Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Đăng lúc: 25/10/2023 (GMT+7)
100%

Xác định phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

mien.png
Cùng với  kẹo lạc Phú Xuân, bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa Xuân Lập là những  sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện hội tụ tinh túy của các nghề truyền thống. Do đó, với bề dày về văn hóa, lịch sử, những sản phẩm này luôn mang đặc trưng riêng, từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường. Trên địa bàn huyện còn một số nghề đang tồn tại và phát triển tốt, với hệ thống sản phẩm chất lượng được thị trường đánh giá cao, như: nghề làm bánh lá răng bừa xã Xuân Lập; nghề làm nem nướng thị trấn Thọ Xuân; nghề làm nem, giò chả tại xã Xuân Bái, nghề làm miến, xay xát lương thực tập trung tại các xã Nam Giang, Phú Xuân; nghề làm nón xã Thọ Lộc; nghề làm đồ gỗ tại các xã Thuận Minh, Xuân Bái, Nam Giang, Thọ Diên, Xuân Lập, Tây Hồ, Bắc Lương. Hàng năm, các địa phương trên địa bàn huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các cơ sở phát triển sản xuất góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
go.png
Bên cạnh đó, chú trọng tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho người lao động, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và cải tiến công nghệ,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tạo môi trường làm việc thuận lợi, an toàn cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các cơ sở tham gia các hội chợ, triển lãm; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu và đầu tư xây dựng các cửa hàng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm...
Bên cạnh việc tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành, như: may mặc, giầy da là những ngành công nghiệp tạo việc làm cho nhiều lao động, huyện tiếp tục lựa chọn, phát triển những sản phẩm công nghiệp nông thôn mang tính truyền thống; khôi phục, phát triển các ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề. Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá trên địa bàn.
 Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân