóc và 30 tấn thịt lợn hơi. Năm 1979, năng suấtlúa bình quân ở hợp tác xã Xuân Thànhđãđạt 8 tấn/ha, bình quân lương thực đầu ngườiđạt 530 kg/năm, làm nghĩa vụ cho Nhà nước 400 tấn thóc và 30 tấn thịt lợn hơi. Năm 1980 hợp tác xã Xuân Thànhđang nỗ lực phấn đấuđạt năng suất 9 tấn/ha, tổng sản lượng lương thựcđạt 1.800 tấn, chăn nuôi 1.800 con lợn. Đồng chí Võ Chí Công đã khen ngợi Thọ Xuân, Xuân Thành về thành tích thâm canh lúa.
Ngày 20 - 4 - 1980, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm và làng và làm việc vớiĐảng bộ nhân dân Thọ Xuân. Đồng chí Lê Duẩnđã nói chuyện với các đồng chí lãnhđạo huyện, thị và và cán bộ lãnhđạo các cấp ngành cấp tỉnh về vai trò quan trọng của huyện và cấp huyện, về vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động, về phát triển kinh tế - văn hóa Đồng chí nói: "Ta đánh Mỹ hơn 20 năm, gian khổ hy sinh to lớn nhưng đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý để bảo vệ vững chắc Tổ quốc và đánh thắng 2 cuộc chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam, phía Bắc Tổ quốc. Các thế hệ cha anh chúng ta đã chiến đấu hy sinh giành giữ độc lập tự do, chúng ta quyết bảo vệ vững chắc độc lập tự do và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ".
Ngày 14 - 8 - 1980, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký quyếtđịnh tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba cho cán bộ, nhân dân Thọ Xuân về thành tích xuất sắc trong sản xuất, phục vụ chiến đấu và xây dựng huyện điểm. Vinh dự tự hào Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuânra sức phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu kinh tế - xã hội củaĐại hộiĐảng bộ huyện lần thứ XVII.
1. Khắc phục khó khăn phát triển kinh tế - xã hội
Sauchiến tranh biên giới phía Bắc Tổ quốc, kinh tế - xã hội sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài triệt tiêu dần động lực sản xuất.
Hai là: Hậu quả chiến tranh cũ chưa khắc phục xong, hậu quả của các cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắcập đến nặng nề nghiêm trọng làm cho kinh tế - xã hội có phần suy thoái.
Ba là: Các thế lực thù địch tăng cường bao vây cấm vận phá hoại sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước củaĐảng và dân tộc ta.
Trước tình hìnhđó tháng 9 - 1979, Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Hội nghị lần thứ 6 (khóa VI) ra Nghị quyết số 20 và số 21 nhằm ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - thủ công nghiệp nhằm giải quyết khó khăn về lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu. Hội nghị Trung ương 6 chủ trương làm cho sản xuất bung ra để phát triển - đây chính là bước đột phá mở đầu con đường tìm tòi khảo nghiệm tiến hành con đườngđổi mớiđất nước.
Dướiánh sáng Nghị quyết Trung ương 6, Tỉnhủy chỉđạo hệ thống hợp tác xã cho mượn ruộng đất hoang, ao hồ chưa sử dụng cho dân sản xuất và miễn các khoảnđóng góp trong 3 năm. Đồng thời quy định nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, hàng hóa xuất khẩu bán cho Nhà nướcổn định trong 5 năm, phần còn lại các hợp tác xã được bán cho Nhà nước hoặc bán ra thị trường tự do với giá thỏa thuận. Nhờ thực hiện các chính sách mới sản xuất bắt đầu bung ra phát triển.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (9 - 1979), ngày 13 - 1 - 1981, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 100 - CT/TW về "Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp", nhằm: "Bảođảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đấtđai và các cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất; củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩaở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống xã viên, tăng tích lũy hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước".
Chỉ thị số 100 đánh dấu sự chuyển đổi bước đầu cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Chỉ thị chỉ rõ: khoán sản phẩm là một hình thức quản lý và trả công lao động, gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao độngvới sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp, có tác dụng phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người lao động.
Dưới sự chỉđạo của Tỉnhúy, Huyện ủyđã tiến hành quán triệt học tập Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương và Thông tư số 10 của Bộ nông nghiệp trong toànĐảng bộ. Sau khi làm thử rút kinh nghiệm tại 3 hợp tác xã khác nhau, Huyện ủy mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao độngở tất cả các hợp tác xã trong huyện. Với mức khoán hợp lý dựa trên cơ sở đấtđai, độ phì, năng suất, nông dân toàn huyện phấn khởi nhân rộng khoán. Nhờđó không khí lao động trên đồng ruộng sôi động hẳn lên, cảnhđi muộn về sớm, làm dối, làm ẩu chấm dứt. Ngay từ vụ khoán đầu tiên năng suất sản lượngđã tăng lên.
Trong các năm 1979 - 1983, căn cứ vào quy hoạch tổng thể đểđiều chỉnh bổ sung phương án sản xuất và dựa vào thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng bộ lãnhđạo nhân dân toàn huyện đẩy lùi khó khăn về vật tư, phân bón và thời tiết gặt hái thành quả mới trong sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1982 tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 30.965 ha, bình quân hàng năm tăng 3,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 18,9%. Năng suất lúa từ 28,16 tạ/ha (vào năm 1979) tăng lên 32,42 tạ/ha (vào năm 1981) và tăng lên 35 tạ/ha (vào năm 1982). Năng suất ngô từ 10,30 tạ/ha tăng lên 15,3 tạ/ha (vào năm 1982). Năng suất khoai lang từ 52,6 tạ/ha tăng lên 59,5 tạ/ha (vào năm 1982). Năng suất lạc từ 11,8 tạ/ha (năm 1980) tăng lên 13,7 tạ/ha (vào năm 1982).
Nét mới là: Mùa vụ sản xuất và cơ cấu cây trồngđổi mới theo hướng tích cực, do vậy mặc dù có những biến đổi về khí hậu nhưng sản xuất vẫnổn định. Vụ đông 3 năm liên tục (1981 - 1983) đạt từ 5.500 ha đến 6.000 ha. Người sản xuấtđã được làm chủ ruộng đồng nên các yếu tố làm tăng năng suất cây trồng được xem trọng như: chọn giống, phân bón, áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng lần sử dụng đất. Nhờđó sản lượng lương thực không ngừng tăng lên: năm 1980 tổng sản lượng lương thực đạt 51.023 tấn, đến năm 1981 đạt 69.236 tấn, đến năm 1982 đạt 74.885 tấn (tăng gấp 1,7 lần sản lượng bình quân của những năm 1971 - 1975, tăng gấp 1,5 lần những năm 1976 - 1980); cùng với lương thực, sản lượng của các loại cây màu chủ yếu cũng tăng: đậu tương từ 152,6 tấn (năm 1980) tăng lên 548 tấn (năm 1982); lạc từ 723 tấn (năm 1980) tăng lên 1.285 tấn (năm 1982).
Năng suất sản lượng lúa và hoa màu tăng,chăn nuôi cóđiều kiện phát triển. Những năm 1981 - 1982 đàn trâu bòổn định 24.000 con, tăng hơn thời kỳ 1976 - 1980 mỗi năm 4%, chất lượngđàn gia sức tốt hơn, trong đó có 8.000 trâu, bò cái sinh sản. Đàn lợn đến năm 1982 có 57.700 con (bình quân năm so với thời kỳ trướcđótăng 6,8%) trong đóđàn lợn lai chiếm 74%, sản lượng thịt hơi bình quân mỗi năm tăng 12,5%.
Do sản xuất nông nghiệp phát triển, nghĩa vụ lương thực thực phẩm với Nhà nước không ngừng tăng lên. Từ năm 1980 - 1982, bình quân mỗi năm làm nghĩa vụ lương thực tăng 64%, riêng khối lượng lương thực hàng hóa năm 1982 tăng gấp 3 lần bình quân các năm thời kỳ 1976 - 1980.
Về sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp: Năm 1980 tổng giá trịđạt 2 triệu đồng, đến năm 1981 tăng lên 15,2 triệu đồng, đến năm 1982 tăng lên 16,5 triệu đồng. Một số ngành phát triển nhanh và mạnh như: sản xuấtcông cụ, hàng dân dụng bằng các loại phế phẩm, gạch ngói từ 28 triệu viên (năm 1980) tăng lên 36 triệu viên (năm 1982).
Về xây dựng cơ bản: Cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, huyện đã huy động của nhân dân trên 40 triệuđồng, cộng với vốn tự có 30 triệuđồngđể nâng cấp và làm mới 8 trạm bơm điện và bơm dầu, làm mới 12 km đườngvà nhiều công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Nét mới là: Ngày 12 - 1 - 1980, phó Thủ tướng Chính phủĐỗ Mười ký Quyếtđịnh số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy Đường Lam Sơn công suất 1.500 tấn mía cây/ngà với công nghệ thiết bị của Pháp, địađiểm xây dựng tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 31 - 3 - 1980, Bộ trưởng Bộ Lương thực thực phẩm ký Quyếtđịnh số 488 LT-TP/KTCB thành lập Ban kiến thiết xây dựng Nhà máy Đường Lam Sơn. Ngày 14 - 3 -1981, Thủ tướng quyếtđịnh đưa công trình xây dựng nhà máy Đường Lam Sơn vào danh mục trọngđiểm cấp Nhà Nước. Ngày 8 - 4 - 1981, những tấn thiết bị đầu tiên chở đến chân công trình và bắt đầu từđây Nhà máy Đường Lam Sơn được khởi công xây dựng đến tháng 12 - 1984 chuyên gia Pháp rút về nước vì thiếu tiền thiết bị, tháng 10 - 1984 chuyên gia trong nước tiếp tục chỉđạo thi công, đến tháng 10 - 1986 hoàn thành chạy thử vàđưa vào sản xuất.
Sự kiện xây dựng Nhà máy Đường Lam Sơn, mở ra triển vọng phát triển tươi sáng cho khu vực trung du miền núi huyện Thọ Xuân và miền Tây Thanh Hóa.
2. Khắc phục khó khăn phát triển văn hóa - xã hội
Do thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, một bộ phận nông dân huy động con em còn độ tuổi học sinh tham gia sản xuất. Vì vậy một bộ phận học sinh các trường phổ thông nghỉ và bỏ học. Để chấm dứt tình trạng nói trên, Huyện ủyđã chỉđạo các cấp chính quyền, đoàn thể phối hợp với nhà trường vận động các gia đình cho con em tiếp tục đi học. Những em học sinh bỏ học nhiều ngày càng được các thầy cô giáo tranh thủ thời gian kèm cặp để theo kịp chương trình. Nhờđó số lượnghọc sinh bỏ học giảm thấp. Cùng với vận động học sinh tới trường, huyện tiếp tục chỉđạo phổ cập văn hóa cấp I cho nhân dân ở 35 xã trong huyện và phổ cập văn hóa cấp II ở 7 xã với12.957 học viên, trong đó có 2.576 đảng viên, 927 đồng chí hoàn thành chương trình cấp II tiếp tục học bổ túc văn hóa cấp III. Toàn huyện tiếp tục duy trì 3 trường bổ túc văn hóa cấp III do các trường phổ thông cấp III phụ trách và một trường bổ túc văn hóa tập trung gần 730 đảng viên tham gia học tập. Cuối năm 1979 huyện thành lập trường Kỹ thuật Nông nghiệp, đào tạo được 6 khóa: cán bộ quản lý đội sản xuất, quản lý lao động, thống kê, kế hoạch, kỹ thuật trồng trọt... Huyện còn cử hàng trăm cán bộ đi học trung cấp và đại học.
Để đảm bảo trường lớp cho các con em học tập: từ năm 1979 - 1981 xây dựng mới 274 phòng học gạch ngói, xây dựng thêm 2 trường phổ thông cấp III cộng với 2 trường cũ, bình quân 2,7 người dân có 1 người đi học. Toàn huyện có 1 thư viện trung tâm và 31 thư viện xã, xã Xuân Lai có thư viện xếp loại khá cả nước, được Bộ Văn hóa tặng Bằng khen, 24 hệ thống loa truyền thanh, 2/3 xã trong huyện có đội văn nghệ, 1 công ty chiếu bóng có 1 rạp và 4 đội chiếu bóng cơ động; 16/33 ngàn hộ đạt gia đình văn hóa, 1 bệnh viện huyện gồm 200 giường bệnh và 3 phòng khám đa khoa ở 3 khu vực, 39 trạm xá xã gồm 300 giường, cứ 250 người/1giường bệnh, 1,5 hộ/1 nhà tiêu, 3 hộ/1 giếng nước. Tỷ lệ phát triển dân số từ 2,7% (năm 1980) xuống 1,4% (năm 1982).
3.Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh
Trong nhiệm kỳ XVII, Đảng bộ nhân dân toàn huyện liên tục hoàn thành nghĩa vụ tuyển quân, tuyển lao động, hoàn thành kế hoạch huấn luyện, diễn tập, số đơn vị đạt danh hiệu quyết thắng ngày càng tăng. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư đã tăng cường và làm trong sạch đội ngũ công an từ huyện đến cơ sở, toàn huyện xây dựng 350 tổ an ninh nhân dân và tổ chức hoạt động tốt. Nhờ đó kịp thời khám phá trừng trị các ổ nhóm tội phạm, đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
4. Phấn đấu xây dựng Đảng bộ vững mạnh
Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi là năng lực lãnh đạo của Đảng bộ. Trong nhiệm kỳ XVII, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung công sức, trí tuệ xây dựng Đảng bộ vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Về chính trị - tư tưởng: Thường xuyên quán triệt đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tuyên truyền phổ biến quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và nhiệm vụ chính trị của huyện sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Luôn luôn giáo dục nâng cao tính tiên phong gương mẫu, tinh thần tiến công cách mạng. Nhờ đó cán bộ, đảng viên quyết tâm vượt qua khó khăn thách thức quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, tổ chức và kiểm tra, Huyện ủy tập trung giải quyết dứt điểm cơ sở Đảng yếu kém nâng chất lượng đồng đều lên khá và xuất sắc. Nét nổi bật là Huyện ủy đã thực hiện đồng thời các biện pháp giáo dục tư tưởng, kiện toàn tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở, xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh... Nhờ đó trong nhiệm kỳ đã nâng 22/24 đơn vị trung bình và yếu kém trở thành đơn vị khá. Hiện tại toàn huyện có 89% đơn vị cơ sở thuộc loại khá, trong đó có 10 đơn vị phấn đấu trở thành đơn vị trong sạch vững mạnh, 6 đơn vị được Thường vụ Tỉnh ủy tặng Cờ đơn vị trong sạch vững mạnh. Trong tổng số 7.069 đảng viên của toàn Đảng bộ huyện thì 94,3% đủ tư cách phát thẻ đảng viên, trong đó có 45,16 % đảng viên xuất sắc.
Tăng cường sức chiến đấu cho Đảng bộ, các cấp ủy Đảng đã giành thời gian và động viên hàng ngàn cán bộ, đảng viên học bổ túc văn hóa cấp III, học trung cấp, đại học. Trong nhiệm kỳ Đảng bộ huyện đã kết nạp 339 đảng viên mới, trẻ khỏe, có năng lực trình độ khá, được rèn luyện trong phong trào cách mạng và đưa ra khỏi Đảng 236 đảng viên thoái hóa biến chất đảm bảo cho Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Một vinh dự lớn đến với Đảng bộ huyện, ngày 20 - 1 - 1983 đồng chí Hà Trọng Hòa - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt Trung ương Đảng tặng Cờ Đảng bộ huyện vững mạnh các năm 1980 - 1981".
IV. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XVIII TIẾP TỤC GÓP PHẦN KHẢO NGHIỆM CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI (1983 - 1986)
Tiếp tục tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới; xây dựng bảo vệ chủ nghĩa xã hội, tháng 3 - 1982, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ V.
Đại hội chỉ rõ: 5 năm qua được ghi vào lịch sử dân tộc một chặng đường vẻ vang. Cách mạng Việt Nam đã vượt qua khó khăn chồng chất và thách thức hiểm nghèo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đánh thắng 2 cuộc chiến tranh, ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc bảo vệ từng thước đất thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa -xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đồng thời mạnh dạn tiến hành các chính sách kinh tế mới đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội... Bên cạnh những thành tựu to lớn cơ bản, Đảng ta đã mắc sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng:
Việc nắm bắt tình hình thực tế, cụ thể hóa đường lối có những khuyết điểm sai lầm; bao gồm cả công tác kế hoạch và điều hành, quản lý. Tư tưởng chủ quan nóng vội với tư tưởng bảo thủ trì trệ đã tạo ra sức cản lớn trong phát triển kinh tế - văn hóa, trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Căn cứ vào tình hình đất nước, Đại hội lần thứ V của Đảng khẳng định: Đảng ta, dân tộc ta tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối kinh tế - xã hội chủ nghĩa do Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra.
Về phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm: 1981 - 1985 Đại hội chỉ rõ: điều có ý nghĩa và cấp bách có tầm quan trọng đặc biệt là phải khẩn trương làm tốt việc sắp xếp lại kinh tế theo phương hướng mới. Phải chỉnh đốn và cải tiến cơ cấu sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cấp bách hợp với khả năng kinh tế trong những năm trước mắt. Nhất là khả năng về năng lượng, nguyên liệu, giao thông vận tải với hướng tiến lên lâu dài, làm cho nền kinh tế phát triển ổn định đúng hướng và đạt hiệu quả ngày càng cao...
Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng về mở Đại hội các cấp, từ ngày 28 - 3 đến ngày 1 - 4 - 1983, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội lần thứ XI. Đánh giá nhiệm kỳ hoạt động đã qua Đại hội chỉ rõ: Trong nhiệm kỳ X, tỉnh ta thắng lợi toàn diện trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực đạt 72 vạn tấn vào năm 1982, so với năm 1978 tăng hơn 18tấn, nhiều điển hình mới đạt năng suất từ 4-5 tấn/ha. Huyện Thọ Xuân đạt 7,1 tấn/ha. Cùng với sản xuất nông nghiệp, sảnxuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp cũng gặt hái thành quả mới. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh có những bước tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đảng bộ và hệ thống chính trị được xây dựng củng cố một bước. Tuy vậy sản xuất vẫn còn phát triển chậm chưa vững chắc. Chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế giảm sút, công tác xây dựng Đảng bộc lộ nhiều khuyết điểm về tư tưởng và tổ chức cán bộ...
Phát huy thành tựu, khắc phục sai lầm khuyết điểm, Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ mục tiêu phấn đấu những năm 1983 - 1985 như sau:
Một là: đổi mới cung cách làm việc, phát huy tiềm năng thế mạnh của 4 vùng kinh tế, coi trọng chất lượng năng suất hiệu quả sản xuất nhiều hàng hóa, nhất là lương thực, hàng tiêu dùng , hàng xuất khẩu, xây dựng văn hóa và nếp sống mới, ổn định và dần dần nâng cao đời sống nhân dân...
Hai là: nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu của địch, phát động quần chúng xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu, chủ động tiến công phòng ngừa đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, gắn liền với đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tiêu cực. Tăng cường quốc phòng- an ninh bảo vệ quê hương đất nước chi viện và làm nghĩa vụ quốc tế.
Ba là: xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị vững mạnh tổ chức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Đảng bộ huyện Thọ Xuân tiến hành Đại hội lần thứ XVIII hai vòng: vòng I và vòng II. Đại hội vòng II vào ngày 18 - 1 - 1983 có 4 nhiệm vụ: tổng kết đánh giá hoạt động trong nhiệm kỳ XVII, xác định phương hướng mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ XVIII, bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới, bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Về hoạt động kinh tế nhiệm kỳ XVII Đại hội chỉ rõ: phát huy thắng lợi của quá trình xây dựng huyện, vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tích cực phát triển triển kinh tế, cải thiện đời sống, hoàn thành nghĩa vụ Nhà nước. Do nỗ lực phấn đấu: năng suất lúa từ 28,16 tạ/ha (năm 1979), tăng lên 32,42 tạ/ha (năm 1981), tăng lên 35 tạ/ha (năm 1982). Ngô từ 10,3 tạ/ha (năm 1979) tăng lên 15,3 tạ/ha (1982). Khoai lang từ 52,6 tạ/ha (năm 1980) tăng lên 59,5 tạ/ha (năm 1982). Lạc từ 11,8 tạ/ha (năm 1980) tăng lên 13,7 tạ/ha (năm 1982). Tổng sản lượng lương thực năm 1980 đạt 51.023 tấn đến năm đạt 74.885 tấn, trong đó màu chiếm 15.221 tấn (khoảng 20%). Đậu tương năm 1980 đạt 152,6 tấn đến năm 1982 đạt 1.285 tấn. Chăn nuôi đàn trâu bò ổn định 24.000 con, so với bình quân thời kỳ trước đó tăng 4%. Đàn lợn đạt ổn định trên dưới 55.700 con, tăng 15,6% so với bình quân thời kỳ trước. Về công nghiệp và thủ công nghiệp đạt giá trị từ 2 triệu đồng (năm 1980) đã tăng lên 16,5 triệu đồng (năm 1982). Một số ngành sản xuất mới sản phẩm liên tục tăng như: sản xuất công cụ, đồ gia dụng bằng gang ở Thọ Diên, ngành gốm ở Xuân Thiên, gạch ngói từ 28 triệu viên (năm 1980) tăng lên 34 triệu viên (năm 1982). Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", 3 năm qua huyện đã huy động trên 40 triệu đồng (gấp 2 thời kỳ trước đó), đầu tư làm mới 8 trạm bơm dầu và bơm điện, 12 km đường điện cao thế, xây dựng cầu có trọng tải 10 tấn, 3 trường học và nhiều công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Do kinh tế phát triển thu ngân sách hàng năm vượt kế hoạch đáp ứng yêu cầu chi trên địa bàn: năm 1980 thu ngân sách 8,9 triệu đồng, đến năm 1982 thu ngân sách tăng lên 21 triệu đồng (tăng gấp 2,5 lần). Hoạt động của ngân hàng đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.
Về văn hóa - xã hội nhiệm kỳ XVII, Đại hội chỉ rõ: tuy khó khăn nhiều mặt nhưng 4 vụ được mùa liên tục đời sống nhân dân được cải thiện và đỡ khó khăn hơn trước. Nhiều hộ dân dự trữ được lương thực đề phòng mất mùa, mỗi năm có gần 1.000 hộ làm được nhà mới, toàn huyện có 87% số hộ làm nhà bằng gạch ngói. Sự nghiệp giáo dục và y tế chuyển biến đáng kể. Các ngành học phổ thông, bổ túc văn hóa, mẫu giáo - mầm non được tăng cường cơ sở vật chất; chất lượng giảng dạy và học tập được tăng cường, bình quân cứ 3,2 người có 1 người đi học. Chăm lo sức khỏe cho nhân dân tuy còn khó khăn nhiều nhưng huyện đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ mọi mặt phong trào dứt điểm 5 mục tiêu: 3 công trình vệ sinh, phong trào trồng và sử dụng thuốc nam, phong trào chữa bệnh bằng phương pháp Đông - Tây y kết hợp, phong trào củng cố mạng lưới y tế cơ sở và vận động sinh đẻ có kế hoạch. Trong 5 mục tiêu đó có 4 mục tiêu được kiểm tra công nhận hoàn chỉnh. Phong trào thể dục thể thao quần chúng, nhất là trong trường học được đẩy mạnh.
Về quốc phòng - an ninh nhiệm kỳ XVII Đại hội chỉ rõ: thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng đối phó kịp thời với mọi tình huống, hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, đặc biệt là nhiệm vụ tuyển quân hàng năm. Công tác xây dựng củng cố huấn luyện vũ trang được tiến hành đồng bộ kịp thời đạt chất lượng tốt, công tác giáo dục quốc phòng trong trường học được tiến hành đúng quy định. Đội ngũ làm công tác an ninh trật tự từ huyện đến cơ sở được tổ chức huấn luyện, kiện toàn, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh và đem lại kết quả tốt. Công an đã kết hợp với lực lượng vũ trang ngăn chặn kịp thời các ổ nhóm trộm cắp, chấn lột, các hiện tượng tiêu cực xã hội, nhờ đó an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về xây dựng Đảng nhiệm kỳ XVII Đại hội chỉ rõ: công tác xây dựng Đảng bộ trong ba năm qua tập trung giải quyết các cơ sở yếu kém và xây dựng cơ sở vững mạnh. Trên cơ sở phân loại cơ sở yếu kém, Huyện ủy đã tiến hành các giải pháp đồng bộ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kiểm tra và lấy việc hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá chất lượng cơ sở và đảng viên. Nhờ đó 22/24 cơ sở trung bình và yếu kém đã phấn đấu lên khá, toàn Đảng bộ có 89% đơn vị khá, trong đó có 10 đơn vị vững mạnh. Vì vậy Đảng bộ huyện đã được Trung ương Đảng công nhận đơn vị trong sạch vững mạnh.
Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1983 - 1985, Đại hội chỉ rõ:
Một là: Phát huy cao độ tinh thần chủ động tự lực tự cường tập trung phát triển kinh tế toàn diện vững chắc; kết hợp phát triển nông nghiệp với công nghiệp, hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp; sắp xếp lại sản xuất, phân công lại lao động mở rộng sản xuất kinh doanh, cân đối đủ lương thực thực phẩm có dự trữ, tạo nhiều hàng tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thêm tích lũy.
Hai là: Nắm vững phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng có trọng điểm, tập trung vào các công trình then chốt phục vụ sản xuất, chú ý đến xây dựng các công trình phúc lợi và văn hóa xã hội.
Ba là: Tiếp tục tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở gắn với xây dựng huyện, thực sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổ chức tốt công tác phân phối lưu thông, cải thiện đời sông nhân dân.
Bốn là: Tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng huyện thực sự trở thành pháo đài chiến đấu, đủ sức đối phó với âm mưu và hành động phá hoại của địch.
Năm là: Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng huyện thành cấp quản lý toàn diện, tạo tiền đề phát triển trong thời gian tới.
Đại hội xác định mục tiêu kinh tế - xã hội phấn đấu trong những năm 1983 - 1985 như sau:
TT | Tên mục | Đơn vị tính | Năm 1983 | Năm 1985 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Sản lượng lương thực | tấn | 78.500 | 85.000 |
2 | Sản lượng màu | tấn | 16.500 | 20.000 |
3 | Sản lượng mía cây | tấn | 52.500 | 110.000 |
4 | Sản lượng đậu tương | tấn | 830 | 1.000 |
5 | Sản lượng lạc | tấn | 1.680 | 2.100 |
6 | Đàn trâu bò | con | 26.000 | 30.000 |
7 | Đàn lợn | con | 60.000 | 70.000 |
8 | Sản lượng thịt lợn tươi | tấn | 2.150 | 2.250 |
9 | Sản lượng cá thịt | tấn | 600 | 1.000 |
10 | Tổng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp | triệu đồng | 21,2 | 23,2 |
11 | Lương thực hàng hóa | tấn | 22.000 | 25.000 |
12 | Giá trị xuất khẩu | triệu đồng | 12,8 | 18 |
13 | Tổng hộ có nhà xây | % | 85 | 95 |
14 | Tăng dân số | % | 1,47 | 1,3 |
15 | Học sinh/100 dân |
| 36,4/100 | 36,8/100 |
16 | Giườngđiều trị | 1 giường/ 100 người | 4,45 | 5,0 |
17 | Lương thực bình quân đầu người | kg/tháng | 20,4 | 21,2 |
Đại hội xác định các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội là: bố trí sử dụng đất đai, lao động hợp lý, ổn định phương hướng sản xuất theo vùng chuyên canh, đầu tư thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích bằng khai hoang tăng vụ xen canh và gối vụ, phát triển cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa cây lương thực và cây công nghiệp, hình thành cơ cấu nông - lâm nghiệp ngay từ cơ sở sản xuất. Phát triển kinh tế các ngành cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng của tập thể và tư nhân, mở rộng ngành nghề thủ công (đồ mộc, đan lát, làm gốm, ươm tơ, dệt lụa) du nhập thêm nghề mới. Phân phốilưu thông cần tổ chức hợp lý và có kế hoạch thu mua hàng, tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng và phân phối. Cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống dựa vào phương thức Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cải tiến công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quản lý phát triển kinh tế - xã hội...
Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII gồm 33 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 11 đồng chí; đồng chí Trần Đình Lăng được bầu làm Bí thư, đồng chí Lê Huy Thiết Phó Bí thư thường trực, đồng chí Đặng Thế Táo, Phó Bí thư phụ trách chính quyền. Đại hội bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ huyện dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
1. Tiếp tục khắc phục khó khăn phát triển kinh tế
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Huyện ủy đã triển khai nhiều chủ trương giải pháp sắc bén chỉ đạo Đảng bộ và nhân dân toàn huyện phấn đấu.
Về sản xuất nông nghiệp: đã tích cực sắp xếp, bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý, đầu tư theo chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích gieo trồng bằng tăng vụ, tăng màu lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp, tập trung giải quyết mục tiêu lương thực thực phẩm và tăng nông sản xuất khẩu. Nhờ đó, mặc dù thiên tai bất lợi,sâu bệnh phá hoại, vụ mùa năm 1984 và 1985 lụt úng nặng... Nhưng với tinh thần chủ động, Đảng bộ nhân dân toàn huyện đã hạn chế được thiệt hại của thiên tai, đẩy mạnh sản xuất gặt hái thành quả to lớn: sản lượng lương thực bình quân thời kỳ 1981 - 1985 tăng hơn thời kỳ 1976 - 1980 là 9,4%, bình quân năm từ 51.320 tấn tăng lên 71.411 tấn; trong đó sản lượng màu đạt 10.674 tấn, chiếm 14,8% sản lượng lương thực. Riêng 3 năm 1983 - 1985 so với 3 năm 1980 - 1982 tổng sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 3,3%. Nét mới là phong trào làm ruộng cao sản phát triển mở rộng, tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề về nước tưới giải quyết tương đối đồng bộ ở các vùng miền.
Cùng với phát triển cây lương thực, diện tích trồng mía, trồng cây xuất khẩu được mở rộng hơn. Vùng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện được hình thành, vùng lạc tập trung phát triển mở rộng, đưa sản lượng lạc từ 937 tấn (năm 1981) lên 1.880 tấn (năm 1985). Cây đay được trồng thử ở vùng đồi cho kết quả tốt, mở ra triển vọng mới. Nét mới là các vùng tập trung, chuyên canh các loại cây công nghiệp mũi nhọn tập trung phát triển, tăng thu nhập cho huyện.
Về chăn nuôi: huyện tập trung các biện pháp nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Đàn trâu bò trong 3 năm (1983 - 1985) giữ mức bình quân 23.000 con, trong đó đàn gia súc, gia cầm của các hộ chiếm 38%. Nét mới là trâu, bò không chỉ phục vụ cho nhu cầu của huyện mà còn trở thành hàng hóa bán ra huyệnngoài. Đàn lợn tốc độ tăng trưởng nhanh: thời kỳ 1981 - 1985 so với thời kỳ 1976 - 1980 tăng 21,5%. Trong 3 năm (1983 - 1985) bình quân mỗi năm chăn nuôi 57,246 con lợn, chất lượng và trọng lượng đàn lợn đều tăng, bình quân mỗi năm đạt 2,111 tấn thịt lợn hơi xuất chuồng, cao hơn thời kỳ trước đó trên 300 tấn. Đàn vịt được khôi phục phát triển cung cấp lông xuất khẩu,thịt và trứng phục vụ đời sống. Cùng với mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt, mỗi năm huyện nuôi trên các sông 300 lồng cá tạo thêm nguồn thực phẩm.
Về lâm nghiệp: cơ cấu nông - lâm nghiệp hình thành từ cơ sở sản xuất; phần lớn diện tích rừng và đất có khả năng trồng rừng có chủ quản lý chăm sóc, nuôi trồng và bảo vệ 80,4% rừng và đất rừng đã giao cho xã viên và tập thể tổ chức sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là đã giao 967 ha cho hộ xã viên, 311 ha cho xí nghiệp quốc doanh, giao cho tập thể 1.458 ha. Toàn huyện đã trồng mới 243 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán lấy quả, lấy gỗ...
Về công nghiệp và thủ công nghiệp: Huyện ủy chỉ đạo phát triển mở rộng cơ sở sản xuất hiện có, du nhập thêm ngành nghề sản xuất mới, giá trị sản xuất tăng lên, một số lĩnh vực có sản phẩm tham gia xuất khẩu. Nhờ đó giá trị sản xuất trong năm 1983 đạt 7.470 triệu đồng, đến năm 1984 đạt 8.449 triệu đồng, đến năm 1985 đạt 9.343 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,9%/năm, đào tạo thêm 1.000 lao động có nghề. Các mặt hàng cơ khí (công cụ thủ công), vật liệu xây dựng (gạch, ngói), mây tre đan, mộc dân dụng, đồ gốm ở các khu vực tập thể, quốc doanh, tư nhân đều phát triển.
Về phân phối lưu thông: đã nắm được các loại hàng hóa có tính chất chiến lược vào tay Nhà nước, nắm tiền mặt, tăng cường thu ngân sách, hạn chế khó khăn. Đảng bộ, nhân dân toàn huyện đã tiết kiệm tiêu dùng, hoàn thành nghĩa vụ giao nộp, bán, đổi lương thực thực phẩm cho Nhà nước. Những năm 1983 1985 đã đóng góp lương thực cho Nhà nước tăng gấp 2,5 lần, thịt lợn hơi tăng gấp 1,5 lần, lạc tăng gấp 2,5 lần những năm 1981 - 1982. Ngành Nội và Ngoại thương có nhiều cố gắng mở rộng liên kết, liên doanh tạo thêm khối lượng hàng hóa tiêu dùng cho huyện và tổ chức trao đổi với nhân dân lấy lương thực thực phẩm và hàng hóa nông sản. Việc cung ứng vật tư sản xuất tuy chưa kịp thời, chưa chủ động nhưng đã đáp ứng được nhu cầu chủ yếu. Nhiều hợp tác xã mua bán từ yếu kém đã vươn lên đơn vị khá, nhiều điển hình tiên tiến xuất hiện.
Ngành Tài chính hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Thu ngân sách hàng năm vượt kế hoạch và có ý thức trách nhiệm quản lý chi đúng đủ tiết kiệm. Việc đầu tư ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiệu quả, các cơ sở bước đầu có ý thức gắn quản lý kinh tế với phát triển sản xuất. Ngành Ngân hàng đã bám vào sản xuất kinh doanh cho vay vốn và hạn chế việc lãng phí vốn, tích cực huy động vốn trong nhân dân, chống bội chi tiền mặt, đáp ứng các yêu cầu chi cần thiết. Tuy đạtđược thành quả to lớn nhưng lĩnh vực phân phối lưu thông còn hỗ trợ 19%. Tuy vậy, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất bộc lộ nhiều yếu kém. Vật tư sản xuất, hàng hóa tiêu dùng của nhân dân liên tục thiếu, giá cả thị trường biến động, tiền và hàng mất cân đối, ngân sách thu không đủ trang trải, bội chi tiền mặt ngày càng tăng (năm 1983 bội chi tăng 73%, năm 1985 bội chi 129%). Nắm hàng hóa nông sản còn nhiều hạn chế, huy động hàng hóa bán cho Nhà nước theo kiểu bình quân, chưa mạnh dạn liên kết, liên doanh tháo gỡ khó khăn về hàng hóa.
Về xây dựng cơ bản: trong 3 năm đã huy động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 4,894 triệu đồng và hàng chục triệu đồng của hợp tác xã đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đê, xây 5 trạm bơm điện, xây dựng nâng cấp hệ thống kênh mương, xây mới hàng chục km đường giao thông nông thôn, xây dựng trạm truyền giống gia súc, xây dựng 20 ngàn m2 trường học, nhà nuôi dạy trẻ, nhà văn hóa, nhà kho, nhà giống...Các cơ sở sản xuất kinh doanh tự đầu tư mua các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Các gia đình làm nông nghiệp đã tự bỏ vốn mua công cụ sản xuất, mua sắm 1.670 xe gia súc, hàng trăm máy tuốt lúa, 1.290 trâu bò cày. Chỉ tính riêng khu vực tập thể và quốc doanh trong 3 năm đã đầu tư 14.770 triệu đồng (tiền ngân hàng mới). Tổng đầu tư của tỉnh và Trung ương chỉ hỗ trợ 19%. Tuy vậy, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa tập trung, chưa ưu tiên các công trình trọng điểm, tác dụng một số công trình chưa cao, chưa thiết thực.
Nhìn chung trong nhiệm kỳ XVIII lĩnh vực kinh tế đã phát triển một bước nhưng nhiều lĩnh vực tốc độ tăng trưởng chậm, chất lượng chưa cao, đời sống cán bộ, bộ đội, công nhân còn nhiều khó khăn, tích lũy tái sản xuất mở rộng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tác động, trình độ tổ chức quản lý hạn chế, các thế lực thù địch bao vây cấm vận phá hoại nhiều mặt... Từ đó dẫn đến tác động xấu đến phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương, trong đó có huyện Thọ Xuân. Mặc dù Thọ Xuân và các huyện trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều chính sách tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới của Đảng, nhưng do chính sách chưa đồng bộ nên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế, kinh tế tiếp tục khó khăn...
2. Khắc phục khó khăn tiếp tục phát triển văn hóa xã hội
Trong điều kiện vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện còn nhiều khó khăn. Toàn huyện có khoảng 30 - 40% số hộ có mức sống khá hơn trước, mức lương thực bình quân đạt từ 20 - 21 kg/tháng là mức yêu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động. Riêng vải mặc mới đáp ứng được bình quân đầu người 2,75 mét... Thấy rõ thực trạng đời sống nhân dân, các cấp ủy Đảng thường xuyên chăm lo đời sống nhân dân nhưng do sản xuất trì trệ, cơ sở vật chất có hạn nên việc chăm lo đời sống vật chất cho toàn xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đời sống tinh thần có xu hướng phát triển mạnh. Cùng với đầu tư của Nhànước, huyện và các cơ sở đã giành phần lớn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa xã hội. Riêng lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, huyện đã sử dụng 70% tổng chi ngân sách đầu tư. Nhờ đó trên 42 ngàn học sinh phổ thông, 9 ngàn cháu đến tuổi đi học có đầy đủ trường lớp bàn ghế học tập, 4.300 cháu có nhà trẻ chăm sóc. Nhiều Đảng bộ đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng, trang bị cơ sở vật chất trường học. Trong các trường phổ thông chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, nhưng chất lượng giáo dục văn hóa, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, bồi dưỡng học sinh thi đại học tiến bộ hơn. Lĩnh vực y tế được quan tâm trang bị thêm cơ sở vật chất máy móc phương tiện khám chữa bệnh. Cán bộ y tế được đào tạo bổ sung nhiều thêm. Các đơn vị yếu kém về công tác y tế giảm thấp. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm tuy chưa đạt được mục tiêu kế hoạch nhưng năm sau giảm hơn năm trước. Cụ thể là năm 1983, tỷ lệ tăng dân số là 2,25%, đến năm 1984 giảm xuống 1,79%, đến năm 1985 còn lại 1,66%. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trở thành phong trào quần chúng sâu rộng và được huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động thường xuyên liên tục.
Cụ thể là: năm 1985, ngành Giáo dục đi sâu vào nhiệm vụnâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện chương trình cải cách giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 phổ thông cơ sở. Toàn huyện có 4.570 học sinh phổ thông trung học, 38.000 học sinh phổ thông cơ sở, 1.406 học sinh theo học bổ túc văn hóa, toànhuyện cứ 2,9 người có 1 người đi học. Toàn huyện có 209 nhà nuôi dạy trẻ với 6.000 cháu. Các địa phương trong huyện đã đầu tư 438.000 đồng xây dựng và mua sắm trang thiết bị trường học.Về y tế: đã chú trọng xây dựng mạng lưới cơ sở và phòng chống dịch bệnh, củng cố xây dựng Hội Đông y và kết hợp khám chữa bệnh theo phương pháp Đông - Tây y kết hợp. Hiệu thuốc huyện đã thu mua dược liệu trị giá 147.825 đồng và sản xuất chế biến thuốc chữa bệnh cho nhân dân, với lượng thuốc tự sản xuất trị giá là 156.586 đồng.Phong trào thể dục thể thao liên tục nhiều năm dẫn đầu tỉnh. Nhiều địa phương đơn vị xây dựng sân vận động, sân bóng đá, bóng chuyền và tổ chức tập luyện, thi đấu. Năm 1985, Thọ Xuân dẫn đầu tỉnh về chạy Việt dã. Lĩnh vực văn hóa: đã tuyên truyền cổ động sôi nổi cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, tổ chức cổ động trên các công trường thủy lợi, các đợt huy động lương thực. Toàn huyện có 26 xã duy trì thường xuyên hoạt động của thư viện xã, 22 xã có hệ thống loa truyền thanh, 13 xã có nhà văn hóa, 100% số xã có đội thông tin cổ động. Công ty chiếu bóng huyện tổ chức phục vụ thường xuyên 2 rạp chiếu bóng của huyện; các đội chiếu bóng lưu động thường xuyên phục vụ nhân dân các địa phương. Hiệu sách nhân dân huyện 5 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hành các loại sách chính trị, văn học, nghệ thuật, khoa học thường thức được tỉnh khen thưởng.
Bên cạnh thành quả đạt được, lĩnh vực văn hoá xã hội vẫncòn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trước hết là chưa nhận thức sâu sắc đầy đủ quan điểm của Đảng về chiến lược xây dựng con người mới. Nhiều cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến việc nuôi dạy trẻ, cơ sở vật chất còn rất hạn chế, toàn huyện mới có 33% số cháu trong độ tuổi được gửi vào nhà trẻ. Việc dạy chữ và dạy nghề ở một số trường phổ thông còn yếu. Điều kiệnđảm bảo cho việc Dạy tốt, học tốt còn rất khó khăn, chưa chú ý đến việc kết hợp giữa nhà trường, đoàn thể và gia đình giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi. Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ còn thấp. Công tác phòng bệnh, vệ sinh môi trường chưa trở thành ý thức tự giác của mọi người dân. Tình trạng khan hiếm thuốc điều trị bệnh tật tiếp diễn khó khăn hơn nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Chế độ của đội ngũ thầy thuốc ở cơ sở chưa đảm bảo thường xuyên và quan tâm đúng mức... Những hạn chế khuyết điểm trong lĩnh vực văn hóa xã hội đang được Đảng bộ, nhân dân toàn huyện phấn đấu khắc phục.
3. Về công tác quốc phòng - an ninh
Trong điều kiện đất nước vừa có hòa bình lại vừa phải đối phó với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch vì vậy nhiệm vụ quốc phòng -an ninh đã được Đảng bộ, lực lượng vũ trang, nhân dân toàn huyện tích cực phấn đấu. Các cơ quan quân sự, công an đã tham mưu cho Huyện ủy tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu đập tan âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, tích cực đóng góp sức người sức của góp phần xây dựng bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, việc phân công lại lực lượng lao động trên địa bàn huyện được chú ý đến các yếu tố quốc phòng và an ninh. Huyện đã tổ chức đăng ký lực lượng dự bị động viên, củng cố tổ chức và tăng cường huấn luyện các đơn vị quân dự nhiệm, xây dựng củng cố vững chắc phòng tuyến an ninh khu vực Sao Vàng - Mục Sơn, tổ chức lực lượng đảm bảo an toàn cho các khu vực trọng điểm về kinh tế, quân sự, hàng năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân. Nhìn chung công tác quốc phòng - an ninh đã đảm bảo tốt về an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, đồng thời tích cực đấu tranh khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kinh tế và đời sống; bước đầu xây dựng được quỹ quốc phòng trên địa bàn huyện. Riêng năm 1985 công tác quốc phòng - an ninh đạt được kết quả mới. Các lực lượng đã phối hợp xây dựng phương án phòng tuyến an ninh nhân dân tại các khu vực trọng điểm, xây dựng củng cố lực lượng, thực hiện xuất sắc 2 đợt tuyển quân, tổ chức phòng chống bão lụt, tổ chức cải tạo các đối tượng hình sự, tham gia công tác quản lý thị trường, phân phối trong việc kiểm tra kinh tế, phát hiện và xử lý các vi phạm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Tuy đạt được thành quả nói trên, nhưng trong 3 năm qua (1983 - 1985) công tác quốc phòng -an ninh vẫn còn nhữnghạn chế khuyết điểm như sau: Chưa có phương án tích cực phối hợp giữa các ngành, các cấp và các lực lượng chủ động tấn công, phòng ngừa tội phạm. Một số vụ việc chưa được xử lý dứt điểm, một số mặt hoạt động còn mang tính mùa vụ. Trong xây dựng lực lượng, việc huấn luyện, tập huấn kiểm tra còn ít, còn biểu hiện mất cảnh giác. Một số ngành kinh tế chưa thật sự trong sạch nhưng chậm kiểm tra giải quyết. Hiện tượng quân đào ngũ còn diễn ra chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Lực lượng công an chưa thực sự trong sạch, việc giáo dục cho nhân dân thấy rõ âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch thường xuyên. Khuyết điểm lớn nhất trong công tác quốc phòng - an ninh trong 3 năm qua là nằm trong trạng thái bình thường và chủ quan. Những khuyết điểm hạn chế nói trên cần nhanh chóng khắc phục.
4. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện và cơ sở Đảng là yêu cầu tất yếu đảm bảo cho việc xây dựng hệ thống chính trị vững chắc và đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị thông suốt, thành công. Nhận thức đúng quy luật khách quan đó xuyên suốt nhiệm kỳ các cấp ủy Đảng đã dày công chăm lo xây dựng Đảng bộ.
Cùng với triển khai học tập đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong 5 năm (1981 - 1985, Huyện ủy đã chỉ đạo mở 40 lớp đào tạo chương trình sơ cấp lý luận cho 3.969 đảng viên, mở 2 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 221 cán bộ chủ chốt cơ sở, mở nhiều lớp bồi dưỡng cho 700 đảng viên mới. Toàn huyện đã có 57% đảng viên có trình độ sơ cấp lý luận chính trị; hàng chục đồng chí giữ cương vị lãnh đạo, quản lý được gửi đi đào tạo chương trình cao hơn ở trường Đảng tỉnh và Trung ương và gửi đi học tại các trường quản lý kinh tế, hành chính. Hiện nay số cán bộ chủ chốt ở cơ sở có trình độ kỹ thuật và quản lý trung cấp trở lên tăng hơn thời kỳ trước 5,8%, trung cấp lý luận chính trị tăng hơn 10%, có trình độ văn hóa cấp III tăng hơn 3,2%. Khối cơ quan Nhà nước có trình độ đại học tăng lên 22,7%, trung cấp quản lý tăng lên 45,1%, trung cấp kỹ thuật tăng lên 11%, trung cấp ý luận tăng lên 61,8%.
Do được từng bước nâng cao năng lực trình độ, các tổ chức Cơ sở Đảng ở nông thôn sinh hoạt nề nếp, tính lãnh đạo, tính chiến đấu được tăng cường và lấy mục tiêu 5 phân công, 5 nhiệm vụ của đảng viên làm nội dung phê và tự phê. Công tác phân loại đảng viên chất lượng tốt hơn. Trong nhiệm kỳ Huyện ủy đã tổ chức 2 đợt sinh hoạt chính trị, phát động quần chúng góp ý phê bình đảng viên và cơ sở Đảng đã góp phần củng cố về tổ chức, nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ làm tăng thêm niềm tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng. Trong 85 tổ chức cơ sở Đảng có 15% đề nghị Tỉnh ủy công nhận vững mạnh, 77% được xếp loại khá, 8% xếp loại yếu. Trong 659 chi bộ thì có 39% vững mạnh, 46% khá, 15% yếu. Trong tổng số 8.779 đảng viên dự phân loại, có 8.601 đồng chí đủ tư cách (tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là: 9.110 đồng chí), trong đó có 42,5% xuất sắc, loại 2 có 45,6%, loại 3 có 9,8%, loại 4 chỉ có 2%.
Trong nhiệm kỳ kết nạp 415 đảng viên mới, đa số trẻ khỏe có năng lực trình độ đã được rèn luyện thử thách trong thực tiễn. Cùng với việc phát triển đảng viên tăng cường sức chiến đấu cho Đảng, các cấp ủy Đảng đã đẩy mạnh công tác kiểm tra ngăn chặn và loại trừ các yếu tố độc hại trong Đảng, thúc đẩy cán bộ, đảng viên giữ nghiêm kỷ luật Đảng và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Toàn Đảng bộ đã có 96,1% tổng số đảng viên xây dựng được chương trình hành động, 90% đơn vị cơ sở xây dựng được kế hoạch kiểm tra. Công tác kiểm tra đã giúp cho cấp ủy Đảng khai trừ ra khỏi Đảng 203 trường hợp không còn đủ tư cách đảng viên.
Tuy đạt được thành quả to lớn cơ bản nhưng công tác xây dựng Đảng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm: chất lượng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa được thường xuyên, có mặt chưa sâu sắc, tính chiến đấu của một số bộ phận đảng viên và cơ sở Đảng còn hạn chế, nhận thức về nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ còn giản đơn. Một số cơ sở Đảng phát triển đảng viên mới còn chậm, việc nâng cao giác ngộ của quần chúng về Đảng chưa thực sự sâu sắc. Công tác quy hoạch bố trí đào tạo cán bộ còn chắp vá bị động, chất lượng ở một số cán bộcòn thấp dẫn đến một số cơ sở Đảng còn yếu kém. Chất lượng của công tác kiểm tra ở một số khâu, một số việc chưa đạt yêu cầu, còn nể nang né tránh...
Về vai trò lãnh đạo của cấp ủy: Đại hội Đảng bộ huyện đã bầu 35 Huyện ủy viên, do sức khỏe và do thuyên chuyển công tác còn lại 27 đồng chí. Trong 3 năm qua Huyện ủy đã có nhiều đóng góp xứng đáng trong việc đề ra những chủ trương giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội chính xác kịp thời. Huyện ủy đã triển khai đồng bộ các mặt công tác và tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định, coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức thực hiện. Trong mọi mặt hoạt động, Huyện ủy đã đảm bảo sự đoàn kết thống nhất, có lối sống trong sạch lành mạnh gần gũi quần chúng, cán bộ, đảng viên, chịu khó học tập nâng cao trình độ, khi có những khó khăn phức tạp diễn ra đã kịp thời nắm bắt phân tích và đề ra cách thức giải quyết đúng đắn... Tuy vậy trong sinh hoạt cấp ủy, tính chiến đấu phê và tự phê chưa cao, có việc còn nhất trí một chiều, có đồng chí còn cá nhân trong tuyển dụng cán bộ, một số nặng thành tích, có trường hợp sa sút ý chí chiến đấu. Những hạn chế, khuyết điểm đã được Huyện ủy nghiêm túc kiểm điểm.
Cùng với xây dựng Đảng, trong nhiệm kỳ các cấp ủy Đảng đã tích cực chỉ đạo xây dựng củng cố các cơ quan Nhà nước địa phương, xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh tạo hạt nhân tổ chức chỉ đạo đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Đối với hệ thống chính quyền từ huyện đến xã đã được bố trí sắp xếp lại theo hướng giảm phòng, ban, biên chế (Ủy ban huyện từ 23 phòng, ban sắp xếp lại còn 15 phòng, ban) tăng cường điều hành trực tiếp của Thường trực Ủy ban nhân dân huyện với cơ sở và thành lập thêm những cơ quan khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, do vậy các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước cấp huyện chuyển từ quản lý hành chính đơn thuần sang quản lý hành chính - kinh tế. Nhờ đó đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ huyện và các Nghị quyết của huyện thành mục tiêu kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Tuy vậy vai trò của chính quyền còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Đó là: năng lực cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và năng lực tư duy kinh tế còn nhiều bất cập, quản lý theo luật pháp còn yếu, phong cách công tác nặng về quản lý hành chính, chưa điều hành các ngành kịp thời trong việc quản lý kinh tế - xã hội.
Đối với các tổ chức chính trị, Huyện ủy đã quan tâm xây dựng củng cố và tăng cường cán bộ đảng viên có năng lực phẩm chất nắm giữ các cương vị chủ chốt, đồng thời tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở Đảng trong các tổ chức chính trị vững mạnh tăng cường hạt nhân lãnh đạo của Đảng; nhờ đó các tổ chức chính trị đã thực hiện tốt chức năng của mình.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của huyện đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua 3 xung kích đi đầu trong lao động sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 1.300 đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng giáo dục kết nạp Đảng, trong đó đã có 342 quần chúng ưu tú trở thành đảng viên của Đảng.
Hội Phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội Phụ nữ vận động chị em tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa mới, thực hiện tiết kiệm xây dựng gia đình và quê hương, vận động sinh đẻ có kế hoạch... Từ trong phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến.
Hội Nông dân vận động nông dân sản xuất giỏi. Trong lao động sản xuất đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và nhiều tấm gương về làm kinh tế gia đình. Hội đã tích cực góp phần tham gia quản lý kinh tế trong các hợp tác xã.
Mặt trận Tổ quốc của huyện đã tích cực củng cố khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đặc biệt là Mặt trận đã xem trọng việc tổ chức củng cố Hội Phụ lão làm gương trong việc vận động con cháu tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. Các cụ còn đi đầu trong phong trào xây dựng vườn cây, vườn quả, ao cá, xây dựng quỹ bảo thọ...
Có thể khẳng định: sự lớn mạnh của Đảng bộ và hệ thống chính trị là động lực thúc đẩy các tầng lớp nhân dân huyện nhà thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
10 năm (1975 - 1985) xây dựng lại quê hương, đất nước trong điều kiện khó khăn gian khổ chồng chất. Đó là: hậu quả của 21 năm chiến tranh tàn khốc do đế quốc Mỹ gây ra còn đang rỉ máu thì chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc nổ ra, các thế lực thù địch tiến hành bao vây cấm vận phá hoại sự nghiệp xây dựng bảo vệ chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, bằng mọi thủ đoạn thâm độc. Nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu của dân tộc lại phải tiếp tục đáp ứng các yêu cầu chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chi viện cho nhân dân Cam Pu Chia đánh đổ chế độ diệt chủng hồi sinh đất nước. Trong khi đó cơ chế quản lý quan liêu bao cấp thời chiến kéo dài, động lực sản xuất dần dần bị triệt tiêu, sản xuất trì trệ, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng giảm sút. Khắc phục thực trạng đó Đảng ta tích cực tìm tòi khảo nghiệm tìm ra giải pháp đưa đất nước tiến lên.
Cùng toàn Đảng, toàn dân tộc đẩy lùi hậu quả nặng nề của chiến tranh và thiên tai, tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới, bằng tất cả tinh thần và lực lượng, Đảng bộ nhân dân Thọ Xuân đã tích cực xây dựng huyện điểm theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng. Huyện ủy đã tổ chức lãnh đạo toàn dân phát triển kinh tế - văn hóa gắn với xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng -an ninh, xây dựng huyện thành pháo đài vững chắc theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy. Trong 5 huyện chỉ đạo điểm Thọ Xuân là huyện dẫn đầu, nhiều lần huyện Thọ Xuân được chọn báo cáo điển hình toàn miền Bắc, được Trung ương Đảng đánh giá là mô hình phát triển toàn diện. Về kinh tế: Thọ Xuân kiên trì tổ chức lại sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, tiến hành cải tiến quản lý kinh tế toàn diện, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển văn hóa mới, con người mới, xây dựng phát triển nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chi viện sức người sức của bảo vệ từng thước đất biên giới thiêng liêng của Tổ quốc góp phần đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ không ngừng phấn đấu trở thành trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị vững chắc, đủ sức tổ chức quản lý phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện. Tuy đạt được thành tựu to lớn toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng chịu tác động của tình hình cả nước, cộng với hạn chế tồn tại của địa phương, kinh tế - xã hội vẫn nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, đời sống nhân dân tiếp tục khó khăn... Thực trạng đó đòi hỏi Đảng bộ nhân dân huyện nhà phải tiến hành sự nghiệp đổi mới sâu sắc toàn diện do Đảng ta khởi xướng và tổ chức lãnh đạo thực hiện.
- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂNKHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA GÓP PHẦN TÌM TÒI KHẢO NGHIỆM CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 1995)
- ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2010).
- PHẦN KẾT