Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 1995)

Đăng lúc: 09/03/2021 (GMT+7)
100%

Chương II

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP

 ĐỔI MỚI XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1986 - 1995)

Sự nghiệp xây dựng đất nước sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh biên giới phía Tây Nam, phía Bắc Tổ quốc đầy khó khăn thách thức: vừa khắc phục hậu quả chiến tranh nặng nề, vừa ổn định đời sống nhân dân, vừa chống lại âm mưu bao vây cấm vận phá hoại của thế lực thù địch, vừa tìm tòi khảo nghiệm tìm hướng đi mới đẩy lùi sự tụt hậu về kinh tế... Vượt lên thử thách gian lao, dân tộc ta gặt hái thành tựu mới to lớn toàn diện Song sản xuất vẫn tăng truởng chậm chưa tương xứng với tiềm năng và diều kiện vốn có, hiệu quả đầu tư thấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn thiếu thốn, lưu thông phân phối rối ren, hàng hoá khan hiếm, tiêu cực phát triền dẫn đến khủng hoàng kinh tế kéo dài nghiêm trọng, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo cùa Đảng giảm sút, trong khi đó các thế lực thù dịch tăng cường bao vây, cấm vận và tiến hành chiến tranh phả hoại nhiều mặt... Đánh giá khách quan khoa học thực trạng của đất nước và tình hình thế giới, từ ngày 15 đến ngày 18 thảng 12 năm 1986, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ VI quyết định tiến hành sự nghiệp đổi mới sâu sắc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Đại hội VI của Đảng đánh giá: Sau khi kháng chiến chống Mỹ, việc xác định mục tiêu và bước đi, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa quản lý kinh tế đất nước... có nhiều thiết sót. Chưa nhận thức đầy đủ tính chất và thời gian của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là lâu dài nên phạm khuyết điểm chủ quan nóng vội, việc bố trí cơ cấu kinh tế chưa phù hợp - chưa kết hợp đầu tư nông nghiệp với công nghiệp trong cơ cấu hợp lý, chưa mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, đầu tư xây dựng cơ bản tràn lan hiệu quả thấp. Việc cải tạo sử dụng các thành phần kinh tế chưa phù hợp, triệt tiêu dần động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, nhiều thể chế chính sách lỗi thời không kịp thời thay đổi, kinh nghiệm quản lý kinh tế hạn chế, tư tưởng bảo thủ trì trệ đan xen tư tưởng nóng vội giản đơn tạo ra ưở lực trên con đường phát triển của đất nước...

Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối kinh tế mà Đại hội IV và Đại hội V của Đảng ta đã xác định. Đồng thời tập trung trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân tộc tổng kết thực tiễn, giải quyết một số vấn đề lý luận, phát triển đường lối nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Đại hội xác định: Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quấ độ đó là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng điều kiện cần thiết tiến hành công nghiệp hoá đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nói trên Đại hội đề ra đường lối đổi mới sâu sắc toàn diện, trước hết là đôi mới tư duy kinh tế và các nội dung:

Một là: Đôi mới cơ cấu kinh tế, có chính sách cải tạo sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, kinh tế hộ, kinh tế tư bản...) nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế, trong đó vai trò chủ đạo là quốc doanh. Thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.

Hai là: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xác lập cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là: Cùng với phát triển khoa học kỹ thuật cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Bốn là: Để xác lập và vận hành cơ chế quản lý mới cần cải cảch bộ máy Nhà nước; Đảng phải đổi mới nhiều mặt tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn: Đổi mới tư duy - trước hết là tư duy kinh tế, đôi mới tổ chức - cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và phương pháp công tác.

Năm là: Những năm trước mắt cần thực hiện thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn: về lương thực thực phẩm, về hàng hoá tiêu dùng, về hàng hoá xuất khẩu.

Đại hội lần thứ VI của Đảng thành công mở ra bước ngoặt mới trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Triển khai đường lối đổi mới của Đảng, tháng 10 - 1986 Đảng bộ Thanh Hoá Đại hội lần thứ XII xác định phương hướng nhiệm vụ như sau: “Từ lương thực, xuất khẩu sản xuất hàng hoá phong phú đa dạng mà đi lên. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư - công nghiệp và dịch vụ sát hợp. Gắn kinh tế với xã hội, coi trọng chiến lược phát triển con người, lấy giáo dục phổ thông và bảo vệ sức khoẻ làm cơ bản. Thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và an ninh nhân dân, lấy dân làm góc. Đại hội xác định chỉ tiêu kinh tế xã hội từ năm 1986 -1990 cần phấn đấu và vượt: sản lượng lương thực 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 40 triệu Rúp - USD trở lên, giá trị công nghiệp - thủ công nghiệp đạt 3.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng dân số 1,7%. Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII soi sáng cho Đảng bộ nhân dân Thọ Xuân, các ngành, các cấp trong tỉnh phấn đấu vươn lên.

I. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XIX (1986 -1989)

Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân từng bước vượt qua khó khăn thảch thức, cùng toàn Đảng, toàn dân tộc tìm tòi khảo nghiệm con phương hướng mục tiêu kinh tế, xã hội nhiệm kỳ: 1986 - 1989 là:

         1. Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại sản xuất ngay từ các đơn vị cơ sở và trên địa bàn huyện, xây dụng cơ cấu kinh tế họp lý: Nông - Lâm - Công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp, thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng hóa xuất khẩu là trọng tâm. Làm chuyên biến mạnh mẽ, rõ rệt đối với lâm nghiệp, công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp, tạo ra thế phát triển mới của huyện. Đồng thời đẩy mạnh tốc độ phát triển tất cả các ngành sản xuất khác, từng bước đổi mới cơ cấu kinh tế: lâm nghiệp từ 5 - 7%, công nghiệp, thủ công nghiệp 25 - 30%. Nông nghiệp từ 63 - 70%, đưa nền kinh tế của huyện vào thế ổn định và phầá triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng nhanh.

Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế, gắn ba thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và gia đình trong một cơ cấu, gắn sản xuất với lưu thông phân phối, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cảc đơn vị cơ sở, khuyến khích mở rộng liên két kinh tế, tạo thêm vốn, vật tư, tranh thủ chất xâm phát triển mở rộng. Trên cơ sở phât triển kinh tế, tổ chức tốt đời sống nhân dân cả vật chất và tinh thần, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng được dự trữ lương thực của huyện và cơ sở.

          2. Tập trung làm tốt hơn nữa cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ giác ngộ và năng lực làm chủ của nhân dân lao động.

          3. Thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trước hết là cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống, tạo tiền đề vững chắc phảt triển cao hơn của cảc năm sau.

4. Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, tăng cường công tảc quân sự địa phương, gắn kinh tế với quốc phòng, xây dựng pháo đài quân sự huyện, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động đối phó với âm mưu phá hoại của cảc the lực thù địch, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

         5. Nâng cao chất lượng xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ và đảng viên, đổi mới phong cách lãnh đạo. Tăng cường sự đoàn kết thống nhất, tăng thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Nâng cao vai trò quản lý điều hành của huyện và cơ sở, củng có các tổ chức quần chúng vững mạnh hoạt động có nề nếp chất lượng.

Nhằm thực hiện thắng lợi cầc mục tiêu cơ bản nói trên, Đại hội đề ra những mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 7-8%, đến năm 1988 tổng sản lượng lương thực đạt 95.000 tấn, đến năm 1990 đạt 107.000 tấn dựa trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, tăng diện tích vụ đông. Hình thành vùng mía nguyên liệu tập trung 1.350 ha, cải tạo vùng đồi đưa dần mía lên đồi; ổn định diện tích 1.200ha, năng suất từ 16-17 tấn/ha/vụ, sản lượng từ 1.750-2000 tấn/năm. Trồng 300ha đay lấy sợi ở vùng đồi, mở rộng diện tích đậu tương, hình thành vùng chè 200ha, giành từ 50-100ha trồng thuốc lá, mở rộng diện tích vụ ngô thu và đông để có sản lượng từ 4.000-5.000 tấn/năm. Đến năm 1990 tổng đàn trâu bò có từ 26.000-27.000 con, đàn lợn 57.000 con vào năm 1986 tiến lên 75.000 con vào năm 1990, đàn vịt đẻ từ 5.000-6.000 con, đàn vịt thời vụ 150.000-200.000 con, nuôi cá từ 500-700 ha. Về lâm nghiệp: trồng cây gây rừng không còn đất trống đồi núi trọc đạt giá trị từ 4,5 triệu đồng vào năm 1986 tăng lên 7 triệu đồng vào năm 1988, tăng lên 35 triệu đồng vào năm 1990.

Đại hội đã bầu vào Ban Chấp hành 35 đồng chí. Đồng chí Lê Huy Thiết được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XIX là Đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên địa bàn huyện, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong nhiệm kỳ 1986-1989 soi sáng cho Đảng bộ, nhân dân toàn huyện phấn đấu.

1. Về đổi mới kinh tế - xã hội

Năm 1986, năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm 1986-1990, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp - là năm đầu tiên tiến hành sự nghiệp đối mới. Đầu năm 1986, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện ra Nghị quyết số 07 về “Tập trung cao độ để phát triển kinh tê toàn diện, vũng chắc, tạo ra tốc độ mới bước đi nhanh, mạnh theo cơ cấu: Nông - Lâm - Công nghiệp”. Mục tiêu chủ yếu phải phấn đấu đạt được là 90.000 tấn lương thực, 2.700 tấn thịt lợn hơi, 120 tấn thịt vịt, 2.700 tấn lạc vỏ, 40.500 tấn mía cây, 23.000 con trâu, bò, trồng mới, tu bổ, khoanh nuôi 1.450 ha rừng, trồng phân tán từ 2 - 3 triệu cây các loại. Giâ trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 16 triệu đồng, thu ngân sách huyện đạt trên 22 triệu đồng, ngân sách xã đạt trên 3,5 triệu đồng, về xây dựng cơ sở vật chất: theo phương châm Nhà nước, tập thể và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư, góp phần. Huyện ủy chỉ đạo tiếp tục củng cố hoàn thiện các trạm bơm điện Xuân Lam, Xuân Thiên, xây dựng trạm trung gian truyền tải điện Xuân Minh 1.000 KVA, các trạm bơm điện Thọ Hải, Phú Yên, Xuân Lai, xưởng chế bỉển bột giấy Xuân Bái 300 tấn/năm, đây cũng là nền tảng cơ sở vững chắc và lợi thế để Thọ Xuân phảt triển kinh tế trong những năm tiếp theo

Nhưng do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt như rét muộn, lúa chiêm xuân phát triển sớm, sâu bệnh phảt triển mạnh, 800ha lúa xuân muộn bị bọ trĩ, 2.500 ha giống lúa số 2, NE 8, A3, V4, U14 bị rầy nâu phá hại; bệnh khô vằn ở câc giống lúa khác gây tôn thất lớn. Trước tình hình trên, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra Chỉ thị số 22 tập trung cứu lúa. ủy ban nhân dân huyện, các ngành và các cơ sở đã tập trung công sức, lực lượng cứu lúa. Nhờ vậy vụ chiêm xuân với diện tích 7.472 ha, năng suất đạt bình quân 50,4 tạ/ha, sản lượng đạt 37.659 tấn (đạt 106,5% so với vụ trước).

Phát huy những kết quả đạt được, ngày 29-4-1986, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ra Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tập trung sức mạnh của cả huyện nhằm tạo ra chuyển biến mới, giành thắng lợi toàn diện vụ thu và vụ mùa năm 1986”.

Vụ mùa bị sâu bệnh phâ hoại nghiêm trọng, năng suất lúa chỉ đạt 23,5 tạ/ha, sản lượng đạt 20.697 tấn nhưng mức lương thực cả năm vẫn đảm bảo, đời sống nhân dân vẫn ổn định nhờ tăng vụ và thâm canh 5.968 ha cây màu, chủ lực là khoai lang 3.965 ha năng suất 102 tạ/ha, ngô 1.120 ha, năng suất đạt 14,5 tạ/ha. Sản lượng cả năm quy thóc 15.953 tấn.

Về cây công nghiệp: diện tích lạc cả năm 1.424,8 ha năng suất 10,8 tạ/ha, sản lượng 1.547 tấn. Cây mía tổng diện tích 1.023 ha (huyện quản lý 323 ha) sản lượng 16.500 tấn.

Về chăn nuôi: Đàn lợn 57.223 con (đạt 94% kế hoạch, tăng 0,4% cùng kỳ, sản lượng thịt lợn đạt 2.250 tấn, đàn lợn nái 5.466 con. Đàn trâu bò 22.488 con, đàn vịt 140.000 con, trứng 840.000 quả; diện tích nước nuôi cá 433 ha và hàng trăm lồng cá sản lượng đạt 356 tấn cá/năm.

Một vinh dự lớn đối với Đảng bộ nhân dân Thọ Xuân: ngày 18-6-1986 đồng chí Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thăm huyện nhà. Tại hội trường lớn của huyện, Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã trực tiếp hỏi chuyện các đồng chí: Lê Huy Thiết Tỉnh uỷ viên - Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Chí Đường Thường vụ Huyện uỷ - Bí thư Đảng uỷ Xuân Thành. Tiếp đó đồng chí đã giành nhiều thời gian nói chuyện với lãnh đạo chủ chót của huyện và cơ sở. Chủ tịch căn dặn: “Thọ Xuân là huyện có tiềm năng lởn về đât đai, lao động, phải tim cách phát huy thế mạnh này để phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao mức sống của nhân dân. Phải chú trọng xây dựng Đảng thực sự vững mạnh trong sáng, mẫu mực trong công tác lãnh đạo cũng như sinh hoạt. Có như vậy mới động viên được quần chúng thực hiện thang lợi nhiệm vụ của cách mạng”. Cũng trong năm 1986, Thọ Xuân tổ chức triển lãm kinh tế - xã hội trong 10 năm xây dựng cấp huyện (1975 - 1985). Tại triển lãm đã trưng bày sản phẩm cấc lĩnh vực kinh tế: nông - lâm có năng suất cao như: lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, vừng, luồng, lợn, cá, bầu, bí và căng tin hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, Các sản phẩm trưng bày trong triển lãm đánh dấu bước phảt triển mới về kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân trong 10 năm xây dựng cấp huyện, đặc biệt là sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đồng chí Hà Trọng Hòa - ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. các đồng chí lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, sở, ban, ngành cấp tỉnh về dự khai mạc triển lãm.

Năm 1987, Thọ Xuân thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm - Công nghiệp - Xuất khẩu và dịch vụ, thời kỳ 1986 - 1990 tạo thế nhảy vọt.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, Huyện uỷ đề ra biện pháp chủ yếu phát triển kinh tế:

1. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi, kể cả tưới và tiêu, giải quyết tốt vấn đề giống cây trồng, con nuôi, phòng trống dịch bệnh, sửa chữa ngay những lệch lạc còn tồn tại trong khoán sản phẩm. Tập trung thâm canh lúa và màu là biện pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề lương thực.

Năm 1987, duy trì 4.000 ha lúa thâm canh, có 1.000 ha cao sản, phấn đấu 90,8 tạ/ha (cả hai vụ) mở rộng vụ đông và vụ thu để tăng sản phẩm lương thực, thực phẩm, phấn đấu khoai lang 100 tạ/ha, ngô 18 tạ/ha trở lên. Xây dựng vùng chuyên canh lạc 1.200 ha, mía 600 ha, năng suất đạt 16 tạ/ha, mía 500 tạ/ha.

Duy trì cải tạo đàn lợn nái giống Móng Cái, lai kể cả đàn lợn thịt 85-90%. Mở rộng lai sin đàn bò. Mở rộng mạng lưới thú ý, bảo vệ thực vật thông qua dịch vụ của hai trung tâm con nuôi và cây trồng. Hoàn thiện hệ thống giống cây trồng từ huyện xuống cơ sở, đầu tư cho sản xuất giống.

2. Phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả theo hướng kinh doanh đất rừng và tận dụng đất nông nghiệp theo mô hình quốc doanh, tập thể và hộ gia đình, mở rộng hệ thống ươm cây trồng và các tổ trồng cây nhân dân

3. Phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề trong khu vực nông nghiệp, sắp xếp lại nông nghiệp, phát triển mạnh hai ngành chủ lực là cơ khí sửa chữa và chế biến nông, lâm sản, khôi phục ngành nghề truyền thống, du nhập các nghề thủ công xuất khẩu.

4. Xuất khẩu trọng điểm là cây lạc, mở rộng nghề trồng đay xuất khẩu, tận dụng cảc sản phẩm khấc như da trâu, bò, lông vịt, đậu tương, trứng vịt, long nhãn, hàng thủ công, dược liệu. Phát động mọi nhà, mọi người làm xuất khẩu.

5. Nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sóng, trước mắt là củng cố vững chắc dịch vụ cây trồng, con nuôi, trạm thuỷ nông, máy kéo, sửa chữa, ăn uống, văn hoá.

6. Tập trung lắp mấy đợt 1 để trạm biến thế điện trung gian 1.000 KVA Xuân Minh đi vào hoạt động, cung cấp điện phục vụ thuỷ lợi cho cả vùng tả ngạn sông Chu, hoàn chỉnh và xây dựng các trạm bơm điện Xuân Lai, Thọ Hải, Xuân Trường, nâng cấp trạm bơm tiêu ở Đồng Ngâu và Xuân Trường, xây dựng trạm biến thế để trạm máy kéo đi vào hoạt động, từng buớc thực hiện chương trình điện khí hóa.

Về cơ khí chế biến mở rộng quy mô sản xuất của xí nghiệp nông cụ, hoàn thiện hệ thống xây xát, đảm bảo 30 tấn/ca (15.000 tấn năm) mở rộng các cơ sở sản xuất nước chấm, bánh kẹo, rượu, cồn, sơ chế da trâu, bò...

Thành lập Công ty Vận tải của huyện, chủ yếu đường sông, dựa trên cơ sở phương tiện sẵn có và đóng mới.

7.  Nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý cơ sở quốc doanh và tập thê, phát triển kinh tế gia đình, làm cho kinh tế ba thành phần gắn bó thúc đẩy nhau cùng phát triển.

8. Nắm vững nội dung củng cố quan hệ sản xuất mới hiện nay, tập trung làm tốt ba vấn đề trọng yếu là:

       Đổi mới phương thức hoạt động của Huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan cấp huyện, bâm sát cơ sở để phục vụ kịp thời, cùng cơ sở giải quyết tháo gỡ những ách tắc. Loại bỏ tận gốc tệ hành chính, quan liêu, bao cấp gây khó khăn cho cơ sở.

       Đẩy mạnh học tập điên hình tiên tiến, tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán theo hướng tăng cường cơ sở vật chất để điều hành toàn bộ các khâu trong chế độ khoán. Mở rộng việc khoán theo đơn giá.

Vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý để đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết 386 của Bộ Chính trị.

          Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch của huyện, cấc cơ sở phải tiến hành cho được kế hoạch kinh tế gia đình với nội dung quan trọng: Vượt khoán của Hợp tác xã, phát triển kinh tế vườn chăn nuôi ngành nghề, đóng góp cho hợp tác xã và Nhà nước, coi trọng kế hoạch hoá gia đình.

- Trong năm 1987, thiên tai sâu bệnh phức tạp, vật tư nguyên liệu khan hiếm, chính sách giá - lương - tiền tiếp tục tác động không tốt trong sản xuất và đời sống... Nhưng Đảng bộ huyện đã bình tĩnh sáng suốt lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thách thức nỗ lực phấn đấu, nhờ đó tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 74.999 tấn (tăng 1,1% cùng kỳ); sản lượng màu đạt 17.957 tấn (bằng 23,9% sản lượng lương thực, tăng 12% cùng kỳ), về chăn nuôi: đàn lợn 53.873 con, đàn lợn nái 6.247 con, trong đó lợn lai kinh tế chiếm 9,6% tổng đàn. Đàn trâu bò 22.904 con (tăng 1,8% cùng kỳ). Đàn vịt so với năm 1986 giảm 2.100 con, trứng đạt 1,3 triệu quả (tăng 80% cùng kỳ). Diện tích nuôi cá ổn định, cá lồng tăng thêm 132 lồng, sản lượng cả năm đạt 331 tấn. Nghề nuôi ong phát ưiển toàn huyện, có 87 hộ nuôi 535 đàn ong. về sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 1987 giá trị đạt 105,556 triệu đồng (tăng hơn năm 1986 là 2,417 triệu đồng), về xây dựng cơ bản: thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và tranh thủ sự đầu tư chỉ đạo của tỉnh, Trung ương, huyện đã xây dựng một so công trình về điện, thuỷ lợi, giao thông và một số công trình phúc lợi xã hội.

Năm 1988, do thiên tai thời tiết khắc nghiệt, ảnh hướng xấu đến sản xuất nông nghiệp, cùng với những biến động của xã hội, đời sống và phân phối lưu thông tiếp tục phát sinh khó khăn, có lúc gay gắt... Nhưng Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, cán bộ và nhân dân huyện bám sát các chủ trương và chỉ thị của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phấn đấu khắc phục những khó khăn, khai thác thuận lợi, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, phòng trừ sâu bệnh, điều hành điện, vật tư, nước tưới, cải tạo đất sản xuất... Chỉ đạo toàn huyện coi vụ đông là vụ sản xuất chính tăng sản phẩm màu lương thực.

Về quản lý kinh tế, huyện đã sớm có chủ trương từ khoán công điểm chuyển sang khoán gọn. Nhờ đó khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Tỉnh uỷ, Thọ Xuân đã thực hiện một cách chủ động. Mặt khác, huyện quán triệt sâu sát 8 giải pháp mục tiêu kinh tế của huyện uỷ nên mặc dù hạn hán - úng lụt -sâu bệnh, Thọ Xuân có tổng sản lượng lương thực quy thóc 70.223 tấn (trong đó có 19.209,4 tấn màu quy thóc), vụ đông đạt 11.000 tấn quy thóc. Lạc vỏ 1.282 tấn tăng 24,3% cùng kỳ. sản lượng mía cây đạt 12.720 tấn, trong đó có 7.300 tấn mía nguyên liệu. Đàn trâu bò tăng 7,5%, đàn lợn tăng 8,4% cùng kỳ. Chăn nuôi vịt, nuôi cá có phần tăng trưởng, nghề nuôi ong từng bước phát triển, giả trị khai thác lâm nghiệp đạt 45.000.000 đồng, tăng 10 triệu so với năm 1987. Giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 101.214.000 đồng (theo giá cũ) bằng 104% kế hoạch, về xây   dựng cơ bản đã đưa sản lượng điện phục vụ sản xuất nông nghiệp từ 5.700 KVA tăng lên 9.300 KVA. Trong các năm 1986 —1987 - 1988, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có 244,8 triệu đồng thì đã giành 53,4% cho phát triển nông nghiệp. Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt « 1,3 tỷ đồng vượt kế hoạch 7,8%.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn rất khó khăn nhưng vói tinh thần yêu nước, năm 1988 cán bộ và nhân dân Thọ Xuân đã tiết kiệm mua Công trái Tổ quốc với so tiền 24 triệu đông và 150 tấn thóc vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Tiêu biểu là các xã: Xuân Lam, Xuân Thành, Xuân Trường, Phú Yên.

Thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XIX đã đề ra, các năm: 1986 -1988 Thọ Xuân đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp... Tuy vậy khoán 100 bộc lộ nhiều hạn chế khó khắc phục:

Một là: Người lao động chưa thực sự làm chủ nguồn tư liệu sản xuất như đất đai, dụng cụ sản xuất, nguồn phân bón, giống, nước..

Hai là: Mức khoán cao, người lao động không còn phấn khởi tích cực thi đua sản xuất như trước, cộng với thiên tai lũ lụt khiến năng suất, sản lượng giảm sút dẫn đen von của tập thể bị chiếm dụng, xã viên khê đọng sản ngày một tăng

-  Để khắc phục tình trạng nói trên Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 15 của Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa. Huyện uỷ Thọ Xuân đã tổ chức cho Đảng ủy các cấp, uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, ban chủ nhiệm hợp tác xã và toàn thể nhân dân trong huyện quán triệt sâu sắc 3 yêu cầu, 5 nội dung cơ bản của Nghị quyết 10, trên cơ sở hoàn thiện phương án khoán vụ mùa năm 1988 và xây dựng đồng bộ, toàn diện phương án khoán cả năm 1989. Giao cho các hợp tác xã trực tiếp khoán đến hộ, nhóm hộ.

Về phương án khoán vụ mùa năm 1988, lấy đơn giá đầu sào, xác định đơn giá chi tiết giao khoán đến hộ, nhóm hộ, đội. Chi bộ và đội sản xuất, công bố kế hoạch giao khoán và đồng thời tổ chức hợp đồng, phát động thi đua thực hiện đạt và vượt khoán. Người nhận khoán chủ động giao sản phẩm cho tập thể và nhà nước, tính toán trả nợ bằng sản phẩm, hay bằng tiền theo thời giá đều được chấp thuận. Cùng với việc xây dựng phương án khoán gọn, Huyện uỷ chỉ đạo các hợp tác xã kiện toàn tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng quản lý điều hành.

Do thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 15 của Tỉnh uỷ, nông dân được là chủ tư liệu sản xuất, chủ động tổ chức sản xuất, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, khai hoang mở rộng diện tích đầu tư mua sắm thêm tư liệu sản xuất như trâu bò, công cụ, máy bơm, máy tuốt lúa, phương tiện vận tải... Nhờ đó sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội có điều kiện phát triển

Trong 3 năm 1986 -1988 dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã tích cực phấn đấu đạt được những thành quả toàn diện. Tuy nhiên cũng còn nhiều yếu kém như:

Cơ cấu sản xuất chưa phù họp với điều kiện và khả năng thực tế. Trong 3 chương trình thì lương thực, thực phẩm có nhiều có gắng, xuất khẩu, tiêu dùng còn nhiều yếu kém, dẫn đến nền sản xuất kinh tế mất cân đói lớn giữa nông -lâm -công nghiệp -thủ công nghiệp - xuất khẩu. Lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu vón là thế mạnh của huyện, nhưng chưa có sản phẩm hàng hoá lớn, đáng kể.

Chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu dẫn đến đầu tư cho vùng trọng điểm và công trình trọng điểm chưa đúng mức. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ nên hiệu quả không cao. Công tác ké hoạch hoá chậm đôi mới các thành phần kinh tế còn rời rạc. Quyền tự chủ, sản xuất kinh doanh chưa được phát huy, sản xuất chưa gắn liền với chế biến và lưu thông, tiêu thụ.

Công tác quản lý kinh té còn nhiều yếu kém sơ hở, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện khoán mới đen hộ, đén nhóm hộ còn giản đơn, bình quân chủ nghĩa nên một số hộ không đủ năng lực sản xuất. Nội dung đấu thầu, khoán thầu sâu, phân phoi quỹ đất thiếu cụ thê và công bằng...

Các đơn vị kinh tế quốc doanh và các cơ sở thủ công nghiệp hoạt động theo cơ chế mới còn lúng túng, yếu kém cả về tổ chức bộ máy cán bộ và phương hướng sản xuất kinh doanh. Công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa, chế biến, mở ra còn ít và khó khăn. Giá thành sản phẩm sản xuất ra còn cao, chất lượng kém, đã dẫn đến sức tiêu thụ chậm.

Hoạt động lưu thông phân phối, chưa cung cấp đủ nguyên liệu, vật tư cho sản xuất chưa đáp ứng những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, chưa nắm được nguồn hàng trọng yếu. Ngân sách nhà nước còn thất thu. Các hợp tác xã mua bán, tín dụng nhiều nơi không còn vốn hoạt động.

2. Về văn hoá xã hội

Công tác giáo dục: tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, chú trọng giáo dục toàn diện theo nội dung “Dạy chữ, dạy người và dạy nghề” Giáo dục gắn với hoạt động xã hội, sản xuất, quan tâm bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ thầy cô giáo trên địa bàn toàn huyện, Huyện uỷ đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường học phổ thông, bổ túc văn hoả, tại chức, chính trị và trung tâm dạy nghề, nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ và người lao động và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho nuôi dạy trẻ, cho việc dạy và học của cảc trường.

Từ những chủ trương đúng đắn trên trong 3 năm (1986 -1988) dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Huyện uỷ, ngành Giáo dục Thọ Xuân giữ vững sự ổn định. Bình quân từ 4 - 5 người thì có 1 người học phổ thông. Nhiều trường điển hình tiên tiến xuất hiện. Trường Thọ Hải điển hình về chữ đẹp, nếp sống quân sự, lao động gắn học tập. Trường Xuân Minh vững chắc về chuyên môn. Huyện mở thêm hai trường cấp III Thọ Minh và Sao Vàng. Trường cấp III Thọ Xuân I có 50 lóp với hơn 100 giáo viên. Toàn huyện có 4.000 học sinh cấp III, 15.000 học sinh cấp II, 25.000 học sinh cấp I, hơn 10.000 cháu ra mẫu giảo, 5.000 cháu ra nhà trẻ, bình quân cứ 3 người thì có một người đi học. Tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và cao đăng hàng năm đều tăng. Trường bồi dưỡng giáo viên ra đời nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện theo mô hình tập trung, hệ thông giáo dục phổ thông 12 năm.

Về y tế: Hệ thống y tế phòng và chữa bệnh cho nhân dân được duy trì, cơ sở vật chất khám chữa bệnh được tăng cường. Phân viện đa khoa Xuân Lai gồm 20 giường bệnh, 2 bác sĩ cùng đội ngũ y sĩ, y tấ hoạt động tích cực, đảp ứng kịp thời yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân vùng tả ngạn sông Chu, giảm bớt khó khăn cho nhân dân vào mùa lũ lụt. Huyện chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh kịp thời, bởi thế không có dịch lớn xảy ra. Củng cố hệ thống y học dân tộc, trồng và mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, các địa phương đã có chính sách và đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ cán bộ y té xã. Công tắc kế hoạch hoá gia đình đã góp phần, hạ tỷ lệ dân số xuống 1,4%. Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao: thực hiện tốt quy chế văn hoá mới nông thôn. Đầu năm 1988 toàn huyện có 22 thư viện xã và thư viên huyện và hàng vạn đầu sách, báo phục vụ hàng vạn bạn đọc. Nhiều thư viện xã tiêu biểu như: Xuân Lai, Phú Yên, Nam Giang, Xuân Hoà. Toàn huyện xây dựng, cải tạo 22 nhà văn hoá xã quy mô từ 200 -300 chỗ ngồi. 100% xã, thị trấn có tổ thông tin và hệ thống loa truyền thanh, phát thanh trực tiếp, tuyên truyền đến nhân dân các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến khoa học kỹ thuật và mục tiêu kinh tê - xã hội của địa phương.

Đội thông tin lưu động của huyện mũi nhộn xung kích trên lĩnh vực văn hoá tuyên truyền. Đội kết hợp với cơ sở biểu diễn văn nghệ tuyên truyền khoán 10, trồng rừng, trồng mía, sản xuất vụ đông, tuyên truyền giống mới, giao nộp sản phẩm, tuyển quân... Được cấp uỷ và chính quyền đầu tư chỉ đạo toàn huyện xây dựng duy trì 32 đội văn nghệ, nhiều đội hoạt động tích cực: Xuân Trường, Xuân Thành, Thọ Xương, Xuân Lai... Đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân. Ngành Văn hoá Thông tin được cấp uỷ và chính quyền chỉ đạo chặt chẽ đã ngăn chặn kịp thời hiện tượng cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan, góp phần làm lành mạnh xã hội...

Phong trào thể dục thể thao trong huyện đã có nhiều khởi sắc: các câu lạc bộ thể dục thể thao ra đời và hoạt động, tổng sổ người thường xuyên luyện tập các môn thế dục thê thao chiếm từ 25% đến 30% dân số, cơ sở vật chất, dụng cụ thể dục thể thao được tăng cường. Liên tục nhiều năm Thọ Xuân đạt chức vô địch toàn tỉnh và khu vực về chạy Việt dã và một số môn thể thao khác. Năm 1981, ngành Thể dục Thể thao Thọ Xuân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 1987, Thọ Xuân được Tổng cục Thể dục Thể thao công nhận là một trong ba huyện tiên tiến về thể dục thể thao của cả nước.

Ngày 18 tháng 2 năm 1987, tại hội trường lớn của huyện Thọ Xuân, Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức hội nghị tồng kết rút kinh nghiệm về công tác thể dục thể thao của huyện để nhân rộng trong cả nước.

3. Về an ninh - quốc phòng

Năm 1986, Huyện uỷ chỉ đạo công an huyện mở hội nghị sơ kết cuộc vận động “Quản lý hộ khẩu, nhân khẩu gắn với quản lý thị trường, xây dựng xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp an toàn làm chủ”.

Quá trình thực hiện cuộc vận động toàn huyện đã quản lý được 39.295 hộ, 149.416 khẩu, trong đó có 112.047 khẩu ở độ tuổi từ 15 trở lên, giải quyết 122 hộ 424 nhân khẩu diện KT2, 85 hộ 237 khẩu diện KT3, 13 trường họp vắng mặt lâu ngày ở địa phương nay trở về, 289 bộ đội đào ngũ, 186 công nhân viên đào nhiệm, 19 công an sa thải. Bắt 8 đối tượng tập trung cải tạo, 4 đói tượng trốn trại. Điều tra giải quyết 9 vụ trộm cắp thu về cho nhà nước và nhân dân hàng trăm ngàn đồng.

Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu gắn với công tác quản lý thị trường tận gốc như: nắm cảc nguồn hàng, ổn định giả cả, quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh buôn bán. Nhờ đó đã phât hiện xử lý 606 hộ không có giấy phép kinh doanh, chuyển 251 hộ sang lao động sản xuất, không cho phép kinh doanh 30 hộ, chuyển 33 hộ sang làm đại lý cho nhà nước. Các ngành quân sự, công an, tài chính, thuế vụ tăng cường điều tra, kiếm soát ngăn chặn đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, thu giữ nhiêu hàng nông, lâm sản, tân dược trị giá hàng trăm ngàn đông. Tuy vậy việc chỉ đạo ở một số cơ sở chưa thường xuyên, phân loại chưa chính xác, xử lý vi phạm chậm, hiệu quả thấp.

Đầu tháng 4 năm 1986, Huyện uỷ chỉ đạo thực hiện sâu rộng Chỉ thị số 30-CT/TƯ, ngày 31 tháng 3 năm 1986 của Thường vụ Tỉnh uỷ kết hợp sinh hoạt chính trị, phê bình và lự phê bình trong Đảng theo tinh thần Chỉ thị 79, 80 của Ban Bí thư trung ương Đảng. Chỉ thị 04/CT-BNV của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Nghị quyết 28/NT-TƯ của Thường vụ Tỉnh uỷ.

Tổng kết phong trào thi đua “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” Công an huyện có 15 lượt đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, 24 lượt đơn vị đạt danh hiệu “Tiên tiến”, 17 lượt cán bộ, chiến sĩ đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” và 268 lượt cán bộ chiến sĩ được các cấp khen thưởng.

Huyện uỷ và ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo ngành công an và khối nội chính bảo vệ thành công Đại hội huyện Đảng bộ Thọ Xuân lần thứ XIX (thảng 9 năm 1986) và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (tháng 10 năm 1986). Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TU của Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của cấc cấp uỷ Đảng thực hiện một số biện pháp cấp bâch giữ gìn an ninh trật tự trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cân bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng sẵn sàng đập tan âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, tin tưởng, phấn khởi xây dựng và bảo vệ Tô quốc.

Nhân dân toàn huyện tích cực đấu tranh phòng chóng các loại tội phạm, tự giác giao nộp 7 súng quân dụng, 2 quả lựu đạn, 5 kg thuốc nổ, 230 kíp nổ và nhiều loại vũ khí thô sơ khảc. Công an và các lực lượng nội chính, quản lý thị trường tổ chức các đợt (ký hiệu ĐX15,HTĐ27, FD187, TM167, TĐ187, CTM207) tấn công cấc loại đói tượng hình sự, đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, cờ bạc, hoạt động mê tín dị đoan, sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, xoả sổ 2 tụ điểm phức tạp, bắt 11 đối tượng phạm pháp, răn đe giâo dục 150 đối tượng biểu hiện phạm pháp. Điều tra khâm phâ 15 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, bắt xử lý 24 đối tượng, lập hồ sơ tập trung cải tạo 25 đói tượng, bắt 6 đối tượng trốn lệnh tập trung cải tạo và thi hành án. Đưa 60 bộ đội đào lạc ngũ trở lại quân ngũ, bắt buộc lao động tại Thọ Hải 45 đối tượng khảc.

Thực hiện Chỉ thị số 34 của Thường vụ Tỉnh uỷ câc lực lượng công an, nội chính đã góp phần bảo vệ an toàn Đại hội Đảng các cấp, thực hiện tổng động viên thời chiến (H86), bảo vệ tuyệt đối an toàn bầu cử Quốc hội khoá VIII và bầu cử Hội đồng nhân dân 2 cấp (huyện, xã), phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Năm 1987, tình hình trộm cắp, cắt phá đường dây thông tin liên lạc, điện sáng, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và văn hoá phâm đồi trụy trên địa bàn toàn tỉnh có biểu hiện phức tạp. Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TƯ của Thường vụ Tỉnh uỷ về công tảc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tháng 8 năm 1987 Ưy ban nhân dân tỉnh mở cuộc vận động quần chúng thu hồi vũ khí, vật liệu nô và các thiết bị phương tiện thông tin liên lạc, sử dụng trái phép văn hoá phẩm phản động, đồi trụy.

Thực hiện chủ trưởng của tỉnh, Huyện uỷ, úy ban nhân dân huyện Thọ Xuân tập trung chỉ đạo cuộc vận động. Sau hơn một tháng thực hiện cuộc vận động đã thu 7 khẩu súng quân dụng các loại, 10 quả lựu đạn, 2 kg thuốc nổ, 84 dao găm và hàng chục băng đĩa xấu. Các to chức như Mặt trận Tổ quốc, Thanh niên, Phụ nữ vận động câc thành viên, hội viên, đoàn viên xung kích trong phong trào. Nhờ đó toàn huyện có 5.586 hộ đăng ký xây dựng gia đình an toàn về an ninh trật tự, xây dựng củng có được 410 tổ an ninh nhân dân ở 14 xã, thị ưấn. Nhân dân đã phát hiện hàng trăm vụ việc vi phạm pháp luật, vi phạm đường lối chính sách, vi phạm quyền dân chủ, giúp cơ quan điều tra khám phá 13 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, thu hồi trị giả 450.000 đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW, ngày 30 tháng 11 năm 1987 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, Huyện uỷ Thọ Xuân chỉ đạo Công an huyện triển khai tập huấn nghị quyết từ huyện xuống cơ sở và phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Năm 1987, các xã: Xuân Thành, Xuân Hoà, Xuân Tân, Xuân Yên và Nhà máy Giấy Mục Sơn làm tốt phong trào bảo vệ an ninh Tố quốc được công nhận là đơn vị “Quyết thắng”.

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về củng có xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiên đấu trong tình hình mới, Huyện uỷ Thọ Xuân chỉ đạo cơ quan quân sự huyện tiến hành rà soất sắp xép lại lực lượng sẵn sàng chiến đấu ở cơ sở và bổ sung cho các đơn vị chủ lực với ba nội dung:

        - Bóc tách dân quân tự vệ lấy chất lượng làm chính.

        - Tổ chức lực lượng dự bị động viên lấy xã đội làm đại đội.

        - Tổ chức xây dựng Hội Cựu chiến binh ở địa phương.

Đến cuối năm 1987 cả 40 xã, thị trấn và 20 cơ quan trong huyện đã tiến hành song song bóc tách lực lượng và xây dựng Hội Cựu chiến binh sĩ. Toàn huyện có 13.518 chiến sĩ dân quân tự vệ, 1.214 chiến sĩ được biên chế vào các trung đội, tiêu đội mạnh, 4.719 chiến sĩ thuộc lực lượng cơ động chiến đấu, 3.263 chiến sĩ thuộc lực lượng phục vụ chiến đấu. Lực lượng dự bị động viên có 10.790 người được xếp vào khung Cl, C2 và cắc binh chủng, huyện thành lập một tiểu đoàn dự bị động viên gần 384 chiến sĩ, tổ chức huấn luyện theo kế hoạch của trên. Nhiều đơn vị tốt như: Xuân Hoà, Thọ Hải, Xuân Quang, Thọ Nguyên, Xuân Thành, Xuân Khánh, Bắc Lương, Xuân Trường, Phú Yên, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy giấy Thuỷ điện Bàn Thạch, Nông trường Sao Vàng.

Tổ chức diễn tập H86, H87 và K88 đúng theo kế hoạch được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đánh giá là đơn vị khá. Qua diễn tập, trình độ tô chức và chỉ huy thực hành nhiệm vụ được nâng cao, tự giác chấp hành lệnh động viên thời chiến, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xử lý nghiêm những trường họp chần chừ, trốn tránh thực hiện lệnh và Luật nghĩa vụ quân sự. Việc xây dựng và huấn luyện quân dự bị động viên, dân quân tự vệ đạt kết quả tốt, công tác tuyển quân hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu trên giao, được tỉnh và quân khu đấnh giá là đơn vị khá.

Thực hiện Nghị quyết 02/BCT của Bộ Chính trị và Thông tư số 17 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban cán sự Đảng quân sự huyện Thọ Xuân được thành lập gồm 5 đồng chí: Đồng chí Lê Huy Thiết, Bí thư Huyện uỷ làm Bí thư Đảng uỷ Quân sự huyện, đồng chí Lê Văn Hùng, Phó Chỉ huy trưởng phụ trách chính trị làm Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện làm úy viên, đồng chí Lê Văn Chương, Chỉ huy Trưởng ban Chỉ huy Quân sự làm ủy viên, Đồng chí Lê Bá Dịu, Trưởng công an huyện - ủy viên. Sự ra đời của Đảng bộ quân sự huyện tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Quốc phòng trong thời kỳ đất nước đổi mới.

4. Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Cùng với việc lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân trong huyện thực hiên các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Huyện uỷ đã chăm lo công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trù tư tưởng, tổ chức nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, các vùng miền, cơ sở. Đặc biệt về công tác chính trị, tư tưởng: Huyện uỷ đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tổ chức tập huấn Nghị quyết Đại hội VI cho cán bộ chủ chốt của huyện, bồi dưỡng thảo luận để nâng cao nhận thức về quan điểm đổi mới của Đảng. Thực hiện Thông báo 74 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tính chiến đấu của người đảng viên, phê bình và tự phê bình được thực hiện nghiêm túc và sâu sắc, chân thành, thẳng thăn, cởi mở tạo được sự thống nhất và đoàn kết cao.

Tinh đến cuối năm 1988 toàn huyện có 9.661 đảng viên, 90% đủ tư cách, trong đó có 30% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 30% trình độ nhận thức thấp hoàn thành nhiệm vụ chưa cao, 30 có sai lầm thiếu sót, 10% yếu kém cần xem xét xử lý. Về chất lượng tổ chức Đảng, khối nông thôn có 45% vững mạnh và khá, 45% trung bình yếu và 10% kém. Khối cơ quan 55% vững mạnh và khá, 34% trung bình và 11% yếu, kém.

Quá trình chỉ đạo sinh hoạt chính trị gắn với tổ chức Đại hội, kiện toàn cơ sở và kiện toàn bộ máy, toàn huyện đã giảm được 7 đầu mối, giảm từ 30 - 35% cán bộ, trong đó có 119 cán bộ hợp tác xã.

Công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng được tăng cường. Việc kiêm tra đơn thư khiếu tố, tố cáo của cán bộ, đảng viên và quần chúng được xử lý kịp thời. Trong đó có 73% đơn thư khiếu nại, tố giác là đúng sự thật được xử lý nghiêm túc. Từ năm 1986 -1988, kỷ luật 896 đảng viên, khai trừ 102, lưu đảng 25, cảnh cáo 351, khiên trách 346, cách chức 45 trường hợp. Toàn Đảng bộ bồi dưỡng kết nạp 495 đảng viên mới.

Từ thực tiễn, Huyện uỷ rút ra kết luận: Nơi nào dân chủ, công khai, kiêm tra, xử lý kỷ luật nghiêm minh thì tình hình ổn định. Nơi nào tránh né công khai, dân chủ, xử lý qua loa tình hình phức tạp; Huyện uỷ tìm ra các giải pháp đúng đắn xây dựng cơ sở vững mạnh, ổn định tình hình chính trị xã hội.

Cùng với xây dựng Đảng vững mạnh, Huyện uỷ chú trọng xây dựng củng cố bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” dân chủ những vấn đề quan hệ đến nhân dân được trưng cầu ý kiến của nhân dân.

Nhân dân tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và xây dựng bộ máy Nhà nước địa phương, công khai đấu tranh với những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, vi phạm của công, vi phạm quyền dân chủ. Thực hiện Nghị quyết 10 của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Quyết định 217 của Hội đồng Bộ trưởng... Người lao động được tham gia thảo luận dân chủ phương án sản xuất, kinh doanh của từng cơ sở.

Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân từ huyện xuống xã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với đại diện cử tri, nắm bắt tâm tư nguyên vọng nhân dân, những yêu cầu bức thiết của quần chúng được bảo cảo với cấp uỷ Đảng kịp thời giải quyết, hoặc đề đạt với cấp uỷ và chính quyền cấp trên xử lý. Các tổ chức quần chúng căn cứ vào nghị quyết của Đảng bộ tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tăng gia sản xuất, tham gia ý kiến xây dựng Đảng, phảt động quần chúng tương thân tương ái giúp nhau xoá đói, giảm nghèo.

 

II. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐANG BỘ HUYỆN LẦN THU XX (1989 -1991)

Hơn hai năm, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XIX trong tình hình khó khăn thách thức diễn biến phức tạp, vật tư, tiền vốn khan hiếm, giảm lương, tiền không ổn định, tiêu cực xã hội gia tăng, sâu bệnh gây hại nặng ne, dân số tăng nhanh, đời sóng gặp nhiều khó khăn; trình độ lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cản bộ từ huyện xuống cơ sở chưa chuyển kịp với yêu cầu đổi mới... Nhưng nhờ có đường lối đổi mới toàn diện sâu sắc của Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh... nên sự nghiệp cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân tiếp tục phát triển.

Phát huy thành tích đạt được, khắc phục khó khăn thâch thức hạn chế tồn tại, ngày 5-1-1989, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội lần thứ XX (nhiệm kỳ 1989 - 1991), khai mạc tại nhà văn hoá trung tâm huyện. Với tinh thần đổi mới, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng sự thật trong không khí dân chủ đoàn kết, Đại hội kiểm điểm sâu sắc kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ (1986 -1989) và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ (1989 -1991).

Trong điều kiện khó khăn chung của cả đất nước, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã dồn sức cho mặt trận nông nghiệp nhằm giải quyết mục tiêu lương thực, thực phẩm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa gióng mới có năng suất cao, cải tạo đất, từng bước đôi mới cơ chế quản lý, đầu tư, xây dựng các công ưình thuỷ lợi, thu hẹp diện tích úng hạn, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, đưa sản lượng màu tăng nhanh, thúc đẩy chăn nuôi và giải quyết đời sống. Cấc ngành dịch vụ nông nghiệp có nhiều cố gắng vươn lên, đổi mới hoạt động đáp ứng về điện, nước, phân, giống, thuốc trừ sâu... cho sản xuất.

Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết dự thảo của Thường vụ Tỉnh uỷ, Huyện uỷ đã kịp thời từ khoán công điểm sang khoán hộ, lấy kinh tế  phần chính. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều hướng tốt, hiện tượng trả ruộng, khê đọng sản, bao cấp tràn lan giảm dần, năng suất, sản lượng nâng lên. Binh quân năm 1986 -1988 sản lượng lương thực đạt 73.134 tấn' tăng 2 8% so với thời kỳ 1983 -1985; Làm nghĩa vụ cho Nhà nước trong 3 năm 16.705 tấn lương thực, 809 tấn lạc vỏ, 886 tấn thực phẩm -  đàn lợn giữ 53.486 con, đàn bò 24.144 con, đàn vịt 124.200 con, nghề nuôi cá lồng, nuôi ong đang phát triển. Sản xuất lâm nghiệp bắt đầu được quan tâm, một số gia đình, đơn vị đã tạo ra nguồn thu từ lâm nghiệp và xuất hiện những nhân tố mới. Là huyện có mức đóng góp khá trong tỉnh.

Ba năm trong điều kiện khó khăn, công nghiệp quốc doanh và thủ công nghiệp đã vươn lên khai thác nguồn nguyên liệu hiện có, mở rộng liên doanh, liên kết, phất huy quyền làm chủ xí nghiệp, tạo công ăn việc làm. Thực hiện Quyết định 217 của Hội đồng Bộ trưởng, các đơn vị công nghiệp quốc doanh và cơ sở thủ công nghiệp, chuyển hướng sản xuất sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Giá trị công nghiệp, tiêu nghiệp bình quân mỗi năm đạt 102,5 triệu đông, tăng 1." với nhiệm kỳ trước đó. về xây dựng cơ bản bình quân đầu tư là 244,8 triệu đồng, trong đó hơn 50% gianh cho nông nghiệp. lượng điện tăng 51,6% tổng công suất máy bơm đạt 1.800m3/giờ. Lĩnh vực phân phối lưu thông được bung ra, các thành phần kinh tế  đều tham gia lưu thông phân phối hàng hóa, trên địa bàn huyện hình thành chợ nông thôn, cửa hàng, cửa hiệu hàng hóa phong phú đa dạng thêm, phục vụ kịp thời sản xuất và đời sống.

Công tác văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao trong hai năm qua khởi sắc. Giáo dục pho thông liếp lục phái triển, công lie xoá mù chữ đi đôi với phổ cập cap I được thực hiện đồng bộ giáo dục phát triển theo hướng dạy chữ, dạy người và dạy indtề. Số học sinh dậu vào các trường đại học, cao đẳng và chuyên nghiệp ngày càng tăng. Chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn.

Công tác an ninh quốc phòng được tăng cường. Tệ nạn và tội phạm xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi. Công tác tuyển quân, tuyển sinh hàng năm hoàn thành xuất sắc. An ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn được giữ vững.

Khắng định những két quả đạt được, Đại hội XX thẳng thắn chỉ rò thiếu sót. khuyết điểm là: nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp: Lương thực đạt 78%, đàn trâu bò đạt 98,3%, đàn lợn 65,8%, đàn vịt 82%, trồng rừng đạt 70,4%, lạc vỏ 73,2%, mía cây đạt 63,6%.

Căn cứ vào yêu cầu đổi mới quê hương đất nước, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ các năm 1989 -1991 là:

Tập trung sức mạnh tổng họp, làm chuyển biến hiệu quả 3 chương trình kinh tế lớn, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, khuyến khích các thành phần kinh tế phất triển, ổn định từng bước và nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu “dân giàu, nước mạnh”. Mở rộng dân chủ công khai, công bằng xã hội. Đôi mới công tấc tổ chức cán bộ, lập lại kỷ cương trong Đảng và ngoài xã hội. Khôi phục củng có lòng tin của quần chúng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội xảc định mục tiêu chủ yếu như sau:

Tông sản lượng lương thực năm 1989: 75.000 tấn, năm 1990: 80.000 tấn. Trong đó tỷ trọng quy thóc đạt từ 24- 30%. Đàn trâu, bò năm 1989: 24.500 con, năm 1990: 25.000 con. Đàn lợn năm 1989: 57.000 con, năm 1990: 60.000 con. Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1989: 110 triệu đồng, năm 1990: 120 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu năm 1989:500.000 rúp, năm 1990: 700.000 rúp. Lương thực hàng hoấ năm 1989: 17.000 tấn, năm 1990: 18.000 tấn. Lợn hơi năm 1989:900 tấn, năm 1990: 1.000 tấn. Lạc vỏ năm 1989: 800 tấn, năm 1990: 1.000 tấn. Mía nguyên liệu năm 1989: 16.000 tấn, năm 1990: 20.000 tấn. Tỷ lệ phát triển dân số: 1,6%.

Về xây dựng Đảng, Đại hội chỉ rõ: Giữ vững và phát huy truyền thống của Đảng bộ vững mạnh trong điều kiện mới, dồn sức xây dựng chi bộ thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo, nâng cao chất lượng đảng viên. Phấn đấu đến năm 1990 có từ 60% trở lên đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 40 -50% cấn bộ vững mạnh, 30 -35% Đảng bộ cơ sở vững mạnh.

Quản triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội VI các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. Đổi mới tư duy nhất là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức cản bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác, nâng cao giác ngộ cách mạng, bồi dưỡng phẩm chất, kiến thức và năng lực cho cản bộ, đảng viên, mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật Đảng. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân, đảm bảo để Đảng bộ vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ mới, đâp ứng lòng mong đợi của nhân dân.

Ngày 1-3-1989, Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân khoá XIII kỳ họp thứ 6 ra quyết định thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1989 với 3 nội dung:

          1. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng và nhân tố mới, tiếp tục phấn đấu thực hiện 3 chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Đặc biệt là chương trình lương thực.

          2. Phất triển mạnh các thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá.

3. Chuyển mạnh nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ché độ bao cấp, tạo nguồn tích luỹ,  sản xuất, tùng bước ổn định kinh tế và đời sống, làm lành các quan hệ xã hội.

Hội đồng nhân dân quyết định tổng thu ngân sách năm 1989 là 2.048 triệu đồng. Tổng chi ngân sách 2.310 triệu đồng. chi 670 triệu đồng cho các công trinh kinh tế chủ yếu như điên thuỷ lợi, giao thông.

Nhờ chủ trương, biện pháp đúng đắn lãnh đạo, điều hành các khâu, các việc cụ thể sâu sát, nên vụ chiêm xuân năm 1989 sản lượng lương thực vượt kế hoạch 5%, tăng 1.324 tấn so với cùng kỳ. Nhưng vụ thu và vụ mùa bị thiệt hại lớn do lụt bão và sâu bệnh (riêng vụ mùa mất trắng 1.000 ha, hơn 2.000 ha bị thiệt hại), sản lượng lương thực vụ thu, vụ mùa giảm hơn 5.000 tấn so với năm 1988. Do đó tổng sản lượng lương thực cả năm chỉ đạt được 68.340 tấn bằng 91% kế hoạch, giảm 3% so với năm 1988.

1. Về xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

Huyện đã đầu tư cho ngành điện và thuỷ lợi 600 triệu đồng, chiếm 60,12%, đầu tư cho giao thông vận tải, 248 triệu đồng (chiếm 24,8%), đầu tư cho các công trình khác 150 triệu đồng, (chiếm 15,08%) chú yếu cho y tế và giáo dục.

Trong năm huyện hoàn thành nhiệm vụ đăp đê, tu bổ hệ thống thuỷ lợi, đường điện vào các trạm bơm. Đưa vào sử dụng trạm bơm tiêu Đồng Ngâu, Xuân Lập, trạm hạ thê Thọ Thắng, Xuân Lập. Nâng cấp cầu phao Hạnh Phúc, làm mới 5 cầu kiên cố liên xã, liên thôn; hoàn thành trùng tu di tích lịch sử Lê Hoàn trị giá 28 triệu đồng, hoàn thành tầng 1 nhà 2 tầng trường trung học phổ thông Lê Lợi.

Năm 1990, năm cuối cùng thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ, ngày 31 tháng 12 năm 1989, Ban Chấp hành ra Nghị quyết 02 về tình hình hoạt động năm 1989, phương hướng niệm vụ nhiệm vụ năm 1990. Nghị quyết chỉ rõ:

“Tập trung sự lãnh đạo công cuộc đổi mới, thực hiện dân chủ, kỷ cương, nam quần chúng, làm cơ sở vững chắc phấn đấu đạt cho được 4 mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1990: Tống sản lượng lương thực 75.000 tấn (quy thóc). Giá trị tổng sản phẩm cộng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 103 triệu đồng (giá cố định). Giá trị hàng xuất khẩu 2 tỷ đồng. Hạ tỷ lệ dân số tự nhiên xuống 1,9%.

Năm 1990, Nghị quyết 02, Nghị quyết 04 của Huyện uỷ đã cụ thế hóa nội dung đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, sức sản xuất được giải phóng, nông dân đầu tư công sức trí tuệ của cải cho sản xuất kinh doanh, đất đai được khai thác sử dụng hiệu quả. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt được 74.436 tấn, tăng 8% so với năm 1989, trong đó có 13.823 tấn màu quy thóc, sản lượng lạc vỏ 1.231 tấn, đạt 95% kế hoạch, tăng 14% so với năm 1989. Đàn trâu bò 25.771 con đạt 89% kế hoạch và bằng năm 1989, đàn lợn 53.994 con đạt 101% kế hoạch, tăng 9,3% so với năm 1989. Sản lượng lợn hơi, xuất chuồng đạt 3.029 tấn đạt 97,7% kế hoạch, tăng 2 lần so với năm 1989. Trồng rừng tập trung 270 ha, đạt 90% kế hoạch, trồng 564 ngàn cây phân tán đạt 56,4% kế hoạch. Giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 7.389.900.000 đồng (thủ công nghiệp trong nông nghiệp và cá thể đạt 101% kê hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ. Đầu tư xây dựng cơ bản đạt 4.263 triệu đồng (Nhà nước đầu tư 2 tỷ, nhân dân đóng góp 2 tỷ 263 ưiệu đồng), cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp 5,6%, điện và thuỷ lợi 39,8%, giao thông 20,3%, văn hoá xã hội 23,4%, các công trình công cộng đạt 78% kế hoạch. Thu ngân sách thực tế 1.714.338.000 đòng (cả thu ngoài kế hoạch). Tổng chi ngân sách (cả chi đột xuất không ghi kế hoạch) là 2.682.335 đồng.

Đến năm 1990 toàn huyện còn 2.207,7 ha đất chưa có rừng, chủ yếu là đất trống, đồi núi ữọc, phân bố ở câc xã Xuân Phú, Thọ Thắng, Xuân Bái, Thọ Xương, Thọ Lâm, Quảng Phú, Xuân Châu, Thọ Lập, Xuân Tín và rải rác ở các xã Xuân Hưng, Xuân Sơn. Đây là tiềm năng lớn trong sản xuất mía nguyên liệu. Tuy nhiên đến năm 1990 đã trồng được 900 ha năng suất đạt từ 32 - 35 tân /ha. Một số diện tích đất hoang hoá, cồn bãi ở đồng băng, đât trông đôi trọc ở trung du, trước đây không giao khoán thì nay đã có chủ khaị thác sử dụng hiệu quả.

Việc bố trí lại mùa vụ trong nông nghiệp chuyển biến tích cực, thu hẹp diện tích lúa mùa bấp bênh, tạo ra khả năng ổn định sản xuất và thâm canh cây vụ đông, hướng vụ đông sang sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Gắn sản xuất với việc tổ chức lưu thông hàng hoá, hệ thống đường giao thông được xây dựng từ trung tâm đến cơ sở, thu hút và kích thích người sản xuất mua sắm phương tiện vận chuyển. Cùng với việc đầu tư nâng cấp điện, thuỷ lợi, huyện chỉ đạo thành lập các trung tâm dịch vụ kỹ thuật cây trồng, con nuôi, vật tư, trại giống đâp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tuy vậy nông nghiệp chưa có giải pháp tích cực và kiên quyết thoát khỏi tình trạng sản xuất độc canh, cơ cấu mùa vụ, cây con chuyển đổi chậm. Tiềm năng kinh tế nông -lâm nghiệp chưa được khai thác tích cực, tính manh mún trong sản xuất ngày một tăng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất còn lúng túng, khó khăn, sản lượng một số cây trồng chính ở một so vùng có chiều hướng dừng lại. Tăng sản lượng lương thực chưa vũng chắc, thiếu đói lương thực trong nhũng tháng giáp hạt vẫn còn xảy ra.

Quá trình thực hiện cơ chế mới nảy sinh những mâu thuẫn và tiêu cực mới nhưng chậm có biện phâp tháo gỡ. Nhiều họp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bân, tín dụng với phương pháp quản lý cũ không phát huy tâc dụng, cán bộ lúng túng trong quản lý, điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, quỹ của hợp tác xã giảm sút và bị chiếm dụng, nhiều hợp tác xã nợ nần dây dưa kéo dài không có khả năng thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa cơ quan Nhà nước và hợp tác xã, giữa hộ xã viên và hợp tác xã ngày càng xa rời, ở nông thôn 50 -60% số hộ cần có sự họp tác giúp đỡ sản xuất, nhưng không được quan tâm giải quyết... Đó là nguyên nhân làm cho tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc. Trong khu vực quốc doanh nhiều đơn vị không có khả năng tồn tại, nhưng chưa có các giải pháp xử lý kịp thời. Một sổ đơn vị quốc doanh giữ vai trò then chốt đối với sản xuất và đời sóng cần được củng cố nhưng chưa có giải pháp thích úng.

Hoạt động tài chính, ngân hàng, mặc dù đã có những cố gắng để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sấch, nhưng chưa xử lý nghiêm đối với tập thể, các cá nhân trốn thuế, lậu thuế, chống thuế, không giữ nghiêm được kỷ cương pháp luật. Tình trạng thất thu ngân sách diễn ra nghiêm trọng, quản lý và sử dụng lãng phí, thu không đủ chi ảnh hưởng trực tiếp đen việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.

Mặc dù trong hai năm 1989 -1990, huyện Thọ Xuân đã đạt được nhiều thành quả trong mục tiêu kinh tế - xã hội nhưng đời sống nhân dân nhìn chung vẫn còn thấp. Toàn huyện có khoảng 20% số hộ biết tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thích úng kịp thời với cơ che thị trường, thu nhập và đời sống khá giả, gần 60% số hộ nằm trong ranh giới đói và đủ ăn, van còn hơn 20% gặp nhiều khó khăn, trong đó có khoảng 10% thiếu đói thường xuyên

2. Về văn hóa - xã hội

Hoạt động văn hóa, văn nghệ đã kết hợp tuyên truyền giáo dục đường lôi chính sách của Đảng với truyền thống văn hóa địa phương mở rộng giao lưu văn hóa, tăng cường hoạt động thông tin đại chúng, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tuy vậy một so mặt hoạt động đã sa sút. Các đội văn nghệ của xã, hợp tác xã không được bao cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thư viện, nhà văn hóa xã, nhiều nơi ngừng hoạt động. Quản lý hoạt động văn hóa, quản lý di tích lịch sử lỏng lẻo, nhiều nơi lợi dụng tín ngưỡng hành nghề mê tín, dị đoan, ma chay có xu hướng tăng.

Khoán 10 bung ra người nông dân được làm chủ đất đai tư liệu sản xuất. Nhờ đó nông nghiệp tùng bước phát triển. Tuy vậy nhiều hộ thiếu sức kéo, phương tiện vận chuyển, dụng cụ sản xuất. Các cấp ủy Đảng tích cực tìm ra các giải pháp giải quyết tình hình đó. Một lần nữa truyền thống hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn trở thành phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo, bằng các họ, phường, đóng quỹ tiền hoặc thóc nhường cho những gia đình khó khăn lấy trước mua trâu, bò hoặc mua đất khoán thầu, hoặc vay với nguồn vốn tín dụng, vón ngân hàng để phát triển sản xuất. Nhờ đó năng suất lao động, sản lượng lương thực, hoa màu tăng, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước đầy đủ. Nhiều hộ làm ăn khá giả mua xe công nông, máy tuốt lúa, quạt điện đưa cơ giới vào sản xuất và phục vụ đời song. Đoi với các gia đình chính sách như gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, được cấp uỷ, chính quyền chia đất loại tốt và ở nơi gần, thuận tiện canh tác, cấc gia đình khó khăn được hợp tác xã chuyển giao trâu, bò, nông cụ sản xuất.

Chăm lo cho con em học tập, Huyện uỷ đã chỉ đạo ngành giáo dục, cấp uỷ chính quyền cơ sở tập trung phổ cập cấp I, xoá mù chữ, động viên sức đóng góp của dân hàng tỷ đồng xây dựng, sửa chữa trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo đủ chô cho 40.000 học sinh phổ thông, 14.000 cháu mẫu giấo học tập. Năm 1990 tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm. 37/40 xã đã hoàn thành phổ cập cấp I và xoá mù chữ.

Về y tế và sức khỏe: Bệnh viện, bệnh xá xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, các trạm xá xã vùng xa trung tâm hoạt động còn nhiều yếu kém... Nhưng đã làm tốt công tảc phòng và chữa bệnh, không để xảy ra các vụ dịch lớn, 90% trẻ em được tiêm phòng mở rộng. Mạng lưới khám chữa bệnh và bán thuốc được mở rộng. Một số trạm xá xã được đầu tư thêm y, bác sĩ.

Hoạt động văn hóa tinh thần đòi hỏi được đáp ứng từng bước, cũng những con người ấy, mang tên làng xã ấy, nhưng hoạt động theo mô hình tự nguyện, nhân dân họ tự mua săm nhạc cụ, trang phục xây dựng chương trình, biểu diễn phục vụ các ngày lễ tết, tham gia hội thi, hội diễn do huyện, tỉnh tô chức, kinh phí do nhân dân đóng góp và một phần hỗ trợ của xã viện huyện vần duy trì mỗi năm vài ngùn lượt bạn đọc. Đài truyền (hanh huyện tuyên truyền chủ (rương, chính sách của Dâng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị cùa địa phương. Đội thòng tin lưu dộng huyện kết hợp biêu (liền vân nghệ, tuyên truyền chì thị, nghị quyết của Đảng đôn lộn làng xà.

3. Về quốc phòng - an ninh

Những năm 1989 - 1990, lợi dụng sai lầm và tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các thế lực thù địch tập hợp lực lượng chong phá các Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Tình hình đó đã tác động xấu đến cách mạng nước Việt Nam.

Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ dấy mạnh các hoạt động "Diên biển hòa bình” “Đa nguyên đa đang ” hòng lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường bao vây cấm vận, phá hoại cách mạng Việt Nam. Bọn phản động trong nước và ngoài nước lợi dụng tình hình, âm mưu gây bạo loạn, lật đổ. Đắt nước một lần nữa lại đứng trước những khó khăn, thử thách mới.

Trước tình hình diễn biến phức tạp trên, Huyện uỷ Thọ Xuân đã chỉ thị cho toàn Đảng bộ, toàn quân và dân tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX với 4 vấn đề cơ bản:

Một là: Bảo đảm ổn định chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân, giáo dục ý thức cảnh giác cách mang nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lưc thù địch, thường xuyên đấu tranh trấn ấp kịp thời mọi thủ đoạn của bọn phản động và các loại tội phạm khác. Ngăn chặn gây rối, gây bạo loạn.

Hai là: Xây dựng lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách vũng mạnh toàn diện, làm nòng cốt trong việc giữ gìn an ninh chính trị, ưật tự an toàn xã hội, củng co các tô hòa giải, tô an ninh nhân dân, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng và thực hiện quy che nông thôn, bảo đảm ổn định tình hình ngay từ cơ sở.

Ba là: củng cố khói nội chính vững mạnh về mọi mặt có chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức giải quyết nhanh, gọn các vụ việc xảy ra trong mọi tình huống, làm tốt công tảc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong việc lãiih đạo, chỉ đạo và đề ra những chủ trương, giải pháp kịp thời giải quyết tốt các nhiệm vụ quôc phòng - an ninh.

Bốn là: Quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ công an ở cơ sở chất lượng ngày càng cao, tiến tới tiêu chuân hóa. Huyện và cơ sở có chính sách xây dụng quỹ quốc phòng - an ninh, bằng cách đóng góp của nhân dân và tập thể, nhằm giải quyêt chế độ cho lực lượng quốc phòng, an ninh làm nhiệm vụ

Thục hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCT của Bộ Chính trị và 4 mục tiêu của Công an tỉnh nhằm giữ vững an ninh trật tự trên đìa bàn, Huyện uỷ Thọ Xuân đã chỉ đạo công an huyện thực hiện kế hoạch (KHZ). Kết quả sau 3 tháng đã phát hiện, điều tra, xét xử 91 vụ, gôm 112 đôi tượng hình sự các loại, khởi tố 62 vụ, 79 đối tượng, thu được 18.000 kg lương thực, 7.700 kg phân đạm, 18 con trâu, bò và lợn... trị giá trên 30 triệu đồng. Thu hồi 2 súng K54, 2 quả lựu đạn, 6 kg thuốc nổ, truy bắt 5 đối tượng có lệnh truy nã, 3 đối tượng trốn thi hành án, kiểm tra xử phạt hành chính 5 truờng hợp buôn bán trái phép, đưa ra cảnh cáo giâo dục trước dân và răn đe 400 đối tượng.

Thực hiện Nghị quyết 02 và Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 19-NQ/TƯ của Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị 135/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện. 100% sổ xã và cơ quan xí nghiệp đồng bộ tô’ chúc cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân học tập Nghị quyêt 19 và Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng.

Trong 6 tháng cuối năm 1989, Thọ Xuân đã kết thúc chiến dịch, băt 87 đôi tượng phạm tội, trong đó có 2 tên cướp đoạt tài san công dân, 7 tên có lệnh truy nã, 3 tên tù trốn trại, 3 ổ trộm căp tài sản xà hội chủ nghĩa và tài sản công dân, thu 1 súng K54, 2 lựu đạn, 6 dao găm và nhiều vũ khí lự tạo. Bắt 17 đối tượng cờ bạc, mê tín dị đoan. Đến cuối năm 1989 tình hình an ninh xa hội trôn địa bàn huyện chuyển biến tốt, tội phạm kinh té giảm 15%, tội phạm hình sự giảm 10%, trọng án giảm hẳn và đà phât động được phong trào quần chúng kiên quyết đấu tranh chống bọn tội phạm.

Phát huy thăng lợi công an tham mưu cho Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện phát động phong trào quần chúng tham gia phòng ngừa và trấn áp tội phạm, mở chiến dịch “Đồng khởi ra quân phát động quần chúng truy quét tội phạm hình sự, làm giảm vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”. Trong chiến dịch nhân dân đã cung cấp 287 nguồn tin, trong đó nhiều tin có giá trị giúp công an điều tra khám phá 191 vụ gồm 213 đối tượng, khởi tó 124 vụ gồm 165 tên, thu hồi khói lượng tài sản trị giá 63 triệu đồng và 10.922.500 đồng tiền mặt, giải quyết 102 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ngăn chặn 67 vụ khổng để xảy ra đánh nhau, 18 vụ tranh chấp đất đai, kiểm điểm giáo dục 192 đối tượng hình sự, gọi răn đe giáo dục 817 đối tượng khác.

Toàn huyện xây dựng củng cố 1.168 tổ an ninh nhân dân, nhiều đơn vị duy trì hoạt động thường xuyên và kết quả như: Xuân Lai, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Hòa, Thọ Lâm, Xuân Bái, Thọ Xương,- Quảng Phú. Toàn huyện có 30 xã, 15 cơ quan, xí nghiệp và 96% số hộ nhân dân đăng ký phấn đấu đạt 4 tiêu chuẩn về đơn vị và 3 tiêu chuẩn gia đình đảm bảo an ninh trật tự. Tuy vậy trong huyện xuất hiện một vài điểm nóng điển hình và nghiêm trọng là các vụ việc ở Nam Giang.

Từ những năm 1980 -1986, một số quần chúng ở xã Nam Giang liên tục gửi đơn khiêu kiện tố cáo số cân bộ trong Ban chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp tham ô tài sản tập thể, vi phạm quyền dân chủ, ức hiếp quần chúng, ủy ban thanh tra đã tiến hành thanh tra và kết luận về sai phạm của một số cân bộ hợp tác xã. Nhưng do giải quyết của cấp trên chưa đúng đắn kịp thời, một sô cán bộ vi phạm không bị kỷ luật mà còn được giữ chức vụ cao hơn.

Năm 1987, lợi dụng chính sách dân chủ công khai của Đảng, một số đối tượng quá khích tập họp một số người tự xưng là “Hội chống tiêu cực” kéo lên ủy ban nhân dân tỉnh đòi giải quyết. Tiếp sau những phần tử quá khích tiếp tục vận động lôi kéo quần chúng đấu tranh làm cho tình hình nội bộ Nam Giang ngày thêm nghiêm trọng. Từ Nam Giang “điểm nóng” đã lan tỏa đến một số địa phương trong huyện như: Phú Yên, Xuân Vinh... huyện Thọ Xuân trở thành tâm điểm của công luận với những bài báo “Đêm ấy đêm gĩ”,“Viên ngọc sang phấp”, “Vượt thuyền trên cạn”... Trước tình hình đó, Huyện ủy bình tĩnh, sáng suốt lãnh đạo hệ thống chính trị tháo gỡ từng khó khăn ổn định tình hình.

Giải quyết điểm nóng ở Nam Giang, cấp uỷ, chính quyên huyện đã cử các đoàn cán bộ về Nam Giang nắm tình hình, tuyên truyền giáo dục nhân dân, đồng thời tiên hành củng cô hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị thực hiện Nghị quyết 24 của Tỉnh uỷ về chỉnh đốn Đảng, Thông tri số 27 của Huyện uỷ về xử lý kỷ luật một số cán bộ chủ chốt của xã tham ô tư lợi về kinh té, về đất đai. Riêng Đảng uỷ xã đã xử lý kỷ luật 1 thành viên, thu hồi lại tài sản tập the. Do biêt “Lấy dân làm gôc”, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, mâu thuẫn nội bộ tại điêrn nóng Nam Giang được giải quyết ổn định, sau Nam Giang các điểm nóng khác cũng được giải quyết kịp thời, chính trị xã hội ổn định, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Ngày 11 thảng 3 năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 56/CT về xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Ngày 15 tháng 4 năm 1989, Tỉnh uỷ Thanh Hóa ra Nghị quyết số 19-NQ/TU về “Xây dựng địa bàn Thanh Hoả thành khu vực phòng thủ vững chắc, chủ động xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, đânh thắng chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù và sẵn sàng đối phó với chiến tranh lớn có thể xảy ra...”. Triển khai thực hiện Chỉ thị 19 của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ tích cực chỉ đạo xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc. Trong đó xây dựng chính trị làm nền tảng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng tiềm lực quốc phòng -an ninh là nhiệm vụ trọng yếu.

Căn cứ vào chương trình giáo dục quốc phòng của Quân khu và tỉnh, căn cứ vào tình hình ở địa phương, cơ quan quân sự huyện xây dựng chương trình giáo dục quốc phòng và tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng, phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bỉnh”, “Bạo loạn lật đổ”, xây dựng xã, thị trấn an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời tham mưu cho Huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện tô chức cho Đảng bộ, nhân dân học tập nghị định của Chính phủ ve thực hiện Pháp lệnh Dân quân Tự vệ, về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quân sự, về nguyên tắc lãnh đạo lực lượng vũ trang và quân đội nhân dân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đói với công tác quân sự địa phương, về công tác động viên lực lượng dự bị động viên và gọi thanh niên nhập ngũ. Sau khi học tập đã có 40/41 Bí thư Đảng uỷ tham gia kiểm tra đạt yêu cầu 100%, khá 75%. 37/41 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã tham gia kiểm tra đạt yêu cầu 100%, khả 78%, 41/41 xã đội trưởng tham gia kiểm tra đạt yêu cầu, khả 51%. Tiếp sau đợt học tập, Huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện tổ chức đợt diễn tập (TX 89) từ ngày 12-6 -1989 nhằm thực hiện theo cơ che Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các ban, ngành làm tham mưu. Đây là cuộc diễn tập khảo nghiệm theo cơ chế (Cơ chế 02), mặc dù còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng thông qua diễn tập đã rút ra được kinh nghiệm quý.

Quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Huyện uỷ Thọ Xuân đã ra Nghị quyết 05 về xây dựng làng xã an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện Kế hoạch A2 từ huyện xuống cơ sở xây dựng các phương án chống âm mưu “Dien biến hòa bình” của câc thế lực phản động. Trong năm, Ban Thường vụ Huyện uỷ thành lập ban chỉ đạo xây dựng cơ sở cấp huyện, đồng chí Lê Huân, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ làm Trưởng ban, đồng chí Trịnh Đức Lục, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện làm Phó ban trực. Ban đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, câc ngành, câc đoàn thể, động viên toàn dân tham gia tích cực nhiệm vụ xây dựng cơ sở. Công tác tuyển quân, tuyên sinh, xây dựng tuyến phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng được tỉnh và quân khu đánh giá là đơn vị khá toàn diện.

4. Về xây dụng Đảng và hệ thống chính trị

Trong nhiệm kỳ cấc cấp ủy Đảng đã chăm lo xây dựng Đảng bộ trên các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Gắn công tác Đảng với hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả đạt được thể hiện:

Về chính trị - tư tưởng: thường xuyên coi trọng công tảc giáo dục bồi dưỡng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế cho cản bộ đảng viên, tùng bước đẩy lùi tư tưởng tiểu nông phong kiến, sản xuất tự cung tự cấp, xóa bỏ thói quen trông chờ ỷ lại, các cấp ủy Đảng nghiêm túc triển khai Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết Tỉnh ủy, Chỉ thị thực hiện Nghị quyêt 02, 04 của Huyện ủy... Tùng bước nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, khai thác tiềm năng thế mạnh, nhiều mô hình làm ăn theo cơ chế mới xuất hiện. Những hiện tượng tiêu cực trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội được đảng viên và quần chúng phát hiện kiểm điểm xử lý theo tinh thần Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị (khóa VI) và Nghị quyết 24 của Tỉnh ủy, bước đầu củng cố và khôi phục niềm tin của quần chúng.

Về công tác tổ chức cán bộ: các cấp ủy Đảng xem trọng công tác xây dựng củng cố cơ sở, làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

Ngay sau Đại hội XX, Huyện ủy Thọ Xuân tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, phân loại cản bộ chủ chốt kết hợp với kiểm tra chấp hành Điều lệ Đảng. Việc tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 24 của Tỉnh ủy đã giúp đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, xử lý kịp thời những đảng viên có sai phạm, giúp cấp ủy đảnh giấ sát hơn chất lượng đảng viên, kịp thời có biện pháp quản lý, bồi dưỡng đội ngũ. Qua phân loại toàn huyện có 58,4% đảng viên loại I, 40,5% đảng viên loại II và 1,1% đảng viên loại III.

Nhìn chung cán bộ, đảng viên có phẩm chất câch mạng trong sảng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trình độ nhận thức được nâng lên, bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiều cản bộ đảng viên năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, đi đau trong phong trào đấu ưanh chống tiêu cực, nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu có tác dụng giáo dục, thuyết phục quần chúng. Phần đông tổ chức cơ sở Đảng thực hiện tốt quy chế dân chủ, giữ vững nề nếp sinh hoạt, gắn công tác đảng viên với củng cố kiện toàn sắp xếp tô’ chức, xây dựng mô hình thôn, xóm, tô chức lại chi bộ và hệ thống chính trị phù họp.

Qua đợt chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết 24 của Tỉnh ủy, các cấp ủy và từng tô’ chức cơ sở Đảng đã nhìn nhận đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của Đảng bộ, chi bộ, từ đó xác định phương hướng nội dung đổi mới và tiếp tục chỉnh đón Đảng. Nhờ đó cơ sở yếu kém giảm, cơ sở vững mạnh tăng lên. Trong tổng số 91 tổ chức cơ sở Đảng qua phân loại có 40 đơn vị vững mạnh (bằng 43,9%), 36 đơn vị khá (bằng 39,5%) và 15 đơn vị yếu (bằng 16,4%).

Trong công tác cán bộ, Huyện ủy xem trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ đương chức, gắn với bố trí sử dụng theo quy hoạch. Trong 2 năm qua (1988 -1990) đề bạt 28 cán bộ, trong đó có Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch huyện, 10 trưởng phòng và tương đương, 6 phó trưởng phòng và tương đương và 3 Phó giám đốc. Thay đối 34 Bí thư chi bộ và Bí thư Đảng ủy trực thuộc, 28 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn, 38 trực Đảng, 18 Chủ nhiệm họp tác xã.

Gửi đi đào tạo bồi dưỡng tại các trường Trung ương và địa phương 502 đồng chí cán bộ chủ chốt và kế cận từ huyện đen cơ sở, mở các lớp tập huấn cho hàng trăm Bí thư Chi bộ... Găn kiến thức đào tạo bồi dưỡng với hoạt động thực tiên, nhiêu đồng chí tỏ ra vững vàng trong vận dụng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị

Cùng với chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, các cấp ủy Đảng đã tích cực xây dựng củng cố hệ thống chính trị đảm bảo cho công tác tổ chức, chỉ đạo, quản lý, điều hành, động viên đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối; chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Hội đồng nhân dân các cấp đã có nhiều tiến bộ trong việc tổ chức các kỳ họp hội đồng đã thể hiện rõ quyền hạn và trách nhiệm. Hoạt động giám sát được tăng cường và hiệu quả hơn trước.

Uỷ ban nhân dân các cấp được kiện toàn theo hướng tinh gọn, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng phâp luật, ở cấp xã, bộ máy quản lý giảm 30-40% nhưng vẫn phát huy hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ khi thực hiện Nghị quyết 08 của Trung ương (khóa VI) đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Hướng mọi hoạt động vào việc tuyên truyền vận động đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo giúp nhau khắc phục khó khăn phát triển sản xuất, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Nhìn chung, trong hai nhiệm kỳ Đại hội XIX và XX, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân huyện nhà vượt qua khó khăn thách thức triển khai sự nghiệp đổi mới sâu sắc toàn diện tất cả các lĩnh vực và gặt hái thành quả mới.

Về kinh tế: mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhưng sản lượng bình quân lương thực đạt xấp xỉ nhiệm kỳ trước. Rìông năm 1990 đạt 74.436 lan; mía nguyôn liộu tăng gấp 3 lần so với những năm 1986 -1988; đàn trâu, bò tăng 10%, thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 9,6%. Tông giá trị sản phẩm sản xuất ở các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp tăng 10%, trong đó sản phẩm chế biên từ nông -lâm tăng 1,7%/năm. Đã giao 1.017 ha rừng cho 794 hộ nông dân quản lý sử dụng, mô hình nông -lâm kết hợp phát triển đúng hướng, tạo thêm việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân được cải thiện thêm một bước.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tình trạng sản xuất độc canh còn nặng, mùa vụ cây con chuyển đổi chậm, chưa khai thâc hết tiêm năng kinh tế nông -lâm nghiệp, mức tăng trưởng lương thực chưa thật vũng chắc...

Vể văn hóa xã hội: Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, đời sống giáo viên được cải thiện, hoàn thành phổ cập cấp I, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tuy vậy chất lượng giáo dục vẫn giảm sút, học sinh bỏ học, chán học ở cấc xã miên núi, vùng đồng bào theo đạo thiên chúa..., cơ sở vật chât xuông câp nhanh. Ngành y té lấy việc chăm sóc sức khỏe ban đâu làm chính, phát ưiển thêm nhiều cơ sở, công tác tiêm chủng đúng định kỳ. Tuy vậy cơ sở vật chất bênh viện, trạm xâ đêu xuông câp, kinh phí cho hoạt động y tế còn khó khăn, chất lượng chuyên môn, thái độ phục vụ còn hạn chế. Hệ thống nhà văn hóa, thư viện xã, văn hóa, văn nghệ quần chúng gần như không hoạt động.

Về quốc phòng an ninh: mặc dù tình hình diễn biến phức tạp, nhưng Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng vũ trang ưong huyện giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triên kinh tế, xã hội. Trong nhiệm kỳ lực lượng vũ trang nhân dân được xây dụng vững mạnh làm nòng cốt xây dựng làng, xã an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ quân sự địa phương, thúc đẩy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự cơ sở. Tuy vậy trật tự an toàn xã hội vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, một so loại tội phạm và trọng án chưa giảm, công tảc truy quét, khám phá chưa kịp thời, các tệ nạn xã hội có chiều hướng phất triển.

Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn hạn chế, Đảng bộ tập trung tâm huyết trí tuệ lãnh đạo nhân dân toàn huyện đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu.

III. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXI, ĐƯA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TIẾN LÊN (1991 - 1995)

5 năm đầu tiên tiến hành sự nghiệp đổi mới sâu sắc toàn diện, đất nước giành được thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị ổn định, kinh tế chuyển biến tích cực, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hình thành và vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lạm phát được kìm hãm, khủng hoảng kinh tế được đẩy lùi từng bước, đời sống vật chất và văn hóa được cải thiện, quốc phòng - an ninh được củng cá vững chắc và đang phá thế bao vây cấm vận phá hoại của các thế lực thù địch, quan hệ quốc tế mở rộng tạo ra những thuận lợi mới xây dựng đất nước quê hương... Tuy đạt được thành quả to lớn toàn diện nhưng đất nước vẫn đứng trong tình thế hiểm nghèo: kinh tế chưa ra khỏi khủng hoảng, lạm phát cao, nhiều cơ sở đình đốn sản xuất, tỷ lệ lao động thiếu việc làm cao, tỷ lệ phát triển dân so còn cao... Trong khi đó vốn vay của nước ngoài giảm nhanh; tình trạng tham nhũng tiêu cực còn nhiều, văn hóa xã hội tiếp tục xuống cấp, những nhân tố gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn. Trong khi đó sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô tạo ra thách thức lớn về chính trị thời đại, tạo ra sự hẫng hụt về thị trường, các thế lực thù địch tăng cường bao vây cấm vận phá hoại và âm mưu bạo loạn lật đô chính quyền lãnh đạo của Đảng ta, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Phát huy thành quả đạt được khắc phục khó khăn, thách thức hiểm nghèo, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên, tháng 6 - 1991 Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ VII tổng kết thực tiễn 5 năm đôi mới, hoạch định cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiên lược ôn định phát triên kinh tế - xã hội: 1991 -2000.

Về cương lĩnh xây dựng đất nước, Đại hội chỉ rõ 6 đặc trưng cơ bản sau đây: do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc song ấm no tự do hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Cương lĩnh xác định quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu của toàn Đảng, toàn dân tộc trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là định hướng lớn về các chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối nội, đối ngoại, về vai trò của Đảng và Nhà nước.

Căn cứ vào cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, Đại hội xác định phương hướng mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu trong những năm 1991 -1995 là: vượt qua khó khăn thách thức, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, về chiến lược ổn định phát triển kinh tế đến năm 2000 Đại hội xác định: (ông sàn phím xà hội nôm 2000 gẩp đôi năm 1990.

Tại Thanh Hóa

Tiếp tục đua sự nghiệp đổi mới tiên lên. Đâng bộ tỉnh Thanh Hỏa tiến hành Đại hội lần thứ XIII (2 vòng), vòng 1 từ ngày 25 đến ngày 27-4-1991 thảo luận bô sung ý kiến cho bản tông hợp của cán bộ. đảng viên trong tỉnh đóng góp xây dựng các văn kiện dự thảo của Trung ương Đâng (khóa VI). Vòng II từ ngày 24 đến 27-9-1991, thảo luận báo cáo chính trị của Tỉnh ủy, bầu Ban Chấp hành khóa mới.

Đánh giá hoạt động nhiệm kỳ XII, Đại hội chỉ rõ: Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đảng bộ và nhân dân trong tĩnh gặp khổng ít khó khăn, thách thức nghiêm trọng... Nhưng với truyền thống cách mạng kiên cường, với ý thức tự lực tự cường, khó khăn trở ngại được đẩy lùi từng bước, sự nghiệp đổi mới được triển khai đồng bộ và gặt hái thành quả mới to lớn. Sản lượng lương thực thời kỳ 1986 -1990 đạt bình quân 79,4 vạn tấn/năm (tăng 9% so vói thời kỳ trước đó), giá trị công nghiệp tăng 1,8%, xuất khẩu đạt 14,8 triệu USD (tăng 32% so với thời kỳ 1981 -1985). Văn hóa xã hội chuyển biến hến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an ninh được củng co, Đảng bộ và hệ thống chính trị tăng cường sự đoàn kết thống nhất; một số điểm nóng được giải quyết, khói đại đoàn kết toàn dân mở rộng hơn... Tuy vậy trên tất cả các lĩnh vực còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém cần khắc phục

Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ của tỉnh thời kỳ 1991 -1995 là: phát huy thành quả, khác phục hạn chế yếu kém, tô chúc thực hiện sáng tạo Nghị quyết Đại hội VII của Đảng. Giữ vững ôn định chính trị, đổi mới cơ cấu phát triển kinh tế, hoàn thiện cơ che quản lý, khuyến khích phát triển nhanh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy lùi tiêu cực bất công, tạo đà tiến lên trong giai đoạn tiếp theo.

Vê mục tiêu cụ thể, Đại hội chỉ rõ: lương thực hàng năm tăng 3% để đến năm 1995 đạt 95 vạn tấn, tăng giâ trị công nghiệp bình quân hàng năm tù’ 7 - 8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 triệu USD vào năm 1995. Tỷ lệ tăng dân số giảm xuống 1,9%, phố cập tiểu học và xóa mù trong độ tuổi 15 -35, xây dựng gia đình văn hóa, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Xây dựng quốc phòng - an ninh vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy dân chủ xã hội, đổi mới bộ mấy và cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý điều hành vận động quần chúng của hệ thống chính trị, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đôi mới sự lãnh đạo của Đảng trong từng cơ sở, nâng cao tính chiến đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên. Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII soi sáng cho các cấp, các ngành trong tỉnh phấn đấu thực hiện.

Tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới theo phương huớng Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, từ ngày 17 đến ngày 19-10-1991, Đảng bộ huyên Thọ Xuân tiến hành Đại hội lần thứ XXI (nhiệm kỳ 1991-1995) với các nhiệm vụ: tổng kết đánh giá rút ra kinh nghiệm trong 5 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, xác định phương hướng nhiệm vụ mục tiêu giải pháp tiếp tục tiến hành sự nghiệp đổi mới ttong nhiệm kỳ 1991-1995, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa mới.

Đánh giá hoạt động nhiệm kỳ XX, Đại hội chỉ rõ: hon hai năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa. Việc thực hiện các chương trình về lương thực, thục phẩm, hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa xuất khẩu đạt kết quả bước đầu. Cụ thể là: sản lượng lương thực năm 1990 đạt 74.436 tấn, mía nguyên liệu tăng 3 lần, trâu bò tăng 10%, thịt lợn xuất chuồng tăng 9,6%. Giá trị công nghiệp, thủ công nghiệp tăng 10%. Hoạt động văn hóa xã hội có chuyển biến tiến bộ; quốc phòng - an ninh được xây dựng củng cố vững chắc; Đảng và hệ thống chính trị tích cực đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tô chức - cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và phương pháp công tâc, nhờ đó đã tổ chức triển khai sự nghiệp đổi mới sâu sắc, toàn'diện... Bên cạnh thành quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại cần khắc phục: nền kinh tế tăng trưởng chậm, các vấn đề văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn, an ninh - trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp, cơ sở Đảng yếu kém vẫn còn, trình độ tổ chức quản lý kinh tế của đội ngũ cản bộ lãnh đạo còn nhiều hạn chế, một bộ phận cắn bộ đảng viên còn bảo thủ chậm đổi mới, đời sống một bộ phận không nhỏ trong xã hội còn gặp nhiều khó khăn...

Từ tình hình thực tế của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội nhiệm kỳ 1991-1995 như sau: ổn định tình hình, từng bước cải thiện đời sống mọi mặt cho nhân dân, tạo ra khả năng mới cho bước phát triển các năm tiếp theo. Trước hết là dồn mọi nỗ lực phát triển kinh tế theo mô hình nông - lâm - công nghiệp chế biến và dịch vụ trên cả hai vùng đồng bằng và trung du miền núi. Cụ thể là:

Tập trung phát triển kinh tế toàn diện, phấn đấu mức tăng giá trị sản phẩm xã hội sản xuất hàng năm 5,1%, nông nghiệp tăng bình quân 4,9%, riêng sản lượng lương thực 2,2%. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế mũi nhọn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo tích lũy nội bộ về kinh tế, tăng khả năng cân đối ngân sách địa phương. Phấn đấu hạ tỷ lệ sinh đẻ hàng năm xuống 0,8 phần nghìn, tạo thêm việc làm cho người lao động, khuyến khích mọi gia đình làm giàu chính đáng, thu hẹp diện nghèo khó. Mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế và ngăn chặn các tiêu cực xã hội. Đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh góp phần giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1995 phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu: 8 vạn tấn lương thực, 3.500 tấn thịt lợn hơi, 300 tấn kén tằm, giâ trị hàng hóa xuất khẩu từ 5 -7 tỷ đồng, 7 vạn tấn mía nguyên liệu (không kể Nông trường Sao Vàng) và 10 tỷ đồng sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định năm 1989).

1. Tiếp tục phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng

Để đạt được mục tiêu kinh té - xã hội, Huyện ủy đề ra nhiều chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế chủ động đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện Trung ương và tỉnh quản lý đóng trên địa bàn huyện, không ngừng cải tiến quản lý, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh hiệu quả, thể hiện rõ vai trò chủ đạo ưong nền kinh tế quốc dân và định hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng phụ cận. Các doanh nghiệp Nhà nước do huyện quản lý đã sap xếp lại, các đơn vị yếu kém được củng cố một bước. Nhờ đó đã phát huy tác dụng tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phảt triển đa dạng phong phú và năng động trong huy động von đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho một bộ phận đáng kể người lao động. Thực hiện Nghị quyết 01/HU của Huyện ủy về “Đổi mới phương thức hoạt động của họp tác xã nông nghiệp"đã khẳng định vị trí của hợp tác xã, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế hộ, gắn với thực hiện chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân. Tiềm năng đất đai, lao động được khai thác tốt hơn, nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư và mở rộng số lượt hộ được vay vón ngân hàng để đầu tư phảt triển sản xuất. Cùng với việc khuyến khích các thành phần kinh tế chủ động đầu tư phát triển, huyện đã lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên câc lĩnh vực nông - lâm - công nghiệp - thương mại dịch vụ, theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội XXI

Về sản xuất lương thực: Huyện chỉ đạo tập trung cao thâm canh cây lương thực, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở vùng đồng bằng, ổn định diện tích và thâm canh lúa chiêm xuân và diện tích vụ mùa ăn chắc, chuyển dịch diện tích lúa mùa bấp bênh sang cấy lúa hè thu, mở rộng vụ đông ưên đất hai lúa, từng bước đưa cây khoai tây vào vụ đông góp phần tăng sản lượng lương thực. Trung du và miền núi từng bước đẩy mạnh thâm canh cây lương thực, đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ. Xây dựng vùng mía nguyên liệu tập trung từ 1.200 -1.500 ha (không kể Nông trường Sao Vàng) tạo ra khối lượng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ tăng hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh trồng cây lâm nghiệp theo hướng trại rừng, vườn rừng, vườn cây, đồi cây của từng hộ, hoặc nhóm hộ tại địa phương. Khuyến khích nhân dân vùng đồng bằng lên nhận đất trồng rừng kinh doanh lâu dài phủ xanh đất trong đồi trọc.

Về sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng không có khả năng mở rộng, huyện chủ trương tập trung đầu tư cho thủy lợi, cải tạo đất, cải tạo bộ giống, bố trí lại mùa vụ. Đổi mói hoạt động dịch vụ, cung ứng vật tư, phân bón, dụng cụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân.

Về chăn nuôi, Huyện chủ trương tăng số lượng, chất lượng đàn trâù bò cả hai vùng, khuyến khích hộ nông dân đầu tư hoặc liên kết vói câc đơn vị quốc doanh phát triển chăn nuôi bò xuất khẩu, bò sữa ở vùng ưồng mía. Phát ưiển đàn trâu bò vùng đồng bằng đảm bảo sức kéo và hàng hóa xuất ra ngoài huyện. Nâng cao chất lượng con giống và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trại giống lợn quốc doanh, cung ứng tinh dịch lợn ngoại cho cảc hộ nuôi lợn sinh sản trong toàn huyện, đảm bảo chất lượng gióng và công tác phòng chữa bệnh cho gia súc, thú y hợp đồng trực tiếp với người sản xuất và cùng chịu trách nhiệm về công tảc phòng chữa bệnh và thâm canh chăn nuôi. Xây dựng vững chắc mối quan hệ kinh tế với câc xí nghiệp công nghiệp Trung ương và tỉnh đóng trên địa bàn hình thành thị trường ổn định lâu dài tiêu thụ nông - lâm sản phẩm hàng hóa. Tạo điều kiện đê cấc đơn vị nói trên phảt triển và mở rộng sản xuất thu hái thêm lao động người địa phương.

Về sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, huyện chủ trương: tiếp tục sắp xếp lại sản xuất kinh doanh để khai thấc thế mạnh của huyện, tạo điều kiện môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế hộ phát triển và đầu tư vốn mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề thu hút lao động, tạo ra nhiều loại hàng hóa, sản xuất các mặt hàng truyền thống với chất lượng cao hơn như: vật liệu xây dựng, mây tre đan, đồ mộc dân dụng... Phât ưiển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất của cầc ngành khấc, tiến tới có mặt hàng tham gia xuất khẩu.

Do thực hiện các giải pháp nói trên, sản xuất nông nghiệp phât triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế rừng. Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng năm tăng gần 4%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân hàng năm (1991 - 1995) đạt 79,4% ngàn tấn, tăng 10,9% so với thời kỳ trước, sản lượng thịt lợn hoi xuất chuồng tăng 42,4%, đàn ưâu bò bình quân hàng năm 24 -330 con, nuôi cấc và các loại gia cầm đều tăng. Kinh tế rừng được tổ chức lại theo hướng giao đất, giao rừng cho hộ và nhóm hộ gắn với quản lý, khai thác, cải tạo, tu bổ rừng. Câc đề án về ưại rừng, vườn rừng, vườn đồi được triển khai thực hiện kết quả. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp luôn đạt cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Hai ngành công nghiệp mía đường và giấy cuối năm 1994 chiếm tỷ ưọng 86,8% giá trị công nghiệp - thủ công nghiệp trên địa bàn. Công ty Đường Lam Sơn và Hiệp hội Mía đường Lam Sơn là mô hình về quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, trong đó công nghiệp quốc doanh đóngvai trò chủ đạo, thúc đẩy quá trình chuyên đoi cơ cấu nông nghiệp và bộ mặt nông thôn trong vùng.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với giá trị tổng sản lượng tăng khá, các ngành nghề truyền thống đuợc khôi phục và ngày càng đa dạng như: mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, cót nan, cót ép, chế biến nông sản, thức ăn gia súc... Đang tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh te ở địa phương và gia đình, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Dịch vụ được xác định là một trong những ngành có ưu the và chiếm tỷ trọng ngày một tăng trong nền kinh tế của huyện, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, đã làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động, đa dạng, đáp ứng tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Các hoạt động dịch vụ vật tư kỹ thuật, giong vật nuôi, cây ưồng, bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng điên, thủy lợi, khuyến nông, khuyến lâm ngày càng hiệu quả.

Từ tiềm năng thế mạnh của từng vùng sinh thái, trên địa bàn hình thành rõ 2 vùng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

Vùng 1 bao gồm các xã đòng băng tả ngạn và hữu ngạn sông Chu, có thế mạnh vê sản xuất thâm canh cây luting thụv dúa, ngd, khoai lang, khoai tây, rau, dậu), phát triên chăn nuôi gia súc, gia càm, cá. Hiộn lại trở thành vùng trọng diêm lũa, đảm bảo an toàn vè lưrnig thực cho toàn huyện và tạo ra khỏi lượng nông sản hàng hóa lớn như: lạc, đậu, vừng, kén tằm, rau củ quả. Diện tích đất ven sông, gò bãi, đất bạc màu trồng mía nguyên liệu. Đồng thời phát triển mạnh thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình thành rõ nét cơ cấu: nông nghiệp - thủ công nghiệp và dịch vụ.

Vùng 2 gồm cảc xã bán sơn địa, trung du và miền núi có tóc độ tăng trưởng nhanh, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp quốc doanh mía đường với nông nghiệp. Năm 1994 đạt 1.200ha mía nguyên liệu tăng 324 ha so với năm 1993, sản lượng mía cây đạt 66.000 tấn tăng 44,7% cùng kỳ. Trong những năm tói vùng mía nguyên liệu vẫn tiếp tục mở rộng và trở thành cây chủ lực của vùng đồi trung du. Ve lâm nghiệp, huyện đã giao đất lâu dài để nhân dân khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng, kết hợp chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa. Thủ công nghiệp và dịch vụ trong vùng phát triển nhanh như: sản xuất bột giấy, gia công mặt hàng lâm sản, chế biến nông sản, hình thành rõ nét cơ cấu: công nghiệp - lâm nghiệp và dịch vụ.

Tạo điều kiện thuận lợi phảt triển kinh tế xã hội, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống điện, giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá và câc công trình khảc. Năm 1994 đã đầu tư gần 18 tỷ đồng, trong đó huyện quản lý và thực hiện 8,7 tỷ đồng (bằng 136% kế hoạch, tăng 146,5% cùng kỳ), Nhà nước cấp 1 tỷ 920 triệu đồng, nhân dân đóng góp 6 tỷ 779 triệu đồng (bằng 175% cùng kỳ).

Năm 1995 đầu tư 23 tỷ 880 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 6 tỷ 212 triệu đồng; các ngành: giao thông đầu tư tăng 966%, thủy lợi tăng 202%, điện tăng 470,6%, lâm nghiệp tăng 133,3%, văn hóa, y tế, giáo dục tăng 102% so với cùng kỳ. Hầu hết các tuyến đường giao thông, các công trình thủy lợi, cầu cống, một số khoa phòng của bệnh viện trung tâm được nâng cấp, nhiều trường tiểu học được làm mới, trong đó đã có 17 trường cao tầng đã được đưa vào sử dụng. Nhiều công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất như: trạm bơm xã Xuân Thành, Xuân Thiên, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lập, kè Thượng Vôi -Xuân Hòa, kè Xuân Tín, cóng tiêu Quang Hoa... được xây dựng mới.

Trong thời kỳ: 1991-1995 sản xuất nông nghiệp tiến bộ khá toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và ưồng rừng. Tiềm năng đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn và những lợi thế của hai vùng kinh té được khai thác, sử dụng hiệu quả. Nhờ đó giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm liên tục tăng: tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng 10,9% so với thời kỳ 1986 - 1990, tong đàn lơn tăng 16,9%, đàn ưâu bò bình quân hàng năm đạt 24.330 con.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ thực sự làm thay đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Năm 1991 cơ cấu: công nghiệp - thủ công công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 33,5% GDP toàn huyện, đến năm 1995 tăng lên 48,8%, tỷ lệ cơ cấu nông -lâm nghiệp trong GDP giảm xuống (năm 1991 là 67,5% GDP đến năm 1995 còn lại 51,2% GDP).

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong 5 năm qua còn bộc lộ những khuyết điểm tồn tại cần phải khắc phục:

Một là: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiếm năng, một số mặt chưa thực sự vững chắc, sản xuất nông nghiệp có tóc độ tăng ưưởng thấp hơn so vói bình quân chung của cả tỉnh, khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp và mất cân đối nhiều mặt.

Hai là: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nhưng còn chậm, kinh tế thuần nông còn phô biến, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, hiệu quả kinh tế chưa cao, việc đổi mới cơ chế quản lý còn nhiều khó khăn, phần lớn các họp tác xã sản xuất nông nghiệp còn lúng túng trong việc đôi mới nội dung, phương thức hoạt động đe phù hợp với tình hình và điều kiện mới. Các cơ quan chuyên môn làm công tầc quản lý, dịch vụ sản xuất nông nghiệp chậm đổi mói hoạt động chưa tạo sự gắn bó mật thiết và cùng chịu trấch nhiệm với người lao động.

Ba là: Cơ sở hạ tầng tuy phát triển nhưng chưa đều, chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, nhiều công trình xây dựng chất lượng kém, tình trạng lãng phí và thất thoát là vấn đề đáng quan tâm trong công tảc quản lý.

Bốn là: Câc thành phần kinh té phất triển nhưng công tâc quản lý, kiểm tra hoạt động sản xuất - kinh doanh theo phấp luật còn lỏng lẻo, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế còn nhiều.

2. Triển khai xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang nen kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hầu hết các hoạt động văn hóa - xã hội chững lại và lúng túng, có mặt bị tụt hậu.

Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, hệ thống trường mẫu giáo, nhà ưẻ bị xuống cấp nghiêm trọng, một so lóp mẫu giấo, nhà trẻ tan rã, học sinh bỏ học ngày càng nhiều, đời sống giáo viên gặp khó khăn. Những năm 1986 -1992, 27 xã không còn nhà trẻ, ngành học bô túc văn hóa tan rã, cụm trung tâm chỉ còn vài chục học viên, trung tâm dạy nghề, kỹ thuật không còn có học viên. Cấp I bỏ học từ 12 -14%, lóp 5 so với lóp 1 chỉ còn 56%. Học sinh cấp II bỏ học 30%, khi thấp nhất chỉ còn 7.900 học sinh. Học sinh cap III từ 5.000 em còn 1.250 em, giải thể trường cấp III Thọ Minh, hơn 100 giáo viên cấp III xuống dạy cấp dưới (trong đó có hơn 60 giảo viên xuống dạy cap I), hơn 500 giáo viên cấp II xuống dạy cấp I thay thé cho những giáo viên về hưu, mất sức, thôi việc. Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực giâo dục hạn hẹp, đời sóng giấo viên khó khăn.

Giải quyết tình hình trên, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,

Huyện ủy đề ra chủ trương, giải phảp ổn định tình hình giáo dục đào tạo, Huyện ủy chỉ đạo các địa phương cho nhà trường mượn đất tăng gia sản xuất, cải thiện đời sóng, phát động phong trào giảo viên bầm lóp, giữ vững kỷ luật lao động, giấo viên thay nhau đến gia đình vận động phụ huynh cho con em trở lại trường học tập.

Từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 1 năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII họp đề ra 5 nghị quyết chuyên đe về: giáo dục đào tạo, văn hóa văn nghệ, công tâc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và công tác thanh niên. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, Thường vụ Huyện ủy thành lập ban chỉ đạo, xây dựng ké hoạch, chương trình hành động đưa nghị quyết Trung ương 4 đi vào cuộc sống. Thực hiện cắc mục tiêu, Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện (khóa XXI) với phương châm: gắn phát triển kinh tế với thực hiện câc chính sách xã hội, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm, giữ vững ổn định chính trị, cải thiện đời sóng nhân dân. Ngành Giáo dục Đào tạo huyện tổ chức cho cân bộ quản lý, Bí thư câc chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cầc trường học tập Nghị quyết 04.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) ngành giáo dục Thọ Xuân có nhiều khởi sắc: tình trạng học sinh bỏ học đã giảm, các chảu đi học ngày một đông. Năm 1986 có 26.000 học sinh cấp I thì năm 1995 tăng lên 33.000 em. số học sinh lớp 5 năm 1995 lăng hơn năm 1991 là 56%, Học sính cấp II năm học 1992 - 1993 là 9.500 em đến năm học 1993 -1994 táng lên 11.500 em, năm 1994 - 1995 tiếp tục tăng lên 12.100 em, đốn năm học 1995 - 1996 là 14.959 em. Khối cấp III, nám học 1995 -1996 lăng lên 3.749 cm. Các trường dạy nghề, trường bồi dưỡng giáo viên và trường chuyên số lượng, chất lượng học sinh khả hơn. Năm học 1992 -1993 toàn huyện có 22 giải cáp tỉnh, 2 giải quác gia; năm học 1993 - 1994 có 23 giải cấp tỉnh, 2 giải quốc gia; năm học 1994 - 1995 có 40 giải cấp tỉnh, 3 giải quốc gia (2 giải nhất tơán và một giải khuyến khích văn). Khói mẫu giáo, mầm non cũng đã vượt qua giai đoạn khó khăn trở lại ôn định với gần 12.000 cháu đến lớp.

Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuẩn hóa: giáo viên cap I đạt trên 70%, giáo viên cấp II đạt 100%. Giấo dục dạy nghề có tiến bộ đáng kể, đã cấp chứng chỉ nghề cho 1.500 học sinh cap II và cấp III. Nhiều giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” sâu rộng và kết quả tót hơn. Vì vậy, năm học 1993 -1994 có 52 trường đạt tiến tiến cấp huyện và 45 giáo viên đạt danh hiệu tiên tiến, 8 trường và 10 giáo viên đạt giáo viên tiên tiến cấp tỉnh. Năm học 1994 -1995 có 53 trường đạt tiên tiến cấp huyện và 60 giáo viên đạt danh hiệu tiên tiến, 9 trường và 10 giấo viên đạt tiên tiến cấp tỉnh. Bên cạnh thành tích dạy và học, năm 1995 toàn huyện đã có 17 trường cao tầng đưa vào sử dụng và 14 trường cao tầng khác đang được xây dựng, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học được tăng cường.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện quan tâm lãnh đạo. Các cơ sở y tế từ huyện xuống xã được củng cố, chất lượng khấm chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện kết quả: công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh môi trường được thực hiện tốt. Do vậy trong 5 năm (1991 - 1995) không có dịch bệnh xảy ra, công tác bảo vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo đảm. Đen thảng 1 năm 1995 toàn huyện có 100% số xã, thị trấn có đủ y, bảc sĩ khám và điều trị bệnh thông thường cho nhân dân. Cơ sở vật chất, nhà cửa, trang thiết bị được bổ sung, nâng cấp. Trong 128 cán bộ y tế xã, thị trấn được định biên theo Nghị định 58 (trong đó có 8 bâc sĩ, 34 cao đẳng, 69 y sĩ, trung cấp y tả), giường bệnh tăng 10% (gồm 200 giường). Việc thực hiện Phảp lệnh Hành nghề Y dược tư nhân đang từng bước đi vào nề nếp, thông qua công tâc kiểm tra cấp lại giấy phép. Công tác y tế kế hoạch hóa gia đình đạt chất lượng tốt. Năm 1995 tỷ lệ tăng dân so còn lại 1,7%.

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tâc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Nghị định sô 362 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 1 thấng 10 năm 1991, ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân quyết định thành lập Ban Bảo vệ và Chám sóc trô em lừ huyộn xuống cơ sở nhăm đảm bảo cho trẻ em được học tập, vui chơi, được bảo vệ nhân cách, chống suy dinh dưỡng và thất học  vì sự nghiệp “Trồng người" lãnh đạo địa phương đà huy động doanh nghiệp đóng góp kinh phí tu sửa nâng cap hộ thông nhà trẻ mẫu giáo, tổ chức cho các cháu uống Vácxin phòng chống bại liệt, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh đặc biệt. Toàn huyên đã chống suy dinh dưỡng cho 24.153 cháu, hạ tỷ lộ suy dinh dưỡng từ 52% (năm 1993) xuống 46% (năm 1994), xuống 30% (năm 1995). Phẫu thuật nụ cười trẻ thơ cho 15 chau, cấp xe lăn cho 1 chấu bị bại liệt, xử lý 3 trường hợp vi phạm quyền trẻ em.

Từ khi chuyên sang cơ chế mới, công tác văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thê thao lúng túng chững lại do thiếu phương hướng hoạt động đúng đắn, thiếu kinh phí và cơ sở vật chất để hoạt động. Trong khi đó việc tư nhân phát triển mạnh và có khuynh hướng (hương mại hóa, một số phim chạy theo thị hiếu không lành mạnh, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không đồng tình. Giải quyết tình hình trên; ngày 20 thấng 5 nấm 1991 Huyện ủy ra Nghị quyết só 08 -NQ/HU về “Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý về công tác văn hóa, văn nghệ, thông tin và thể dục thể thao”, Nghị quyết nêu ra 4 mục tiêu và 3 giải pháp thực hiện, được phổ biến rộng rãi đến chi bộ, tổ chức quân chúng. Nhiệm vụ đầu tiên là phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gồm 4 tiêu chí do Bộ Văn hóa Thông tin quy định. Được nhân dân đồng thuận phong trào trở nên sâu rộng đúng như nhận định của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: “Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sóng, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý nghĩa và nghĩa vụ gia đình đối với mọi người, hình thành nếp sống cao đẹp có văn hóa”. Năm 1992, Thọ Xuân có 69,5% tổng số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Công tấc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hình thành và bước đầu đạt kết quả. Các cuộc hội thi thông tin, hội diễn nghệ thuật quần chúng tổ chức đúng định kỳ đã tác động tốt đến phong trào sản xuất, chấp hành phảp luật và thực hiện cảc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, Nghị quyết 08 của Huyện ủy, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao tién bộ nhiều mặt. 100% số xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng làng văn hóa. Hàng năm có trên 70% tong so hộ được công nhận gia đình văn hóa. Huyện ủy chỉ đạo xây dựng điểm 2 làng văn hóa, 1 xã văn hóa. Bổ sung công cụ, thiết bị và tăng cường lực lượng cho hoạt động thông tin, tuyên truyền. Nhờ đó các chủ ưương chính sách, mục tiêu kinh tế -xã hội của địa phương kịp thời đến quần chúng nhân dân. Cầc ngành có chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa. Xây dựng phục hồi các sân bóng, sân chơi thể thao cơ sở, thành lập các câu lạc bộ văn hóa và thể thao như: Câu lạc bộ Hưu trí Lam Sơn, Câu lạc bộ Văn hóa Xuân Thiên, Xuân Bải, Xuân Trường, Xuân Thành, Câu lạc bộ bóng đá Xuân Bái...

Di tích lịch sử - văn hóa được trùng tu tôn tạo và xếp hạng. Khu di tích lịch sử Lam Kinh căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV được Chính phủ phê duyệt Đề án trùng tu tôn tạo vào ngày 20 thắng 10 năm 1994. Ngày 8 tháng 10 năm 1995, ủy ban nhân dân tỉnh và huyện Thọ Xuân làm lễ động thổ tái thiết khu di tích Lam Kinh. Lễ hội Lê Hoàn và lễ hội Lam Kinh trở thành lễ hội lớn của nhân dân Thanh Hóa và khu vực.

Ngày 28 tháng 12 năm 1994, đồng chí Lê Đức Anh, ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xã hội Việt Nam thăm và làm việc tại Thọ Xuân. Đồng chí Lê Đức Anh đi thăm Nhà mảy Đường Lam Sơn, Nhà mảy Giấy Mục Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh và thắp hương đền thờ Lê Lợi; thăm 4 huyện vùng nguyên liệu mía phía Tây Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc vói cản bộ chủ chốt huyện Thọ Xuân, đồng chí Lê Huy Thiết, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy bấo cắo với Chủ tịch nước về truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thọ Xuân, những thành tựu kinh té - văn hóa - xã hội -giáo dục -an ninh -quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị. Chủ tịch nước rất phấn khởi và biểu dương thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã giành được và mong muốn trong thời kỳ mới Thọ Xuân sẽ tiếp tục phât huy hơn nữa truyền thống Lam Sơn anh hùng, xây dựng huyện vững mạnh toàn diện, đóng góp nhiều kinh nghiệm và nhiều điển hình mới cho tỉnh và Trung ương.

Cùng với trùng tu tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, Đảng bộ nhân dân Thọ Xuân đã xây dựng 13 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ. Quy tập mộ liệt sĩ vào các nghĩa trang, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc các gia đình chính sách, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhiều việc làm tình nghĩa như: ấo lụa tặng bà, tặng sổ tiết kiệm, vận động mua xo so xây dựng quỹ hỗ trợ học sinh nghèo... được các địa phương chăm lo. Điển hình là Đảng bộ nhân dân các xã: Xuân Thiên, Xuân Lâm, Xuân Thành.

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo bằng hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, bồi dưỡng kiến thức phát triển kinh tế, kién thức công nghệ... sau 2 năm (1993 -1995) số hộ nghèo toàn huyện từ 20% giảm xuống 12%, một số xã còn 5 - 8%. Nhiều tụ điểm kinh tế, dịch vụ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hình thành, vùng mía đường Lam Sơn phát triển mở rộng giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động thu nhập ôn định. Nhiều gia đình xây dựng nhà cao tầng, nhà kiên cố, mua sắm ô tô, xe máy, vật dụng đắt tiền. Bộ mặt nông thôn thay đôi sâu sắc.

3. Về tăng cường quốc phòng an ninh

Thực hiện cấc nghị quyết của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy về công tác quốc phòng - an ninh, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân ra Nghị quyết 05 chỉ đạo các ngành các cấp đẩy mạnh công tảc quốc phòng - an ninh, đáp ứng tình hình mói. Nen quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân và an ninh nhân dân được củng có và tăng cường. Gắn chăm lo xây dựng xã, cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, với thường xuyên diễn tập và bổ sung phương án phòng thủ, chống gây rối, bạo loạn. Cơ chế 02 (Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và công an làm tham mưu) được triển khai thực hiện. Kết họp kinh tế với quốc phòng, năm 1993 quân dự bị động viên toàn huyện là 10.994 đồng chí, trong đó có 479 sĩ quan, 10.515 hạ sĩ quan và chiến sĩ, được sắp xếp theo khung quân dự bị động viên Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Đen năm 1995 quân dự bị động viên toàn huyện tăng lên 15.138 đồng chí (trong đó dự bị loại I: 7.965, dự bị loại IT. 7.173, có 466 sĩ quan) được sắp xếp biên chế cho 7 đơn vị theo mệhh lệnh của Bộ tổng tham mưu và được huấn luyện theo định kỳ. Năm 1993 lực lượng dân quân tự vệ gồm 7.353 người chiếm 3,7% dân số. Lực lượng dân quân nòng cót gồm 1.092 chiến sĩ tổ chức thành 122a 41b. Lực lượng chiến đấu tại chỗ 4.557 chiến sĩ tổ chúc thành 329a theo làng, thôn xóm. Lực lượng dân quân tự vệ của Nông trường Sao Vàng gồm 1.782 chiến sĩ biên chế thành 287a và 2c pháo phòng không. Đến năm 1995 lực lượng dân quân toàn huyên còn lại 3% dân số, trong đó có 1.939 đảng viên 3.000 chiến sĩ kinh qua bộ đội, lực lượng cơ động chiến đấu tại chỗ có 1.092 chiến sĩ làm nòng cốt giữ vững an ninh, trật tự thôn xã.

Nhờ làm tốt công tấc quản lý đăng ký, tuyển gọi thanh niên nhập ngũ bổ sung cho lực lượng thường trực, từ 1989 -1993 toàn huyện tuyển gọi 2.934 thanh niên có đủ điều kiện bổ sung cho bộ đội thường trực, các năm 1993 - 1995 gọi 1.150 thanh niên nhập ngũ.

Trước sự sụp đổ của Liên Xô và câc nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các thế lực phản động cách mạng chống phá cách mạng Việt Nam bằng mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm. Chúng kích động đa nguyên, đa đảng, gây mất ổn định chính trị, tiến tới bạo loạn lật đổ... Diễn biến phức tạp của tình hình đã trực tiếp tác động đến địa bàn Thọ Xuân. Bình tĩnh và cương quyết, Huyện ủy, úy ban nhân dân huyện tổ chức lãnh đạo giải quyết hiệu quả mâu thuẫn từ nội bộ nhân dân, cô lập câc phần tử cơ hội, giáo dục đoàn kết mọi tầng lóp nhân dân giữ vững ổn định chính trị.

Phát huy thắng lợi, Huyện ủy phảt động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cấc cấp ủy Đảng, chính quyền quân triệt, tuyên truyền Nghị quyết 19 của Tỉnh ủy, Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 24 của ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Huyện ủy sâu rộng ưong cản bộ, đảng viên và nhân dân tạo ra khí thế và sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn toàn huyện.

Chăm lo xây dựng lực lượng dân quân, công an trong sạch vững mạnh. Trong 5 năm đã tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho 1.563 công an viên cơ sở, tổ chức tập huấn hàng năm cho xã đội trưởng và trưởng công an, kết nạp 40 đồng chí công an viên vào Đảng; thành lập Hội đồng bảo vệ an ninh Tô quốc ở 468 xóm, 13 cơ quan xí nghiệp gần 1.973 thành viên, xây dựng 482 tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải. Qua hoạt động của quần chúng đã cung cấp 497 nguồn tin có giá trị, giúp công an điều tra 297 vụ, bắt nhiều đối tượng nguy hiểm, bắt 89 vụ, 105 tên, thu hồi nhiều vũ khí, vật liệu nổ theo chỉ thị của úy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời đã khởi tố điều tra 698 vụ, truy tó 657 vụ, 727 đối tượng, trong đó trọng án chiếm 91%, thu hồi nhiều vũ khí, hiện vật giấ trị hàng tỷ đồng; vận động 18 đối tượng ra đâu thú, đưa ra dân kiểm điểm 217 người, gọi răn đe 1.352 lượt đối tượng. Cảc điểm nóng được giải quyết, các đơn vị kém phân đấu trở thành khả. Kết quả đó đã góp phần lập lại trật tự kỷ cương, pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tô quốc có nhiều đơn vị khấ toàn diện như: Xuân Thiên. Xuân Thành, Xuân Châu, Phú Yên, Bắc Lương, Xuân Lai...

Hoạt động của các ngành bảo vệ pháp luật như công an tòa án, viện kiêm sát đã đổi mới hoạt động nghiệp vụ, không để các vụ án keo dài, xử đúng người, đúng tội, không oan sai tiêu cực, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết nhanh, dứt điểm đơn thư khiếu nại, khiếu tố, đảm bảo công bằng, dân chủ và kỷ cương phép nước.

Tuy vậy, công tảc quốc phòng - an ninh còn bộc lộ những thiếu sót khuyết điểm: công tác giảo dục tuyên truyền pháp luật chưa thường xuyên, hiện tượng vi phạm phâp luật, coi thường kỷ cương phép nước còn diễn ra ở nhiều nơi. Hiệu quả cuộc đấu ưanh chống tham nhũng, chóng buôn lậu, tron thuế còn thấp, niềm tin của nhân dân vào cảc cơ quan phảp luật từng bước được khơi dậy, nhung chưa vững chắc. Công tâc xây dựng lực lượng chuyên trảch, bán chuyên ưảch và phảt động toàn dân tham gia giữ gìn an ninh chính trị, ưật tự an toàn xã hội ở nhiều đơn vị chưa đặt ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Có nơi bản thân chính quyền lại vi phạm phảp luật, vi phạm cảc nguyên tắc quản lý kinh tế, quản lý xã hội và vi phạm quyền dân chủ của nhân dân.

4. Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

5 năm qua Đảng bộ đã chăm lo giấo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt nghiêm túc đường lối chủ trương, Nghị quyết của Đảng trong cán bộ đảng viên, trong các tầng lớp nhân dân. Đã tổ chức cho hơn 10.000 lượt đảng viên học tập chương trình lý luận phổ thông, nghị quyết của Đảng và chức năng nhiệm vụ của các loại hình tô chức cơ sở Đảng. Đa số đảng viên đã ý thức được trách nhiệm, biểu thị Sự nhất trí cao đối với công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng; kiên định mục tiêu con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn; đề cao cảnh giác, đấu tranh chổng mọi âm mưu diễn bién hòa bình, đa nguyên, đa đảng của các the lực thù địch, đấu tranh với quan điêrn sai trái, với tư tưởng bảo thủ lạc hậu, bảo vệ đường lối, giữ gìn kỷ luật Đảng, củng cố khối đoàn kết toàn dân.

Đến năm 1992, Đảng bộ Thọ Xuân có 9.914 đảng viên vói 83 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, trong đó khối nông thôn có 40 Đảng bộ, 448 chi bộ nhỏ; khói cơ quan gồm 11 Đảng bộ (với 93 chi bộ nhỏ) và 32 chi bộ trực thuộc, về chất lượng tổ chức Đảng, qua phân loại khối nông thôn có 5 Đảng bộ vững mạnh (chiếm 12%), có 31 Đảng bộ khấ (chiếm 78%), có 4 Đảng bộ yếu (chiếm 20%). Khối cơ quan: có 18 chi bộ vững mạnh (chiếm 43%), có 20 chi bộ khá (chiếm 47,6%), 4 chi bộ yếu (chiếm 9,4%). về chất lượng đảng viên: loại 1 có 4.927 đồng chí (chiém 65%), loại 2 có 2.246 đồng chí (chiếm 23,4%), loại 3 có 307 đồng chí (chiếm 4%), loại 4 còn lại 105 đồng chí (chiếm 1,6%).

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn, toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy vậy, Đảng bộ đông mà chưa mạnh, linh hoạt Đảng ở một số cơ sở chưa nghiêm, cần phải đổi mới và chỉnh đốn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức học tập quán triệt sâu sắc và tổ chức chỉ đạo điểm ở Xuân Thành và Xuân Lai để đúc rút kinh nghiệm nhân rộng. Sau khi chỉ đạo thành công ở các đơn vị điểm Xuân Thành, Xuân Lai, Huyện ủy rút ra nguyên nhân và kinh nghiệm hoàn chỉnh đề án tổ chức chỉ đạo thực hiện đồng bộ trong toàn Đảng bộ theo 3 bước và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên trong xây dựng Đảng.

Bước một: Tổ chức cho toàn thể cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc nội dung, quan điểm cơ bản Nghị quyết Trung ương 3, xây dựng chương trình hành động từ huyện đến cơ sở gan với tiếp tục thực hiện các Nghị quyết 01, 02, 03 của Huyện ủy.

Bước hai: Tiến hành đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo câc cấp theo tinh thần Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị. Đối với đảng viên tiến hành kiểm điểm và phân loại.

Bước ba: Chấn chỉnh sinh hoạt Đảng, lập lại kỷ cương nguyên tắc Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, gắn thực hiện nghị quyết với thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, chất lượng cơ sở Đảng và đảng viên biến đôi sâu sắc theo chiều hướng tiến bộ. Năm 1993 có 152/424 chi bộ nhỏ khối nông thôn đạt vững mạnh (chiếm 36%, tăng 3,1% so với năm 1992), chi bộ nhỏ khối cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đạt 86,5% vững mạnh (tăng 43,5% so với năm 1992). Năm 1994 có 172/369 chi bộ nhỏ nông thôn đạt vững mạnh (chiếm 43,4%, tăng 7,4% so với năm 1993), chi bộ nhỏ khối cơ quan, doanh nghiệp quốc doanh đạt 47/77 vững mạnh (chiếm 61%, giảm 15,5% so với năm 1993).

Chất lượng đội ngũ đảng viên cũng được nâng lên. Năm 1992, đảng viên loại 1 có 4.927 đồng chí (chiếm 65%). Năm 1994 đảng viên loại 1 tăng lên 6.369 đồng chí (chiếm 74%, tăng 9% so với năm 1992). Tổng kết năm 1995 toàn Đảng bộ có 47,4% tô chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy đạt vững mạnh (tăng từ 14,9% so với năm 1991), số đơn vị yếu kém còn lại 4,4%. Các Đảng bộ xã Xuân Lai, Xuân Vinh, Thọ Xương, Phú Yên, Bắc Lương, Xuân Thiên, Đảng bộ Công an huyện, Đảng bộ cơ quan Huyện ủy, Đảng bộ Công ty Đường Lam Sơn, Đảng bộ Giấy Mục Sơn, Chi bộ bồi dưỡng giảo viên, Chi bộ Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, Chi bộ Ngân hàng Phát triển Nông thôn huyện được Huyện ủy công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh 3 năm liên tục (1992 -1994).

Triển khai thực hiện các quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Huyện ủy đã xây dựng quy trình đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc Huyện ủy quản lý, thực hiện dân chủ trong các khâu đánh giá, tuyển chọn, bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động và giải quyết chính sách cán bộ theo đúng quy định, quy trình của Trung ương, Tỉnh ủy, khắc phục tình trạng phân tán, thiếu khầch quan, thiếu dân chủ trong công tác cán bộ. Huyện ủy đã cử 127 cán bộ đi đào tạo tập trung dài hạn ở các trường Trung ương và tỉnh. Mở lớp huấn luyện nâng cao trình độ lý luận và quản lý nhà nước cho cản bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho 1.600 cấp ủy viên cơ sở, bồi dưỡng 60 giảng viên là báo cáo viên cơ sở, bồi dưỡng chương trình chính trị phổ thông cho 8.000 đảng viên. Đã mở nhiều lớp đối tượng Đảng tạo nguồn phát triển đảng viên mới. Trong 2 năm (1993 - 1994), kết nạp được 134 đảng viên mới, riêng 5 tháng đầu năm 1995 đã kết nạp được 103 đảng viên mới. Cuối năm 1994, Huyện ủy tiến hành kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ các phòng ban của Huyện ủy, ủy ban nhân dân, một số doanh nghiệp Nhà nước thuộc huyện quản lý, tinh giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp. Việc đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động và giải quyết chính sách đối với cán bộ thực hiện đúng quy trình, đảm bảo dân chủ công khai, phát huy cảc mặt tích cực của đội ngũ cán bộ.

Công tác kiểm tra được cấp ủy Đảng coi trọng, đã tiến hành kiểm tra thường xuyên tổ chức Đảng và đảng viên về chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, giữ gìn phẩm chất cảch mạng, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tô cáo, giúp cấp ủy có giải pháp củng co các điểm yếu kém, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Qua kiểm tra, hệ thống tổ chức được củng cố kiện toàn một bước nhưng chất lượng hoạt động nâng lên chưa đồng đều, hiện tượng mất đoàn kết trong nội bộ vẫn diễn ra ở một số cơ sở, công tác đào tạo quy hoạch cán bộ vẫn còn tình trạng chắp vá, chưa xây dựng đội ngũ cán bộ đủ mạnh dấp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Một số cấn bộ đảng viên giảc ngộ thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc, trình độ năng lực có mặt hạn chế. Ớ một số đơn vị, kỷ cương nguyên tắc sinh hoạt Đảng và chế độ thu chi đảng phí còn lỏng lẻo, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh chưa thành phong trào sâu rộng trong Đảng bộ. Trong đó năng lực điều hành quản lý của chính quyền và các ngành chức năng về kinh tế -xã hội có mặt còn hạn chế, có mặt sai lầm, đoàn thể nhân dân tuy được củng có nhưng chất lượng hoạt động còn thấp.

Trong 5 năm, kiểm tra 7.550 lượt cấp ủy viên các cấp, xử lý kỷ luật 1.206 trường họp, khai trừ ra khỏi Đảng 131 trường hợp. Nhờ đó, vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của đảng viên được nâng lên. Kỷ cương nguyên tắc sinh hoạt Đảng được giữ vững, kịp thời ngăn chặn phòng ngừa tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.

Đảm bảo cho công tác tổ chức lãnh đạo thông suốt, hiệu quả, Huyện ủy tích cực đôi mới phong cách lãnh đạo, cải tiến lề lối làm việc, chỉ đạo các cấp ủy Đảng cơ sở gắn học tập với triển khai Nghị quyết Trung ương 3, xây dựng quy chế lãnh đạo của câc cấp ủy Đảng với chính quyền theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lỷ điều hành” tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn chủ động thực hiện chức năng nhiệm vụ, đảm bảo được nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách chịu trâch nhiệm trước Đảng. Xây dựng tâc phong sâu sảt cơ sở, tập trung chỉ đạo củng cố cơ sở, coi trọng kiêm tra, phảt huy nhân tố điển hình mới, giúp cấp ủy điều hành mọi hoạt động của Đảng thông suốt hiệu quả.

Tuy đạt được thành quả to lớn toàn diện nhưng công tảc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn bộc lộ những tồn tại:

Một là: Đứng trước cơ chế mới, không ít cơ sở còn bị động, lúng túng trong đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo. Một số đơn vị chưa thoảt khỏi tình trạng yếu kém, cắc biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, buông lỏng kỷ cương nguyên tắc Đảng, làm cho sức chiến đấu vai trò lãnh đạo của Đảng bị giảm sút.

Hai là: Một bộ phận đảng viên xuất hiện tư tưởng thực dụng, ngại học tập, rèn luyện, sinh hoạt thất thường, đấu tranh phê bình và tự phê bình yếu. Một số khảc biểu hiện cực đoan, thoấi hóa biến chất, gây mất đoàn kết nội bộ chưa được đấu tranh và xử lý kiên quyết. Trong khi đó công tảc tư tưởng chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao. Diễn biến hòa bình về mặt tư tưởng vẫn là thâch thức. Hiểu biết chủ trương chính sâch của Đảng, phảp luật của Nhà nước còn hạn chế.

Ba là: Chất lượng hoạt động của câc tổ chức Đảng chưa tạo được sự chuyên biến toàn diện, số đơn vị vững mạnh tuy tăng so với năm 1991, xong tính ổn định vẫn chưa vững chắc, chưa trở thành mục tiêu phấn đấu của từng cơ sở. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc chưa cụ thể rõ ràng.

Bốn là: Đổi mới và chỉnh đốn Đảng là hai nội dung gắn liền và tác động lẫn nhau song không ít cơ sở mới chú ý đến chỉnh đốn, xem nhẹ cảc giải phảp đổi mới nên hiệu quả còn thấp.

Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân các cấp được củng cố và đổi mới mọi mặt hoạt động, thật sự là cơ quan quyền lực của nhân dân. Hội đồng nhân dân đã cụ thể hóa cảc chủ trương chính sấch của Đảng, Nhà nước, của các cấp ủy đề ra cấc nghị quyết phù hợp với khả năng phát triển của địa phương và thực hiện tốt chức năng giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của chính quyền, đặc biệt lĩnh vực pháp luật và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo định kỳ có tảc dụng tot, giải đáp băn khoăn thắc mắc của nhân dân, nắm bắt ý nguyện của dân, đề đạt với cấp ủy có biện pháp giải quyết. Nhờ đó chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của địa phương đến với nhân dân. Vì vậy Hội đồng nhân dân cầc cấp được đề cao. Chính quyền cảc cấp đã thể chế hóa chủ trương của cấp ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành mục tiêu giải pháp và tổ chức chỉ đạo hiệu quả, làm tốt công tác quản lý và điều hành tạo sự chuyển biến quan trọng trên câc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị “ xã hội sau những lúng túng ban đầu do chuyển đổi cơ chế, công tác tập họp, vận động quần chúng trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực, đôi mới nội dung phương thức hoạt động, thu hút cảc tầng lóp nhân dân thi đua xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. Cùng với cảc phong trào chung của huyện như: phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đảp nghĩa, nhân đạo từ thiện, xây dựng gia đình văn hóa... Mặt trận Tổ quốc phát động cấc phong trào xây dựng quỹ bảo thọ, chăm sóc người cao tuổi, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng.

Đoàn thanh niên tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, phát động phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, dân số kế hoạch hóa gia đình, thanh niên tham gia xây dựng và bảo vệ Tô quốc... là lực lượng xung kích trong câc phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Trong hoạt động xuất hiện nhiều đơn vị tiêu biểu như: Nông trường Sao Vàng, Công ty Đường Lam Sơn, xã Xuân Thiên.

Tháng 6 năm 1987, đồng chí Hà Quang Dự, Bí thư Trung ương Đoàn vào thăm và làm việc tại trụ sở của Huyện Đoàn Thọ Xuân, đồng chí Trịnh Đức Hiền, Huyện ủy viên - Bí thư huyện Đoàn cùng với các đồng chí trong Ban Thường vụ huyện Đoàn đã báo cáo với đồng chí Hà Quang Dự các hoạt động của đoàn và phong trào thanh niên. Thay mặt Trung ương Đoàn, đồng chí đã ghi nhận thành tích của tuổi trẻ Thọ Xuân và chỉ ra những định hướng lớn cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong những năm tới.

Tháng 6 năm 1994, tuổi trẻ Thọ Xuân được đón tiếp đồng chí Hồ Đức Việt -ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn. Đồng chí đã làm việc với Ban Thường vụ huyện Đoàn, gặp gỡ lãnh đạo huyện, nghe báo các công tác đoàn và phong trào thanh niên, đặc biệt là chương trình thanh niên phòng chống tệ nạn xã hội mà tiêu biểu là Đoàn xã Xuân Thiên.

Hội Phụ nữ giúp nhau nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kinh tế, chính trị, xã hội và tham gia cấc phong trào “Giúp nhau làm kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch”. Thu hút 80% tổng số chị em trong độ tuổi tham gia hội, phấn đấu không còn cơ sở yếu kém.

Hội Nông dân với các phong trào xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đảng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn, phất triển kinh tế gia đình, nông dân sản xuất giỏi, ấp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuyên truyền mô hình kinh tế tiêu biểu cho nông dân học tập, vận dụng.

Hội Cựu chiến binh với phong trào: “Giúp nhau làm kinh tế gia đình, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ...’’, là chỗ dựa vững chắc của Đảng bộ, chính quyền trong công cuộc xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. Tuy mới được thành lập nhưng đã xây dựng 41/41 tổ chức cơ sở, thu hút 55% lực lượng bộ đội phục viên xuất ngũ. Một số xã có phong trào khá như: Xuân Thiên. Xuân Lai. Xuân Tân, Tây Hồ...

Hoạt động tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là động lực thúc đẩy nhân dân thực hiện công cuộc đối mới. Tuy vậy phong trào chuyển bién chưa đồng đều, thiếu chiều sâu, phương thức hoạt động lúng túng, nhiều cơ sở vẫn còn yếu kém kéo dài, phong trào đoàn và công tác thanh niên ở thị trấn Thọ Xuân và xã Xuân Phong gần như không hoạt động.

10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ huyện đã không ngừng đổi mới tư duy - trước tiên là tư duy kinh tế; đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cấch lãnh đạo và phương pháp công tác, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực phẩm chất và tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu tô chức lãnh đạo công cuộc đổi mới sâu sắc toàn diện gặt hái thành quả mới to lớn vẻ vang.

Nhân dân toàn huyện với khát vọng xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh văn minh, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc đã tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng, mạnh dạn xóa bỏ cơ ché tập trung quan liêu bao cấp xác lập cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác lập cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hình thành phát triển nền kinh té hàng hóa. Trong nông nghiệp đã tiến hành giao đất giao rừng xác lập kinh tế hộ, mua sắm công cụ, phương tiện, máy móc, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, tién hành đổi mới mùa vụ, cây trồng vật nuôi, áp dụng cấc biện pháp thâm canh tăng năng suất, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (vùng lúa, vùng mía, vùng lạc...) đưa năng suất lên cao, tăng lần sử dụng đất, mở rộng và đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính, đưa chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Hệ thống hợp tác xã dịch vụ kiểu mới đã đáp ứng các yêu cầu ve điện, về nước, về gióng, về phân bón, bảo vệ cây trồng vật nuôi, bao tiêu sản phẩm tìm kiếm thị trường tiêu thụ. sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành sản xuất hàng hóa, bộ mặt nông nghiệp nông thôn biến đổi sâu sắc.

Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp được sắp xếp lại phù hợp với cơ chế mới, cảc nghề thủ công truyền thống được đầu tư phát triển mở rộng, các ngành nghề mới được du nhập và khuyến khích đầu tư phát triển thu hút lao động xã hội, tăng thu nhập cho nhân dân. Các doanh nghiệp Nhà nước và của tỉnh đóng trên địa bàn tích cực đầu tư hỗ trợ hướng dẫn nông dân phảt triển nguồn nguyên liệu, thu hút lực lượng lao động tạo ra khả năng hợp tảc phảt triển mới giữa câc khu kinh te trong huyện với các doanh nghiệp. Lĩnh vực thương mại dịch vụ được đôi mới căn bản về lực lượng, về phương thức, về tính chất; hàng hóa phong phú đa dạng đảp ứng kịp thời yêu cầu phảt triển sản xuất và đời sống. Tình trạng khan hiếm hàng hóa, rói ren ách tắc trong phân phối lưu thông chấm dứt. Đời sống cán bộ, bộ đội, giảo viên, công nhân, viên chức và nhân dân được cải thiện rõ nét.

Do phát triển đồng bộ và toàn diện, cơ cấu kinh té thay đổi theo hướng tiến bộ: tỷ lệ nông - lâm nghiệp trong GDP giảm dần, tỷ lệ công nghiệp - thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng lên tùng bước, đó là dấu hiệu phát triển mới của nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tuy còn khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã phát huy truyền thống tự lực tự cường, đã đóng góp công sức của cải, cộng với sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh đã tùng bước hoàn chỉnh hệ thống điện, xây dụng mới và nâng cấp các công trình thủy lợi chủ động tưới tiêu, xây dụng nâng cấp hệ thống đường giao thông, xây dụng các công trình kinh tế  - văn hóa phúc lợi xã hội... Nhờ đó giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội thuận lợi hơn. Có thể khẳng định: 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mói Thọ Xuân không chỉ góp phần cùng cả tỉnh, cả nước đẩy lùi khủng hoảng kinh tế xã hội mà tạo ra tiềm lực phát triển tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ chưa đổi mới.

Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội được đầu tư phát triển. Các hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ quần chúng được tổ chức lại phù hợp với cơ chế mới và đang phát huy tác dụng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, dân trí xã hội từng bước được nâng cao, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh được xây dựng củng cố vững chắc; các điểm nóng được tập trung giải quyết ổn định, dân chủ xã hội được mở rộng, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững tạo ra điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ nhân dân huyện nhà đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu: công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.