Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2010).

Đăng lúc: 09/03/2021 (GMT+7)
100%

Chương III

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2010).

Từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 1996, tại Thủ đô Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tổng kết các thành tựu đạt được trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và 5 năm thực hiện nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra, định ra đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 1996 - 2000. Đại hội đã nhất trí đánh giá: Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Đất nước cơ bản ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, liên tục và toàn diện, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt, nền kinh tế bước đầu có tích lũy; các mặt văn hóa xã hội có bước phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân được cải thiện; quốc phòng an ninh được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, quan hệ quốc tế được mở rộng…

Thực tiễn từ 10 năm thực hiện đường lối đổi mới rút ra một số bài học chủ yếu sau:

Một là: Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là: Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

Ba là: Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bốn là: Mở rộng và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.

Năm là: Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của cả dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Sáu là. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Bước sang thời kỳ mới, Đại hội nhận định: tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ khiến cho xã hội chủ nghĩa tạm thời lâm vào thoái trào, song loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ tư bản lên xã hội chủ nghĩa; nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ vẫn xảy ra nhiều nơi. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với trình độ ngày càng cao, lực lượng sản xuất trở thành động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế; các thảm họa về môi trường, sự bùng nổ về dân số, bệnh tật hiểm nghèo đi đôi với đói nghèo… mang tính toàn cầu cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết; khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động với tốc độ cao và cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định. Đại hội đã chỉ ra thời cơ và thách thức khi nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản của tình hình thế giới, xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế và kết quả 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đã định ra mục tiêu đến năm 2000 và 2020 là: “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có sơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Đại hội xác định: GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9-10%; sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp khoảng 4,5-5%; công nghiệp 14-15%; dịch vụ 12-13%; xuất khẩu khoảng 28%. Cơ cấu GDP năm 2000 nông nghiệp chiếm khoảng 19-20%; Công nghiệp và xây dựng 34-35%, dịch vụ 45-46%.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng là cơ sở quan trọng để các địa phương xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đến năm 2000 và đến năm 2020.

Tại Thanh Hóa, sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới trên địa bàn toàn tỉnh đã gặt hái được những thành tựu to lớn, góp phần cùng cả nước đẩy lùi khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo ra điều kiện mới tiếp tục phát triển. Phát huy thành tựu đạt được, khắc phục các mặt yếu kém đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, từ ngày 7 đến 10 tháng 5 năm 1996, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV được tiến hành tại hội trường lớn của tỉnh.

Căn cứ vào đường lối của Đảng và tình hình thực tế của tỉnh, Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu đến năm 2000. Đại hội đề ra nhiệm vụ tổng quát: “Phát huy thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác và sử dụng tốt nguồn lực đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Nâng cao một bước đời sống các tầng lớp nhân dân; chuẩn bị tích cực các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau năm 2000”. Về kinh tế: Phấn đấu đạt GDP 400USD/người trở lên, tăng từ 2,5-3 lần so với năm 1991. Cơ cấu kinh tế theo GDP: Nông – lâm – ngư nghiệp 28,64%, công nghiệp, xây dựng 30,26%, du lịch dịch vụ 41,10%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm tăng 15,7% trở lên. Sản lượng lương thực đến năm 2000 đạt 1,3 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 190 triệu USD. Tỷ lệ động viên ngân sách từ GDP bình quân 10%/năm.

Về văn hóa – xã hội: giảm tỷ lệ sinh 0,7% trở lên; tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,7%; giải quyết việc làm cho 13-15 vạn người; 100% huyện, thị xã, thành phố đạt phổ cập tiểu học, 30-35% số xã, phường, thị trấn đạt phổ cập trung học cơ sở; 18 -20% người lao động được đào tạo nghề; không còn hộ đói, giảm 50% hộ nghèo.

Về quốc phòng an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng- an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; đập tan mọi âm mưu bạo loạn lật đổ, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Về xây dựng hệ thống chính trị: tiếp tục cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chính quyền của các cấp, các ngành, tiếp tục cải cách hành chính giảm phiền hà cho nhân dân; nâng cao hiệu lực điều hành quản lý của các cấp chính quyền. Củng cố tổ chức và phương thức hoạt động của mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Về xây dựng Đảng: tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ; đổi mới công tác cán bộ, phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lấy xây dựng Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh làm trọng tâm. Phấn đấu đến năm 2000 có 85% đảng viên đủ tư cách, 70% tổ chức cơ sở đảng và 50% đảng bộ cấp trên cơ sở đạt trong sạch vững mạnh.

Các huyện, thị thành phố căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và tình hình thực tế của địa phương định ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.

I.      THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXII, TRIỂN KHAI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996-2000).

Thực hiện Chỉ thị 51 CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ VIII, tháng 3 năm 1996, Đảng bộ huyện Đại hội lần thứ XXII tại hội trường lớn của huyện. Đại hội có các nhiệm vụ: thảo luận báo cáo chính trị của Huyện ủy khóa XXI, xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thời kỳ 1996-2000; thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của đảng viên và nhân dân vào dự thảo văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng, bầu Huyện ủy nhiệm kỳ 1996-2000 và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Đại hội đánh giá: Trong 5 năm (1991-1995) Đảng bộ huyện đã lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại chỗ từng bước vươn ra thị trường ngoài huyện, khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai, tiền vốn đầu tư cho phát triển. Hình thành các vùng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nhờ đó tốc động tăng trưởng hàng năm đạt 8,5%; tổng sản lượng lương thực tăng bình quần năm đạt 10,9%, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống được tăng cường; đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ khá và giàu tăng, số hộ nghèo giảm; bộ mặt nông thôn khởi sắc; hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình từng bước được xã hội hóa; 100% số xã, thị trấn phổ cập tiểu học. Chính sách xã hội thực hiện hiệu quả; 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng được phụng dưỡng hết đời. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dân được tăng cường. Hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từng bước được nâng cao. hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được đổi mới và hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh đạt kết quả khá, năng lực lãnh đạo sức chiến đấu cảu Đảng bộ và đảng viên được nâng lên; phương thức lãnh đạo, phong cách công tác của cấp ủy được cải tiến; niềm tiên của quần chúng đối với Đảng bộ tăng cường.

Tuy đạt được thành tựu to lớn toàn diện nhưng trong thực tiễn vẫn còn hạn chế thiếu sót cần khắc phục. Đó là: nền kinh tế tuy có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng còn một số mặt thiếu vững chắc, ngành nghề mở ra chậm, công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp; việc làm cho người lao động còn nhiều bất cập, thu nhập của nông dân thấp. Cở sở hạ tầng yếu kém; một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao tuy chất lượng nâng lên nhưng so với yêu cầu chưa đạt. Trật tự, an toàn xã hội ở một số khu vực còn diễn biến phức tạp. Vai trò lãnh đạo của một số khu vực còn diễn biến phức tạp. Vai trò lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở Đảng, sự điều hành của các cấp chính quyền nhìn chung chưa vươn kịp với yêu cầu đổi mới; một số cơ sở yếu kém kéo dài, nội bộ mất đoàn kết chậm được giải quyết; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tiên phong gương mẫu, lời nói không đi đôi với việc làm nên không được quần chúng tín nhiệm. Từ thực tiễn hoạt động trong 10 năm đổi mới, Đại hội rút ra 5 bài học kinh nghiệm:

Một là: Biết gắn và quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, năng động, sáng tạo, tìm ra các giải pháp sắc bén khai thác tiềm năng, thế mạnh.

Hai là: Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội theo phương hướng “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai dân chủ.

Ba là: Củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bốn là: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập trung củng cố cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên.

Năm là: Giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, trước hết là các cấp ủy Đảng.

Đại hội xác định phương hướng, nhiệm kỳ XXII là: xây dựng Đảng bộ vững mạnh, củng cố hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị; phát huy thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục khó khăn, khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chuyển dịch đúng hướng tăng trưởng cao và bề vững. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội quốc phòng, an ninh; chuẩn bị điều kiện cần thiết để phát triển đến năm 2005 và những năm tiếp theo. Đại hội xác định mục tiêu chủ yếu đến năm 2000: thu nhập GDP bình quân đầu người 552,4% USD; tổng sản lượng lương thực quy thóc 105.000 tấn. Hàng năm, giải quyết việc làm cho 1.500-2000 lao động; giảm tỷ lệ sinh 0,08% đến năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%; chống tái mù, nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, xây dựng huyện tiên tiến về giáo dục; không để tái đói, giảm 70% hộ nghèo; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20%, không để tái phát dịch sốt rét. Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, các khu vực phòng thủ vững chắc làm thất bại mọi âm mưu chống phá, gây rối, gây bạo loạn của các thế lực thù địch; ngăn chặn và trừng trị tội phạm, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Củng cố và tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng bộ và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc các quan điểm đổi mới của Đảng. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, phấn đấu đến năm 2000 có 70% cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy đạt trong sạch vững mạnh, không còn cơ sở yếu kém.

Đại hội thông qua 5 chương trình kinh tế như sau:

1.     Đảm bảo tốt an toàn lương thực và sản xuất lương thực hàng hóa.

2.     Phát triển kinh tế đồi, rừng và kinh tế vườn.

3.     Phát triển chăn nuôi toàn diện

4.     Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

5.     Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXII gồm 33 đồng chí; Huyện ủy bầu Ban thường vụ 11 đồng chí; đồng chí Nguyễn Anh Tuấn được bầu là Bí thư; đồng chí Lê Huân- Phó Bí thư Thường trực; đồng chí Lê Công Minh – Phó Bí thư phụ trách chính quyền. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đại hội thành công là điều kiện thuận lợi lãnh đạo nhân dân huyện nhà tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.

1.     Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 2 về phát triển kinh tế- xã hội năm 1997 gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII vào cuộc sống. Chương trình hành động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 1996 và định ra phương hướng nhiệm vụ năm 1997.

Năm 1996 do thiên tai làm thiệt hại một khối lượng lớn sản phẩm nông nghiệp; giá trị sản xuất các ngành chỉ đạt 92,5% kế hoạch; riêng kinh tế huyện quản lý chỉ đạt 91,4% kế hoạch, song cơ cấu giá trị sản xuất trong nền kinh tế địa phương đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ trọng các ngành tính theo tổng thu nhập GDP; nông nghiệp chiếm 57,2%, công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 16,2%; dịch vụ 26,4%; thu nhập bình quân từ 235,8 USD/người năm 1995 tăng lên 270,6USD/người năm 1996.

Sản xuất nông – lâm- ngư nghiệp đã chuển đổi về cơ cấu: trồng trọt chiếm 63,8%, chăn nuôi chiếm 32,9%, lâm nghiệp chiếm 3,9%, tổng giá trị GDP nông- lâm nghiệp. Đạt được kết quả trên do huyện đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi mùa vụ, cây trồng nâng cao khả năng thâm canh. Các ngành công nghiệp giữ mức phát triển ổn định, diện tích mía tăng 4,5%, sản lượng mía nguyên liệu tăng 9,8% so với năm 1995. Chăn nuôi phát triển theo hướng kinh doanh đa con và thực hiện cải tạo đàn gia súc. Trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả theo Chương trình 327 ở vùng đồi theo định hướng chuyên canh. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới. Các ngành nghề chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh, làng nghề truyền thống giữ mức ổn định; các tổ hợp chế biến, cơ sở sản xuất tăng dần và du nhập thêm một số nghề mới. Thương mại, dịch vụ phát triển, thị trấn, thị tứ, các tụ điểm kinh tế mở rộng thị trường sầm uất. Dịch vụ bưu điện, dịch vụ mở rộng đến vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa. Kết hợp đầu tư của nhà nước, vốn tự có của địa phương và đóng góp của nhân dân, năm 1996 nâng cao, làm mới một số công trình giao thông, thủy lợi, điện sáng phục vụ sản xuất, trường học, trạm xá…Huyện phối hợp với các cơ quan tài chính, ngân hàng đầu tư kịp thời các chương trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Huyện đề ra chính sách thích hợp phát triển nguồn ngân sách xã, thị trấn tự chủ trong phát triển nguồn thu và chi ngân sách.

Năm 1997, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đội ngũ cán bộ đã có kinh nghiệm điều hành kinh tế trong cơ chế thị trường. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Với truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, nhịp độ phát triển ổn định, một số mục tiêu đạt và vượt năm 1996. Huyện chủ động chuyển mùa vụ, hình thành các vùng chuyên canh. Diện tích gieo trồng năm 1997 tăng 2,05%; tổng sản lượng quy thóc đạt 92.220 tấn, tăng 2,5% so với kế hoạch. Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao tăng cả diện tích và sản lượng. Diện tích mía đạt 2.276 ha, sản lượng mía tăng 2,5% cùng kỳ. Kinh tế vườn đồi đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế cao. Trồng rừng theo dự án 327 mở rộng, 700 ha rừng được khoanh nuôi, bảo vệ, trồng cây tập trung 100 ha, trồng 500.000 cây phân tán; khai thác rừng thực hiện đúng kế hoạch.

Ngày 28 tháng 4 năm 1997, Huyện ủy ra Nghị quyết về phát triển chăn nuôi. Nghị quyết đã đánh giá: Trước năm 1997 quy mô và các loại hình chăn nuôi đa dạng, phong phú, tiến bộ về giống, phòng trừ dịch bệnh, thức ăn được ứng dụng đem lại hiệu quả cao. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 32,9% tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy vậy, tiềm năng, thế mạnh trong chăn nuôi của huyện chưa được khai thác triệt để.

Nghị quyết xác định hướng chăn nuôi trong những năm tới là: tập trung cao độ phát triển chăn nuôi toàn diện các loại gia súc, gia cầm, thủy sản, nuôi ong. Kết hợp chăn nuôi theo hướng công nghiệp với chăn nuôi truyền thống. Phấn đấu đến năm 2000 tỷ trọng chăn nuôi đạt 37-40% trong nông nghiệp và sau năm 2000 đạt 45%.

Nghị quyết của Huyện ủy đã đi vào cuộc sống. Năm 1997 đàn trâu bò 25.000 con (trong đó bò lai sin chiếm 15-20%), đàn lợn 73.000 con, đàn gia cầm 700.000 con; sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tạo ra sự thay đổi cơ cấu ngành nghề. Nghề truyền thống và nghề mới du nhập tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt 33,7 tỷ đồng (bằng 80,24% kế hoạch, tăng 11,5% cùng kỳ). Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển phong phú, đa dạng trên tất cả các vùng; các tụ điểm kinh tế mở rộng. Năm 1997 tổng thu từ dịch vụ thương mại đạt 95 tỷ đồng, trong đó từ kinh tế địa phương đạt 80 tỷ đồng. Trong năm vốn đầu tư xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn, nên huyện tập trung đầu từ xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn, nên huyện tập trung đầu cho các công trình trọng điểm như: các tuyến kênh 90, C1A, B3; nâng cấp một số tuyến giao thông trọng điểm, hoàn thành trường cao tầng của 5 xã; xây dựng 3công trình tưởng niệm liệt sĩ ở Xuân Phú và Xuân Hưng… với tổng kinh phí là 23 tỷ đồng (bằng 7,5% GDP toàn huyện). Ngoài ra nhân dân còn đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn tự có.

Các ngành tài chính, tín dụng từng bước khắc phục khó khăn, chuyển hướng hoạt động, tăng nguồn thu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động thường xuyên của huyện. Tổng thu ngân sách huyện đạt 88,7%, ngân sách xã đạt 65% kế hoạch. Tín dụng ngân hàng cho vay 23.536 lượt hộ với số tiền 24,4 tỷ đồng; tổng dư nợ 37 tỷ đồng. Kho bạc nhà nước tăng cường quản lý chi tiêu tiền mặt, cho các dự án vay vốn và tham gia huy động 1,47 tỷ đồng trái phiếu. Trong năm, Huyện ủy đề ra nhiều biện pháp củng cố hệ thống quản lý và hoàn thiện quan hệ sản xuất, chỉ đạo xây dựng mô hình hợp tác xã vùng mía, mô hình hợp tác kiểu mới trong cơ chế mới. Nhờ đó kinh tế Thọ Xuân có bước tăng trưởng khá.

Năm 1998, khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thiên tai diễn biến phức tạp sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhưng Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng 13,6%, trong đó kinh tế địa phương tăng 10,4% cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 216,8 USD năm 1997 lên 245 USD năm 1998.

Về sản xuất nông – lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cơ bản đạt kế hoạch và tăng so với năm 1997. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng vào sản xuất. Vì vậy tổng sản lượng lượng thực quy thóc cả năm đạt 93.338 tấn bằng 98,9% kế hoạch, tăng 1,2% so với năm 1997. Các loại cây công nghiệp tăng diện tích, năng suất và sản lượng so với cùng kỳ. Mía tăng 36,7% sản lượng tăng 53%; cây lạc diện tích đạt 1.940 tấn (tăng 29,3%). Rừng tiếp tục trồng mới, vườn tạp tiếp tục cải tạo. Toàn huyện trồng 355.000 cây phân tán  và trồng mới 120 ha cây ăn quả. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, phương pháp chăn nuôi công nghiệp mở rộng và được ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh. Toàn huyện có 26.456 con trâu, bò (tăng 1,1% cùng kỳ), bò lai sin chiếm 20%; đàn lợn 75.943 con.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 36,8 tỷ đồng, tăng 5% so với kế hoạch và 9,7% cùng kỳ. Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp là các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm nông – lâm được chế biến.

Thương mại dịch vụ phát triển nhanh ở tất cả các thành phần kinh tế và tất cả các khu vực dân cư. Thương mại nhà nước được tổ chức lại và đổi mới phương thức kinh doanh, vươn lên khẳng định vai trò của mình trong cơ chế mới. Trong năm, huyện đã đầu tư 29 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó vốn huy động từ địa phương và nhân dân chiếm 54-55%. Vốn được đầu tư nâng cấp hệ thống đê trung ương và địa phương, nâng cấp 22km đường nông thôn, tu sửa các trạm bơm, kè cống, kiên cố hóa hàng chục km kênh mương, xây dựng mới 6 trường cao tầng và trạm y tế xã.

Trong điều kiện còn khó khăn, các cấp trong huyện tìm nhiều biện pháp tăng nguồn thu đáp ứng yêu cầu chi. Nhờ đó tổng thu chi trên địa bàn đạt 20 tỷ đồng, tăng 110,4% kế hoạch. Các ngân  hàng và quỹ tín dụng có nhiều cố gắng trong huy động vốn. Trong năm đã huy động 38 tỷ đồng, các hình thức cho vay được mở rộng với số tiền là 27 tỷ tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ) và đã cho 25.535 hộ vay vốn sản xuất kinh doanh, trong đó có 7220 hộ nghèo với số tiền là 8,4 tỷ đồng. Dư nợ tăng 24% cùng kỳ. Kho bạc nhà nước tăng cường quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách đúng luật, đúng mục đích và tiết kiệm.

Năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP trên lãnh thổ huyện đạt 19/20,1% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương đạt 12,5% (vượt kế hoạch 0,1% và tăng 3,1% cùng kỳ), nhìn chung các ngành kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Về sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoàn thành cuộc vận động dồn điền đổi thửa của 36 xã, thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông thủy lợi; tiếp tục nâng cao chất lượng của  các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng…Nhờ đó sản xuất nông nghiệp tăng trưởng 12,8% (vượt 6,1% kế hoạch) tổng diện tích gieo trồng tăng 3% cùng kỳ, tổng sản lượng lương thực đạt 107,53 ngàn tấn (vượt 6,1% kế hoạch, tăng 15,3% cùng kỳ). Diện tích mía nguyên liệu 4.000 ha, sản lượng 280 ngàn tấn (tăng 22% kế hoạch và 53% cùng kỳ). Các loại cây công nghiệp ổn định diện tích và tăng sản lượng.

Mặc dù giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh diễn ra một số nơi, song do phòng chống tốt dịch bệnh, nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp tổng đàn trâu, bò ổn định so với cùng kỳ; đàn lợn tăng 3,3%, sản lượng thịt hơi đạt 100% kế hoạch và tăng 5,1% so với năm 1998.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bước đầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, bố trí lại sản xuất, phân công lại lao động nên giá trị sản xuất tăng 6,7% cùng kỳ. Hầu hết các ngành có bước tăng trưởng khá, riêng sản lượng gỗ, nứa có chiều hướng giảm.

Hoạt động dịch vụ vận tải, thương mại, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống mở rộng. Nhiều địa phương hình thành các loại dịch vụ mới như, cày, bừa, thu hoạch bằng máy. Hệ thống thông tin lin lạc khép kín, nhiều xã có trung tâm văn hóa- bưu điện, số máy điện thoại tăng 38% cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trong năm các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng trong huyện có nhiều biện pháp khai thác nguồn lực tại chỗ, phát triển cao nguồn thu mới, tham gia các chương trình dự án, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay… đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đạt kế hoạch và vượt kế  17,4% cùng kỳ.Trong đó vốn Trung ương chiếm 22% (tăng 7,4%), vốn địa phương tăng 27% (tăng 9,6%), vốn huy động trong nhân dân chiếm 33% (tăng 10%) so với năm 1998. Các nguồn vốn tập trung cho trùng tu khu di tích Lam Kinh, gia cố đê trung ương, giao thông liên xa, giao thông liên thôn, các trạm truyền thông dân số, trường học cao tầng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng…

Tổng thu ngân sách trong năm vượt 6% kế hoạch, đáp ứng được yêu cầu chi của huyện. Thu ngân sách xã cơ bản đạt kế hoạch; quản lý ngân sách đúng luật. Ngân hàng tiếp tục được đổi mới công tác quản lý, huy động vốn và đổi mới hình thức cho vay. Tổng số tiền cho vay trong năm đạt 287,6 tỷ đồng, trong đó nông dân vay gần 50 tỷ đồng; tổng dư nợ kinh tế hộ 57,8 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, ngân hàng đã cho cán bộ, công nhân, viên chức trong huyện vay để phát triển sản xuất.

Năm 2000, thiên tai diễn biến phức tạp, lũ lụt làm thiệt hại vụ mùa; song Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu do Đại hội Đảng huyện lần thứ XXII đề ra. Tổng sản lượng lương thực đạt 101.000 tấn vượt 1000 tấn so với kế hoạch. Vùng mía nguyên liệu chuyển hướng sang thâm canh, diện tích giảm nhưng sản lượng mía nguyên liệu vẫn đạt 270.000 tấn (tăng 31% kế hoạch). Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, mở rộng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa quy mô…Đàn trâu bò tăng 1,8%; đàn lợn tăng 7%, sản lượng hàng hóa tăng 3% kế hoạch.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn tuy không đạt kế hoạch, nhưng tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng 6,8%, giá trị sản xuất hàng hóa tăng 7,2% so với năm 1999.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 42 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 20,9% cùng kỳ. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dành cho kiên cố hóa kênh mương (chiếm 50%), đầu tư cho tu bổ đê, kè cống, nâng cấp giao thông nông thôn, xây dựng trường học, các công trình phúc lợi trên địa bàn huyện. Hoạt động tài chính được chấn chỉnh, đổi mới, đảm bảo đúng luật và phát huy hiệu quả. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện vượt 0,8% kế hoạch và cơ bản đáp ứng nhu cầu chi của huyện. Hoạt động ngân hàng, tín dụng tiếp tục đổi mới quản lý, tăng cường huy động các nguồn vốn tại chỗ, mở rộng hình thức cho vay, doanh số tăng 57%, tổng dư nợ tín dụng tăng 40% cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế hộ.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh; các vùng chuyên canh có cơ cấu cây trồng hợp ký, khẳng định tính hiệu quả và ưu thế của từng vùng. hệ thống thủy lợi đều mới hoàn thiện cơ bản, đồng ruộng được quy hoạch lại, khắc phục tình trạng manh mún. Tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp bình quân đạt 7,4% năm, tăng 1,8% so với mục tiêu Đại hội; sản lượng lương thực năm 2000 đạt 101.000 tấn tăng 41% so với năm 1996 và vượt 4,6% mục tiêu Đại hội. Sản lượng mía nguyên liệu năm 2000 đạt 270.000 tấn tăng 2,2 lần so với năm 1996. Chăn nuôi phát triển ổn định, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35,2% giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp. Nghề rừng được tổ chức lại và chuyển từ khai thác sang nuôi trồng, bảo vệ. Năm 2000 trồng mới 200 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; giao gần 1.000 ha đất rừng cho hộ gia đình quản lý sản xuất kinh doanh.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có gặp khó khăn, nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng bình quân 11% năm.

Thương mại dịch vụ mở rộng, các tụ điểm kinh tế, chợ nông thôn, các loại dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ điện tử, tin học, thông tin liên lạc phát triển nhanh. Tổng doanh số dịch vụ thương mại bình quân hàng năm tăng 15,7%. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong 5 năm kiên cố hóa 300 km kênh mương nội đồng, xây mới 41 trường học cao tầng, 27 điểm bưu điện văn hóa xã, nâng cấp trung tâm y tế huyện và hệ thống trạm xá xã, tu sửa các tuyến đê trung ương, đê địa phương, nâng cấp các tuyến đường giao thông chính, bê tông hóa hàng trăm km giao thông nông thôn… Với tổng số vốn đầu tư trong 5 năm phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng là 150 tỷ đồng.

Thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong những năm 1996-2000 đặt nền tẳng phát triển văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh.

2. Phát triển văn hóa – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – xã hội thời kỳ; 1996-2000: Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, dựa trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm…Phát huy thành tích, khắc phục khó khăn, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục đào đạo và chỉ thị 04 CT/HU của Huyện ủy về giáo dục mầm non, năm học 1996-1997 toàn huyện đã huy động 15,8% số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, 65% số cháu theo học các lớp mầm non và 96% số cháu vào các lớp mẫu giáo. Số lượng học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng hơn năm học 1995-1996; học sinh bỏ học còn lại 0,54%, 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện dự án abe, số người mù chữ trong huyện từ 1.500 người (năm 1990) còn lại 600 người (năm 1996). Năm học 1996 – 1997 huyện chỉ đạo 12 xã thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, cuối năm 10 xã được công nhận đạt phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học được nâng lên, trong năm học có 593 học sinh tiểu học và trung học cơ sở đạt giải học sinh giỏi cấp huyện; có 41 học sinh tiểu học, 24 học sinh trung học cơ sở; 41 học sinh trung học phổ thông đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và 5 học sinh giỏi đạt giải quốc gia. Đầu năm học có 431 phòng học được tu sửa, làm mới 32 phòng học cấp 4, 7 trường được xây cao tầng. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huyện tổ chức Đại hội đại biểu phụ huynh học sinh, biểu dương các gia đình nuôi con ngoan dạy con giỏi, đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục.

Năm 1996, Trung tâm y tế huyện phối hợp với các ngành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 34 hộ kinh doanh buôn bán thực phẩm; kiểm tra 182 hộ hành nghề y dược tư nhân, phát hiện 140 hộ chưa có giấy phép hành nghề. Công tác y tế dự phòng đạt chất lượng tốt, 100% số cháu trong diện điều tra được uống vacxin chống bại liệt và vitamin A; 95,3% phụ nữ có thai được tiêm AT 2 lần; số người mắc bệnh sốt rét từ 304 người (năm 1995) còn lại 201 người (năm 1996). Công tác phòng chống các bệnh xã hội HIV/AIDS, lao, phong, hoa liễu được tăng cường; công tác vệ sinh môi trường có nhiều cán bộ, có 80% số hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, 201 hộ có hố xí bán tự hoại. Trung tâm y tế huyện và các trạm xá, thị trấn lượng khám chữa bệnh cho nhân dân nâng lên. Các biện pháp phòng tránh thai được thực hiện khá tốt, tỷ suất tăng dân số tự nhiên giảm 0,28% so với cùng kỳ, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 1,1% so với cùng kỳ.

Công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao từng bước được xã hội hóa; hoạt động phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Công tác văn hóa thông tin bám sát các nhiệm vụ chính trị của huyện để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện; công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh…,các lễ hội được tổ chức trang trọng và tiết kiệm. Phòng Văn hóa Thể thao huyện bám sát cơ sở chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, vận động nhân dân bảo vệ di tích lịch sử, kết hợp với công an kiểm tra các gia đình làm dịch vụ văn hóa. Tổng kết năm có 16% dân số trong huyện tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, toàn huyện có 95 đội bóng đá, 90 đội bóng chuyền, 8 câu lạc bộ thể thao, 158 sân bãi, 32 phòng tập luyện; 100% số trường học thực hiện chương trình giáo dục thể chất; trên địa bàn huyện xây dựng 2 cụm văn hóa - thể thao. Tại hội thi thể thao của tỉnh, vận động viên của Thọ Xuân đạt được 9 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 12 huy chương đồng, toàn huyện bầu chọn 460 gia đình thể thao.

Thực hiện các chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, người già, trẻ em không nơi nương tựa, tàn tật, các đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động kịp thời, đầy đủ. Phong trào xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm gắn với các chương trình, dự án đạt kết quả tốt. Phong trào ủng hộ nhân dân Cu Ba, ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, người nhiễm chất độc Dioxin đạt hiệu quả.

Năm 1997, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), chương trình hành động của Tỉnh ủy và Huyện ủy về giáo dục- đào tạo, đạt thành tích đáng khích lệ. Chất lượng dạy và học được nâng lên, giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh trung học phổ thông đậu đại học, cao đẳng tăng nhanh. Học sinh giỏi các cấp tăng 6,5 lần; số học sinh vào lớp đầu cấp tăng 11%. Toàn huyện có 18 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Năm 1997-1998, bên cạnh 35 trường cao tầng, huyện làm thêm 35 phòng học cấp 4, tình trạng học 3 ca không còn. Năm 1997, ngành giáo dục Thọ Xuân được tặng thưởng Huân chương lao động hạnh Ba.

 Công tác y tế dự phòng và khám chữa bệnh chất lượng nâng lên 95% trẻ em được tiêm chủng 6 loại Vacxin, số người mắc bệnh sốt rét giảm. Công tác chăm sóc sức khỏe bảo vệ bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình tốt hơn, tỷ lệ tăng dân số đạt 1,42%.

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có nhiều đổi mới, chất lượng nâng lên, tập trung phục vụ tốt bầu cử Quốc hội khóa X và các ngày lễ lớn. Huyện đã tổ chức thành công hội khỏe phù đổng, đã cử vận động viên tham gia hội thi của tỉnh đạt 5 giải bóng bàn, 4 giải cờ vua và 5 giải điền kinh.

Chính sách xã hội được thực hiện tốt, thăm hỏi tặng quà gặp mặt bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ. Các chương trình nhân đạo từ thiện được tiến hành thường xuyên. Hộ nghèo từ 25% còn lại 20%, đời sống nhân dân ổn định.

Năm 1998, Huyện ủy tổ chức sơ kết một năm thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và đề ra chủ trương, giải pháp phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo đến năm 2000. Ủy ban nhân dân đã cụ thể hóa Nghị quyết của Huyện ủy chỉ đạo ngành giáo dục- đào tạo, các trường, các xã, thị trấn thực hiện. Năm học 1998-1999 đã gặt hái kết quả mới. Tổng số học sinh tăng 2,8% cùng kỳ, học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp và chất lượng giáo dục đại trà đều tăng. Năm 1998 -1999, có 66/87 trường đạt tiên tiến cấp huyện và tỉnh, một trường đạt chuẩn quốc gia; phổ cập tiểu học giữ vững; 31 xã, thị trấn đạt phổ cập trung học cơ sở, huyện chỉ đạo thành lập thêm trường trung học phổ thông bán công Lê Văn Linh và tăng thêm các lớp bán công ở các trường trung học phổ thông, mở thêm các lớp bổ túc văn hóa… Ngành học mầm non cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ cho giáo viên được tăng cường, toàn huyện có 35/41 xã, thị trấn xây dựng trường mầm non; số cháu được nuôi dạy trong trường tăng cao; riêng các cháu 5 tuổi vào lớp đạt 99%. Năm học 1998-1999 có 29/41 xã, thị trấn có trường cao tầng.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được xã hội hóa. Từ ngày 24-4 đến ngày 6-5-1998, huyện phát động tuần lễ chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường, 100 thôn xóm, cơ quan và 95% hộ gia đình với 98.920 người tham gia, làm mới 106 nhà tiêu hợp vệ sinh và khoan thêm 72 giếng nước. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em thực sự trở thành trách nhiệm của cộng đồng; các cháu dưới 6 tuổi được tiêm chủng 6 loại vacxin; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, sinh con thứ 3 giảm 3,4%, hạ tỷ suất sinh xuống 0,06% tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn lại 0,945%.

Công tác văn hóa thông tin, tập trung tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và Chỉ thị 27 CT/TW của Ban bí thư về cưới, tang, lễ hội theo nếp sống mới. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm có 15 làng khai trương xây dựng làng văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa,  làng văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm có 15 làng khai trương xây dựng làng văn hóa. Phong trào thể dục thể thao được mở rộng đến mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi vùng, xây dựng các gia đình thể thao, các câu lạc bộ thể thao được mở rộng. Trên toàn huyện xây dựng 254 đội thể thao, 726 gia đình được công nhận gia đình thể thao, 75 trường thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất, xây dựng 11 câu lạc bộ thể thao. Kỳ thi học sinh giỏi thể dục - thể thao toàn tỉnh, Thọ Xuân đạt giải vô địch toàn năng, 3 giải điền kinh, 5 giải cờ vua, 3 giải bóng bàn. Cơ sở vật chất, các phương tiện tập luyện được tăng cường, đã xây dựng 3 trung tâm thể  dục thể thao.

Chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Phong trào xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao, số hộ nghèo còn lại 16,8%; số hộ khá và giàu tăng lên, không còn hộ đói. Hoạt động nhân đạo, từ thiện được đông đảo nhân dân tham gia. Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng.

Năm 1999, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai thực hiện luật giáo dục, đạt nhiều thành tích. Giáo dục mầm non phát triển đến vùng sâu, vùng xa, số cháu đến nhà trẻ và mẫu giáo tăng so với năm học 1998-1999. Giáo dục tiểu học ổn định, số cháu vào lớp 1 giảm do tỷ lệ sinh của huyện nhiều năm giảm. Giáo dục trung học cơ sở ổn định; giáo dục trung học phổ thông  học sinh vào lớp 10 tăng. Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông có 3.397 học sinh khối 8 và 9 học nghề ở trung tâm giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề. Trong năm có 444 giáo viên giỏi các cấp (trong đó có 11 giáo viên giỏi cấp tỉnh) và 467 học sinh tiểu học và trung học cơ sở đạt giải học sinh giỏi (trong đó có 61 em đạt giải cấp tỉnh). 3 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Công tác quản lý giáo dục – đào tạo nề nếp kỷ cương. Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện và xã cùng đầu tư”, đầu năm học đã xây dựng 45 trường cao tầng ( trong đó có 5 xã và thị trấn có 2 trường cao tầng).

Về y tế: Chất lượng khám chữ bệnh nâng lên, Trung tâm y tế huyện và trạm xá xã được tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, các chương trình y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt; dịch sốt xuất huyết, thương hàn được ngăn chặn, huyện có 81,2% hộ dùng nước sạch, tăng 35,3% so với cùng kỳ. Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 98% số trẻ em trong độ tuổi; chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 ở 30 xã, thị trấn; toàn huyện có 6 xã được hưởng quỹ nhi đồng, trẻ em suy dinh dưỡng nặng (kênh D) còn lại 3,4%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đã áp dụng nhiều biện pháp tránh thai. Toàn huyện mở được 165 hội hạnh phúc với 14.600 lượt chị em tham gia, kết quả năm 1999 tỷ lệ sinh giảm 0,7%.

Lĩnh vực văn hóa thông tin: Tập trung tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các ngày lễ lớn, công tác tôn tạo trùng tu các di tích lịch sử cách mạng đạt kết quả tốt. Thực hiện Chỉ thị 06 CT/HU của Huyện ủy và hướng dẫn 120 của Ủy ban nhân dân huyện đã có 19 làng khai trương xây dựng văn hóa, đưa tổng số toàn huyện lên 59 làng, xã Xuân Thành và 10 làng được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh. Toàn huyện có 33.705 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Cuối năm bình xét có 25.342 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa  (chiếm 50,8% số hộ đăng ký).

Về thể dục thể thao: Số người tập luyện thường xuyên tăng, số đơn vị hoạt động thể dục thể thao tăng 24,6%, câu lạc bộ - thể dục thể thao tăng 8,3%; gia đình thể thao tăng 7%. Trong các ngày lễ hội 100% đơn vị tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng… giải việt dã Báo Thanh Hóa lần thứ 5 (năm 1999), Thọ Xuân đạt giải nhất toàn đoàn, giải nhất đồng đội nam, giải ba đồng đội nữ. Hội khỏe phù đổng toàn tỉnh, Thọ Xuân xếp thứ nhì về cờ vua và bơi lội; hội thi thể thao gia đình do sở Thể dục thể thao tổ chức, Thọ Xuân đạt 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc.

Các chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách được thực hiện nghiêm túc đầy đủ kịp thời và trở thành phong trào quần chúng sâu rộng. Các tổ chức Đảng cơ sở phân công đảng viên làm kinh tế giỏi giúp đỡ hộ nghèo; các tổ chức chính trị - xã hội bảo lãnh cho hội viên vay vốn sản xuất…Số hộ nghèo giảm xuống 12,5%.

Năm 2000: Chất lượng dạy và học tiếp tục nâng lên, số học sinh vào trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cháu ra các lớp mẫu giáo tăng. Ngành học mầm non, được Sở Giáo dục – Đào tạo xếp vào tốp khá của tỉnh. Học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng; huyện và các xã, thị trấn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các trường.

Hoạt động của y tế dự phòng, y tế cơ sở trong việc phòng chống dịch bệnh kịp thời. Thọ Xuân đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ các bệnh uốn ván trẻ sơ sinh; các cháu được tiêm chủng 6 loại vacxin và uống vitamin A đạt 98%. Toàn huyện có 290-394 thôn, bản có y tá chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhân dân tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, dùng nước sạch. Y tế xã, y tế thôn bản phối hợp với cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình tích cực vận động thực hiện các biện pháp tránh thai. Công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ bà mẹ trẻ em được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm; năm 2000, toàn huyện có 34 em được hưởng chế độ trợ cấp, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 33%.

Thực hiện chỉ thị 06 của Huyện ủy về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, trong năm có 20 làng khai trương xây dựng làng văn hóa, cuối năm mỗi xã, thị trấn ít nhất được công nhận 1 làng văn hóa, toàn huyện có 35.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa… Phong trào thể dục thể thao tiếp tục xã hội hóa, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Toàn huyện có 53 câu lạc bộ thể thao, gia đình thể thao tăng lên 55,6% so với cùng kỳ. Toàn huyện có 54 sân bóng đá, 59 sân bóng chuyền, 143 sân cầu lông, 65 phòng tập luyện và được đánh giá là đơn vị có phong trào mạnh.

Trong năm, Huyện  ủy đã chủ đạo Ủy ban nhân dân huyện tăng cường kiểm tra việc thực hiện cac chính sách xã hội của Đảng tại các xã, thị trấn. Các đối tượng chính sách được thụ hưởng đầy đủ kịp thời các chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm dduwwocj chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội xúc tiến mạnh mẽ, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện giảm 2,5% so với năm 1999, đời sống nhân dân ổn định, hộ giàu tăng lên, nhiều gia đình mua được ô tô tham gia hệ thống dịch vụ vận tải.

Có thể khẳng định: Trong nhiệm kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, công tác văn hóa xã hội đã gặt hái thành tựu mới. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi, tỷ lệ huy động các cháu vào mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều tăng. Học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng; công tác dạy nghề và hướng nghiệp đạt kết quả khá; cơ sở vật chất trường học được tăng cường .

 Cuộc vận động đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được nhân dân tích cực thực hiện. Năm 2000, toàn huyện có 71 làng, xã khu phố văn hóa, nếp sống văn hóa trong cưới, tang, lễ hội tiến bộ . Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở được mở rộng. Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp trên địa bàn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đến năm 2000 toàn huyện có 100 câu lạc bộ thể thao, hoạt động thể thao thành tích cao đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại hội thi cấp tỉnh.

 Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được mở rộng, cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật được tăng cường; tổng số y – bác sĩ trên 1 vạn dân tăng lên, trạm xá xã đã có bác sĩ phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường thực hiện hiệu quả; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt tỷ lệ cao; công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm giảm; công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã trở thành ý thức tự giác của nhân dân, tỷ lệ phát triển dân số giảm xuống 0,9 % vào năm 2000.

Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện nâng lên, hộ khá và giàu tăng, hộ nghèo giảm từ 23 % năm 1996 xuống dưới 10 % năm 2000; toàn huyện xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 1 tỷ đồng, xây dựng 58 nhà tình nghĩa, sửa chữa 184 nhà cho các gia đình liệt sĩ, thương binh; hoạt động nhân đạo, từ thiện được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tháng 1 năm 1996, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Thọ Xuân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân .

3. Về quốc phòng, an ninh.

 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22 đề ra nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời kỳ 1996 - 2000 là: Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, các khu vực phòng thủ thật sự vững chắc, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá, gây rối, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, ngăn chặn và trừng trị hiệu quả các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, công an cơ sở đủ mạnh có khả năng giải quyết các vụ việc xảy ra ở địa phương và tham gia giải quyết các vụ việc trên địa bàn huyện khi có lệnh điều động.

Năm 1996: Thực hiện Nghị quyết Đại hội về quốc phòng - an ninh ngành quân sự huyện phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng toàn dân, tổ chức tập luyện chuyên đề về nhiệm vụ quân sự địa phương cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn, các doanh nghiệp và lực lượng dân quân tự vệ của huyện. Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức hội thi quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cơ sở; hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị động viên, hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân trong năm, chuẩn bị gọi thanh niên nhập ngũ năm 1997.

Lực lượng công an tích cực giữ gìn trật tự an toàn trên các tuyến đường giao thông, phối hợp với các Phòng Văn hóa Thông tin huyện kiểm tra các cơ sở kinh doanh văn hóa phẩm; kiểm tra và xử lý các cá nhân sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép; xử lý nghiêm các vụ vi phạm trật tự công cộng, xóa bỏ tụ điểm nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, trấn lột, phòng ngừa ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Năm 1997, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã phối hợp với công an bảo vệ an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử Quốc hội khóa X nhiệm kỳ 1997 – 2002; bổ sung hoàn chỉnh phương án A2 phù hợp với tình hình mới; tham mưu cho Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo cơ sở và đã thành lập 6 cụm cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu; hoàn thành kế hoạch kiểm tra, phúc tra, đánh giá chất lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức huấn luyện quân sự cho các cán bộ chủ chốt cơ sở, phối hợp với các ngành, các xã, thị trấn quản lý lực lượng xung kích phòng chống lụt bão; giải quyết quân đào ngũ, hoàn thành chỉ tiêu giao quân năm 1997, chuẩn bị cho đợt tuyển quân năm 1998.

Trong năm tình hình an ninh trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, nhiều địa phương xuất hiện đơn thư nặc danh, tờ rơi, khiếu kiện đông người; hoạt động tôn giáo có những biểu hiện tâm; tội phạm kinh tế diễn biến phức tạp; các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy, trộm cắp tài sản công dân, các vụ trọng án tăng so với năm 1996. Song với tinh thần tích cực tấn công tội phạm, lực lượng công an huyện, cơ sở đã tập trung giải quyết các tụ điểm phức tạp, xóa nhiều ổ nhóm trộm cắp, mại dâm, ma túy; điều tra, xác minh đơn thư khiếu kiện. Một số vụ trọng án được điều tra phá án nhanh đem lại lòng tin cho nhân dân.

Năm 1998: Huyện ủy tổ chức quán triệt nhiệm vụ quốc phòng an ninh cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, thị trấn và chỉ đạo tổng kết 5 năm công tác quốc phòng, an ninh, sơ kết 2 năm xây dựng cơ sở và cụm cơ sở an toàn làm chủ, Ban chỉ huy quân sự huyện phối hợp với các cấp ủy tăng cường giáo dục kiến thức quốc phòng toàn dân cho lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tập trung củng cố các đơn vị dân quân, tự vệ nòng cốt cho 41 xã, thị trấn và 12 cơ quan, doanh nghiệp; tổ chức huấn luyện cho 6 cụm kinh tế -quốc phòng; tổ chức diễn tập thực hiện Cơ chế 02 về sẵn sàng chiến đấu gắn với phòng chống lụt bão cụm I. Ban Chỉ huy Quân sự huyện chỉ đạo xã, thị trấn xây dựng lực lượng dân báo; phối hợp với đơn vị nhận nguồn gọi và huấn luyện 466 cán bộ chiến sĩ dự bị động viên. Động viên 3 quân nhân đào ngũ trở lại đơn vị, hoàn thành công tác tuyển quân. Trong năm, số vụ hình sự giảm 26 % so với cùng kỳ, song trật tự, an ninh xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Kiên quyết trấn áp bọn tội phạm, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, lực lượng công an từ huyện đến cơ sở đã tích cực nắm tình hình kinh tế, an ninh nông thôn, tìm hiểu mâu thuẫn dẫn đến khiếu kiện... Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết ngăn chặn kịp thời. Đối với các loại tội phạm đã phát động nhân dân cùng đấu tranh ngăn chặn. Trong năm đã bắt và xử lý 1 vụ lưu hành tiền giả điều tra khám phá 61/75 vụ An ninh hình sự, điều tra làm rõ 3 vụ án kinh tế, triệt phá 3 ổ nhóm trộm cắp, mại dâm . Quần chúng đã giúp công an vận động 4 đối tượng hình sự ra đầu thú, truy bắt 18 đối tượng phạm pháp và 14 đối tượng có lệnh truy nã.

Năm 1999: Cấp ủy, chính quyền tập trung củng cố 6 cụm cơ sở an toàn làm chủ gắn với ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội , tăng cường khả năng điều hành phối hợp giữa các cơ sở, các tổ chức chính trị, các ngành liên quan. Ban chỉ huy quân sự huyện mạnh dạn đổi mới công tác huấn luyện, nâng cao chất lượng dân quân tự vệ, quân dự bị động viên, nâng cao phương án phối hợp tác chiến và khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức quốc phòng toàn dân được tiến hành sâu rộng, phong trào quần chúng tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi đem lại kết quả mới. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh chặt chẽ hiệu quả; chính quyền và các cơ quan chức năng đã chủ động đối phó và xử lý kịp thời, đúng luật. Các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo, an ninh vùng đồng bào dân tộc. Trong năm đã bảo vệ an toàn cho bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 1999 – 2004

Trong năm, Huyện ủy tổ chức tổng kết 10 năm công tác an ninh nông thôn và tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Chỉ thị 31 CT/TW của Trung ương về việc giải quyết những vấn đề cấp bách ở nông thôn, Chỉ thị 18 CT/TU của Tỉnh ủy về công tác an ninh nông thôn trong tình hình mới, Nghị quyết 09 CP và Quyết định 138 - CP của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

Năm 2000: Công tác quốc phòng - an ninh chuyển biến toàn diện. Các nhiệm vụ quân sự địa phương triển khai đồng bộ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng; nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, cơ sở vững mạnh toàn diện an toàn làm chủ... tiếp tục được xây dựng củng cố đồng đều ở các địa phương, số đơn vị tiên tiến tăng 50 % so với cùng kỳ. An ninh chính trị, trật tự xã hội ở các vùng miền đi vào ổn định. Đại hội Đảng bộ các cơ sở và Đảng bộ huyện được bảo vệ an toàn, trong không khí phấn khởi.

Về công tác quốc phòng - an ninh, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đánh giá: Trong 5 năm qua đạt được kết quả toàn diện, cả về nhận thức, xây dựng lực lượng, củng cố cơ sở, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được tăng cường, các khu vực trọng điểm, các cụm tuyến cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu được củng cố, phương án phòng thủ, tổ chức phối hợp các lực lượng được coi trọng; cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự, công an làm tham mưu được vận dụng hiệu quả trong thực tiễn; công tác gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm hoàn thành xuất sắc; công tác quản lí quân dự bị động viên, xây dựng và nâng cao chất lượng dân quân tự vệ, lực lượng công an được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có nhiều điển hình tiên tiến. Các ngành bảo vệ pháp luật phối hợp chặt chẽ với cơ sở thực hiện hiệu quả cuộc vận động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng theo Chỉ thị 27 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đông đảo quần chúng hưởng ứng, một số tụ điểm phức tạp về trật tự trị an được xóa bỏ đem lại bình yên cho nhân dân.

Hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến bộ trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố xét xử thi hành án... theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về công tác tư pháp, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến quản lý đất đai, ngân sách, xây dựng cơ bản... được phân loại, kiểm tra, xác minh, giải quyết kịp thời góp phần ổn định tình hình.

4. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, là nhân tố quyết định thành công. Với tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII về công tác xây dựng Đảng đã chỉ rõ: Củng cố và tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng bộ và nhân dân, quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm, kim chỉ nam, không dao động trước khó khăn, thách thức và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ các cấp; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng các cấp.

Xây dựng Đảng về chính trị - tư tưởng.

 Năm 1996: Thực hiện nhiệm vụ trên, các cấp ủy Đảng trong huyện thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị từ tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng nhất là đường lối đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho cán bộ đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ và nhân dân, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi những quan điểm sai trái, bảo vệ đường lối của Đảng, bảo vệ đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, chống tư tưởng bảo thủ, cục bộ, trông chờ, ỷ lại, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.  Thông qua hệ thống báo cáo viên, câu lạc bộ giúp cho cán bộ, đảng viên cập nhật đường lối, chính sách, tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh, trong huyện. Năm 1996, 100 % tổ chức cơ sở triển khai học tập Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII .

 Năm 1997: Công tác tư tưởng tập trung triển khai học tập và tổ chức thực hiện các Nghị quyết Trung ương 2, Trung ương 3 (khóa VIII), Chỉ thị 21 CT/TW về một số việc cấp bách ở nông thôn và các chủ trương, nghị quyết của tỉnh, của huyện về phát triển kinh tế – xã hội; các đợt học tập nghị quyết của Đảng đã thu hút được gần 80 % đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện tham gia. Huyện ủy quan tâm mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và các chuyên đề cho gần 1.000 cán bộ chủ chốt, cán bộ các ngành và đoàn thể cơ sở.

Năm 1998 cùng với triển khai Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 5 (khóa VIII), Huyện ủy chỉ đạo sơ kết, tổng kết từ cơ sở một số chuyên đề mang tính chiến lược như: xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; công tác giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo, xây dựng làng văn hóa, xây dựng cơ sở, cụm cơ sở an toàn làm chủ, thực hiện quy chế dân chủ, chuyển đổi đất nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã kiểu mới... Việc sơ kết, tổng kết các chuyên đề tạo sự chuyển biến tư tưởng chính trị và sự đồng tình của quần chúng đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Năm 1999, Huyện ủy chỉ đạo triển khai Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về xây dựng chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 30 của Ban Bí thư và Nghị định 29 - CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung tuyên truyền cho bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp; giáo dục đảng viên và nhân dân nâng cao ý thức tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, nêu cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục bộ, thỏa mãn với những thành tích đạt được. Trong năm, Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo và các cấp ủy Đảng tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những mô hình tiên tiến nhân rộng trên địa bàn. Huyện ủy chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về công tác thanh niên. Qua tổng kết đã nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với việc giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ.

Năm 2000: Công tác tư tưởng chính trị gắn với tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về phê bình, tự phê bình, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý kiến cho các tổ chức Đảng và đảng viên; đóng góp ý kiến dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX; tập trung tuyên truyền đại hội cơ sở và huyện; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt và phong trào thi đua yêu nước .

Xây dựng Đảng về tổ chức - cán bộ

Cùng với công tác giáo dục tư tưởng, chính trị , trong nhiệm kỳ Huyện ủy đã quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 Năm 1996, Huyện ủy đã tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, kết hợp giải quyết các đơn vị yếu kém. Kết quả phân loại trong năm có 46 cơ sở đạt trong sạch vững mạnh (chiếm 56 %, tăng 17 đơn vị), 35 cơ sở khá, còn lại 3 cơ sở yếu kém. Trong toàn Đảng bộ 9.492/9.771 đảng viên dự phân loại: Loại 1 có 6.800 đảng viên (chiếm 76,74 %), loại 2 có 1.826 đồng chí (chiếm 21,1 %), loại 3 có 145 đảng viên, còn lại là loại 4 (chiếm 0,16 %).

 Trong năm, Huyện ủy đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy, điều chỉnh quy hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu mới. Đội ngũ cán bộ từng bước trẻ hóa. Trong năm Huyện ủy cử hàng chục cán bộ đi học các trường trung ương và tỉnh. Đồng thời mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho 100 cấp ủy viên ngành giáo dục huyện. Toàn huyện mở 4 lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 364 quần chúng ưu tú và kết nạp 279 đảng viên mới, tăng 40 đồng chí so với năm 1995.

Năm 1997, Huyện ủy tổng kết công tác xây dựng Đảng bộ cơ sở, tuyên dương 46 Đảng bộ trong sạch vững mạnh năm 1996; chỉ đạo đăng ký phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch năm 1997, tiến hành phân loại chất lượng cơ sở và đề ra giải pháp chỉ đạo. Đối với các Đảng bộ cơ sở yếu kém, thường vụ giao cho các ban tham mưu tiến hành khảo sát thực trạng, làm rõ nguyên nhân, tập trung giải quyết từng vấn đề cụ thể. Nhờ đó chất lượng cơ sở Đảng được tăng cường, qua phân loại có 46 cơ sở đạt trong sạch vững mạnh, cơ sở yếu kém giảm 1,1 % so với cùng kỳ. Đảng viên được phân công nhiệm vụ kiểm điểm việc hoàn thành nhiệm vụ, đối với đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai phạm được phê bình, nhắc nhở, sai phạm nặng bị xử lý kỷ luật. Đảng viên loại 1 đạt 77,4 % (tăng 0,7 %), loại 2 đạt 20,6 % (giảm 1,7 %), loại 3 và 4 còn lại 1,85 % (tăng 1,5 %). Toàn Đảng bộ kết nạp 176 đảng viên mới và mở lớp bồi dưỡng cho 500 đối tượng Đảng. Xét đề nghị công nhận 89 đồng chí có 40 và 50 tuổi Đảng.

Trong năm, Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định giải thể Chi bộ Trung tâm Giống cây trồng, chuyển giao Đảng bộ Công ty Đường Lam Sơn trực thuộc Tỉnh ủy, Đảng bộ Xí nghiệp Giao thông - Thủy lợi trực thuộc Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thành lập Trung tâm Thể dục thể thao và Phòng Kế hoạch đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh phương án quy hoạch cán bộ và xây dựng chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

Nhằm nâng cao trình độ cán bộ, Huyện ủy đã liên kết với Phân viện Báo chí tư tưởng mở lớp đào tạo cho 64 cán bộ đương chức học đại học tại chức về xây dựng Đảng, chính quyền; mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đảng cho 1.450 cấp ủy viên và Ủy viên Ủy ban kiểm tra cơ sở; xét đề bạt 5 trưởng, phó phòng , ban cấp huyện; đề nghị Tỉnh ủy cho 2 đồng chí rút khỏi Huyện ủy và bổ sung 1 đồng chí Huyện ủy.

Thực hiện chính sách cán bộ theo Nghị định 28 của Chính phủ huyện đã đề nghị tỉnh và Trung ương xét công nhận 7 đồng chí là lão thành cách mạng và tặng quà cho 1.555 đảng viên có 40 đến 50 tuổi Đảng .

 Năm 1998: Huyện ủy dồn sức chỉ đạo xây dựng cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy định. Ban Thường vụ Huyện ủy tăng cường chỉ đạo các ban tham mưu, các ngành chức năng bám sát cơ sở nắm bắt tình hình, tập trung giải quyết những vấn đề then chốt, giải quyết kịp thời dứt điểm các vụ việc phát sinh ở cơ sở. Đối với các cơ sở Đảng yếu kém kéo dài, Thường vụ Huyện ủy tập trung giải quyết đồng bộ, dứt điểm từng việc từng vấn đề theo quy trình và kế hoạch thống nhất. Nhờ đó chất lượng hoạt động, vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng chuyển biến rõ rệt, hoạt động đi vào chiều sâu, kỷ cương, nề nếp, khắc phục tình trạng lãnh đạo hành chính, sự vụ, chung chung kém hiệu quả, đoàn kết nhất trí trong nội bộ được tăng cường. Qua phân loại Đảng bộ huyện có 47 Đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh .

Trong năm Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung chỉ đạo Đại hội tổ chức cơ sở Đảng khối cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Thông qua Đại hội, cán bộ có năng lực được bầu vào cấp ủy. Năm 1998, toàn huyện đã hoàn chỉnh hồ sơ đảng viên theo quy định của Tỉnh ủy và làm thủ tục đề nghị công nhận 88 đảng viên từ 40 đến 50 tuổi Đảng. Trong toàn Đảng bộ có 9.644 đảng viên dự phân loại, trong đó có 81,9 % đạt loại 1 (tăng 5,52 %), loại 2 đạt 19,6 % (giảm 0,37 %), loại 3 và 4 còn lại 1,19 % (giảm 0,66 % so với năm 1997). Trong năm đã kết nạp 152 đảng viên mới và tổ chức bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 460 quần chúng ưu tú.

 Năm 1999: công tác tổ chức tập trung củng cố Đảng, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, hướng tổ chức Đảng vào lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ, chuyển đổi đất nông nghiệp, xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, kiên cố hóa kênh mương, đưa giống lai vào thâm canh...Và khắc phục tình trạng lãnh đạo chung chung kém hiệu quả, phong cách lãnh đạo gần dân, sát dân, khơi dậy không khí dân chủ trong Đảng, trong dân. Kết quả phân loại Đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh 72,5 %, loại khá đạt 23,75 %, yếu kém 3,75 %. xây dựng lại 1,71 %.

Hoàn thành quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện và cơ sở thời kỳ 2000 – 2010, cùng với các đồng chí đang theo học các lớp cử nhân xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, Huyện ủy cử 200 cán bộ các cấp theo học trung cấp lý luận, Huyện ủy bầu bổ sung 1 đồng chí vào Ban Thường vụ. Trong năm kết nạp được 200 đảng viên mới (tăng 35 % so với cùng kỳ), bồi dưỡng 432 đối tượng đảng; làm thủ tục đề nghị công nhận 1.883 đảng, viên từ 40 đến 50 tuổi Đảng.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) Huyện ủy đã đánh giá, sắp xếp, đề bạt cán bộ đúng quy trình. Trong năm tiến hành sắp xếp lại các phòng ban, tách phòng tổ chức lao động xã hội thành 2 phòng, giải thể chi bộ trực thuộc do không đủ số lượng đảng viên; bổ nhiệm 13 Trưởng, phó phòng, ban cấp huyện. Trong bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, Huyện ủy đã giới thiệu 26 đảng viên tham gia ứng cử Hội đồng nhân dân huyện, 164 đảng viên vào các chức danh chủ chốt cấp xã, thị trấn; tổ chức hiệp thương giới thiệu 865 đại biểu tham gia Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và 35 đại biểu tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện. Sau bầu cử, chỉ đạo giới thiệu các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn.

Năm 2000, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Đề án 01 của Huyện ủy (ngày 29 –6 – 2000) về nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ nông thôn, thị trấn gắn với thực hiện Chỉ thị 54 của Trung về tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội IX của Đảng. Trước khi Đại hội Đảng cấp cơ sở, Huyện ủy tập trung chỉ đạo củng cố các cơ sở yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và tiến hành phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên. Qua phân loại: toàn Đảng bộ có 51 Đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh; 83,1 % đảng viên đạt loại 1, trong đó có 143 đồng chí đạt loại xuất sắc.

Từ tháng 8 đến tháng 11, Huyện ủy chỉ đạo 83 Đảng bộ trực thuộc Đại hội thành công. Đại hội cấp cơ sở bầu 588 cấp ủy viên khóa 2000 –2005, trong đó có 40 % trình độ trung cấp, đại học; 50 % trình độ trung cấp và cử nhân chính trị

. Đại hội cơ sở Đảng tạo điều kiện thuận lợi tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII.

Kết thúc nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Huyện ủy xét đề nghị Tỉnh ủy khen thưởng 5 Đảng bộ cơ sở và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc. Khen thưởng 7 tổ chức cơ sở và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 54 của Trung ương. Huyện ủy công nhận và biểu dương 51 tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, khen thưởng 76 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở.

Tiến hành công tác kiểm tra xây dựng Đảng

Năm 1996: Kiểm tra 1.758 lượt đảng viên và 164 tổ chức Đảng các cấp dưới về sinh hoạt thường kỳ, về chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và kiểm tra thực hiện quy chế công tác của cấp ủy. Qua kiểm tra có 75% tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành tốt, 25% có mặt chấp hành chưa tốt. Trong đó có 139 đảng viên và 26 chi ủy có sai phạm.

Huyện ủy đã kỷ luật, cảnh cáo 1 Ban Chấp hành Đảng bộ xã vì buông lỏng vai trò lãnh đạo, giảm sút uy tín trong Đảng bộ và nhân dân; kỷ luật khiển trách và cảnh cáo 101 đảng viên, cách chức 10 đồng chí, khai trừ 19 trường hợp, đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác 34 đảng viên.

 Năm 1997, Huyện ủy đề ra kế hoạch công tác của Ủy ban kiểm tra các cấp. Nội dung kiểm tra trong năm tập trung vào kiểm tra chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng mà trọng tâm là nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng; kiểm tra chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, trọng tâm là tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị (khóa VII) về lãnh đạo chống tham nhũng.

Thực hiện kế hoạch, từ đầu năm Huyện ủy tiến hành phân loại và kiểm tra tất cả cơ sở Đảng khối nông thôn về thực hiện đề án xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; kiểm tra các đơn vị có biểu hiện vi phạm và cơ sở yếu kém; kiểm tra việc thực hiện đề án và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 và Trung ương 4 (khóa VIII) của các cấp ủy. Kiểm tra thực hiện Nghị quyết 14 và Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị về lãnh đạo chống tham nhũng trong các tổ chức Đảng lực lượng công an huyện, tự kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng từ sau Đại hội XXII của Đảng bộ huyện theo tinh thần Nghị quyết 19 của Tỉnh ủy.

Ủy ban kiểm tra các cấp tiến hành kiểm tra 54 Chi ủy, Đảng ủy cơ sở, 485 cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 12 Đảng ủy cơ sở và 120 Chi ủy trực thuộc Đảng ủy cơ sở về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; kiểm tra 23 đơn vị về thi hành kỷ luật; kiểm tra 26 Đảng ủy cơ sở, 176 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở và 6.241 đảng viên về thu, chi tài chính Đảng. Phát hiện sai phạm và xử lý kỷ luật 2 Ban Chấp hành Đảng bộ, khiển trách 21 chi ủy chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở. Khiển trách 58 đảng viên, cảnh cáo 82 đảng viên, cách chức 14 cấp ủy viên và khai trừ 12 đảng viên. Tuy ban kiểm tra các cấp phối hợp với các ngành chức năng trong huyện giải quyết một số đơn thư tố cáo có nội dung phức tạp và tình hình nổi cộm ở một số xã.

Năm 1998: Thực hiện Chỉ thị 29 CT/TW của Trung ương về tăng cường công tác kiểm tra, Huyện ủy đã trực tiếp kiểm tra 40/40 Đảng bộ cơ sở khối xã, thị trấn về xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII); Huyện ủy thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất và định kỳ thông qua hội nghị giao ban các cụm và thành lập một số điểm kiểm tra liên ngành kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra của Huyện ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 33 Chi ủy, Đảng ủy cơ sở và 269 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra 9 Đảng ủy cơ sở, 103 chi ủy trực thuộc Đảng ủy cơ sở về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm tra 9 tổ chức Đảng cơ sở về thi hành kỷ luật đảng viên, kiểm tra 143 tổ chức cơ sở Đảng và 688 đảng viên về thu, nạp đảng phí. Qua kiểm tra phát hiện 95 đảng viên sai phạm phải xử lý kỷ luật. Trong đó khai trừ 13, cách chức 6, cảnh cáo 48, khiển trách 28 trường hợp. Thi hành kỷ luật khiển trách 1 và cảnh cáo 6 tổ chức cơ sở Đảng. Ủy ban kiểm tra các cấp phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của đảng viên, quần chúng góp phần ổn định tình hình cơ sở.

Năm 1999: Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra Huyện ủy với các ban của Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cấp ủy cơ quan khối nội chính về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Trong năm tập trung kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, triển khai bước 1 Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); thực hiện chủ trương của Huyện ủy về dồn điền đổi thửa, kiên cố hóa kênh mương, đưa lúa lai vào thâm canh; kiểm tra thực hiện chính sách xã hội ở các xã, thị trấn; kiểm tra quy trình bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp.

Theo kế hoạch, Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 12 tổ chức Đảng và 105 đảng viên có dấu hiệu vi phạm; 36 tổ chức Đảng cấp dưới về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; 112 chi bộ và 510 đảng viên về thu nạp và sử dụng đảng phí. Kết thúc các cuộc kiểm tra, Huyện ủy đã kỷ luật cảnh cáo 1 Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở, khiển trách 4 chi ủy chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Cấp ủy các cấp xử lý kỷ luật 66 đảng viên, trong đó khai trừ 12, cách chức 2, cảnh cáo 34 và khiến trách 18 trường hợp.

Năm 2000: Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp và các tổ chức cơ sở Đảng có những vấn đề nổi cộm, mất đoàn kết nội bộ. Việc kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) trên địa bàn huyện được kết luận: Từ khâu tổ chức học tập đến xây dựng kế hoạch chương trình hành động, chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân cấp ủy, đảng viên đã bám sát nội dung hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy. Việc kiểm điểm được thực hiện nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với các vấn đề quản lý đất đai, ngân sách, quản lý xây dựng cơ bản, trong việc lãnh đạo phát huy quyền làm chủ của quần chúng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách xã hội... các sai phạm nghiêm trọng được xử lý nghiêm và quy trách nhiệm bồi hoàn vật chất, cơ sở Đảng mất đoàn kết nội bộ thông qua kiểm tra đã được xem xét xử lý. Huyện ủy đã xử kỷ luật cảnh cáo một Ban Thường vụ và một Ban Chấp hành Đảng ủy xã; khiển trách một Ban Chấp hành và một Ban Thường vụ Đảng ủy xã, 9 Ban chi ủy chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Kỷ luật 43 cấp ủy viên trong đó khiển trách 20 đồng chí, cảnh cáo 15 đồng chí, cách chức 6 đồng chí, khai trừ ra khỏi Đảng 2 trường hợp.

Trong nhiệm kỳ XXII, do kết hợp chặt chẽ công tác chính trị – tư tưởng, tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ được tăng cường, sức chiến đấu của hệ thống chính trị nâng cao từng bước. Thành quả to lớn ấy là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng trước là sự đổi mới và tiến bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

 Các cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực đổi mới lề lối làm việc, tác phong công tác, phương pháp lãnh đạo. Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, chương trình công tác cả khóa được xây dựng công phu, sát hợp. Hàng năm các cấp ủy đã bám sát chương trình, bám sát cơ sở, chủ động triển khai mọi mặt hoạt động. Trong công tác chỉ đạo đã tập trung giải quyết các vấn đề có tính cấp bách, then chốt trên tất cả các lĩnh vực, phát huy vai trò lãnh đạo tập thể và trách nhiệm cá nhân, chuyển mọi hoạt động về cơ sở, khuyến khích tư duy sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy, quan tâm đầu tư chỉ đạo cơ sở khó khăn, yếu kém; tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề then chốt, cấp bách mà thực tiễn đặt ra. Khắc phục tư tưởng trì trệ, bảo thủ, nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, tính năng động sáng tạo của các cấp ủy, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

 Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng trong nhiệm kỳ Đại hội XXII tích cực đổi mới nội dung và hình thức hoạt động. Hội đồng nhân dân các cấp bám sát chức năng nhiệm vụ, thể hiện rõ hơn vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương phấn đấu nâng cao chất lượng các kỳ họp và nghị quyết thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, quyết định các vấn đề quan trọng về thu chi ngân sách, về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước về thực hiện nghị quyết, chính sách, pháp luật.

Công tác quản lý điều hành, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn của các cấp chính quyền hiệu quả ngày càng cao. Công tác quản lý hành chính và thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục phiền hà cho dân. Hoạt động của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng. Trong điều hành, chính quyền các cấp luôn phối hợp với các ngành, các cấp, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng chính quyền vững mạnh. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp luôn chăm lo xây dựng củng cố cơ sở, nhân nhanh điển hình tiên tiến, thúc đẩy các phong trào thi đua tạo ra giá trị kinh tế -xã hội to lớn. Đó là: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, “Giúp nhau xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng nhóm phụ nữ tiết kiệm”, “ Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước"... Tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

Tuy đạt được những thành tựu to lớn cơ bản nhưng cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp chuyển dịch chậm, bình quân thu nhập đầu người còn thấp, sản xuất hàng hóa chưa mạnh; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp; việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh còn chậm và chưa đều ở một số địa phương, chất lượng sản phẩm còn thấp, thiếu sức cạnh tranh; thị trường tiêu thụ không ổn định; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục còn hạn chế, việc dạy thêm học thêm tràn lan chưa được quản lý chặt theo quy định; chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân chưa cao, y đức của một số y, bác sĩ cần được uốn nắn; hoạt động của các làng văn hóa chưa đều, thiếu chiều sâu; việc làm và thu nhập của người lao động vẫn là áp lực; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, nhiều đơn thư khiếu nại, khiếu tố vượt cấp... Đó là những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục...

II.THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XXIII ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ( 2001 – 2005)

15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới ( 1986 - 2000) đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua cơn chấn động về chính trị và sự hẫng hụt thị trường do Liên Xô và các  nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ; từng bước đẩy lùi bao vây cấm vận phá hoại của các thế lực thù địch, đẩy lùi ảnh gưởng bất lợi của khủng hoảng kinh tế - tài chính ở một số nước Châu Á, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc; thế và lực của đất nước tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ chưa đổi mới.

10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), đất nước đạt được thành tựu to lớn quan trọng. GDP năm 2000 tăng hơn 2 lần năm 1990; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 7,5%; sản xuất, kinh doanh có bước phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tăng nhiều, nền kinh tế từ trạng thái khan hiếm hàng hóa nghiêm trọng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Quan hệ sản xuất có bước đổi mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; từ nền kinh tế có 2 thành phần chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, các lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều tiến bộ.

Tuy vậy, nền kinh tế nước ta phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, một số mặt văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết; cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo được động lực mạnh cho phát triển, tình trạng tham nhũng, suy thoái đạo đức lối sống của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là một trong những nguy cơ của đất nước.

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX được tiến hành tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã tổng kết thành tựu cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, rút ra những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra triển vọng phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, định ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.

Đại hội IX của Đảng khẳng định 15 năm đổi mới (1986 - 2000) đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu. Những bài học đổi mới do Đại hội VI, VII và VIII của Đảng nêu lên đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là các bài học sau đây:

Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là: Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn và luôn sáng tạo.

Ba là: Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

 Bốn là: Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.

Đại hội khẳng định, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài mô hình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đề ra “Đường lối kinh tế của Đảng ta là: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm (2001 - 2010), Đại hội xác định: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế được nâng cao…

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, tổng sản phẩm xã hội trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi năm 2000; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh và mạnh, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp giảm khoảng 50%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2005 là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo chuyển biến về giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người; tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP trong nước giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng trưởng hàng năm 7,5%.

Tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội được đại hội xác định: phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để phát triển.

Tại Thanh Hóa

Những năm 1996 - 2000 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa đã vượt qua những yếu kém của nền kinh tế và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, mặt trái của cơ chế thị trường, hậu quả thiên tai, lũ lụt gây ra. Song với sự nỗ lực và sự đoàn kết nhất trí, Đảng bộ đã chủ động vận dụng các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nhân dân, khai thác các nguồn lực trong tỉnh, đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tạo ra bước phát triển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

 Thực hiện Chỉ thị 54 CT/TW của Bộ Chính trị, từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1 năm 2001 Đảng bộ tỉnh Đại hội lần thứ XV. Đánh giá tình hình hoạt động nhiệm kỳ 1996 - 2000 như sau: kinh tế phát triển với tốc độ khá, nhất là sản xuất lương thực 1,3 triệu tấn; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp tập trung được hình thành và hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; năng lực sản xuất tăng nhanh, khắc phục một bước tình trạng chậm phát triển về kinh tế; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh vững chắc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều tiến bộ. Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 ( lần 2) Đảng bộ và hệ thống chính trị trưởng thành thêm, quy chế dân chủ cơ sở được triển khai thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh những thành tựu vẫn còn thiếu sót, khuyết điểm đó là: một số mục tiêu Đại hội XIV đề ra không đạt; Thanh Hóa vẫn là tỉnh kinh tế phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; các lĩnh vực văn hóa - xã hội còn những yếu kém; đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Một số Đảng bộ trong tỉnh triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chưa triệt để.

Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn thách thức, Đại hội định ra phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2001 - 2005 là: tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt tất cả các mục tiêu trên các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả có nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn lực con người; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Phấn đấu đến 2005 đạt GDP bình quân 460 USD/người; cơ cấu GDP: nông nghiệp 33,3%, công nghiệp 33%, dịch vụ 33,7%. Sản lượng lương thực đạt 1,5 triệu tấn, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 160 triệu USD, tổng vốn đầu tư xã hội 30.000 tỷ đồng; 100% huyện, thị, thành phố đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; 70% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập trung học cơ sở; giải quyết việc làm cho 18,5 vạn người; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 25%; tỷ lệ tăng dân số 1,1%; giảm hộ nghèo xuống 5%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 23%; 80% dân số được dùng nước sạch… Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã soi sáng cho Đảng bộ nhân dân trong tỉnh tiếp tục phấn đấu xây dựng Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

 

Tại Thọ Xuân

Sau khi hoàn thành Đại hội các Đảng bộ cơ sở, tháng 11 năm 2000 Đảng bộ huyện Đại hội lần thứ XXIII tại hội trường lớn của huyện. Đại hội có các nhiệm vụ: thảo luận báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm của Huyện ủy khóa XXII, thảo luận báo cáo một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) về xây dựng chỉnh đốn Đảng; thông qua ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện cho các văn kiện dự thảo của Trung ương trình Đại hội IX của Đảng; bầu Huyện ủy khóa mới, bầu đoàn đại biểu đi Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Đại hội đã nhất trí đánh giá, 5 năm qua (1996 - 2000) phải đối mặt với những khó khăn thách thức từ xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, diễn biến phức tạp của thiên tai và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực càng làm tăng thêm khó khăn…Song với sự cố gắng nổ lực của Đảng bộ, nhân dân đã dành được thành quả tương đối toàn diện. Các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đại hội XXII đề ra hoàn thành và vượt, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố và hoạt động hiệu quả; kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, một số lĩnh vực có bước tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng kinh tế vùng được khai thác phát huy; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng trọng tâm, trọng điểm, cơ cấu hợp lý, tăng thêm năng lực phục vụ sản xuất và đời sống; quan hệ sản xuất mới hình thành thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Bước đầu thực hiện hiệu quả các giải pháp về tài chính, tín dụng, vận dụng tốt cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn. Các hoạt động văn hóa xã hội phát triển theo hướng xã hội hóa; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được củng cố, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được tăng cường, các cụm tuyến cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu được củng cố; trât tự an toàn xã hội có bước chuyển biến tích cực. Hoạt động của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng được đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Hiệu lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền ngày càng cao, cải cách hành chính tiếp tục được thực hiện, giảm thủ tục phiền hà. Tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, vai trò lãnh đạo nâng lên; Đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh chiếm tỷ lệ cao; tính tiên phong gương mẫu của đảng viên được tăng cường.

          Hơn một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, Đảng bộ đã chuyển biến về nhận thức, về trách nhiệm chính trị, về chấp hành nguyên tắc Đảng, ngăn ngừa tiêu cực, tháo gỡ khó khăn, phát huy dân chủ, tăng cường sự đoàn kết trong Đảng và quần chúng.

Mặc dù đạt được nhiều thành tích, nhưng cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, một số lĩnh vực không đạt mục tiêu Đại hội đề ra, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế; chưa có chiến lược phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; sản xuất hàng hóa còn ít, thiếu tính cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng còn kém; chất lượng dạy và học, khám chữa bệnh, làng văn hóa tuy có được nâng lên nhưng so với yêu cầu còn thấp, tỷ lệ người thiếu việc làm còn cao, thu nhập thấp; an ninh ở một số xã còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định; phạm pháp hình sự còn nhiều.

Hoạt động của hệ thống chính trị còn bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm. Vai trò lãnh đạo của một số tổ chức cở sở Đảng còn yếu…Từ thực tiễn sinh động Đại hội rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là: nhận thức sâu sắc đầy đủ các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhưng phải có sự tư duy sáng tạo, năng động trong việc tổ chức thực hiện.

Hai là: phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Ba là: giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tin dân, dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Bốn là: phát động phong trào thi đua phải có sơ kết, tổng kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời và nhân rộng những điển hình tiên tiến.

Năm là: coi trọng công tác xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, nhất là công tác chi bộ, công tác cán bộ; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thường xuyên lấy ý kiến nhân dân phê bình xây dựng Đảng; nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa khuyết điểm; xây dựng quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân.

Phát huy những thành tựu đạt được, phát huy những yếu kém tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội định ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu nhiệm kỳ 2021 - 2025 là: đẩy mạnh công cuộc đổi mới nêu cao ý thức tự lực, tự cường, phát huy tiềm năng lợi thế, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, hình thành sự liên kết kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh. Xây dựng hệ thống vững mạnh; đảm bảo sự ổn định từ cơ sở, tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo.

Đại hội xác định các mục tiêu cơ bản trong nhiệm kỳ 2001 - 2005 như sau:

Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11,1%, trong đó nông nghiệp 5,5%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 15,4%, dịch vụ 15,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2005: nông nghiệp 39,8%, công nghiệp - xây dựng 21,1%, dịch vụ 39,1%. Thu nhập GDP bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 475 USD trở lên. Tổng sản lượng lương thực 110.000 tấn; sản lượng mía nguyên liệu từ 250.000 tấn đến 330.000 tấn. Bình quân thu nhập trên 1 ha 30 triệu đồng trở lên; thu ngân sách hàng năm tăng 5% trở lên.

Về văn hóa - xã hội: ổn định tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 0,8 - 0,9% /năm, mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 2000 lao động trở lên, đến năm 2005 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 2 - 3%; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đến năm 2005 có 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. 80% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được vào trung học phổ thông; mỗi năm khai trương mới 20 - 25 làng văn hóa; phấn đấu có 50% đạt chuẩn làng văn hóa cấp huyện và tỉnh; 30% số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15%, giữ vững ổn định chính trị, trât tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh, không còn cơ sở yếu kém về quốc phòng - an ninh.

Xây dựng 80% tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, không còn cơ sở yếu kém, xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp.

Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 33 ủy viên; bầu Ban thường vụ 11 ủy viên; đồng chí Nguyễn Anh Tuấn được bầu làm Bí thư, đồng chí Lê Thọ Thuyết – Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Lê Công Minh – Phó Bí thư phụ trách chính quyền. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đại hội Đảng bộ huyện thành công tiếp tục lãnh đạo Đảng bộ nhân dân huyện nhà đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.     Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII vào cuộc sống, tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2001, huyện ủy tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực, vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các cấp ủy cơ sở tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa diện tích lúa lai từ 35% lên 65% diện tích vụ chiêm xuân và 5% lên 33% diện tích vụ mùa, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học vào lai tạo giống, kết quả: tổng sản lượng lương thực năm đạt 108.404 tấn bằng 103,2% kế hoạch, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Các loại cây công nghiệp giữ mức ổn định về diện tích và sản lượng. Diện tích mía nguyên liệu ổn định theo quy hoạch 3.312 ha, trong đó diện tích mía công nghệ cao tăng nhanh, năng suất mía đạt từ 80 – 85 tấn/ha. Diện tích lạc 829,5 ha, bằng 94,3% so với cùng kỳ. Vùng trồng dâu tằm đạt 250ha, đang phát triển mạnh ở các xã vùng bãi ven sông Chu.

Tiếp tục thự hiện Nghị quyết 01 của huyện ủy về chăn nuôi, năm 2001 các hộ và các cơ sở chăn nuôi tích cực cải tạo đàn giống, mở rộng phương pháp chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trang trại, nâng cao hiệu quả chăn nuôi hộ; thực hiện hiệu quả chăn nuôi bò sữa, bò thịt, phát triển bò lai sin, nuôi gia cầm thời vụ, tổ chức tiêm phòng dịch định kỳ. Đàn trâu bò phát triển ổn định từ 26 -27 ngàn con ( đạt 100% kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ), đàn gia cầm đạt 996.500 con ( bằng 96,5% kế hoạch, tăng 4% so với năm trước).

Khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, trồng rừng theo các dự án được thực hiện hiệu quả. Năm 2001 huyện khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng và phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu giấy. Đến năm 2001 toàn huyện có 979,9 ha rừng tập trung.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng hình thành các cụm kinh tế kỹ thuật ở từng vùng; huyện khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển và du nhập các nhành nghề mới, nhất là các ngành nghề mà địa phương có ưu thế về lao động, nguyên liệu và đào tạo nghề cho người lao động. Do vậy, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8% so với năm 2000.

Hoạt động thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển. Các loại dịch vụ công cộng, dịch vụ hợp tác xã, dịch vụ tập thể và dịch vụ công cộng, dịch vụ hợp tác xã, dịch vụ tập thể và dịch vụ tư nhân; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được mở rộng. Quy hoạch, hình thành một số tụ điểm kinh tế như: thị trấn Thọ Xuân, chợ Thạc (Xuân Lai), Chợ Neo (Nam Giang), chợ Sánh, chợ Lược (Thọ Minh, Thọ Lập), chợ Láng (Phú Yên)….Công ty Thương mại huyện đổi mới phương thức hoạt động, mở rộng liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Cùng với phát triển thương mại, thọ Xuân chủ trương đầu tư phát triển du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, thăm quan viếng cảnh di tích văn hóa – lịch sử. Các khu di tích Lam Kinh và lê Hoàn hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách.

Các hoạt động tài chính đảm bảo thu chi đúng luật, đảm bảo chi thường xuyên và chi cho các chương trình đầu tư phát triển. trong năm các ngân hàng tập trung nguồn vốn cho vay để phát triển sản xuất – kinh doanh. Toàn huyện có 19.828 hộ nông dân được vay 95.734 triệu đồng, trong đó có 10.726 hộ nghèo. Các ngân hàng còn cho vay 190 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nguồn vốn cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả.

Năm 2001, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 44 tỷ đồng (chưa tính nguồn vốn ADB, nguồn vốn thủy lợi Sao Vàng) bằng 73,4% kế hoạch tăng 4,7% so với cùng kỳ, trong đó vốn địa phương chiếm 50%. Các công trình được đầu tư: nâng cấp mở rộng 58 km và làm mới 3,5 km đường liên thôn, liên xã, kè lát nâng cao tuyến kênh C3, cứng hóa mặt đê trung ương; khai thông dòng chảy các hệ thống tiêu, kênh mương nội đồng; xây dựng mới 8 trường cao tầng, 6 trụ sở làm việc, 1 phòng khám đa khoa lâm sàng y dược, 24 đài truyền thanh cơ sở và đấu mối với các cơ quan chức năng của tỉnh lập dự án xây dựng các tuyến đường liên xã.

Trong năm thành lập 16 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nâng tổng lên 61 hợp tác xã. Hoạt động của hệ thống hợp tác xã dần đi vào nề nếp.

Trong năm tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng từ 12 -15%. Trong đó nông - lâm nghiệp tăng 4,6%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 22 - 25%, dịch vụ - thương mại tăng 18 -20%; GDP bình quân đầu người người đạt 335 - 350 USD (tăng 12,5 so với cùng kỳ).

Năm 2002: Huyện ủy ra các quyết định quan định phát triển kinh tế - xã hội như: các chủ trương khai thác tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch mùa vụ cộng trồng, vật nuôi, khuyến khích nông dân chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chất lượng cao phù hợp với từng vùng, đảm bảo an ninh lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, sản xuất nông – lâm nghiệp tăng trưởng nhanh. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 115.888 tấn bằng 105,3% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Các cây công nghiệp tiếp tục được quy hoạch và phát triển theo hướng khai thác lợi thế tự nhiên của từng vùng. Vùng mía nguyên liệu đạt 3.794 ha (tăng 2,4%), tổng sản lượng đạt 250.000 tấn. Trong đó có 450 ha mía công nghệ cao năng xuất đạt 140 - 150 tấn/ha.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp; kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho chăn nuôi bò sữa, sin hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn…Năm 2002 tổng đàn trâu bò đạt 28.279 con bằng 97,5% kế hoạch, tăng 4,1% so với năm 2001, trong đó có 1.448 bò cái được lai sin. Sản lượng thịt lợn hơi đạt 7.450 tấn tăng 4,8% so với cùng kỳ, giá trị chăn nuôi đạt 29,3% giá trị nông - lâm nghiệp

Trong năm Huyện ủy tổng hợp kết trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Huyện ủy về phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện, rút ra bài học trong lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Các chương trình phát triển kinh tế vườn đồi, cải tạo vườn tạp được thực hiện, các dự án trồng rừng tiếp tục được mở rộng. Việc khoanh nuôi, trồng mới, bảo vệ và khai thác rừng chất lượng tốt hơn, nhiều mô hình làm kinh tế rừng giỏi xuất hiện.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Cùng với các ngành nghề truyền thống như: thêu ren xuất khẩu, sản xuất bột giấy nguyên liệu, chế tác đồ mộc cao cấp, riêng nghề thêu ren xuất khẩu có mặt ở 11 xã trong huyện. Các làng nghề truyền thống tiếp tục khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, duy trì nhịp độ sản xuất. Trong năm giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 42,5 tỷ đồng, bằng 89,4% kế hoạch, tăng 6,4% cùng kỳ.

Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển da dạng trên tất cả các vùng, các tụ điểm kinh tế tiếp tục hình thành đáp ứng buôn bán, bán lẻ các loại hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Dịch vụ thông tin liên lạc, điện tử, tin học có bước phát triển mới.

Sau 5 năm xây dựng hợp tác xã kiểu mới, đến năm 2020 toàn huyện có 65 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp mía đường, 7 hợp tác xã ngành nghề, 7 quỹ tín dụng. Trong năm Huyện ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện sơ kết tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện nhằm rút kinh nghiệm và định hướng công tác thu chi ngân sách cho những năm tiếp theo. Nhờ đó ngân sách trên địa bàn huyện đạt 7,54 tỷ đồng, vượt 52% kế hoạch tỉnh giao; chỉ đạo ngân sách đáp ứng nhu cầu thường xuyên đảm bảo đúng luật, tiết kiệm chi hành chính, tăng đầu tư cho phát triển.

Hoạt động tín dụng có nhiều cải tiến trong huy động các nguồn vốn nội lực, tranh thủ các nguồn vốn liên kết, vốn đầu tư bên ngoài cho các công trình trọng điểm. Trong năm huy động tiền gửi của địa phương tăng 12,6%, tổng dư nợ đạt 95,7%, doanh số cho vay tăng 8%, số hộ được vay tăng 10,9% so với năm trước. Công tác quản lý cho vay và thu nợ tiến bộ, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Kho bạc quản lý nhà nước quản lý tốt chi tiêu tiền mặt và vốn cho vay các dự án.

Trong năm đã đầu tư cho xây dựng hạ tầng 66,23 tỷ đồng (bằng 101% kế hoạch, tăng 48,8% cùng kỳ), trong đó vốn nhà nước 76,4%, vốn huy động trong dân 23,6%. Nguồn vốn được đầu tư chủ yếu cho nâng cấp hệ thống đê điều, xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống tiêu úng, tu bổ nâng cấp giao thong nông thôn, hoàn thành một số công trình y tế, giáo dục, trụ sở xã…huyện đang tập trung hoàn chỉnh các dự án phát triển hạ tầng giai đoạn I khu đô thi Lam Sơn - Sao Vàng, xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hôi vùng mía đường Quảng phú; quy hoạch khu công nghiệp Lam Sơn, khu đô thi Sao Vằng.

Do nổ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện, năm 2002: tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng 11,7%, trong đó nông nghiệp tăng 6,1%; công nghiệp, xây dựng 18,1%; dịch vụ - thương mại tăng 15,8%; GDP bình quân đầu người đạt 371 USD (bằng 100% kế hoạch, tăng 2,1% cùng kỳ). Tỷ trọng cơ cấu GDP: nông - lâm nghiệp chiếm 47,2%; công nghiệp, xây dựng 18,4%, dịch vụ - thương mại 34,4%.

Năm 2003: Huyện ủy ra nghị quyết số 05 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến 2010 và nghị quyết số 6 về “Xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm”.

Nghị quyết số 5 chỉ rõ: sản xuất nông - lâm nghiệp từ 2001 - 2003 do tích cực đổi mới cơ cấu giống cây trồng, tăng diện tích lúa lai, các loại giống ngắn ngày chất lượng cao, đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính nên sản lượng lương thực đạt bình quân hàng năm 113.791 tấn, giá trị sản xuất đạt 32 triệu đồng/ha/năm, diện tích mía công nghệ cao tăng, năng xuất đạt 140 - 150 tấn/ha; đậu tương được trồng xen mía mở ra hướng thâm canh hiệu quả cao. Chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, phát triển mạnh; chương trình cải tạo đàn bò thịt và đàn bò sữa; tổng đàn bò tăng bình quân 4,9% /năm; đàn lợn tăng 3,9%/năm, sản lượng thịt lợn hơi tăng 4,7%/năm; giá trị thu nhập từ chăn nuôi đạt 29% GDP nông – lâm nghiệp. Đến tháng 6 năm 2003 toàn huyện có 67 hợp tác xã kiểu mới và 105 trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi.

Về các mặt yếu kém, Nghị quyết đã chỉ rõ: tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chậm, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm còn thấp, giá thành cao, chất lượng và sức cạnh tranh kém; cây lúa, cây ngô, cây mía vẫn là chủ yếu. chăn nuôi chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp thấp, công nghiệp chế biến  chậm phát triển, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa; lao động thiếu việc làm; thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp.

Nghị quyết xác định: trong những năm tới sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu phấn đấu là: tăng trưởng GDP nông - lâm nghiệp những năm 2003 - 2005 đạt bình quân 5,5%/năm trở lên; sản lượng lương thực đạt 110.000 tấn/ năm trở lên; giảm diện tích trồng lúa, trồng mía từ 1.500 - 1.700 ha, tăng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, tăng diện tích thâm canh đạt 50 triệu/ha/năm; tăng diện tích trang trại; giá trị sản xuất 1/ha canh tác đạt trên 35 triệu đồng; có 3.000 - 3.500 con bò sữa (cả bò thuần và bò lai); phát triển ngành nuôi bò thịt, chăn nuôi lợn, chăn nuôi hỗn hợp. Đến năm 2005 ngành chăn nuôi đạt tỉ trọng 35 - 40% trong cơ cấu nông - lâm nghiệp. Mỗi năm các xã xây dựng được 3 - 5 trang trại, có 5% diện tích sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm; mỗi xã hàng năm có từ 7 bộ trở lên sản xuất kinh doanh đạt 50 triệu đồng/hộ/năm.

          Nghị quyết số 6 của ban thường vụ về xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng trở lên/ha/năm đánh giá: Những năm qua Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà. Chăn nuôi đang chuyển sang sản xuất theo hướng công nghiệp. Mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2003 giá trị bình quân 1ha canh tác đạt 32 triệu đồng và xuất hiện một số cánh đồng đạt 50 triệu/ha/năm, có cánh đồng đạt từ 60 – 90 triệu/ha/năm.

Tuy vậy, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn phân tán và mang tính tự phát phần lớn sản phẩm chưa qua chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa đồng bộ; người sản xuất còn thiếu vốn, chậm được đổi mới.

Nghị quyết khẳng định việc xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm là tạo bước đột phá nâng cao giá trị trên diện tích đất nông nghiệp là yêu cầu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Quá trình xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm phải gắn với quá trình hình thành vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung, gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ. Trước mắt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng đất 2 vụ lúa xây dựng cánh đồng 50 triệu ha/năm. Quy mô cánh đồng đạt 50 triệu ha/năm từ 5 - 7 ha vào các năm 2003 - 2005; 10 ha vào các năm 2006 - 2010.

Mục tiêu cụ thể: năm 2003 có 30% số xã; 2004 có 60% số xã và 2005 có 90 – 100% số xã xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu ha/năm. Phấn đấu đến 2005 giá trị bình quân mỗi ha canh tác của toàn huyện đạt 35 triệu đồng trở lên/ha/năm. Do sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền diện tích lúa đạt 103%, năng xuất đạt 59,4 tạ/ha tăng 7,8%; diện tích ngô tăng 5,9%, năm xuất tăng 1,3%; tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 117.399 tấn tăng 5,5 cùng kỳ. Trong năm, Huyện chỉ đạo chuyển diện tích trồng mía kém hiệu quả trồng các cây khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Do vậy diện tích mía chỉ bằng 92% năm trước, sản lượng đạt 232.400 tấn mía cây. Riêng diện tích mía cao sản tăng lên 700 ha. Thực hiện Nghị quyết Huyện ủy, vụ đông năm 2003 - 2004 toàn huyện quy hoạch được 63 cánh đồng phấn đấu đạt 50 triệu/ha/năm với tổng diện tích 387 ha và 705 hộ có thu nhập 50 triệu/năm.

Tiếp tục thực hiện dự án chăn nuôi, trong năm đàn trâu bò tăng 3,7%, đàn bò tăng 642% so với cùng kỳ; đàn lợn đạt 104,1% kế hoạch, sản lượng thịt lợn tăng 6,6%. Giá trị chăn nuôi chiếm 31% giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp.

Tạo chương trình phát triển kinh tế vườn đồi, cải tạo vườn tạp, chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy rừng thực hiện hiệu quả. Do diện tích rừng theo các dự án và diện tích rừng kinh doanh mở rộng, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 7,557 tỷ đồng.

Hệ thống hợp tác xã chuyển sang hoạt động đa mục tiêu. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện có 68 hợp tác xã và 115 trang trại, trong đó có 72 trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt quy chuẩn của bộ nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Đến cuối năm đã cấp 37.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân.

Sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường; góp phần phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đạt 52 tỷ đồng, tăng 13,6% cùng kỳ. Giá trị các ngành nghề sản xuất đều tăng, cót nan tăng 7%, chế biến lâm sản tăng 10% cùng kỳ. Công tác dạy nghề được tăng cường, trong năm đã mở lớp dạy nghề cho 260 người đan lát, 360 người thêu ren, 150 người học các nghề khác. Huyện triển khai đề án phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề theo tinh thần nghị quyết số 3 của Tỉnh ủy và đã định hình 7 cụm công nghiệp, làng nghề kết hợp với dịch vụ thương mại, 13 xã hoàn thành chuyển giao lưới điện xuống thôn theo mô hình quản lý mới.

Hoạt động thương mại dịch vụ góp phần bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong huyện…công tác quản lý thị trường, cấp phép kinh doanh thực hiện đúng luật. Các ngành chức năng kiểm tra sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Giá trị dịch vụ thương mại trong năm đạt 151,457 triệu đồng, tăng 5,1% so với năm 2002. Trong đó tổng mức bán lẻ đạt 146.886 triệu đồng(tăng 4,6% cùng ky). Dịch vụ công nghệ cao: thong tin liên lạc, điện tử, tin học phát triển cả số lượng và chất lượng, phương thức kinh doanh. Toàn huyện có 1.096 máy điện thoại cố định vượt 4,6% kế hoạch, bình quân 1,76 máy/100 người.

Hoạt động tài chính được chấn chỉnh, tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý thu chi ngân sách. Thu thuế và các loại quỹ nề nếp, khai thác được nhiều khoản thu theo quy định luật pháp. Tổng thu ngân sách năm đạt 20,500 tỷ đồng (bằng 334% kế hoạch tỉnh giao), nhân dân mua Công trái giáo dục đạt 203% kế hoạch tỉnh giao. Mua Trái phiếu Chính phủ đạt 125,4% kế hoạch huyện giao (vượt 54,8% kế hoạch tỉnh giao). Năm 2003, huyện phát hành đợt sổ số tiết kiệm thu 205 triệu đồng, tăng thêm nguồn chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hoạt động tín dụng có nhiều đổi mới về cơ chế quản lý, cho vay, tinh thần trách nhiệm nâng cao. Các ngân hàng tích cực huy động vốn để cho vay, năm 2003 tổng doanh số cho vay dài hạn, ngắn hạn đạt 257,772 tỷ đồng. Cho vay dài hạn, trung hạn tăng 73,8%, ngắn hạn tăng 13% cùng kỳ; dự nợ cuối năm đạt 272,584 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình lớn: cầu Hạnh Phúc, đường Xuân Sơn – Tây Hồ, Xuân Minh – Xuân Lập, Thọ Xuân – Yên Định; xây dựng trường học, trụ sở làm việc các xã, nâng cấp hệ thống đê điều, thủy lợi, giao thông nông thôn. Tổng vốn đầu tư đạt 91 tỷ đồng (tăng 37% cùng kỳ), trong đó vốn huy động nội lực chiếm 44,1%. Nhiều xã huy động sức dân làm 6,2 km đường nhựa, 6,5 km đường bê tông và 84,6 km đường cấp khối, 47 km rãnh thoát nước, tu sửa 162 km đường giao thong nông thôn.

Cả năm tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn toàn huyện đạt 12,2 %, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 5,4%, công nghiệp – xây dựng tăng 21,6%, dịch vụ tăng 16,3%. BÌnh quân thu nhập GDP đầu người đạt 426 USD (tăng 14,6% cùng kỳ).

Năm 2004: thời tiết diễn biến phức tạp đầu năm rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán, bão lụt cộng với giá cả vật tư, hàng hóa tăng cao ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống…Song với tinh thần vượt khó, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu quyết liệt dành thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đầu năm, Huyện ủy ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2004, chỉ đạo tổng kết chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn từ 1986 – 2004, sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05,06 của Huyện ủy.

Tháng 12 năm 2004, hầu hết các mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Kinh tế tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cơ cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và làm mới. Tổng sản phẩm GDP tăng 11,8% cùng kỳ, vượt 11,1% mục tiêu đại hội, tỷ trọng nông -  lam nghiệp chiếm 42% GDP (giảm 2,4%), công nghiệp – xây dựng chiếm 21%; dịch vụ - thương mại chiếm 37% (tăng 1,4%) GDP bình quân đầu người đạt 475 USD (tăng 11,5% so với cùng kỳ).

Sản xuất nông nghiệp tuy khó khăn về thời tiết, cả vật tư nhưng Huyện ủy đã đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ về giống mở rộng diện tích vụ đông, nâng cao hệ số sử dụng đất, thực hiện đổi điền, dồn thửa và bố trí lại cơ cấu sản xuất, hình thành các cánh dồng 50 tạ/ha/năm nên năng xuất lúa đạt 61 tạ/ha (tăng 3,9%) ngô đạt 48,9 tạ/ha (tăng 4,7%), tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 122,900 tấn, (tăng 4,7% cùng kỳ). Giá trị sản xuất bình quân toàn huyện trên 1 ha từ 30 triệu (năm 2003) tăng lên 35,4 triệu (năm 2004). Tại 15 xã xây dựng được 25 cánh đồng 50 tạ/ha/năm. Một số cánh đồng dạt từ 80 - 90 tạ/ha/năm. Toàn huyện có hơn 900 họ nông dân thu nhập trên 50 triệu đồng/năm trở lên.

Các loại cây công nghiệp chính như mía nguyên liệu diện tích đạt 3320 ha, năng xuất đạt 65 tạ/ha (giảm 7,2%) do hạn hán kéo dài, sản lượng đạt 215.800 tạ (đạt 92,9% cùng kỳ). Các loại cây công nghiệp: lạc, đậu tương, rau màu tăng cả diện tích và năng suất. Phong trào chăn nuôi bò lai sin, bò thịt, bò sữa, lợn hướng nạc phát triển mạnh theo phương thức trang trại, gia trại và bán công nghiệp. Tổng đàn trầu bò 32,616 cong (bằng 6,9%), riêng đàn bò tăng 16%; đàn lợn 96.000 con (tăng 9,1%). Trong đó lợn hướng nạc chiếm 40%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 7.250 tấn, so với cùng kỳ tăng 9,4%, tổng đàn da cầm 1.062.000 con, chiếm 36,1% giá trị sản xuất. Nông - lâm nghiệp toàn huyện có 170 trang trại được cấp giấy chứng nhận, tiếp tục chỉ đạo chăm sóc khoanh nuôi, bảo vệ 210 ha rừng. Phát động trồng 130.000 cây phân tán ở các địa phương và dọc đường Hồ Chí Minh. Công tác quản lý tài nguyên, phòng cháy rừng được tăng cường. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4% so với 2003.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới. Các làng nghề tiếp tục được mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Trên địa bàn huyện có 3.750 cở sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút 6.500 lao động. Một số ngành nghề tốc độ tăng trưởng nhanh: Sản xuất gạch ngói tăng 68,3%, cót nan tăng 41,2%, cót ép tăng 12,7%, gỗ xẻ tăng 27,2%, nghề mộc và cơ khí tăng 30%...Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 56.730 triệu đồng, (tăng 14,2% cùng kỳ). Hiện tại huyện đang xúc tiến xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tập trung tại Nam Giang, Thọ Nguyên, Thọ Xương, có chính sách du nhập một số làng nghề mới, như: Sản xuất bột giấy, đồ mộc cao cấp, gỗ xẻ tham gia xuất khẩu.

Toàn huyện có 71 hợp tác xã dịch vụ các loại trong đó có 2 hợp tác xã tín dụng ở Thọ Nguyên và Thọ Xương với một số vốn cho vay là 151 triệu đồng. Các tổ chức tín dụng thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt huy động vốn. Năm 2004, huy động 91 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ); đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình trọng điểm. Tiến độ các dự án nhanh hơn các tuyến đường Xuân Sơn - Tây Hồ, Thọ Xuân - Yên Định, Đường vào nhà thờ Lê Hoàn và đường nội bộ thị trấn đã hoàn thành đúng tiến dộ. Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 98,5 tỷ đồng (tăng 8,2% so với cùng kỳ). Trong đó vốn Trung ương và tỉnh cấp 66.950 triệu đồng )tăng 32% so với cùng kỳ).

Năm 2005: Sản xuất nông – lâm nghiệp gặp không ít khó khăn. Vụ chiêm xuân rét đạm, rét hại kéo dài, đầu vụ đông lụt bão liên tiếp, dịch cúm gia cầm diễn ra trên địa bàn tỉnh làm cho sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn với quyết tân phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra Đảng bộ lãnh đạo toàn dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý, chủ động phòng chống lụt bão đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng. Nhờ đó sản lượng lương thực cả năm vẫn đạt 115,536 tấn vượt 5% kế hoạch. Giá trị thu nhập trên một ha canh tác toàn huyện đạt 33,6 triệu đồng trong năm, liên tục xây dựng thêm 47 cánh đồng đạt 50 tạ/ha, quy mô mỗi cánh đồng trên 3 ha.

Mía nguyên liệu diện tích 4.004 ha, năng xuất 60,2 tấn/ha, năng xuất đạt 17,1 tạ/ha, sản lượng 1.750 tấn. Huyện và công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn ký văn bản ghi nhớ về hợp tác phát triển kinh tế năm 2005 - 2010 với các nguyên liệu tập trung, trong đó có 10% diện tích mía giống, đẩy mạnh thâm canh mía cao sản, phấn đấu 2010 đạt năng xuất 80 tấn/ha; phát triển trang trại trung tâm, và gia trại nuôi bò sữa, bò thịt, bò sinh sản ở các địa phương vùng nguyên liệu mía. Huyện tập trung và nhân rộng mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc.

Năm 2005, tổng đàn trâu bò tăng 7,6% so với kế hoạch; đàn lợn tăng 2,1% cùng kỳ. Do dịch cúm đàn gia cầm giảm 2,5% cùng kỳ. Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Huyện ủy tổ chức hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện nghị quyết 13 Trung ương 5 (khóa XI) về đổi mới quản lý hợp tác xã. Hội nghị đã thống nhất mục tiêu, phương hướng hoạt động hợp tác xã trong những năm tới như sau: hoàn thiện mô hình các loại hợp tác xã, xây dựng, phát triển các hợp tác xã kinh doanh đa mục tiêu, hợp tác xã chuyên ngành phù hợp với điều kiện của từng vùng; kiện toàn sắp xếp các loại hình hợp tác xã yếu kém; đối với hợp tác xã ngừng hoạt động phải Đại hội xã viên để ngừng giải thể, thu hồi giấy phép kinh doanh; chú trọng phát triển các hợp tác xã thủ công nghiệp ở các vùng các cụm kinh tế của huyện. Để quản lý tốt tài nguyên môi trường, huyện chỉ đạo lập bản đồ địa chính toàn huyện, hoàn thành kiểm kê đất đai định kỳ, xây dựng kế hoạch sử dụng thời kỳ năm 2006 - 2010, phân hạng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2003. Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thực hiện Luật bảo vệ môi trường.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. các cơ sở sản xuất kinh doanh gắn với thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Huyện xây dựng cơ chế khuyến khích sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu. Trong năm triển khai xây dựng khu công nghiệp, Làng nghề Nam Giang với diện tích 10 ha, và thành lập thêm 7 doanh nghiệp mới, đưa tổng số doanh nghiệp trên toàn huyện lên 59 đơn vị với tổng số vốn 858,11 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 68,8 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch, tăng 15,2% cùng kỳ.

Năm 2005, toàn huyện có 3.658 cơ sở kinh doanh và phục vụ, giá trị thương mại tăng 7,5% cùng kỳ; tổng mức bán lẻ đạt 191 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ đồng, công tác quản lý thị trường được tăng cường. Năm 2005 cấp 194 giấy phép kinh doanh cho các hộ cá thể, số vốn đăng ký gần 12 tỷ đồng. Hiện toàn huyện có 24 chợ và 13 cây xăng phân bổ trên các trục đường giao thông, các tụ đ8iểm thương mại.

Thu chi ngân sách đảm bảo đúng luật định, thực hiện thu đúng thu đủ, tạo thêm nguồn thu tiết kiệm chi hành chính, tăng đầu tư phát triển. Trong năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 20,604 tỷ đồng (bằng 105% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ), chi ngân sách đạt 86,96 tỷ (bằng 100% kế hoạch, tăng 32% so với cùng kỳ), trong đó chi cho các chương trình mục tiêu của huyện 5,120 tỷ đồng, tăng 43,3% cùng kỳ. Ngân hàng Thương mại huy động được 143.000 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm.

Các công trình trọng điểm, được tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Hoàn thành cầu Hạnh Phúc, khởi công xây dựng đường Mục Sơn - Xuân Thiên, rải nhựa đường 3/2, nâng cấp tỉnh lộ 506, khởi công xây dựng 3 tòa thái miếu khu di tích Lam Kinh, hoàn thành và sử dụng nhà Thường trực Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, công trình điện Quảng Phú. Đồng thời huy động dân đóng góp công sức, tiền của bê tông hóa 109,5 km đường giao thông nông thôn. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 đạt 129,5 tỷ đồng, tăng 16,1% so với 2004. Trong đó ngân sách của tỉnh và Trung ương cấp 56,98 tỷ đồng, ngân sách huyện và xã 23,138 tỷ đồng. Trong năm kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 11,5% (bằng 100% kế hoạch). Trong đó nông - lâm nghiệp tăng 3,8% đạt 99% kế hoạch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 15,8% đạt 98% kế hoạch, thương mại - dịch vụ tăng 17,8% kế hoạch đạt 102% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 529 USD tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Năm (2001 – 2005), Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã lao động sang tạo, vượt qua mọi khó khăn thách thức phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, sản xuất nông lâm, nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh từng vùng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đến 2005 đã xây dựng được 68 cánh đồng đạt 50 tạ/ha/năm và 1.200 hộ đạt mức 50 triệu đồng/năm trở lên, tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm 116.101 tấn (vượt mục tiêu đại hội), giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đạt 36 - 37 triệu đồng (tăng 64% so với năm). Diện tích mía công nghệ cao mở rộng, sản lượng ổn định từ 210 - 220 ngàn tấn/năm; cây công nghiệp ngắn ngày tăng cả diện tích và sản lượng. Chăn nuôi phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng, huyện có nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp toàn huyện có 80 trang trại chăn nuôi; đàn bò lai hướng thịt; đàn lợn lai hướng nạc đạt 50% tổng đàn; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 39,4%. Sản xuất nông lâm nghiệp (tăng 7,8% so với năm 2000).

Dịch vụ thương mại phát triển đa dạng thu hút các thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc điện tử, tin học phát triển mạnh. Đến năm 2005 có 35/41 xã có nhà bưu điện văn hóa, 100% số xã, thị trấn có điện thoại cố định, bình quân 100% hộ có 3,3 điện thoại bàn (tăng 3,3 lần so với năm 2000). Dịch vụ internet ở các cơ quan doanh nghiệp , thị trấn, thị tứ, không ngừng phát triển. Du lịch lễ hội cộng đồng từng bước mở rộng. Thương mại xã hội phát triển, hàng hóa phong phú, thuận tiện, thị trường ổn định và đang tích cực tham gia thị trường xuất khẩu.

Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng về quy mô và loại hình. Đến năm 2005 có 73 hợp tác xã dịch vụ các loại và có 250 trang trại và 48 doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Trong 5 năm (2001 – 2005) Tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng tăng 2,7 lần so với thời kỳ 1996 – 2000. Trong 5 năm làm 31km đường liên xã, rải nhựa, 265 km đường bê tông hóa. Hầu hết đường bê tông trong huyện được làm mới và nâng cấp. Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất và dân sinh hoạt tăng mạnh. Hệ thống bệnh viện trạm xá từng bước cao tầng và hiện đại. Hoạt động tài chính tín dụng tăng thu, chi ngân sách xã tiến bộ, trong nhiệm kỳ, tổng thu trên địa bàn huyện vượt 5% kế hoạch tỉnh giao. Tín dụng ngân hàng tích cực huy động vốn, đơn giản thủ tục cho vay đúng mục đích và hiệu quả, tăng nguồn vốn cho vay trung hạn, dài hạn.

Nhìn tổng quát thời kỳ 2001 - 2005, kinh tế Thọ Xuân có bước tăng trưởng nhanh: Tổng sản phẩm xã hội GDP hàng năm tăng 11,7% vượt mục tiêu Đại hội XXIII đề ra 0,6%. Trong đó nông - lâm nghiệp tăng 6,4%, công nghiệp - thủ công nghiệp - xây dựng tăng 19,1%, dịch vụ - thương mại tăng 14,2% (năm 2000) xuống 39,2% (năm 2005), thương mại – dịch vụ tăng từ 32,1% lên 37,6%.

2. Lãnh đạo phát triển văn hóa xã hội

Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa xã hội. Nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo xây dựng phát triển các lĩnh vực văn hóa theo hướng xã hội hóa.

Năm 2001 là năm thứ năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Lĩnh vực giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển cả quy mô và chất lượng. Về mầm non mẫu giáo: số cháu đến nhà trẻ đạt 25%; só cháu ra mẫu giáo đạt 88%, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%. Có 177 học sinh tiểu học và 44 học sinh trung học cơ sở đạt giải cấp tỉnh và 1134 em đạt giải cấp huyện. Công tác giáo dục thể chất y tế học đường, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề được các trường quan tâm. Năm học 2001 – 2002 có 1.006 học sinh cơ sở được cấp chứng chỉ nghề phổ thông. Chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngày một nâng lên. Trong năm số giáo viên tiểu học đạt chuẩn chiếm 68,4%, trên chuẩn 20,1%; giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn 855, trong đó có 14,2% trên chuẩn; giáo viên bậc học mầm non giỏi cấp tỉnh 4 người, tiểu học 11 người. cơ sở vật chất trường học được tăng cường, đầu năm học có 48 trường cao tầng, nhiều xã có 2 trường cao tầng.

Hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe được nâng cao chất lượng. công tác chăm sóc trẻ em và bà mẹ được các ngành y tế quan tâm, 100% trẻ em từ 36 - 60 tháng tuổi được uống vitaminA, 95% trẻ em được tiêm chủng 6 loại vacxin, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 3,5 phần, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai 97,5%. Các chương trình quốc gia về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm thực hiện tốt. Năm 2001 có 75% số hộ dùng nước sạch, 50% số hộ có hố xí hợp vệ sinh, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình được các ngành dân số y tế, các cấp chính quyền y tế dân số thực hiện tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định 0,83%, công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động y dược tư nhân được tiến hành thường xuyên.

Hoạt động văn hóa thể dục thể thao từng bước xã hội hóa, phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hoạt động văn hóa tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước được tiến hành thường xuyên. Toàn huyện đã có 16.200 khẩu hiệu, 445mtranh cổ động. 100% xã, thị trấn trong huyện xây dựng làng văn hóa, 60% số hộ được công nhận làng văn hóa. Khai chương mới 23 làng cơ quan văn hóa; xây dựng mới 2 thư viện xã; 20 phòng đọc sách báo làng; biểu diễn văn nghệ 12 vạn lượt người xem; tập huấn nghiệp vụ văn nghệ văn hóa cho 84 trưởng làng, hội diễn văn nghệ quần chúng toàn tỉnh đạt 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. Nếp sống văn minh trong lễ cưới, lễ tang, lễ hội thực hiện tốt; tổ chức lễ hội Lam Kinh, Lê Hoàn thành công. Kiểm tra và sử lý 800 băng hình lậu, phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng. phong trào rèn luyện thân thể có 60.100 người tham gia thường xuyên, 5.575 gia đình được công nhận là gia đình thể thao, xây dựng mới được 29 câu lạc bộ thể thao. Thi chạy việt dã của tỉnh Thọ Xuân tiếp tục đạt danh hiệu vô địch với 4 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 8 huy chương đồng.

Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi, và bảo hiểm xã hội. Công tác đền ơn đáp nghĩa gia đình chính sách trở thành phong trào quần chúng sâu rộng. Năm 2001 huyện trích ngân sách vào quỹ đền ơn đáp nghĩa hơn 100 triệu đồng, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách; xây dựng mới và trùng tu 4 tượng đài tưởng niệm, anh hung liệt sĩ. Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 18,3% (năm 2000), xuống 15,8% (năm 2001). Huyện tiến hành điều tra, thống kê các đối tượng nhiễm chất độc da cam và soát xét lại hộ nghèo theo tinh thần Nghị định số 7 của Chính phủ.

          Năm 2002, Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa. Đẩy mạnh thực hiện huyện xóa đói giảm nghèo; phát triển giáo dục toàn diện; phát triển mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Công tác giáo dục đào tạo phát triển toàn diện ở tất cả các ngành học, cấp học, giữ vững danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Chất lượng giáo dục tiếp tục tăng cao, học sinh giỏi cấp tiểu học đạt 35% cấp trung học cơ sở 4,5%, số giáo viên giỏi cấp tỉnh và huyện tăng 10 thầy cô, số giáo viên mầm non đạt 52,1%, trên chuẩn 3,8%; tiểu học 69,6%, trên chuẩn 22,7%. Trung học cơ sở 81,4%, trên chuẩn13,4%. Số giáo viên được kết nạp Đảng tăng. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Hội khuyến học huyện góp phần thực hiện xã hội hóa giáo dục sâu sắc, thiết thực. Trong năm có 580 học viên, học nghề tại Trung tâm học nghề huyện, Hai mươi trường trung học cơ sở dạy cho học sinh phổ thông. Trong năm làm mới 32 phòng học kiên cố, 191 phòng học cấp 4, sửa chữa 307 phòng học cũ với tổng số tiền 8 tỷ đồng. Trong năm Huyện ủy đã tổ chức thực hiện tổng kết 5 năm Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục đào tạo và tiếp tục thực hiện theo kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ.

Năm 2002, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, một bước hoạt động nề nếp và hiệu quả hơn. Căn cứ vào 10 chuẩn của Bộ Y tế, trên địa bàn huyện có 4 trạm y tế xã đạt 4 chuẩn, 10 trạm đạt 3 chuẩn, 17 trạm y tế có bác sĩ, thôn bản có cán bộ y tế, ngành y tế huyện làm tốt y tế dự phòng, không để dịch bệnh sảy ra trên địa bàn huyện. Thực hiện phòng chống có hiệu quả các bệnh xã hội. Tiêm vác xin cho trẻ em trong độ tuổi đạt 90,6%.

Công tác dân số, gia đình và trẻ em hoạt động hiệu quả, giữ được mức sinh 0,05%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,77%. Thực hiện chương trình dự án phát triển trẻ em toàn diện ở 3 xã Xuân Lai, Xuân Trường, Nam Giang của tổ chức cứu trợ trẻ em Mỹ tài trợ thu được kết quả như sau: số cháu đạt sức khỏe và khá tốt đạt 13% so với trước khi thực hiện dự án, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 31% xuống 16%.

Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao, thể dục tiếp tục được đổi mới tiến bộ. Trong năm xây dựng mới được 29 làng cơ quan văn hóa, đưa tổng số làng bản cơ quan văn hóa toàn huyện lên 132 đơn vị, 11 xã thị trấn đã hoàn thành 100% làng khu phố khai chương xây dựng làng văn hóa. Qua kiểm tra có 66,1% hoạt động tốt; trong đó có 40 làng, cơ quan được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh và cấp huyện. Công tác thông tin tuyên truyền nội dung phong phú, hình thức đa dạng. Hệ thống phát thanh truyền thanh phát triển đến các vùng sâu, vùng xa của huyện.

Số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 28,6% dân số toàn huyện, tăng 1,6% so với cùng kỳ.

100 % xã, thị trấn thi đấu thể dục thể thao, 6.800 gia đình được công nhận gia đình thể thao; 191 câu lạc bộ thể thao; 77/91 trường học thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đoàn vận động viên Thọ Xuân tham gia Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh đạt 5 huy chương vàng, 8 bạc và 16 huy chương đồng, 13 xã cấp đất cho làng, thôn xây dựng khu trung tâm văn hóa, thể thao.

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở tất cả các thị xã, thị trấn sâu rộng, kỷ niệm 55 năm ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức thăm hỏi động việt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ thương binh. Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện pháp lệnh người có công với cách mạng và công tác đền ơn đáp nghĩa, Huyện ủy biểu dương khen thưởng nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc. Phong trào xóa đói giảm nghèo được thực hiện bằng nhiều biện pháp như: Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế, cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, giúp hội viên nghèo cách thức làm giàu, vận động hội viên kinh tế khá giả giúp vốn hội viên nghèo... Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,8 % xuống 13,8 % , hộ khá tăng lên.

Thực hiện Nghị định 26 - CP của Chính phủ và Thông tư 01 của Ban Tôn giáo Chính phủ, toàn huyện tích cực vận động đồng bào có đạo đoàn kết phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự an ninh, thực hiện tốt chính sách pháp luật Nhà nước. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, chất lượng dạy và học nâng lên, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện và tinh tăng hơn, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở bậc mầm non chiếm 56 %, bậc tiểu học 69,6 %; trung học cơ sở 81,4 %. Năm học 2003 - 2004 có 1 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Trong năm học có 800 học sinh trung học phổ thông đậu các trường cao đẳng, đại học, thi tuyển vào lớp 10 nghiêm túc, đúng quy định. Đầu năm học mới huyện thành lập thêm trường trung học phổ thông bán công 2, nâng tổng số trường trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông lên 7 trường. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo, huyện đã tổ chức tập huấn cho giáo viên và thay sách giáo khoa cho lớp 1 và lớp 2; Lớp 6 và lớp 7. Cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường, trên địa bàn huyện có 56 trường cao tầng. Thực hiện Chỉ thị 50 CT/TW của Trung ương, huyện đã thành lập 30 trung tâm giáo dục cộng đồng, góp phần thúc đẩy giáo dục. Chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nhân dân, cơ sở vật chất, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ được nâng lên. Thực hiện Chỉ thị định 06 CT/TW về mạng lưới y tế cơ sở được xây dựng và củng cố vững chắc. Huyện ủy tập trung chỉ đạo các xã Thọ Lập, Xuân Lai, Nam Giang, Thọ Xương phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở vào năm 2003.

Công tác y tế dự phòng đã có 85 % dân số trong huyện dùng nước sạch; các ngành các cấp phối hợp chặt chẽ trong việc phòng chống các bệnh xã hội. Công tác truyền thông dân số, vận động thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc bảo vệ trẻ em tiến hành thường xuyên. Trong năm có 99,5 % trẻ em được tiêm phòng 6 loại vác xin, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 25 % năm 2001 xuống 21 % năm 2003, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,8 %, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 25 %.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục phát triển. Làng văn hóa được củng cố nâng cao chất lượng. Phong trào văn hóa thể thao tiến hành kiểm tra, phân loại 117 làng văn hóa, trong đó có 81 làng đạt loại khá, 34 làng đạt loại trung bình; khai trương xây dựng 32 làng, cơ quan, khu phố văn hóa. Trong đó có 14/41 xã, thị trấn có 100 % đơn vị khai trương xây dựng làng văn hóa. 42 làng đạt danh hiệu cấp huyện, 26 làng đạt danh hiệu cấp tỉnh. Trong năm có 114 làng xây dựng được nhà văn hóa, phòng đọc sách báo. Lễ hội Lam Kinh, Lê Hoàn được tổ chức trang trọng hình thức phong phú hấp dẫn thu hàng vạn lượt du khách.

Hoạt động thông tin truyền thanh kịp thời, đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của huyện đến với nhân dân.

Trong năm có 30,2 % dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có 700 hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao, có 246 câu lạc bộ thể thao. Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện thể thao được tăng cường. Do đạt thành tích liên tục nhiều năm, huyện đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trung tâm Thể dục thể thao huyện.

Thực hiện các chính sách xã hội và giải quyết việc làm đạt thành quả cao. Thông qua đề án xóa nhà tranh tre cho hộ nghèo. Về xuất khẩu lao động, huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất thu hút cho 2.000 lao động có việc làm và xuất khẩu 350 lao động. Công tác xóa đói được chăm lo bằng nhiều biện pháp. Số hộ nghèo từ 18,3 % năm 2001 còn lại 12,78 % năm 2003. Cuộc vận động giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình có người nhiễm chất độc da cam, làm nhà tình thương, xóa nhà tranh tre được nhân dân tham gia tích cực. Công tác quản lý về hoạt động tôn giáo đảm bảo đúng quy định, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân ngăn chặn truyền đạo trái phép.

Năm 2004, hoạt động văn hóa xã hội được xã hội hóa sâu rộng, đời sống nhân dân được cải thiện. Hệ thống giáo dục tiếp tục phát triển: giáo dục mầm non mở rộng thu hút 88 % trẻ em vào các trường mẫu giáo, 100 % trẻ em trong độ tuổi vào lớp một, trung học phổ thông và bổ túc phát triển mạnh. Thực hiện Chỉ thị 40 CT/TW của Trung ương Đảng Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đến năm 2010” kết quả: Năm học 2014 - 2005 có 53,4 % giáo viên mầm non, 87,3 % giáo viên tiểu học, 83,7 % giáo viên trung học cơ sở là 96 % giáo viên bổ túc trung học đạt chuẩn và trên chuẩn, toàn huyện có 15 giáo viên giỏi cấp tỉnh và huyện, có 2 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia; có 252 học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh và 1.825 học sinh đạt giải cấp huyện; 100 % số xã thị trấn duy trì vững chắc phổ cập tiểu học, 33/44 xã, thị trấn đạt trung học cơ sở, có 870 học sinh đậu các trường cao đẳng, đại học. Cơ sở vật chất dạy và học tăng cường có 64/66 trường cao tầng trong đó có 23 xã thị trấn có 2 trường cao tầng, có 41 xã thành lập trung tâm giáo dục cộng đồng, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06 CT/TW của Trung ương về mạng lưới y tế cơ sở, các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên trong khám chữa bệnh cho hộ nghèo tăng 338 % so với kế hoạch. Hoạt động của trạm y tế xã thị trấn nề nếp, cơ sở vật chất được tăng cường, có thêm 8 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở, nâng tổng số lên 12 xã về đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở, công tác y tế dự phòng, dập tắt kịp thời dịch sốt xuất huyết, 100 % trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng 6 loại vác xin. Công tác truyền thông dân số, chăm sóc bà mẹ và trẻ em được thực hiện hiệu quả, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,7 %, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 21 %, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra.

Hoạt động văn hóa thể dục thể thao tiếp tục phát triển và xã hội hóa. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng, chất lượng ngày càng cao. Trong năm khai trương được 29 làng văn hóa, khu phố công sở văn hóa ( đạt 195 % ) kế hoạch tỉnh giao nâng tổng số lên 203 làng, cơ quan văn hóa trong đó có 7 làng đạt danh hiệu cấp tỉnh và 54 làng đạt danh hiệu cấp huyện, Có 35.541 gia đình văn hóa chiếm 65 % tổng số hộ. Toàn huyện có 30 di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 6 di tích được đầu tư tôn tạo. Công tác thông tin, tuyên truyền tập trung phổ biến và điển hình tiên tiến và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 -2009. Trong năm toàn huyện có 71.800 người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ( chiếm 31 % dân số ); có 7.950 gia đình thể thao ( chiếm 14,5 % số hộ ) xây đựng mới 42 câu lạc bộ thể thao, nâng tổng số lên 161 câu lạc bộ công tác giáo dục thể chất trong trường học thu hút được 96 % học sinh tham gia.

Công tác chính sách: nhân ngày lễ tết các cấp ủy Đảng, chính quyền động viên, tặng quà gia đình chính sách, chi trả chế độ cho các gia đình chính sách và hưu trí được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Công tác xóa đói giảm nghèo được tích cực thực hiện. Năm 2004 giải ngân được 31 tỷ đồng cho các hộ nghèo vay sản xuất, kinh doanh. Số hộ nghèo giảm từ 13,28 % năm 2003 xuống 9,5 % năm 2004. Trong năm đã xuất khẩu 2.000 lao động; vận động các doanh nghiệp, nhân dân ủng hộ 2,063 triệu đồng, giúp cho 231 hộ nghèo thay thế nhà dột nát, đạt 100 % kế hoạch.

Năm 2005: Thực hiện giáo dục tiếp tục được nâng cao, chất lượng dạy và học chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp theo yêu cầu cải cách giáo dục. Trong năm có 223 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tỉnh tăng 40 %, có 1.343 học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh và huyện, có 2 em đạt giải Quốc gia, có thêm 20 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng lên 38 trường đạt chuẩn quốc gia, huyện là đơn vị hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và giữ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Đến đầu năm học 2005 – 2006, 100 % số xã có trường cao tầng, Phong trào khuyến học khuyến tài tiếp tục phát triển. Toàn huyện có 47 hội khuyến học và 41 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động tích cực hiệu quả.

Các chương trình y tế quốc gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện đầy đủ. Chỉ tiêu khám điều trị, tiêm chủng mở rộng, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi đều vượt cơ sở vật chất được tăng cường đội ngũ y bác sĩ được bổ sung thêm. Năm 2005 có thêm 14 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở. Mô hình gia đình tham gia phòng chống ma túy và tư vấn phòng chống ma túy 1.600 đối tượng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ mức độ ổn định 0,8 %. Các quyền chăm sóc học tập vui chơi của trẻ em được các cấp các ngành chăm lo, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn lại 20 %. Cấp 1.500 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi (đạt 273 % so với trước).

Hoạt động văn hóa thông tin thể dục thể thao diễn ra sôi động và đạt nhiều thành tích, trong năm khai trương 27 làng, khu phố văn hóa; ( đạt 150 % kế hoạch tỉnh giao). Toàn huyện có 230 làng, khu phố, cơ quan văn hóa; có 5 làng xây dựng được nhà văn hóa, có 8.250 gia đình văn hóa chiếm 65 % tổng số gia đình. Sau khi các ngành, các địa phương tổ chức thành công Đại hội văn hóa thể dục thể thao các cấp cơ sở, huyện tổ chức Đại hội Thể dục thể thao lần thứ V gần 1.000 vận động viên của 48 đoàn tham gia, phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, số người tập luyện thể thao thường xuyên đạt 31,6 % dân số, 15,1 % số hộ được công nhận là gia đình thể thao toàn huyện thêm 22 câu lạc bộ thể dục thể thao. Đoàn vận động viên của hội tham gia đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh đạt 8 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 22 huy chương đồng.

Chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, công tác xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm đạt khá. Năm 2005 huyện xét gia hạn cho 6.962 hộ nghèo và cấp 27.848 thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo và huy động các nguồn vốn cho gia đình chính sách, hộ nghèo vay sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền là 15,4 tỷ đồng (tăng 10 % cùng kỳ), trong đó hộ nghèo được vay 14,1 tỷ đồng; hỗ trợ 255 hộ nghèo tăng trên 1 tỷ đồng thay nhà tranh tre dột nát.

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, hoạt động văn hóa xã hội đạt nhiều thành tựu to lớn. Các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển theo hướng xã hội hóa, cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng dạy và học khám chữa bệnh, xây dựng làng văn hóa, phong trào thể dục thể thao nâng cao. Toàn huyện có 38 trường đạt chuẩn Quốc gia, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, có 27 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ tăng dân số hàng năm giữ mức ổn định 0,8 % tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm 9,7 %. Toàn huyện có 2.333 làng, khu phố văn hóa (tăng 3,3 lần) so với năm 2000; có 31,5 % dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 15 % tổng số hộ được công nhận gia đình thể thao; 100 % số xã, thị trấn có đài truyền thanh; nhiều làng xây dựng nhà văn hóa; sân tập luyện thể dục thể thao; số hộ nghèo hàng năm giảm từ 2 -3 %, năm 2005 còn lại 9,3 %, tổng số hộ giàu năm sau tăng hơn năm trước.

Thành quả trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện không ngừng gặt hái những thành quả mới.

3. Tăng cường quốc phòng - an ninh

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra nhiệm vụ quốc phòng an ninh là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở, cụm cơ sở an toàn làm chủ; xây dựng khu phòng thủ vững chắc. Xây dựng lực lượng mạnh đối phó với những diễn biến phức tạp. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, đảm bảo an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở .

Năm 2001, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Đại hội, Huyện ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân huyện tổ chức tổng kết công tác quốc phòng, an ninh năm 2000 và đề ra nhiệm vụ năm 2001, trọng tâm là thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh quốc gia, Nghị định 09 của Chính phủ về chương trình phòng chống tội phạm, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng cơ sở, cụm tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu; xây dựng lực lượng quân sự, cơ quan quân sự và công an huyện vững mạnh toàn diện, nề nếp chính quy.

Sau hội nghị cơ sở tổng kết, các cấp, các ngành, các đoàn thể tăng cường giáo dục nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong các tầng lớp nhân dân. Năm học 2000 - 2001 có 4 trường trung học phổ thông thực hiện chương trình phổ cập giáo dục quốc phòng cho 5.128 học sinh, lực lượng dân quân tự vệ luân phiên huấn luyện đảm bảo số lượng và chất lượng. Trong năm cơ quan quân sự báo động luyện tập chiến đấu 13 lần, báo động sẵn sàng chiến đấu ở các đơn vị xã, thị trấn và tự vệ cơ quan xí nghiệp 55 lần, tổ chức 2 lớp huấn luyện cho 155 đồng chí xã đội trưởng, xã đội phó, trưởng, phó tự vệ cơ quan, xí nghiệp. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp với phương án phòng chống thiên tai, bão lụt, phát lệnh triệu tập huấn luyện cho 69 cán bộ chiến sĩ quân dự bị động viên. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ năm 2001 được quân khu 4 tặng bằng khen. Công tác hậu phương quân đội đã hoàn thành 772 hồ sơ khen thưởng tồn đọng, tiếp nhận và giải thích chính sách cho 1.297 lượt người, xét duyệt 21 hồ sơ thương binh, chứng nhận 421 quân nhân bị nhiễm chất độc da cam và tiếp nhận 2 hài cốt liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang quê nhà. Các đơn vị có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng năm 2001 là: xã Xuân Thiên, Xuân Thắng, Thọ Nguyên, Xuân Phú, Xuân Giang, Xuân Trường, Bắc Lương, Xuân Hòa, Xuân Lai, Xuân Châu. Quảng Phú, Trung tâm Y tế, Kho bạc, Trại giống lúa cấp một, Công ty Đường Lam Sơn, ban tham mưu, ban chính trị.

Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc được lồng ghép với các phong trào: giảm nghèo, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, xây dựng làng văn hóa, thanh niên lập thân lập nghiệp; tuổi trẻ dựng nước... đạt kết quả tốt. Trong cuộc vận động xây dựng khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội, nhân dân đã phát hiện và vận động 45 đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú; điều tra xử lý 67 vụ với 105 đối tượng hình sự và người lầm lỗi. Trong năm công an huyện quán triệt quy định 38 của Bộ Chính trị về tổ chức Đảng trong lực lượng công an gắn với mở lớp huấn luyện nghiệp vụ cho 82 trưởng, phó công an xã, thị trấn và 394 công an viên cơ sở, tổ chức bồi dưỡng cho hơn 1.000 tổ an ninh nhân dân; tập huấn phòng cháy cho 123 trưởng, phó công an các xã, thị trấn; tổ chức thi công an xã giỏi, Trong đợt phát động thi tìm hiểu luật phòng chống ma túy thu hút được 27,000 lượt người tham gia. Do đó công tác an ninh cơ sở các loại tội phạm giam, tỷ lệ thôn bản không có tội phạm, tệ nạn xã hội tăng 30 %, xã Xuân Thiên đề nghị Chính phủ tặng bằng khen; xã Quảng Phú đề nghị công an tặng cờ thi đua xuất sắc, xã Xuân Lam đề nghị Bộ Công an tặng Bằng khen, các xã Xuân Hòa, Nam Giang, Xuân Sơn, Thọ Nguyên, Thường trực Mặt trận Tổ quốc huyện, Thường trực Hội Cựu chiến binh, Phòng giáo dục - đào tạo, Công an huyện, Đội an ninh nhân dân, Đội công an phụ trách các xã (thuộc Công an huyện). Được huyện biểu dương khen thưởng. Công tác thanh tra tư pháp giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân, tòa án xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Năm 2002 tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, phát động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng cơ sở, cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai và âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Huyện ủy chỉ đạo sơ kết 2 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, 4 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và chỉ đạo diễn tập quân sự TXCM6 -02. Sau hội nghị sơ kết các cơ quan chức năng đã tập trung tuyên truyền Nghị định số 9 của Chính phủ về phòng chống tội phạm, chương trình Quốc gia về phòng chống ma túy và luật nghĩa vụ quân sự, trong năm tổ chức tập huấn cho 86 cán bộ xã, thị trấn và 2.967 dân quân tự vệ, quân dự bị động viên luật nghĩa vụ quân sự và pháp lệnh dự bị động viên, đưa chương trình giáo dục quốc phòng vào 5 trường trung học phổ thông. Bám sát kế hoạch của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ động triển khai giáo dục dân quân tự vệ nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu; xây dựng tiểu đoàn dự bị động viên thành lực lượng nòng cốt sẵn sàng tác chiến bảo vệ các khu phòng thủ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực Bắc miền Trung; xã Xuân Lam đề nghị Bộ Công an tặng bằng khen, xã Xuân Châu được đề nghị Ủy ban tỉnh tặng bằng khen. Huyện tuyên dương khen thưởng các xã Thọ Xương, Xuân Sơn, Xuân Trường, Thọ Nguyên, Xuân Lai, Hạnh Phúc, Nam Giang, Bắc Lương, Công ty đường Lam Sơn, Trạm giống cây trồng, Kho bạc...Các cơ quan thanh tra tư pháp giải quyết kịp thời 187 đơn thư của công dân, gần 174 vụ việc, điều tra xử lý 59 vụ việc 72 bị can chuyên Viện kiểm sát truy tố 34 vụ với 44 bị can.

Năm 2003 triển khai Nghị quyết Trung ương 6 ( khóa IX ) về tổ chức chương trình hành động của Huyện ủy về “ Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ” Chỉ thị 03 và 64 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về biện pháp cấp bách làm giảm tai nạn giao thông và tăng cường biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy.

Công tác quốc phòng đã gọi nhập ngũ 390 tân binh, đúng đủ chất lượng và số lượng. Hoàn thành huấn luyện cho 3.385 dân quân tự vệ, tập trung kiểm tra và huấn luyện 853 cán bộ chiến sĩ dự bị động viên; tổ chức giao ban giữa huyện và các đơn vị đóng quân trên địa bàn về phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự. Trong năm Huyện ủy tổ chức chỉ đạo diễn tập quân sự gắn với cứu nạn, cứu hộ, phòng chống lụt bão ở 4 cụm đạt rất tốt. Sau khi tổng kết 5 năm xây dựng cơ sở an toàn, và sơ kết 2 năm dân quân tự vệ làm công tác dân vận, chất lượng của hoạt động vũ trang toàn huyện được nâng lên.

Huyện đã giải quyết chính sách cho 463 quân nhân chống Pháp và cấp 1.150 thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan tại ngũ. Với thành tích xuất sắc lực lượng vũ trang Thọ Xuân được tặng cờ quyết thắng năm 2003 của Quân khu IV. Các xã Tây Hồ, Thọ Lộc, Thọ Xương, thị trấn Sao Vàng, xã Xuân Lập, Quảng Phú, Xuân Châu, Công ty đường Lam Sơn, Trung tâm Y tế huyện là những gương điển hình tiên tiến.

Công tác an ninh tập trung củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kiện toàn 1.805 tổ an ninh xã hội. Kiểm tra đánh giá, phân loại toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội. Toàn huyện có 6 xã tiên tiến, 19 xã thị trấn khá và 329/394 khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội. Phát hiện 13 vụ gồm 18 đối tượng mua bán tàng trữ, sử dụng chất ma túy, đưa đi cai nghiện tập trung 23 đối tượng, phát hiện xử lý 112 xe ô tô, 251 xe mô tô, 74 xe công nông, 130 xe thô sơ, phạt hành chính 146,510.000 đồng, điều tra khởi tố 37 vụ án hình sự, chuyên viên kiểm sát đề nghị truy tố 24 vụ với 31 bị can; triệt phá 5 ổ nhóm tội phạm và vận động 11 đối tượng ra đầu thú. Các xã Quảng Phú, Xuân Thiên, Xuân Lam, Thọ Minh, Xuân Yên, Xuân Lai, Nam Giang, Bắc Lương, Xuân Trường, Xuân Thắng, Thọ Xương, Thọ Nguyên, Hạnh Phúc là đơn vị làm tốt công tác an ninh. Các ngành thanh tra tư pháp tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực xây dựng cơ bản, thực hiện các chính sách xã hội quản lý sử dụng ngân sách... Tiếp nhận 148 đơn thư khiếu tố, giải quyết và chuyển cho các cơ quan chức năng giải quyết 142 đơn thư, tiếp dân đúng quy định. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được tăng cường, công tác thi hành án thực hiện 2.258 vụ việc, thu hồi 614,094,563 đồng cho Nhà nước và nhân dân.

Năm 2004 tiếp tục thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng, Nghị định, Quyết định của Chính phủ về công tác quốc phòng an ninh. Thực hiện kế hoạch chung Ban Chỉ huy Quân sự huyện hoàn thành chương trình, huấn luyện cán bộ quân sự, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 90 cán bộ chủ chốt các phòng ban cấp huyện và các xã, thị trấn theo quy định của Bộ Quốc phòng. Tổ chức diễn tập chiến đấu với ra quân làm thủy lợi, giải tỏa hành lang giao thông khu vực 3 đạt kết quả cao trong năm, Huyện ủy tổ chức chỉ đạo 15 năm xây dựng khu vực phòng thủ, mà nền tảng là xây cụm tuyến vững mạnh an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập Quân đội nhân dân và 15 năm Quốc phòng toàn dân. Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức sưu tầm biên soạn lịch sử lực lượng vũ trang huyện, tổ chức tiễn đưa 340 người lên đường nhập ngũ và chuẩn bị tuyển quân năm 2005.

Công tác an ninh trật tự an toàn xã hội tiến bộ, chất lượng hoạt động của các tổ an ninh xã hội của lực lượng an ninh cơ sở tốt hơn. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 được bảo vệ an toàn, lễ Thánh tuyên Giáo xứ đạo, lễ Thọ Xương. Các chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, Nghị định 13 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, được thực hiện hiệu quả mở nhiều đợt truy quét tội phạm, phát hiện và xử lý 8 vụ với 12 đối tượng buôn bán chất ma túy; xử phạt 15 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông nhờ đó tội phạm hình sự giảm so với cùng kỳ. Phát hiện và xử lý 8 vụ với 12 đối tượng buôn bán chất ma túy; xử phạt 15 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Các cơ quan nội chính tập trung giải quyết các vụ án điểm, rà soát các vụ việc tồn đọng kéo dài và soát các vụ việc tồn đọng, kéo dài và giải quyết dứt điểm. Các cơ quan tư pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thanh kiểm tra, điều tra xét xử truy tố và thi hành theo luật định.

Năm 2005 toàn huyện hoàn thành chương trình huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; tổ chức tập huấn kiến thức quốc phòng cho các đối tượng 3,4 và 5; tổ chức 5 năm thực hiện đối với quân nhân chống Pháp theo Nghị định 47 của Chính phủ; tổng kết năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, thực hiện chính sách khen thưởng đối với cán bộ, chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào. Các cấp ủy chính quyền tăng cường chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh thực hiện quy chế dân chủ, qua phân loại toàn huyện có 10/41 xã, thị trấn đạt vững mạnh toàn diện, 31/41 xã đạt loại khá, không còn cơ sở yếu kém, tiễn đưa 300 thanh niên nhập ngũ.

Năm 2005 lực lượng vũ trang huyện được Quân khu IV tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua toàn quân khu. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục phát triển. Hoạt động của các tổ an ninh xã hội hiệu quả thiết thực. Qua phân loại có 823/2.130 tổ hoạt động khá; xây dựng được 343/394 thôn xóm và 19/41 xã, thị trấn không có tội phạm, tệ nạn xã hội tăng 6,5 % so với năm 2004, lực lượng công an cơ sở được củng cố, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, lực lượng công an phối hợp với lực lượng quân sự, bảo vệ an toàn Đại hội Đảng các cấp và các lễ hội trên địa bàn được quần chúng giúp đỡ, công an đã phát hiện bắt giữ xử lý 55 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có ăn cắp tài sản công dân cố ý gây thương tích có chiều hướng gia tăng; tai nạn giao thông giảm 6,7 % so với cùng kỳ.

Các ngành nội chính tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác an ninh trật tự, xã hội hóa phòng ngừa tội phạm, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Hoạt động tố tụng của các ngành tư pháp chuyển biến tích cực, chất lượng giải quyết án nâng lên, xét xử các vụ án điểm án lưu động tốt góp phần phòng ngừa tội phạm. Năm 2005 thi hành 220 vụ án dân sự, thu hồi 720.294 ngàn đồng cho người bị hại.

Trong năm chính quyền các cấp đã giải quyết 26/27 đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; tiếp và trả lời 35 lượt kiến nghị về việc chính quyền cơ sở buông lỏng, quản lý đất đai, quản lý ngân sách, thu các loại quỹ và thực hiện chính sách xã hội, tạo niềm tin, tạo thuận lợi, góp phần giữ vững ổn định chính trị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp.

Thực hiện cơ chế đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự, công an làm tham mưu, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh toàn dân trong công tác quốc phòng an ninh: Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được xây dựng củng cố vững chắc; khu vực phòng thủ cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu gắn với quy chế thực hiện dân chủ được coi trọng; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng an ninh... An ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khu dân cư không có tệ nạn về xã hội phát triển mạnh ở tất cả các vùng miền trong huyện; các tổ an ninh xã hội hoạt động có hiệu quả thiết thực... Các cơ quan bảo vệ pháp luật có nhiều tiến bộ trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong công tác thanh tra điều tra, kiểm tra, truy tố, xét sử và thi hành án, giữ vững kỷ cương phép nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

4. Đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị  

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII chỉ rõ: Nhiệm vụ chính trị của công tác tư tưởng là tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên về đường lối quan điểm của Đảng, về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu tranh phê phán những quan điểm lệch lạc mơ hồ, mất cảnh giác, mất đoàn kết nội bộ, giáo dục rèn luyện phẩm chất, lối sống trong sạch lành mạnh cho cán bộ, đảng viên; xây dựng khối thống nhất đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, tạo sức mạnh mới trong hệ thống chính trị, đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Năm 2001 thực hiện phương hướng nhiệm vụ nói trên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng tập trung xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội. Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. Trong năm còn tổ chức học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX). Chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng. Đồng thời tập trung tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về xây đựng mô hình kinh tế hợp tác, về mở rộng và du nhập ngành nghề mới, thông qua hệ thống câu lạc bộ và báo cáo viên phổ biến tình hình thời sự trong nước và thế giới, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chỉ rõ âm mưu diễn biến hòa bình, của các thế lực thù địch, giúp cho cán bộ đảng viên và nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng đập tan âm mưu hành động chống phá của địch, quyết tâm xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. Đặc biệt là trong đợt triển khai học tập tư tưởng Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 23 của Trung ương Đảng đã góp phần nâng cao nhận thức của Đảng bộ nhân dân toàn huyện. Vì vậy công tác tư tưởng đã giúp cho cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức đúng quan điểm đổi mới của Đảng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thực hiện Chỉ thị 23 CT/TU, trong 2 năm (2002 - 2003) có 10.000 lượt cán bộ, đảng viên ở 89 tổ chức cơ sở Đảng được nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ 2001 - 2003, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với các ban Đảng, các ngành, các đoàn thể mở nhiều lớp bồi dưỡng chuyên đề về công tác Đảng, chính quyền đoàn thể cho trên 1 vạn người; tăng 205 % so với thời kỳ 1996 - 2000.

Năm 2003: Huyện ủy đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, định ra mục tiêu phát triển những năm tiếp theo. Năm 2004 công tác giáo dục chính trị tư tưởng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, tổ chức các lực lượng làm công tác tư tưởng văn hóa phối hợp phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, củng cố lòng tin quần chúng đối với đảng. Trong năm Huyện ủy đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 16 về đưa sách báo tạp chí của Đảng về các chi bộ Đảng bộ nông thôn; mở 3 lớp bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh cho báo cáo viên cơ sở, chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và giáo viên cho trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Năm 2005 tập trung quán triệt Chỉ thị 46 CT / TW về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội X của Đảng. Ban Tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạo các binh chủng tập trung tuyên truyền Đại hội các cấp, tuyên truyền và tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức thành công lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên của Thọ Xuân (22/1930 - 22/7/2005) phối hợp với các ban Đảng chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở tổ chức cho đảng viên góp ý các văn kiện của Trung ương trình Đại hội X của Đảng và báo cáo chính trị của Huyện ủy trình Đại hội XXIV; tổ chức tuyên truyền 75 năm thành lập Đảng , 60 năm thành lập nước và 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cùng với công tác tuyên truyền giáo dục đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước bằng mọi lực lượng, bằng mọi phương pháp thiết thực hiệu quả, Huyện ủy đã đầu tư chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Trong nhiệm kỳ đã tổ chức bồi dưỡng chính trị chuyên môn nghiệp vụ cho 4.500 lượt cấp ủy viên cơ sở, cán bộ chính quyền, đoàn thể góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, niềm tự hào dân tộc, tinh thần cảnh giác cách mạng, trình độ và quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.

Về công tác tổ chức cán bộ

Đại hội XXIII của Đảng bộ huyện đã đề ra nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ trong nhiệm kỳ là: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khóa VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, dồn sức chỉ đạo củng cố, xây dựng và nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.

Năm 2001-2002 tiếp tục củng cố tổ chức cơ sở Đảng, đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng nâng cao chất lượng lãnh đạo của cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh gắn với việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ mang tính chiến lược về kinh tế - xã hội, quy chế dân chủ được phát huy; đổi mới phong cách lãnh đạo, trong công tác cán bộ thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, đoàn kết trong Đảng, khắc phục tình trạng lãnh đạo chung kém hiệu quả. Về công tác tổ chức Huyện ủy đã tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) về công tác tổ chức cán bộ, đồng thời phát động phong trào xây dựng tổ chức Đảng cơ sở trong sạch vững mạnh.

Năm 2002 Huyện ủy chỉ đạo cơ sở sơ kết 2 năm thực hiện đề án nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã, triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 4 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về luân chuyển cán bộ và tiến hành phân loại đạt hiệu quả: 53/82 tổ chức cơ sở đạt trong sạch vững mạnh (chiếm 64,63 %) 24/82 khá và 5/82 yếu, kém chiếm 6,01 %. Các cấp ủy coi trọng giáo dục đảng viên về chính trị tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu, năng lực hoạt động thực tiễn và căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ từng năm để đánh giá phân loại đảng viên. Năm 2002 đảng viên loại 1 chiếm 40,26 %, loại 2 chiếm 57,14 %, loại 3 chiếm 2,6 %. Công tác phát triển đảng được chăm lo, Huyện ủy chỉ đạo mở lớp bồi dưỡng đối tượng đảng cho 412 quần chúng ưu tú và kết nạp 218 đảng viên mới, công tác cán bộ tiếp tục điều chỉnh bổ sung và sắp xếp lại cán bộ trong hệ thống chính trị, đề bạt một số trưởng, phó các ban phòng... cấp huyện khảo sát đánh giá, phân loại cán bộ theo định kỳ hàng năm, gắn với công tác quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ.

Đầu năm 2003, Huyện ủy tổng kết công tác xây lại bằng năm 2002 và Nghị quyết số 4 NQ/HU về công tác tổ chức thâu 2003, công tác tổ chức tiếp tục đổi mới, nội dung phương thức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xây dựng tổ chức Đảng xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh gắn với thực hiện  nhiệm vụ kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh.

Trong năm Huyện ủy tổng kết thực hiện Chỉ thị 83/TW; 34/TW; 37/TW của Trung ương. Tháng 7 - 2003  Huyện ủy hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Đại hội XXIII vút ra các bài học như sau.

Một là : Tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị,

Hai là: Giữ vững đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong các lực lượng và đồng bào các dân tộc trong huyện.

Ba là: Công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng điều hành của chính quyền vừa mang tính toàn diện vừa tập trung cho các vấn đề chiến lược, bám sát các mục tiêu có trọng tâm trọng điểm...

Bốn là: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Năm là: Phát huy dân chủ động viên sức mạnh của toàn dân, của các thành phần kinh tế, phát huy tốt nội lực, tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị.

Huyện ủy đã chỉ đạo mở lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 429 quần chúng ưu tú, kết nạp 168 đảng viên mới và mở lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 256 đảng viên mới. Huyện tiếp tục chỉ đạo sắp xếp, bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị; hoàn thành quy hoạch cán bộ huyện và cơ sở giai đoạn 2004 - 2010. Kiểm tra công tác cán bộ theo Kế hoạch số 35 KH/HU, công tác đào tạo cán bộ được xem trọng. Năm 2003 có 100 cán bộ cơ sở học lý luận sơ cấp, cử 108 đồng chí đi học Trường Chính trị tỉnh và mở tại huyện một lớp trung cấp chính trị cho 117 cán bộ đảng viên.

Năm 2004 huyện chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện đề án: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chi bộ trực thuộc Đảng bộ thị trấn, triển khai thực hiện các quy định mới của Trung ương về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở Đảng, trong lực lượng vũ trang, công an, các doanh nghiệp, Huyện ủy chỉ đạo tập trung công tác nhân sự Hội đồng nhân dân các cấp 2004 - 2009; tiếp tục kiện toàn bổ sung sắp xếp bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ trong hệ thống chính trị và thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định. Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp vào năm 2005; trong năm mở lớp chương trình bồi dưỡng đảng viên mới cho 197 đồng chí; mở lớp đào tạo lý luận sơ cấp cho 192 học viên; bồi dưỡng 114 cấp ủy viên cơ sở và 778 cán bộ các đoàn thể; mở 4 lớp đối tượng Đảng cho 452 quần chúng ưu tú, kết nạp 197 đảng viên mới, đổi thẻ Đảng cho 3.687 đảng viên (đạt 95,6 % tổng đảng viên toàn Đảng bộ).

Về phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên: Trong năm có 62/81 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh 19/81 đạt khá, không còn đơn vị yếu kém, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 73,5 % (trong đó có 1.485 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ 25,98 %, không đủ tư cách còn lại 0,97 %.

Năm 2005: Thực hiện Chỉ thị 46 CT/TW, Ban Thường vụ Huyện ủy chọn và tập trung chỉ đạo Đảng bộ xã Tây Hồ, Xuân Vinh, Trung tâm Y tế huyện, Đại hội điểm rút kinh nghiệm: Đại hội các Đảng bộ cơ sở đã bầu 664 cấp ủy viên tăng 144 đồng chí so với nhiệm kỳ 2011 -2005, cấp ủy viên bình quân độ tuổi trẻ hơn khóa trước, trình độ lý luận văn hóa chuyên môn nghiệp vụ tỷ lệ cao hơn khóa trước. Sau Đại hội Đảng bộ cơ sở, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo bầu các chức danh chủ chốt đảm bảo đúng quy định của Đảng... Đại hội Đảng bộ, chi bộ cơ sở thành công tạo ra điều kiện thuận lợi Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV.

Chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, tổ chức về cơ sở vật chất, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện, trong năm mở 4 lớp đối tượng đảng cho 428 quần chúng ưu tú và kết nạp 252 đảng viên mới, khai giảng 2 lớp sơ cấp chính trị cho 215 đảng viên thuộc diện quy hoạch cán bộ; mở 1 lớp trung cấp hành chính văn phòng cho 86 học viên, mở 1 lớp trung cấp quản lý hành chính nhà nước cho 107 học viên và 15 cán bộ đi học trung cao cấp lý luận tại Trường Chính trị tỉnh và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Như vậy là công tác tổ chức cán bộ trong nhiệm kỳ 2001 - 2005 đã làm tốt quy hoạch đào tạo, sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đáp ứng yêu cầu mới; cơ sở Đảng xây dựng củng cố vững chắc; chính quyền và tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Các cơ quan lãnh đạo trong hệ thống chính trị tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo và phương pháp công tác sát dân vì dân. Đội ngũ cán bộ đảng viên năng động sáng tạo, tiên phong gương mẫu trong lao động và công tác, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ được chăm lo, trong 5 năm đã bồi dưỡng hàng nghìn cán bộ cơ sở về công tác Đảng, chính quyền, công tác quần chúng, gửi đi đào tạo hàng trăm cán bộ ở Trường Chính trị tỉnh, Trung ương. Nhờ đó cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, cao đẳng, đại học chuyên ngành tăng hơn nhiệm kỳ trước.

Về công tác kiểm tra xây dựng Đảng

Năm 2001 - 2002: Thực hiện phương châm lãnh đạo phải kiểm tra, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tiến hành phân loại và kiểm tra hầu hết các cơ sở về thực hiện đề án xây dựng Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), triển khai kế hoạch 01, 02 của Trung ương, Kế hoạch 10, 11 của Tỉnh ủy, kế hoạch 15, 16 của Huyện ủy về tổ chức thực hiện luật khiếu nại, tố cáo, về Quy định số 19 của Trung ương... Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo và thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra trong năm và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, phát hiện và ngăn ngừa sai phạm, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương kỷ luật Đảng.

Năm 2002: Ủy Ban kiểm tra các cấp tiến hành kiểm tra 161 tổ chức cơ sở Đảng, 368 đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Kết quả kiểm tra có 131 tổ chức Đảng có sai phạm, đã xử lý 5 cơ sở Đảng, nội dung sai phạm chủ yếu là lãnh đạo thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên chưa nghiêm, đảng viên sai phạm phải xử lý 75 trường hợp và đã xử lý 65 đồng chí. Nội dung sai phạm là đã chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy chưa nghiệm, vi phạm quy định của Trung ương .

Đầu năm 2003 Ban Thường vụ Huyện ủy đã quán triệt và triển khai kế hoạch Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy và tự kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận của Ban Bí thư về 2 cuộc kiểm tra, các ngành chức năng phối hợp thực hiện Kế hoạch 01, 02 của Tỉnh ủy về kiểm điểm phê bình, tự phê bình theo Chỉ thị 03 và Kết luận 04 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của những vấn đề nổi lên ở cơ sở theo Chỉ thị 09 của Huyện ủy. Ban Thường vụ quyết định thành lập Ban chỉ đạo và các đoàn công tác liên ngành trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn cơ sở tự kiểm tra, công tác kiểm tra đã giúp cấp ủy nắm tình hình, phát hiện và ngăn ngừa sai phạm trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Ủy Ban kiểm tra các cấp tiến hành kiểm tra 16 tổ chức Đảng và 95 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra đã phát hiện 12 tổ chức Đảng có sai phạm, xử lý kỷ luật 6 cơ sở.

Năm 2004: Công tác kiểm tra tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ đảng viên và giải quyết những vấn đề nổi cộm ở cơ sở. Phục vụ cho bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 . Kiểm tra 9 tổ chức Đảng và 90 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, qua kiểm tra cả 9 tổ chức Đảng vi phạm, phải xử lý 7 và có 87/90 đảng viên vi phạm, phải xử lý 69 trường hợp.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), kế hoạch của Trung ương và tỉnh đầu tư xây dựng cơ bản quản lý sử dụng đất đai, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng chương trình kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo và các đoàn kiểm tra cơ sở hướng dẫn đôn đốc các tổ chức Đảng tự kiểm tra. Năm 2005: Huyện ủy chỉ đạo kiểm tra thực hiện Chỉ thị 46 CT/TW về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội X của Đảng tập trung giải quyết dứt điểm kịp thời đơn thư tố cáo của đảng viên và nhân dân liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp, Ủy Ban kiểm tra các cấp tiến hành kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham nhũng, kiểm tra thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giải quyết các vấn đề nổi cộm bức xúc. Ban Thường vụ Huyện ủy tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2, khóa VIII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Hội nghị đánh giá; trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở, nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ phê bình tự phê bình, ý thức chấp hành kỷ luật được nâng cao, số đảng viên hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc tăng, đảng viên sai phạm giảm. Hội nghị đề ra phương hướng tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) trong những năm tiếp theo.

Năm 2005: Kiểm tra tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm, trong năm xử lý kỷ luật cảnh cáo 1 tổ chức cơ sở Đảng, khiển trách 18 đảng viên, cảnh cáo 40 đảng viên, cách chức 2, khai trừ 1 và đình chỉ sinh hoạt 3 đảng viên.

Trong những năm 2001 - 2005 đã kiểm tra 219 lượt tổ chức cơ sở Đảng và 737 lượt đảng viên có dấu hiệu vi phạm, đã xử lý 33 tổ chức cơ sở đảng, 532 đảng viên trong đó khai trừ 24 đảng viên. Ủy Ban kiểm tra các cấp phối hợp với các Ban Đảng và các ngành chức năng giải quyết kịp thời, đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đảng viên, Công tác kiểm tra đã góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, ngăn chặn suy thoái đạo đức và tiêu cực trong cán bộ đảng viên; kịp thời uốn nắn các lệch lạc, giữ nghiêm kỷ cương kỷ luật Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Cùng với xây dựmg Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tuởng, tổ chức, hệ thống chính trị các cấp cũng được xây dựng củng cổ chỉnh đốn. Nhờ đó năng lực chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức vận động quần chúng đuợc nâng lên; phong cách công tác sát dân, gần cơ sở phát triển mở rộng; tác phong quan liêu, mệnh lệnh xa rời quần chúng và các hiện tuợng tiêu cực được đấu tranh khắc phục; hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Hội đồng nhân dân đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phát huy vai trò cơ quan quyền lực địa phương, chất lượng các kỳ họp và nghị quyết công tác kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao. Công tác quản lý điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu của Ủy ban nhân các cấp hiệu quả tốt, tính năng động sáng tạo của cơ sở được phát huy. Bộ máy tổ chức cán bộ từng bước được hoàn thiện, nhiệm vụ được phân công cụ thể rõ ràng cho từng cơ quan chức năng và thành viên quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được tăng cường, ngăn chặn kịp thời nguyên nhân dẫn đến điểm nóng, ổn định chính trị xã hội.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn bám sát chủ trương của cấp ủy, đổi mới nội dung phương thức hoạt động vận động hội viên đoàn viên tích cực thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều phong trào được triển khai sâu rộng thu hút đông đảo nhân dân tham gia đặc biệt là cuộc vận động "Vì người nghèo" giúp đỡ các hộ nghèo 6,6 tỷ đồng, trong đó khu dân cư, dòng họ ủng hộ 60% kinh phí, sửa chữa 227 nhà, làm mới được 741 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và các gia đình chính sách.

Tuy đạt được thành tựu to lớn toàn diện nhưng trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XXIII vẫn còn bộc lộ tồn tại hạn chế sau đây: cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, chưa phát huy hết lợi thế tiềm năng của các vùng; sản xuất còn nhỏ lẻ, sức cạnh trạnh còn thấp; du nhập nghề mới còn khó khăn. Công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển chậm vì chậm phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề; cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tuy được tăng cường nhưng hệ thống giao thông còn yếu kém, chất lượng hoạt động của hợp tác xã kiểu mới còn thấp. Lĩnh vực văn hóa xã hội chất lượng chưa đồng đều ở các vùng, miền, các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ công nghệ cao ở các trung tâm còn hạn chế. Lĩnh vực quốc phòng an ninh: chất lượng khu vực phòng thủ, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an xã thị trấn ở một số cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu; tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. Công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phân loại tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở chưa thực chất, chất lượng sinh hoạt chi bộ còn thấp, công tác kiểm tra chưa kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm, xây dựng chính quyền cải cách hành chính, dân chủ cơ sở còn yếu, tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa sâu rộng. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở một số cơ sở còn mang tính chất hành chính, lúng túng trong đổi mới nội dung và hình thức hoạt động. Phát huy thành tựu đạt được, khắc phục hạn chế thiếu sót, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân huyện nhà chuyển sang thời kỳ mới bằng quyết tâm và khí thể mới.

III. THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXIV (2006 - 2010)

Sau 20 năm đổi mới, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh vững chắc, vị thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.

Phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn thách thức, tháng 4 -2006 tại Thủ đô Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ X. Từ những thành tựu to lớn đạt được và những hạn chế yếu kém trong 20 năm đổi mới, Đại hội rút ra một số bài học lớn soi sáng cho chặng đường tiếp theo:

Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Ba là: Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.

Bốn là: Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp với sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Năm là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

Bước vào thời kỳ 2006 - 2010, Đại hội nhận định: “Trong những năm sắp tới trên thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khôn lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng đối với các nước đang phát triển. Khoa học và công nghệ sẽ có bước đột phá mới. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết như: khoảng cách ngày càng lớn giữa nhóm các nước giàu và nghèo; môi trường tự nhiên bị hủy hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu... khu vực châu Á -Thái Bình Dương xu thế hòa bình hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Trong nước, thành tựu đạt được trong 20 năm đổi mới tạo thuận lợi cho đất nước đổi mới, phát triển với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Tuy vậy cũng còn nhiều thách thức lớn, đan xen diễn biến phức tạp, không thể coi thường. Từ những phân tích trên, Đại hội chỉ ra mục tiêu, phương hướng tổng quát của những năm 2006 -2010 là:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đối mới, huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mục tiêu tổng thể đến năm 2010 là: tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp 2,1 lần năm 2000, trong những năm 2006 - 2010 mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5 - 8%/năm, phấn đấu trên 8%/năm. Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 -16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Tạo việc làm cho 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm xuống 10 -11%.

Tại Thanh Hóa

Sau 10 năm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh tăng gấp nhiều lần thời kỳ bao cấp. Nông nghiệp - nông thôn từng bước được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới được ứng dụng vào trong sản xuất. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu công nghiệp tập trung ngày càng phát triển mở rộng. Thực hiện Chỉ thị 46 CT/TW của Bộ Chính trị, tháng 12 -2005 Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần thứ XVI.

Sau khi phân tích đánh giá khẳng định thành tựu đạt được trên các lĩnh vực và những khó khăn hạn chế, Đại hội định ra phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu thời kỳ 2006 -2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế.

Huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con người, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, các hoạt động văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 ra khỏi nghèo nàn, đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp”.

Đại hội xác định mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thời kỳ 2006 - 2010 và thông qua 5 chương trình trọng tâm thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đó là các chương trình sau đây:

1. Chương trình xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn.

2. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền Tây.

3. Chương trình đào tạo sử dụng nguồn nhân lực.

4. Chương trình phát triển xuất khẩu.

5. Chương trình phát triển du lịch.

Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản và các chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra định hướng cho các cấp, các ngành trong tỉnh phấn đấu.

Tại Thọ Xuân

Sau một nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thách thức, ra sức phấn đấu đạt được thành quả to lớn, tháng 11-2005 tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV tại hội trường của huyện. Đại hội có các nhiệm vụ: thảo luận báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Huyện ủy khóa XXIII, thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của đảng viên và quần chúng cho các Văn kiện dự thảo của Trung ương, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI.

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ XXIII, Đại hội chỉ rõ: thành tích nổi bật trong nhiệm kỳ là giành được thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra. Kinh tế tăng trưởng cao và toàn diện, cơ cấu tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy thế mạnh, tiềm năng gắn với thị trường, các lĩnh vực đều xuất hiện nhân tố mới. Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, vụ đông thực sự trở thành vụ sản xuất hàng hóa chính trong năm. Các nguồn lực bên trong và thu hút nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển tăng hơn nhiệm kỳ trước. Kết cấu hạ tầng được tăng cường; hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ theo hướng xã hội hóa, đến năm 2005 toàn huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng, làng văn hóa phát triển, một số vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết; công tác xóa đói giảm nghèo đến năm 2005 còn dưới 10%; đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm tăng. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vững chắc. Đảng bộ và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, chất lượng hiệu quả lãnh đạo nâng cao. Sự đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân được củng cố. Quy chế dân chủ cơ sở thực hiện hiệu quả.

Về hạn chế và tồn tại, Đại hội cũng chỉ rõ: nền kinh tế của huyện vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo còn khó khăn. Một số vấn đề nổi cộm ở cơ sở chưa có biện pháp giải quyết kiên quyết dứt điểm, một số nơi còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định, điển hình tiên tiến chậm được phổ biến, nhân rộng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cơ sở Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền, đoàn thể có mặt còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích các mặt thành công, hạn chế, ưu điểm, khuyết điểm, Đại hội đã rút ra các bài học:

Một là: Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong nhân dân, giữ vững sự ổn định chính trị tạo thế, tạo đà cho phát triển.

Hai là: Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải tập trung, kiên quyết vừa chú trọng nhiệm vụ thường xuyên lâu dài, vừa chọn những công việc trọng tâm, trọng điểm để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư của tỉnh, Trung ương, tích cực phát huy nội lực, tiêm năng tại chỗ, trong dân. Luôn đổi mới tư duy để hội nhập và vận dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống đẩy nhanh tiến độ phát triển.

Ba là: Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và công tác cán bộ, nâng cao năng lực và trách nhiệm của người đứng đầu.

Bốn là: Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao chất lượng xây dụng cơ sở vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, giải quyết kịp thời thỏa đáng những vấn đề bức xúc, giữ vững ổn định tình hình nông thôn.

Năm là: Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong Đảng, trong nhân dân, chú trọng tổng kết thực tiễn, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, tạo phong trào cách mạng sâu rộng thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng.

Chuyển sang thời kỳ 2006 - 2010 với những thuận lợi, khó khăn mới, Đại hội chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu như sau: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và cạnh tranh, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ cao nhất các nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con người, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội theo hướng xã hội hóa. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Đại hội xác định một số mục tiêu cơ bản cần tập trung công sức trí tuệ phấn đấu hoàn thành và vượt trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 như sau:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12%/năm trở lên, trong đó nông - lâm nghiệp 5,44%, công nghiệp - xây dựng 20%, dịch vụ 12,3%. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 900 USD trở lên. Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2010 là: nông - lâm nghiệp đến năm 2010 29,5%; công nghiệp - xây dựng 34%, dịch vụ 36,5%. Tổng sản lượng lương thực 100.000 tấn trở lên. Đến năm 2010 sản lượng mía nguyên liệu 300.000 tấn; giá trị sản xuất/ha canh tác/năm 44 - 45 triệu đồng; tổng đàn trâu bò 50 - 60 ngàn con, trong đó đàn bò 35 - 40 ngàn con trở lên, đàn bò sữa 10 ngàn con trở lên. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng địa phương 180 tỷ đồng/năm trở lên. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán tỉnh giao 5% trở lên.

Về xã hội: 100% xã, thị trấn xây dựng được trung tâm mầm non; 25 - 30% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia cả 3 cấp, đến năm 2010 phổ cập trung học phổ thông; mỗi năm khai trương từ 20 - 25 làng, khu phố, cơ quan văn hóa. so người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 35% dân số; hoàn thành chuẩn hóa quốc gia về y tế; ổn định tỷ lệ phát triển dân số 0,7 - 0,8%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 12% vào năm 2010.

Quốc phòng - an ninh: nâng cao chất lượng xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đồng bộ, hàng năm có 80% tổ chức cơ sở đạt trong sạch vững mạnh.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 39 đồng chí, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ 11 ủy viên, bầu đồng chí Lê Công Minh, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Thọ Thuyết - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Trương Quốc Đĩnh - Phó Bí thư phụ trách chính quyền. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI gồm 20 đồng chí chính thức và 2 dự khuyết.

1. Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ cao và bền vững.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIV, ngày 6 - 1- 2006, Huyện ủy đã ra Nghị quyết 01 NQ về phương hướng, nhiệm vụ năm 2006. Trong Nghị quyết, Huyện ủy đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm 2005, đề ra phương hướng nhiệm vụ 2006 và các giải pháp thực hiện, về nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2006 Nghị quyết nhấn mạnh: tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trọng tâm là xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, trang trại, gia trại tập trung theo vùng, phát triển cụm công nghiệp - làng nghề, nghề nông thôn. Tạo điều kiện thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nghị quyết chỉ rõ các mục tiêu cơ bản phấn đấu trong năm 2006.

Năm 2006: thời tiết thuận lợi, tổng diện tích gieo trồng 31.379 ha trong đó diện tích lúa đạt 15.212ha, sản lượng cả năm đạt 95.000 tấn; diện tích ngô đạt 5.473 ha, sản lượng đạt 26.000 tấn. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 121.600 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Diện tích mía nguyên liệu 4.100 ha, năng suất bình quân 65 tấn/ha; tăng gần 20 tấn/ha so với năm trước; tổng sản lượng mía nguyên liệu đạt 250.000 tấn, tăng 90.000 tấn so với cùng kỳ. Trong năm toàn huyện có 23 xã, thị trấn xây dựng được 95 cánh đồng đạt 50 triệu/ha tăng 28 cánh đồng so với cùng kỳ, hình thành mô hình, công thức luân canh phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương. Toàn huyện có 1.717 hộ nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha/năm, tăng 500 hộ so với cùng kỳ. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng hợp lý đã nâng giá trị sản xuất bình quân một ha canh tác toàn huyện từ 33,86 triệu đồng lên 36 triệu đồng/ha, tăng 7,1% so với năm 2005.

Chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, tổng đàn trâu bò 43.100 con (vượt 0,3% kế hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ); trong đó đàn bò 26.182 con, tăng 3,5%. Tổng đàn lợn 100.800 con (tăng 2,9% cùng kỳ). Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 41% giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp.

Hoạt động của hợp tác xã kiểu mới đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất; năm 2006 có thêm 50 trang trại được cấp giấy chứng nhận, nâng tổng số trang trại toàn huyện lên 300 trang trại.

Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường được tăng cường. Năm 2006 đã cấp và chuyển đổi quyền sử dụng đất thổ cư cho 11.292 hộ, cấp quyền sử dụng đất ở cho 239 hộ; hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cho 7 xã, đo đạc đất thổ cư cho 8 xã, thị trấn và bàn giao hồ sơ đưa vào sử dụng.

Giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp trong năm đạt 85,3 tỷ đồng (tăng 25,3% cùng kỳ). Ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển mở rộng gắn với thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong năm đã nhân rộng được nghề mây giang xiên thu hút 260 lao động; nghề nuôi cấy nấm linh chi thu hút 100 lao động; khâu bóng xuất khẩu thu hút 40 lao động. Các mặt hàng gia công đồ mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, gỗ xẻ, cót nan, cót ép có tốc độ tăng nhanh.

Hoạt động dịch vụ - thương mại: đa dạng, rộng khắp chất lượng nâng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Toàn huyện có 3.870 cơ sở dịch vụ -  thương mại, tăng 5,8% cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 268 tỷ đồng (tăng 28,4% so với cùng kỳ), dịch vụ viễn thông phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép tiến bộ góp phần bình ổn giá cả.

Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm đạt 135 tỷ đồng (tăng 4,6% cùng kỳ), trong đó vốn trung ương và tỉnh chiếm 16,1%; vốn huyện và xã chiếm 16,6%, vốn đóng góp của nhân dân chiếm 30,3%, vốn xây dựng dân cư 37% và đã tập trung thi công, hoàn thành dự án: “nối đường đầu cầu Hạnh Phúc với đường ngã tư bến xe”; hoàn thành đường Xuân Sơn - Sao Vàng; đường thị trấn Thọ Xuân - Mục Sơn, nối quốc lộ 47 với đường 506, khởi công xây dựng hệ thống cấp nước sạch thị trấn Thọ Xuân; xây dựng trường Trung học phổ thông bán công 2; hoàn thành quy hoạch khu nghĩa địa, khu tái định cư xã Xuân Lam, phục vụ giải phóng mặt bằng vành đai I khu di tích Lam Kinh. Huy động nhân dân đóng góp làm mới 75 km đường bê tông nông thôn, kiên cố hóa 53 km kênh mương nội đồng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 21,5 tỷ đồng (tăng 11,9% cùng kỳ và vượt kế hoạch 16%). Chi ngân sách đạt 107 tỷ đồng (tăng 37% kế hoạch), đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản. Ngân hàng tiếp tục đổi mới phương thức huy động tiền gửi nên đã huy động 175 tỷ đồng, tăng 25,4% cùng kỳ. Doanh số cho vay đạt 133,4 tỷ đồng, tăng 13,5%; cho vay trung, dài hạn 89,3 tỷ đồng (tăng 9,4%), cho vay ngắn hạn 151,5 tỷ đồng (tăng 12,6%). Dư nợ đạt 329 tỷ đồng, tăng 13,5%.

Do nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân huyện nhà, năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,2%, trong đó nông - lâm nghiệp tăng 6%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 18,9%, dịch vụ tăng 17,3%, thu nhập bình quân đầu người 580 USD tăng 5,7% so với năm 2005.

Năm 2007 giá cả nguyên, nhiên, vật liệu và một số mặt hàng thiết yếu tăng cao, cơn bão số 5 gây thiệt hại trực tiếp cho sản xuất, đời sống của nhân dân trong huyện.

Trước tình hình đó các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, động viên toàn Đảng, toàn dân chủ động tổ chức lực lượng phòng chống bão lụt, vượt qua khó khăn phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh.

Ngay từ đầu năm, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tập trung chuyển diện tích lúa có năng suất thấp sang trồng cây mía, rau đậu có giá trị kinh tế cao, gắn với tăng cường đầu tư và thâm canh trên đơn vị diện tích. Trong năm tổng sản lượng lương thực đạt 118.430 tấn, vượt 18% kế hoạch; giá trị thu nhập bình quân trên 1ha canh tác đạt 37,8 triệu đồng/năm. Huyện ủy chủ động chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với Công ty Mía đường Lam Sơn phát triển vùng mía nguyên liệu, đưa tổng diện tích lên 3.975 ha, trong đó có 385ha diện tích đất lúa và đất bãi chuyển sang. Năng suất bình quân đạt 66,5 tấn/ha cao hơn năm trước. Do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên đàn trâu, bò, đàn lợn tiếp tục tăng. Tổng đàn trâu bò đạt 43.120 con, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 42,5% giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ được đẩy mạnh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giao đất, cho thuê, đấu thầu đất phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Ủy ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện Nghị quyết 04 NQ/HU về đổi điền dồn thửa lần 2 tạo thuận lợi bố trí lại cơ cấu sản xuất. Công tác kiểm tra bảo vệ tài nguyên môi trường tốt hơn.

Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá (đồ gỗ, đồ sắt, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản). Một số nghề mới du nhập như: mây giang xiên, khâu bóng xuất khẩu, trồng nấm linh chi phát triển ra diện rộng thu hút lao động nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 2007 đạt 95,1 tỷ đồng tăng 10% cùng kỳ. Các loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tín dụng hoạt động đúng luật có tác dụng thúc đẩy sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo xây dựng thành công mô hình Hợp tác xã Thủ công nghiệp Thanh Sơn xã Xuân Sơn và chuẩn bị điều kiện nhân rộng.

Hoạt động đầu tư đã huy động và thu hút được nhiều nguồn vốn đạt giá trị 169 tỷ đồng (tăng 9% cùng kỳ). Trong năm đã xây dựng hoàn thành các công trình: Trường trung học thổ thông bán công số 2 Thọ Xuân, hệ thống cấp nước sạch thị trấn Thọ Xuân giai đoạn I, đê tả sông Hoàng (Thọ Lộc), đê hữu sông Cầu Chày (Xuân Minh, Xuân Vinh), khởi công đường Xuân Phú - Luận Thành, trường trung học phổ thông Lê Lợi, nhà học bộ môn Trường Trung học phổ thông Lam Kinh, trụ sở Ủy ban nhân dân - Hội đồng nhân dân huyện, bê tông hóa 509km và làm mới được 80km đường giao thông nông thôn.

Ngân sách trong năm đạt 25,2 tỷ đồng (tăng 10% so với dự toán), các loại thuế thu đạt tỷ lệ cao. Tổng chi ngân sách huyện, xã đạt 155 tỷ đồng (tăng 32,6% so với dự toán). Công tác chi đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng mục tiêu kế hoạch. Hoạt động tín dụng đáp ứng được yêu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh; Trong năm ngân hàng đã huy động được 119,3 tỷ đồng và doanh số cho vay đạt 247 tỷ đồng cao hơn năm 2006. Do nỗ lực phấn đấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm đạt 13,7%; GDP bình quân đầu người đạt 640 USD (tăng 12% cùng kỳ), tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP: Nông - lâm nghiệp 37,2%, công nghiệp - xây dựng 25,1%, dịch vụ 37,7%.

Năm 2008: Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lụt, rét đậm, rét hại, dịch lợn tai xanh... khôi phục phát triển sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng đạt 31.073ha, diện tích lúa cả năm 15.564ha, sản lượng đạt 100.343 tấn (tăng 6%). Diện tích cây ngô 5.000ha, năng suất 51,1 tạ/ha, sản lượng đạt 25.552 tấn tăng 2,8%. Diện tích mía nguyên liệu 3.818ha, năng suất đạt 74 tấn/ha, sản lượng đạt 282.532 tấn (tăng 12% cùng kỳ), rau mầu có năng suất và sản lượng cao hơn năm trước. Chăn nuôi lợn khôi phục nhanh sau dịch tai xanh, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 42,3% giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp. Huyện tích cực chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tổng đàn trâu bò đạt 42.914 con. Công tác khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ, phát triển vốn rừng tăng so với năm 2007. Công tác phòng chống cháy rừng được các cấp quan tâm. Quản lý tài nguyên môi trường tiếp tục thực hiện tốt. Đến năm 2008 đã có 17/38 xã hoàn thành đổi điền dồn thửa lần 2; các xã còn lại hoàn thành phương án và đang triển khai thực hiện. Huyện đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn đến năm 2010, kết hợp với quy hoạch cụm dân cư mới.

Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trong năm đạt 119 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch, tăng 25% so với năm 2007. Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 402 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,4% cùng kỳ. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được tăng, cường. Huyện đã tổ chức thành công hội chợ thương mại trong năm.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đạt trên 205 tỷ đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 21,3% cùng kỳ. Nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu cho xây dựng giao thông, trường học, tu bổ, nâng cấp đê điều... Huyện đã chú trọng vận động, xúc tiến đầu tư và giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thi công các công trình. Phong trào làm đường giao thông được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Đến năm 2008 toàn huyện đã bê tông hóa được 72% tổng số đường giao thông nông thôn.

Hoạt động tài chính, tín dụng, thu chi ngân sâch hoàn thành vượt dự toán. Quản lý, điều hành ngân sách bám sát dự toán được giao. Trong năm thu ngân sách Nhà nước đạt 39,1 tỷ đồng (vượt dự toán tỉnh giao 14,1%), chi ngân sách 274,1 tỷ đồng, vượt dự toán 72%; trong đó chi đầu tư phát triển 44,2 tỷ đồng, tăng 25,7% cùng kỳ. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng linh hoạt trong huy động vốn, khắc phục tình trạng thiếu vốn. Trong năm đã huy động 225 tỷ đồng (tăng 33% cùng kỳ); doanh số cho vay đạt 302 tỷ đồng; dư nợ đạt 419 tỷ đồng (tăng 17,3% cùng kỳ).

Bằng sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn huyên năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,2%, trong đó nông - lâm nghiệp tăng 4,1%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 18,8%, dịch vụ tăng 18,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 732 USD, tăng 92 USD so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực đạt 125.895 tấn, tăng 25,9% so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm 2,9%, công nghiệp - xây dựng tăng 0,9%, thương mại - dịch vụ tăng 2% so với cùng kỳ.

Năm 2009: do tác động khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh lợn tai xanh, giá cả vật tư hàng hóa biến động bất thường ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân... Không lùi bước trước khó khăn trở ngại, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện bình tĩnh, năng động, sáng tạo lãnh đạo nhân dân toàn huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Về sản xuất nông nghiệp: Huyện ủy vừa lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn thách thức vừa tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Nhờ đó tổng diện tích gieo trồng đạt 29.617ha (bằng 97,3% kế hoạch), tổng sản lượng đạt 122.743 tấn (vượt 2,2% kế hoạch). Mía đạt 3.592ha, năng suất bình quân 54 tấn/ha, sản lượng 193.805 tấn (giảm 21,9% cùng kỳ), năng suất và sản lượng các loại cây hoa màu đạt và vượt kế hoạch. Do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh tình hình chăn nuôi tương đối ổn định, tuy vậy đàn trâu bò vẫn giảm 16,4% cùng kỳ, đàn lợn giảm 52,5% cùng kỳ, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 37% giá trị sản xuất nông nghiệp. Lâm nghiệp: khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt hơn năm 2008; công tác phòng cháy rừng triển khai toàn diện. Trong năm toàn huyện thành lập thêm 2 hợp tác xã và 44 trang trại mới, 28/38 xã hoàn thành đổi điền dồn thửa lần 2. Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm hơn. Các xã quy hoạch bãi rác tập trung, rà soát bổ sung quy hoạch sử dụng đất và kết hợp vởi quy hoạch các cụm dân cư mới.

Về sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ: trong năm giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp đạt 153,9 tỷ đồng (tăng 29,3% cùng kỳ). Một số nghề mới được du nhập như: thêu tranh nghệ thuật, làm tăm hương, đính cườm... Các ngành dịch vụ - thương mại tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ đạt doanh số 465 tỷ đồng (tăng 15,7% cùng kỳ), số máy điện thoại cố định tăng 56% cùng kỳ.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: nguồn vốn đầu tư tăng mạnh do tranh thủ tất cả các nguồn vốn đầu tư vào địa bàn huyện; nhất là vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm đạt 325,3 tỷ đồng, tăng 58% cùng kỳ, nguồn vốn tập trung cho các công trình giao thông, văn hóa - xã hội, thủy lợi và xây dựng dân dụng trong dân cư. Công tác vận động xúc tiến đầu tư GPMP có chuyển biến tích cực.

Về công tác tài chính - ngân hàng: Thu, chi ngân sách hoàn thành vượt mức dự toán năm. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 50,6 tỷ đồng (vượt 24% dự toán huyện, tăng 59% tỉnh giao). Chi ngân sách đạt 275 tỷ đồng (tăng 36% dự toán năm), trong đó chi đầu tư phát triển 58 tỷ đồng và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng tích cực huy động vốn, khắc phục tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển sản xuất và đời sống.

Do nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân toàn huyện, năm 2009 kinh tế đạt mức tăng trưởng 12,5%, trong đó công nghiệp - thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 17,1%, dịch vụ - thương mại tăng 19,8%. Cơ cấu sản phẩm xã hội: nông - lâm 26%, công nghiệp - thủ công nghiệp - xây dựng 33%, thương mại - dịch vụ 41%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5.784.000 đồng/năm (thời giá năm 1994), đạt 98% kế hoạch, tăng 12% cùng kỳ.

2. Lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra nhiệm vụ phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội là: Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa - xã hội; tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc, từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Lĩnh vực giáo dục tiếp tục điều chỉnh quy mô cấp học, ngành học phù hợp, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung đẩy nhanh giáo dục mầm non, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Năm 2006: công tác quản lý giáo dục được đổi mới, các ngành học, cấp học ổn định; chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn nâng cao. Năm học 2006 - 2007 toàn huyện có 200 giáo viên giỏi cấp tỉnh và huyện, 1.208 học sinh tiểu học và trung học cơ sở đạt loại giỏi cấp huyện và tỉnh; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ cao; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đậu các trường đại học, cao đẳng tăng; có thêm 8 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; nâng tổng số lên 38 trường (trong đó có 4 trường mầm non, 26 trường tiểu học và 8 trường trung học cơ sở). Thi tốt nghiệp và tuyển sinh đầu cấp nghiêm túc, phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh, hoạt động của Hội Khuyến học huyện và cơ sở tích cực; hoạt động của hệ thống trung tâm học tập cộng đồng hiệu quả thiết thực. Năm học 2006 - 2007 triển khai thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở tất cả các trường trong huyện.

Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Năm 2006 tổ chức phẫu thuật cho các cháu bị bệnh xơ hóa cơ đen ta đạt kết quả tốt. Trong năm có thêm 15 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt; không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các hoạt động y tế tư nhân, tách Trung tâm Y tế huyện thành Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế dự phòng, bàn giao quản lý các trạm xá xã, thị trấn từ Trung tâm Y tế về Ủy ban nhân dân huyện. Công tác dân số gia đình và chăm sóc bà mẹ trẻ em tiến bộ, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 1,5%; ổn định phát triển dân số tự nhiên 0,56% (giảm 0,1% cùng kỳ). Công tác chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em được xã hội hóa mang lại cho trẻ em nhiều quyền lợi thiết thực, khám chữa bệnh miễn phí cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi.

Hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của huyện, các ngày lễ lớn, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chúc thành công lễ hội Lam Kinh, Lê Hoàn với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, hấp dẫn. Năm 2006 tập trung tuyên truyền sâu rộng Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ X và Hội nghị cấp cao APEC. Trong năm khai trương 20 làng, cơ quan văn hóa và 2 xã văn hóa, nâng tổng số toàn huyện lên 250 làng, cơ quan văn hóa, có 70,2% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, công tác quản lý các hoạt động, dịch vụ văn hóa được tăng cường, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh Internet.

Thể dục thể thao được xã hội hóa cao, số người tập luyện thường xuyên thể dục thể thao đạt 31,1% dân số, tỷ lệ gia đình thể thao chiếm 16% tổng số hộ. Trong năm toàn huyện xây dựng mới 21 câu lạc bộ, đưa tổng số lên 201 câu lạc bộ thể thao. Giáo dục thể chất trường học có trên 95% học sinh tham gia. Tham gia giải Việt giã Báo Thanh Hóa lần thứ X, đoàn Thọ Xuân xếp thứ nhì, xếp thứ 5 Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ V. Năm 2006 ngành Thể dục thể thao Thọ Xuân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ kịp thời. Năm 2006 tiếp tục giải quyết tồn đọng trong việc thực hiện Thông tư 09 của Chính phủ; rà soát, bổ sung cấp sổ hộ nghèo, cho các hộ vay vốn tổ chức sản xuất - kinh doanh. Nhờ đó số hộ nghèo từ 26,2% (năm 2005) giảm xuống 23,2% (năm 2006). Trong năm xuất khẩu 176 lao động và giải quyết việc làm cho 2000 lao động, hoàn thành điều tra dân số, lao động, việc làm giai đoạn 2001 - 2005 làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

Năm 2007: sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm. Chất lượng dạy và học nâng cao, học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi đều tăng, có thêm 5 trường được công nhận chuẩn quốc gia. Mặc dù tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp trung học phổ thông giảm, song số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng so với năm học trước. Năm học 2007 -2008 Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo ngành giáo dục huyện cân đối, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên phù hợp và ổn định khi khai giảng. Năm 2007 ngành giáo dục huyện nhà được tặng - thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Tháng 10 năm 2007, Huyện ủy đã ra Nghị quyết số 7 về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Nghị quyết khẳng định: sự nghiệp giáo dục - đào tạo Thọ Xuân trong giai đoạn đổi mới phát triển mạnh ở tất cả các cấp học, ngành học; chất lượng dạy và học nâng cao, số giáo viên dạy giỏi, học sinh đạt giỏi cấp huyện, tỉnh ngày càng tăng; tỷ lệ giáo viên các lớp đạt chuẩn và trên chuẩn cao; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, có 42/133 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trường cao tầng; xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Toàn huyện có 48 Hội Khuyến học, 100% xã, thị trấn thành lập trung tâm giáo dục cộng đồng. Tuy vậy vẫn còn những hạn chế: số phòng mới đã đáp ứng học 2 ca nhưng các phòng chức năng: thư viện còn thiếu, các trung tâm mầm non cơ sở vật chất vừa thiếu vừa chưa phù hợp với trẻ, một số trường phổ thông khuôn viên chưa đạt yêu cầu, chất lượng giáo dục đại trà còn hạn chế, công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa đáp úng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Từ thực trạng nói trên, Nghị quyết định ra mục tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 như sau: 100% xã, thị trấn xây dựng được trung tâm mầm non và có đủ trường cao tầng cho cả 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở; 20 - 30% số xã, thị trấn xây dựng chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp; xây dựng trường Trung học phổ thông Lê Lợi đạt chuẩn quốc gia. 100% giáo viên ở cả 3 cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đạt chuẩn, 30% trên chuẩn. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tập trung phát triển giáo dục mũi nhọn; đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình đào tạo hướng nghiệp; giữ vững phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, tiến tới phổ cập trung học phổ thông. Nghị quyết Huyện ủy soi sáng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Thọ Xuân phát triển nhanh trong những năm tiếp theo.

Công tác y tế đã thực hiện tất cả các chương trình quốc gia về y tế, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh xã hội. Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân và miễn phí cho người nghèo, các hộ chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi được nâng lên. Công tác kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác truyền thông dân số, chăm sóc bảo vệ, giáo dục trẻ em được đẩy mạnh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn lại 0,45%. Năm 2007 Thọ Xuân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ “Đơn vị hoàn thành xuất sắc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế cơ sở”.

Hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình từ huyện đến cơ sở phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, thông tin kịp thời đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Đợt tuyên truyền cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII (2007 - 2012) đạt hiệu quả cao; hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, sôi nổi. Trong năm khai trương 21 làng, cơ quan văn hóa, số người tập luyện thể thao thường xuyên tiếp tục tăng; số gia đình thể thao đạt 31,8%, các câu lạc bộ thể thao thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu.

Chính sách xã hội đối với các gia đình và người có công, các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sỹ toàn huyện tặng 18 nhà tình nghĩa với số tiền 134 triệu đồng cho cảc gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công; giải quyết chế độ cho 576 cụ thọ 90 tuổi; tổ chức hỗ trợ, cứu trợ cho các gia đình bị ngập lụt.

Năm 2008: Chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi đạt giải cấp huyện và cấp tỉnh tiếp tục tăng; 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng hơn. Đến năm 2008 toàn huyện có 50 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, trong đó có 6 xã có 3 trường, 16 xã có 2 trường; 24 xã, thị trấn có trung tâm giáo dục mầm non.

Công tác y tế: Chất lượng khám chữa bệnh và thái độ y, bác sĩ đối với bệnh nhân tận tình hơn. Chương trình, mục tiêu y tế quốc gia, y tế dự phòng đạt và vượt năm 2007. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động, nhiều xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế học đường được chăm lo. Các ngành chức năng phối hợp với các đoàn thể và các địa phương tuyên truyền dùng các biện pháp tránh thai, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em. Quyền của trẻ em về học tập, chữa bệnh được chăm lo. 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, hầu hết trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí. Tỷ lệ sinh tự nhiên trong năm đạt 0,45%.

Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao tiếp tục được xã hội hóa. Nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội tiến bộ. Huyện phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức thành công lễ hội Lam kinh với quy mô hoành tráng, thu hút hàng vạn du khách và nhân dân trong tỉnh. Phong trào xây dựng làng, cơ quan văn hóa đã khai trương thêm được 17 đơn vị, 13.000 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm 78% số.hộ. Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục phát triển, số người tập luyện thường xuyên tăng 10%, số gia đình thể thao tăng 5% so với kế hoạch; toàn huyện thành lập mới 15 câu lạc bộ thể thao, trường học hoàn thành chương trình giáo dục thể chất. Năm 2008 đóng góp cho tỉnh 6 vận động viên năng khiếu bóng đá, điền kinh và bóng bàn.

Thực hiện chính sách xã hội: chi trả đúng đã kịp thời chế độ cho các đối tượng hưởng bảo hiếm xã hội, người có công, gia đình thương binh liệt sỹ. Huyện ủy chỉ đạo các ngành chức năng rà soát bổ sung cấp sổ hộ nghèo, cấp thẻ khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách và người có công, làm mới 49 nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tặng các gia đình thương binh, liệt sỹ, người nhiễm chất độc màu da cam. Phối hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân hàng chính sách có hộ nghèo vay vốn sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm. Số hộ nghèo giảm 3,1%, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động.

Năm 2009: Tập trung tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn của đất nước, quê hương và tập trung tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức trọng thể lễ hội Lam kinh, lễ hội Lê Hoàn; xây dựng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của làng văn hóa, cơ quan văn hóa. Trong năm khai trương thêm 16 làng, cơ quan văn hóa, tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số toàn huyện lần thứ nhất và Đại hội Thể dục thể thao toàn huyện lần thứ VI.

Lĩnh vực giáo dục phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học; đào tạo, bồi dưỡng bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý. Năm học 2008 - 2009 ngành Giáo dục Thọ Xuân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ đơn vị xuất sắc. Chương trình kiên cố hóa trường, lớp được triển khai tích cực, phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia hiệu quả tốt. Trong năm có 6 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (vượt 20% kế hoạch). Trường Trung học phổ thông Lê Lợi tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Lĩnh vực y tế: Tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động và cơ sở vật chất của hệ thống y tế cơ sở đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tỷ lệ phát triển dân số đạt 0,52%. Các chương trình và mục tiêu y tế quốc gia, y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt kết quả tốt, không để xảy ra dịch bệnh.

Chính sách xã hội được Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân tích cực thực hiện: chính sách chế độ của các đối tượng chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, dân chủ. Chương trình giảm nghèo được tiến hành công phu hiệu quả bằng các giải pháp tổng hợp nên tổng số hộ nghèo trong năm 2009 giảm 3%: qua rà soát tổng số hộ nghèo trong toàn huyện còn lại 6.724 gia đình, tổng số hộ cận nghèo còn lại 6.845 (bằng 11,9% tổng số hộ toàn huyện). Trong năm đã giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động và đang tích cực tổ chức đào tạo nghề cho người lao động.

3. Củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra nhiệm vụ quốc phòng - an ninh là nâng cao chất lượng xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tháng 12 -2005 (sau Đại hội Đảng bộ huyện), Huyện ủy, Ủy ban nhân dân đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - an ninh năm 2005 và triển khai chương trình công tác quốc phòng - an ninh năm 2006.

Năm 2006: Lĩnh vực quốc phòng - an ninh tiếp tục thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với các ngành và cơ sở tổ chức cho lực lượng vũ trang học tập chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; tổ chức bồi dưỡng cho 296 cán bộ thuộc đối tượng 4, 5 về kiến thức quốc phòng. Ban Chỉ huy Quân sự huyện tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân chỉ đạo 6 trường trung học phổ thông hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng cho 9.027 học sinh. Huyện tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng khu vực phòng thủ, cụm tuyến, cơ sở an toàn làm chủ, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh ở khu vực Sao Vàng - Mục Sơn, vùng công giáo, các xã có dấu hiệu phức tạp về an ninh nông thổn. Qua phân loại có 8 xã, thị trấn đạt vững mạnh toàn diện, 28 đơn vị khá và 5 trung bình, không có đơn vị kém.

Trong năm tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và hoàn thành nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ; chi trả cho 3 trường hợp bảo lưu liệt sĩ; hoàn chỉnh hồ sơ cho 55 thương binh; 260 hồ sơ chính sảch, mua bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan tại chức, tặng quà cho gia đình chính sách trong các ngày lễ, tết. Các xã, các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng là: Quảng Phú, Xuân Thiên, Hạnh Phúc, Xuân Hòa, Xuân Lai, Xuân Yên, Xuân Tín, Xuân Châu, tự vệ Ủy ban nhân dân huyện, tự vệ Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện. Năm 2006 lực lượng quân sự và công an huyện xây dựng chương trình phối hợp, chủ động trao đổi thông tin nghiệp vụ; chủ động triển khai kế hoạch, đề án đảm bảo an ninh tôn giáo, an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ X và Hội nghị APEC 14. Phong trào thi đua bảo vệ an ninh tổ quốc và phong trào xây dựng khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội đem lại kết quả tốt. Toàn huyện xây dựng được 346/399 khu dân cư không có tội phạm, 357/399 khu dân cư không có tệ nạn xã hội, xây dựng 2.274 tổ an ninh tăng 25 tổ so với năm 2005. Phân loại phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc có 36/41 xã, thị trấn khá, 5 trung bình.

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, được nhân dân ủng hộ. Lực lượng công an phát hiện và xử lý 57 vụ phạm pháp hình sự, triệt phá 8 tụ điểm, ổ nhóm tội phạm và tệ nạn xã hội, bắt giữ 4 vụ 6 đối tượng buôn bán ma túy. Xã Quảng Phú đề nghị Bộ Công an tặng cờ thi đua suất sắc, xã Xuân Lam đề nghị Bộ Công an tặng bằng khen, xã Xuân Trường đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen; thị trấn Thọ Xuân, xã Nam Giang đề nghị Giám đốc Công an tỉnh tặng bằng khen; các xã: Xuân Bái, Xuân Thiên, Xuân Lập, Xuân Châu được huyện biểu dương khen thưởng vê công tác an ninh chính trị trật tự xã hội.

Trong năm các cơ quan nội chính tập trung thanh tra quản lý tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, thanh tra việc cấp giấy chửng nhận quyền sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên môi trường huyện và 2 xã, tăng cường công tác kiểm tra tiếp dân ở các xã, thị trấn; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Năm 2006 tổ chức tiếp 42 lượt công dân đến phản ánh các sai phạm của chính quyền cơ sở; giải quyết 69 đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân.

Năm 2007, Huyện ủy chỉ đạo tổng kết công tác quân sự - quốc phòng, xây dựng chương trình hoạt động năm 1997 và tổng kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, tổng kết công tác phối hợp quân canh phòng giữa các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện.

Đảng ủy Quân sự huyện đã tham mưu cho Huyện ủy ra chỉ thị về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2007, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đúng pháp lệnh, nhờ đó tỷ lệ dân quân đạt 1,59% dân số. Thực hiện nghiêm chương trình huấn luyện có 100% đơn vị dân quân tự vệ đạt yêu cầu, 70 - 80% khá giỏi. Ban Chỉ huy Quân sự huyện tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với các đơn vị nhận nguồn tập trung huấn luyện 732 cán bộ chiến sĩ quân dự bị động viên, tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ, hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, được Tư lệnh Quân khu IV tặng giấy khen về xây dựng đơn vị có môi trường xanh, sạch, đẹp, Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong Phong trào thi đua Quyết thắng 2003 - 2007, được Hội đồng Giáo dục Quốc phòng tỉnh tặng Bằng khen về công tác giáo dục quốc phòng 5 năm 2002 -2007, được Huyện ủy đề nghị Tỉnh ủy khen thưởng về công tác xây dựng Đảng.

Ngày 06 - 1 - 2008, Huyện ủy đã ra Nghị quyết 01- NQ về lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng năm 2008. Nghị quyết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng năm 2007, định ra phương hướng mục tiêu năm 2008:

1. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, gắn thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Nâng cao chất lượng của lực lượng vũ trang huyện, trước hết là chất lượng chính trị, nâng cao tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ (20% trở lên), lực lượng cơ động (20-25%), xây dựng các hạng mục công trình trong khu vực phòng thủ.

3. Bảo đảm tốt công tác hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, nâng cao đời sống chiến sĩ. Bảo đảm quân số khỏe 98,9%, bảo đảm an toàn tuyệt đối vũ khí trang bị kỹ thuật và an toàn giao thông.

4. Xây dựng Đảng bộ quân sự huyện thực sự trong sạch vững mạnh có sức chiến đấu cao, nâng cao chất lượng tham mưu và lãnh đạo toàn diện, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, 4/4 chi bộ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thực hiện Nghị quyết Huyện ủy, lực lượng vũ trang huyện đã duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành chương trình huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ và quân dự bị động viên, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn và các phòng, ban của huyện. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng dân quân tự vệ; tập trung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt đảm bảo tỷ lệ đảng viên theo tinh thần của Nghị quyết; hoàn thành tốt nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ và tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được tăng cường; trong huyện không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Phong trào nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng mô hình an ninh trật tự, xây dựng tổ an ninh xã hội phát triển mạnh và hoạt động tốt. Lực lượng công an và lực lượng vũ trang tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh, phối hợp với các lực lượng tổ chức diễn tập phong trào chống bão lụt tại cụm 5 đạt kết quả cao.

Công tác thanh tra tập trung, thanh tra lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, bồi thường giải phóng mặt bằng; thực hiện tiếp dân đúng định kỳ; tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo luật định.

Công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh; công tác thi hành án dân sự đạt kết quả khá, giải quyết được một số vụ việc kéo dài.

Năm 2009: Công tác trực sẵn sàng chiến đấu được thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ. Nhiệm vụ quốc phòng và quân sự địa phương được cấp ủy chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng, huấn luyện quân sự tự vệ và dự bị động viên đúng kế hoạch, chất lượng tốt. Chính sách hậu phương quân đội được quan tâm thực hiện nhiều hơn.

An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Việc phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội được tăng cường. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc hiệu quả thiết thực. Toàn huyện có 363/404 khu dân cư không có tội phạm (bằng 89,9%), giải quyết trên 98% đơn thư khiếu kiện và 95% vụ việc đúng quy định, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn tại cơ sở. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân nâng cao. Công tác quốc phòng - an ninh trong năm tạo ra điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ, nhân dân huyện nhà đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa lên tầm cao mới.

4. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Về công tác chính trị tư tưởng:

Năm 2006: Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra: công tác giáo dục chính trị tư tưởng tập trung tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng huyện lần thứ XXIV; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về chống tham nhũng, lãng phí cho trên 13 nghìn cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Quy định của Tỉnh ủy về thành lập Ban Tuyên giáo xã, thị trấn.

Sau 2 năm thực hiện quy định của Tỉnh ủy: 100% số xã, thị trấn thành lập được Ban Tuyên giáo, với tổng số cán bộ là 236 đồng chí. Ban Tuyên giáo xã, thị trấn tùng bước hoạt động hiệu quả, tổ chức thực hiện nhiều buổi nói chuyện về thời sự, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tạo sự đồng thuận trong Đảng và nhân dân.

Năm 2007: công tác giáo dục chính trị tư tưởng hoạt động thiết thực. Huyện ủy tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ chủ chốt và thông qua mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở tăng cường tuyên truyền giáo dục học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến nhân dân. Thực hiện Chỉ thị 06 của Trung ương về " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Huyện ủy chỉ đạo tổ chức Hội thi kể chuyện về " Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở cả 3 cấp (xã, thị trấn, đơn vị), thi cụm và thi chung kết toàn huyện.

Năm 2008 các cấp ủy Đảng tập trung triển khai và xây dựng chương trình hành động thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, trọng tâm là các Nghị quyết Trung ương 6, Trung ương 7 (khóa X). Việc triển khai các Nghị quyết theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, sát yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành. Cuộc vận động "Học tậplàm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được các cấp, các ngành, các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh và đã sáng tạo nhiều cách làm phù hợp với giới tính, lứa tuổi, quần chúng tham gia, tạo ra phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác sâu rộng.

Năm 2009: Các cấp ủy Đảng tích cực tổ chức quán triệt Nghị quyết và Kết luận của Hội nghị Trung ương 9 (khóa X), sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với kiểm điểm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, tiến hành sơ kết tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy đúc kết kinh nghiệm chỉ đạo. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết chuyên đề về kiểm tra giám sát, phát động thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trong năm các cơ sở đã biểu dương khen thưởng 183 tập thể, 618 cá nhân và huyện đã lựa chọn biểu dương 47 tập thể, 79 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kịp thời cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn dân làm theo tấm gương đạo đức của Người. Tiếp tục tuyên truyền giáo dục phát huy truyền thống cách mạng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước; Huyện ủy đã tổ chức chỉ đạo sưu tầm nghiên cứu biên soạn “Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân: 1975 - 2010; xuất bản vào giữa năm 2010 chào mừng Đại hội Đảng bộ lần thứ XXV và kỷ niệm 80 năm thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện và thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Về công tác tổ chức - cán bộ:

Năm 2006: Huyện ủy chỉ đạo chia tách Đảng bộ Trung tâm Y tế huyện thành Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện và Đảng bộ Trung tâm y tế dự phòng; giải thể Chi bộ trạm vật tư, thành lập Chi bộ Ngân hàng chính sách xã hội, toàn huyện có 85 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy với trên 10.600 đảng viên. Tiếp tục rà soát, kiện toàn hệ thống tổ chức cán bộ, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại các chức danh trưởng, phó phòng ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; chỉ đạo bầu bổ sung các chức danh chủ chốt ở các xã, thị trấn. Kiện toàn bộ máy và các bộ ở Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện Đa khoa huyện, Ngân hàng chính sách - xã hội huyện. Tiến hành tổng kết thi đua khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm (2001 - 2005), tổng kết công tác phát triển Đảng thời kỳ 2001- 2005 gắn vói công tác kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Năm 2006 kết nạp 287 đảng viên mới, xét chuyển chính thức cho 236 đảng viên, xóa tên 10 đảng viên vi phạm Điêu lệ Đảng; xét trao Huy hiệu Đảng cho 415 đảng viên đủ 40 năm, 50 năm, 60 năm tuổi Đảng; hoàn thành việc kiểm tra kỹ thuật và đóng dấu thẻ đảng viên lần thứ nhất cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ.

Trong năm đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đồng chí Phó Bí thư thường trực, Trực Đảng ủy, các đồng chí cấp ủy viên cơ sở, Bí thư chi bộ, cán bộ văn phòng cấp ủy, cán bộ khối dân vận và cán bộ đoàn thể. Mở 4 lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 399 quần chúng ưu tú, 3 lớp cho 335 đảng viên mới; một lớp trung cấp lý luận chính trị cho 110 cán bộ, đảng viên trong huyện.

Năm 2007: Huyện ủy tập trung chỉ đạo phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên, tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2006, biểu dương tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và điều hành của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; triển khai Chỉ thị số 10 của Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; chỉ đạo củng cố tổ chức cơ sở có vấn đề phức tạp và cơ sở yếu kém.

Tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 13 trưởng, phó các phòng, ban, ngành cấp huyện, cử 6 đồng chí trong diện quy hoạch đi đào tạo ở các trường Trung ương; Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp bồi dưỡng công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể cho 800 cán bộ, đảng viên trong nguồn quy hoạch Huyện ủy chỉ đạo xử lý một số đồng chí cán bộ chủ chốt ở các xã có sai lầm. Sau đợt kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyển dụng công chức xã, thị trấn bước đầu phát huy kết quả trong tuyển dụng và nâng cao trách nhiệm của cán bộ được tuyển dụng. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được đảm bảo, chính sách cán bộ được các cấp ủy quan tâm. Trong năm Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện đã tổ chức bồi dưỡng cho 245 đảng viên mới, mở lớp đối tượng Đảng cho 336 quần chúng ưu tú; kết nạp 316 đảng viên mới, xóa tên 15 đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng. Trao tặng Huy hiệu 40, 50, 60 tuổi Đảng cho 3.512 đảng viên.

Kết quả phân loại năm 2007: 61/85 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh (chiếm 71,76%), 20/85 hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 23,52%), 4/85 yếu kém (chiếm 4,7%). Phân loại chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở: có 439/573 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh (chiếm 76,6%), có 132/573 chi bộ hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 23%) và chi bộ yếu kém (chiếm 0,4%).

Năm 2008 các cấp ủy tập trung phân loại các tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên, tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2007, biểu dương tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2007. Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thành lập Chi bộ Trung tâm Dân số - kế  hoạch hóa gia đình huyện và Chi bộ Công ty Điện Lam Sơn, thí điểm thành lập Chi bộ cơ quan xã, thị trấn ở 6 đơn vị, chỉ đạo cơ sở Đảng bầu bổ sung 26 cấp ủy viên cơ sở và 1 huyện ủy viên; bổ nhiệm 11 cán bộ, bổ nhiệm lại và thuyên chuyển 10 trưởng, phó, phòng, ban, ngành cấp huyện; bố trí, sắp xếp bộ máy các phòng cơ quan Ủy ban nhân dân huyện theo Nghị định 14 của Chính phủ, kiện toàn bộ máy, cán bộ Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện; củng cố kiện toàn và xét nâng lương cán bộ xã, thị trấn.

Trong năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho 123 cán bộ trưởng phó khối Dân vận, trưởng phó Ban Tuyên giáo và cán bộ văn phòng cấp ủy xã, thị trấn; mở lớp trung cấp lý luận chính trị cho 119 học viên; mở 2 lớp sơ cấp lý luận chính trị cho 308 đảng viên; chọn cử 3 đồng chí đi học lý luận chính trị cao cấp tại chức và 200 đồng chí đi học tập trung tại Trường Chính trị tỉnh. Mở 3 lớp bồi dưỡng cho 290 đảng viên mới; mở 3 lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 353 quần chúng ưu tú, kết nạp 244 đảng viên mới; xét chuyển chính thức 313 đảng viên dự bị; xét trao huy hiệu Đảng cho 598 đảng viên.

Năm 2009: Huyện ủy hướng dẫn chỉ đạo cơ sở rà soát bổ sung quy hoạch Al, xây dựng quy hoạch A2, phê duyệt quy hoạch A2 giai đoạn 2010 - 2015 cho các đơn vị cơ sở. Đồng thời rà soát bổ sung quy hoạch Al, xây dựng quy hoạch A2 cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện, báo cáo phê duyệt kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trong năm bổ sung 2 đồng chí Huyện ủy viên, 2 ủy viên Ban Thường vụ và 3 Đảng ủy viên cơ sở, chỉ đạo bầu Bí thư và Phó Bí thư cấp ủy cơ sở, bổ nhiệm 6 cán bộ quản lý thuộc phòng và ngành cấp huyện. Huyện ủy chỉ đạo thành lập Chi bộ Đội quản lý thị trường số 14, chia Chi bộ Trung tâm giảo dục tổng hợp huyện, thành lập Chi bộ Trung tâm dạy nghề, nhập 5 chi bộ cơ quan trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành lập Đảng bộ khối, thành lập Đảng bộ Trường trung học phổ thông Lê Lợi. Trong năm kết nạp 302 đảng viên mới, mở 4 lớp đối tượng Đảng cho 478 quần chúng ưu tú, 2 lớp bồi dưỡng đảng viên mới cho 222 đồng chí, mở 1 lớp trung cấp chính trị tại chức cho 127 đồng chí và mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, công nghệ thông tin cho các đồng chí Phó Bí thư, Trực Đảng các Đảng bộ cơ sở. Công tác tổ chức cán bộ năm 2009 đặt tiền đề và điều kiện thuận lợi tiến tới Đại hội Đảng các cấp vào năm 2010.

Về công tác kiểm tra:

Năm 2006 Huyện ủy quyết định thành lập 24 đoàn kiểm tra ở 24 đơn vị, kiểm tra công tác lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tuyển dụng công chức xã, thị trấn; kiểm tra công tác tài chính Đảng, công tác quốc phòng, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ. Các cấp ủy cơ sở thành lập Ban chỉ đạo và các Đoàn kiểm tra tiến hành tự kiểm tra. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm tra Đảng, Huyện ủy đã tổng kết thực hiện Chỉ thị 29 của Trung ương về tăng cường công tác kiểm tra Đảng; đồng thời xây dựng chương trình hành động và kế hoạch công tác thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về chống tham nhũng, lãng phí.

Trong năm, Ủy ban kiểm tra các cấp tiến hành kiểm tra 16 tổ chức cơ sở Đảng và 124 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, kết luận có 11 tổ chức Đảng vi phạm trong đó một tổ chức cơ sở Đảng phải xử lý, 64 đảng viên có vi phạm, phải xử lý kỷ luật 54 trường hợp, có 13 đảng viên khiển trách, 30 đảng viên cảnh cáo, 4 trường hợp phải cách chức và 3 trường hợp bị khai trừ.

Năm 2007 các cấp ủy Đảng đã hoàn thành chương trình, kê hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết và Điều lệ Đảng. Thông qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các tổ chức, cá nhân có sai lầm, khuyết điểrn trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vi phạm luật đất đai, quản lý ngân sách, thu chi tài chính và xây dựng cơ bản.

Kết quả kiểm tra 10 tổ chức Đảng và 101 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, đã xử lý một tổ chức Đảng, xem xét 58 đảng viên, xử lý kỷ luật 54 đảng viên, trong đó khiển trách 3 trường họp và đình chỉ sinh hoạt Đảng 4 trường hợp. Trong năm Huyện ủy tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra cho 270 cán bộ kiểm tra các cấp.

Năm 2008: Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra 6 tổ chức và 86 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, tiến hành giám sát 5.005 đảng viên và 285 tổ chức Đảng thực hiện Điều lệ Đảng. Qua kiểm tra phát hiện sai phạm và thi hành kỷ luật 54 đảng viên, trong đó khai trừ Đảng 2 trường hợp; kỷ luật 3 tổ chức Đảng hình thức khiển trách và cảnh cáo.

Năm 2009: Ủy Ban kiểm tra đã tham mưu cho Huyện ủy ban hành nghị quyết chuyên đề về kiểm tra giám sát, sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 14 của Trung ương về kiểm tra giám sát. Ủy Ban kiểm tra các cấp kiểm tra 84 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, qua kiểm tra có 45 đảng viên vi phạm, xử lý 27 đảng viên và kiểm tra 18 tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm, kết luận có 7 tổ chức vi phạm nhưng chưa đến mức độ xử lý. Ủy Ban kiểm tra các cấp giám sát 6.159 đảng viên và 313 tổ chức Đảng kịp thời uốn nắn lệch lạc sai phạm. Trong năm đã tiến hành kỷ luật 64 đảng viên, trong đó cách chức 4 trường họp, khai trừ 7 trường hợp. Công tác kiểm tra đã giúp cho các cấp ủy Đảng có thông tin toàn diện và chính xác, kịp thời uốn nắn sai lệch nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động của Đảng bộ.

Về công tác dân vận:

Năm 2006, Thường vụ Huyện ủy đã ban hành và triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận, tổ chức thực hiện Chỉ thị 04 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Tỉnh ủy và giúp đỡ hộ nghèo cải thiện nhà ở. Trong năm 2006 toàn huyện xây dựng và bàn giao 171 nhà cho người nghèo, 100% số xã, thị trấn hoàn thành xóa nhà tranh tre, dột nát.

Năm 2007, Huyện ủy tổng kết 12 năm thực hiện Chỉ thị 59 của Ban Bí thư Trung ương về chăm sóc người cao tuổi; sơ kết 5 năm thực hiện đề án Huyện ủy về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể”, chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở các cấp; chỉ đạo hệ thống chính trị vận động nhân dân giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau làm kinh tế, giúp các hộ nghèo, các hộ sinh sống trên sông vượt khó, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Năm 2008, hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở, trên cơ sở tích cực nắm bắt tình hình tư tưởng của nhân dân, chủ động tham mưu cho cấp ủy làm tốt nhiệm vụ xây dựng cơ sở an toàn làm chủ và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Huyện ủy chỉ đạo triển khai đề án xây dựng, củng cố lực lượng cốt cán ở các xã, thị trấn có giáo dân. Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với cơ sở xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, phân loại các thôn, xóm làm công tác dân vận khéo. Toàn huyện có 153 thôn đạt công tác dân vận khéo cấp huyện, 174 thôn đạt dân vận khéo cấp xã. Huyện ủy tích cực triển khai Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận. Làm cho nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền thấy rõ tầm quan trọng của công tác dân vận.

Năm 2009: Ban Dân vận tiếp tục tham mưu cho cấp ủy làm tốt công tác dân vận, tích cực nắm bắt tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xây dựng kế hoạch giám sát 2 năm thực hiện quy chế dân vận của cấp ủy, tổ chức cam kết thực hiện chương trình phối hợp làm công tác dân vận khéo giữa các ngành, các cấp. Tống kết thực hiện Chỉ thị 30 - TW về thực hiện Quy chế dân chủ, sơ kết phong trào dân vận khéo và biểu dương khen thưởng 16 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc. Do làm tốt công tác dân vận, Đảng bộ đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng bảo vệ quê hương đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2010 - năm cuối phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu kinh tế  - xã hội của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đặt nền tảng vững chắc tiến lên tầm cao mới trong thời kỳ 2010 - 2015, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện tập trung tâm huyết trí tuệ lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân toàn huyện khắc phục khó khăn thách thức phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản sau đây:

Mục tiêu chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Chủ động tiếp cận và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước, sự giúp đỡ của tỉnh, phát huy cao độ nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phât triển, tạo ra bước phát triển mới toàn diện với tốc độ cao và hiệu quả cao trên tất cả các ngành, các lĩnh vực. Xã hội hóa sâu rộng các hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh các phong trào thi đua hoàn thành và vượt cảc mục tiêu kinh tế - xã hội của Đại hội XXIV, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, thực hành tiết kiệm. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tổ chức lãnh đạo Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 thành công.

Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế so với năm 2009 đạt 13,7% trở lên. Trong đó, Nông - lâm tăng 50%, công nghiệp - thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 15,5%, dịch vụ - thương mại tăng 18,3%. Cơ cấu kinh tế tăng: Nông - lâm 24,3%, công nghiệp - thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 33,4%, dịch vụ thương mại 42,3%. Thu nhập bình quân đầu người 1000 USD/năm, tổng sản lượng lương thực 115.000 - 120.000 tấn, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 45 -48% giá trị nông nghiệp, thu ngân sách vượt 5% tỉnh giao, giá trị đầu tư xây dựng cơ bản 350 tỷ đồng trở lên. Xây dựng 10-15 làng, khu phố, cơ quan văn hóa. Trong năm có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, ổn định tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,5 - 0,6%. Giảm 3% hộ nghèo, tạo việc làm cho 2.500 lao động, 95% hộ dùng nước hợp vệ sinh, 80% chất thải được thu gom xử lý. Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vũng ổn định chính trị -  xã hội. Xây dựng 80% cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. 70% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, 80% cấp chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.

15 năm (1996 - 2010) với 3 kỳ Đại hội, Đảng bộ huyện đã xác định rõ phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cho từng giai đoạn cụ thể và tập trung công sức trí tuệ tổ chức chỉ đạo các tầng lớp nhân dân, các vùng miền trong huyện khắc phục khó khăn thách thức, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương tạo ra những thành tựu to lớn toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị; Đảng bộ, nhân dân toàn huyện trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý. Về Kinh tế: vừa củng cố phát triển các thành phần kinh tế vừa xây dựng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật với những hệ thống điện, nước, cầu, đường, công trình thủy lợi, cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, hệ thống trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình phúc lợi xã hội ngày càng hiện đại; giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực năm sau cao hơn năm trước; GDP bình quân đầu người liên tục tăng; tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ trong GDP liên tục tăng, tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong GDP liên tục giảm; tỷ lệ lao động xã hội được đào tạo nghề nâng lên, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm thấp. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được xã hội hóa chất lượng ngày càng cao; nền quốc phòng - an ninh nhân dân được tăng cường; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được củng cố vững chắc; Đảng bộ và hệ thống chính trị phát triển trưởng thành trên mọi phương diện. Thành tựu lớn đạt được trong 15 năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt nền tảng cho Đảng bộ, nhân dân toàn huyện tiến lên trong giai đoạn mới.