Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp

Đăng lúc: 23/10/2023 (GMT+7)
100%

Thọ Xuân là một trong những huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Thọ Xuân đã tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp. Trong đó, huyện luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

636556639.jpg
Từ năm 2021 - 2023, huyện Thọ Xuân đã thu hút thêm được 07 doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: Công ty Cổ phần đầu xây dựng và đầu tư phát triển nông thôn  Miền Tây đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi và sản xuất rau hoa quả sạch  Ngôi Sao tại xã Xuân Phú với diện tích 18 ha áp dụng công nghệ khép kín từ Hàn Quốc (đây là công nghệ tiên tiến nhất khu vực miền Bắc, 100% cho ăn tự động), tạo việc làm cho gần 100 lao động, thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Khu trang trại chăn nuôi gà tại xã Xuân  Hưng, tạo việc làm cho 8 lao động tại địa phương, thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng; Trang trại gà của Công ty CP trang trại gà Bình An tại xã Thuận Minh với diện tích 6 ha được áp dụng công nghệ khép kín, hiện đại, thu  hút 11 lao động, thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng; Công ty CNC  Điền Trạch tại xã Thọ Lâm, sản xuất và bao tiêu sản phẩm dưa vàng, tạo việc làm cho 30 lao động tại địa phương, thu nhập bình quân từ 4-8 triệu  đồng/người/tháng; Nhà máy chế biến tinh bột nghệ Nhật Long với diện tích 3ha tại  xã Xuân Phú… 
Buoi Bac Luong.png
Cùng với đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ dân để tổ chức sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao, thúc đẩy chế biến và thị trường tiêu thụ; Huyện Thọ Xuân chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chính trên địa bàn;Toàn huyện đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận 12 mã số vùng  trồng; trong đó, có 9 vùng lúa, 1 vùng cây ăn quả, 1 vùng ớt, 1 vùng khoai lang; đã xây dựng trang website quảng bá sản phẩm “Đac san.lang nghe Thọ Xuan” để quảng bá sản phẩm, bán sản phẩm và tiếp nhận thông tin phản hồi của người tiêu dùng. Hiện nay, huyện đang phối hợp với Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, chi nhánh Thanh Hoá xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tiến độ, chấm điểm hồ sơ OCOP và du lịch làng nghề, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bản đồ vùng trồng huyện Thọ Xuân; Xây dựng nhãn hiệu tập thể bánh lá răng bừa Xuân Lập, Cam Xuân  Thành và đang thực hiện nhãn hiệu tập thể bưởi Bắc Lương (dự kiến được công  nhận vào cuối năm 2023); dự kiến đến hết năm 2023 có thêm 17 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, nâng tổng số sản phẩm OCOP cấp tỉnh là 23 sản phẩm, sản phẩm OCOP cấp huyện là 10 sản phẩm./.
Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân