Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Phát triển hơn 40 ha trồng rau an toàn tập trung

Đăng lúc: 31/10/2023 (GMT+7)
100%

Nắm bắt nhu cầu sử dụng thực phẩm nông sản an toàn của người tiêu dùng, huyện Thọ Xuân, đã thực hiện hiệu quả việc tập trung, tích tụ đất đai, chuyển đổi đất kém hiệu quả kinh tế để hình thành các vùng chuyên canh rau an toàn, đẩy mạnh liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

RAU.png
Cùng với chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn của tỉnh, huyện đã hỗ trợ nâng cấp đường giao thông, hệ thống kênh mương, xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn; đưa nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Cùng với đó, các ngành chức năng của huyện thường xuyên phối hợp với địa phương tập huấn kiến thức, kiểm soát quy trình sản xuất để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trồng rau an toàn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt như nguồn đất phải sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại đối với con người và môi trường; quy trình trồng rau sạch khá khắt khe, chỉ được dùng phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, nguồn nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… So với cách trồng rau truyền thống thì trồng rau sạch theo hướng tập trung tuy có nhiều quy định ràng buộc, nhưng an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.Đến nay, huyện Thọ Xuân đã phát triển được hơn 40 ha trồng rau an toàn tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã: Thọ Hải, Xuân Lai, Thọ Xương…. Hiện các sản phẩm rau an toàn đã có thị trường tiêu thụ ổn định tại các bếp ăn tập thể, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Theo tính toán của các hộ, trên 1 ha rau có doanh thu bình quân từ 300 -350 triệu đồng/ha/năm trở lên.
RAU1.png
Thời gian tới, để sản xuất rau an toàn trở thành hướng đi bền vững cho người dân, các địa phương cần tiếp tục, hỗ trợ người dân tổ chức lại sản xuất, như: Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, liên kết chặt chẽ với các đơn vị bao tiêu sản phẩm để có phương án, kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, chú trọng mở rộng diện tích trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống phun tự động, bón phân tự động; tập trung ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi cho các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao năng suất, thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích...
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và Dl huyện Thọ Xuân