Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

Đăng lúc: 12/10/2023 (GMT+7)
100%

Hạ tầng thương mại có vai trò quan trọng góp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, những năm qua, huyện Thọ Xuân, đã quan tâm thu hút các đơn vị doanh nghiệp, khuyến khích các địa phương, hộ cá thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã Nông thôn mới, xây dựng NTM nâng cao.

cho.png
Chợ Neo, xã Bắc Lương là một trong 15 chợ của huyện Thọ Xuân thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý vào năm 2014. Sau chuyển đổi, chợ Neo đã được đầu tư hơn 7 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng các khu kinh doanh riêng biệt đối với từng nhóm hàng hóa, có mái che, kệ đặt hàng đảm bảo an toàn thực phẩm… Hiện nay, chợ Neo đã trở thành đầu mối cung cấp nông sản, thực phẩm trong vùng, thu hút giao thương nhân dân xã Bắc Lương với các xã lân cận. Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, các xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã cân đối nguồn ngân sách, huy động xã hội hóa để xây dựng, nâng cấp các chợ hoặc khuyến khích phát triển các cửa hàng tổng hợp phù hợp nhu cầu thực tế.
cho1.png
Bên cạnh đó, huyện Thọ Xuân đã thu hút, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp đầu tư hệ thống các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích.. phục vụ nhu cầu người dân. Đến nay, toàn huyện có 26 chợ, 3 siêu thị lớn và hơn 3000 cửa hàng tiện ích hoặc kinh doanh tổng hợp, được phân bố hợp lí ở 30 xã, thị trấn. Các điểm chợ, siêu thị, cửa hàng đều gần các trục đường giao thông nên thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán hàng hóa.
Do được đầu tư đồng bộ, theo quy hoạch nên cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã và đang phát huy tốt hiệu quả trong việc thu hút, tập trung lực lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài huyện. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân.
 
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân