Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN THỌ XUÂN PHÁT HUY LỢI THẾ, TIỀM NĂNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2024

Đăng lúc: 20/06/2024 (GMT+7)
100%

Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Toàn huyện có 27 xã và 3 thị trấn, trong đó có 5 xã miền núi nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung gồm: Thọ Lâm, Thuận Minh, Quảng Phú, Thị trấn Sao Vàng và Xuân Phú. Diện tích tự nhiên của 5 xã miền núi là 10.200 ha = 35% tổng diện tích của huyện; các dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Thổ, Tày… có hơn 11 nghìn người, chiếm 4,6% dân số toàn huyện.

 dt3.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm dự ngày hội địa đoàn kết tại xã Xuân Phú

Với sự nỗ lực cố gắng của đồng bào và Nhân dân các dân tộc, được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành,  huyện Thọ Xuân đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, QP-AN; đời sống nhân dân được nâng lên, trong đó các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc thiểu số, hộ nghèo được thực hiện có hiệu quả, làm cho đời sống của đồng bào DTTS ngày được cải thiện đổi mới, từng bước nâng lên.
dt15.jpg
Từ năm 2019 đến năm 2020, huyện Thọ Xuân tiếp tục được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2) với tổng kinh phí là 3 tỷ 172 triệu đồng;  năm 2022 đến nay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Thọ Xuân được phân bổ tổng kinh phí là 2 tỷ 081 triệu đồng. Nhìn chung các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Nhà nước trong 5 năm qua trên địa bàn huyện đã phát huy tốt hiệu quả cùng với các chương trình dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Thọ Xuân như Chương trình xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, chương trình phát triển đô thị, hạ tầng giao thông, các công trình văn hóa … đã góp phần phát triển sản xuất, ổn định đời sống, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và  đồng bào dân tộc miền núi nói riêng.
dt8.jpg
Trồng và chăm sóc luồng tại xã Xuân Phú
Vùng dân tộc thiểu số của huyện sau 5 năm đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã xuất hiện nhiều điển hình về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cụ thể là:5 xã miền núi có 01 xã đạt NTM nâng cao, 01 thị trấn đạt tiêu chí Đô thị văn minh; trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, QP-AN đạt được nhiều thành tựu quan trọng; khu đô thị Lam Sơn- Sao Vàng, khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, khu dịch vụ Cảng hàng không Thọ Xuân, khu dân cư đô thị, ... đã tạo động lực cho các xã miền núi, đời sống nhân dân được nâng lên: xã Xuân Phú đã mở rộng diện tích rừng luồng.
dt9.jpg
Các hộ DTTS tích cực lao động sản xuất để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, điển hình như: Hộ ông Ông Lê Ngọc Xuân, thôn Đồng Luồng, ông Phạm Văn Trầu thôn Làng Sung, xã Xuân Phú. Ông Lê Văn Nhâm, thôn Ba Ngọc, xã Xuân Phú người có uy tín tiêu biểu, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Chỉ đạo có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Ông Phạm Văn Toán, thôn làng Sung. Tiêu biểu trong phát triển kinh tế, dịch vụ kinh doanh, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, có mô hình trồng cây keo lai mô đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây keo lai thường; ông Quách Như Đại Bí thư chi bộ khu phố 7, TT Sao Vàng, là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; hộ ông Hà Văn Biến, Hà Văn Duyên, Hà Văn Sự, khu phố 9, thị trấn Sao Vàng tiêu biểu trong phát triển kinh tế, trồng cây ngô, cây cỏ cung cấp cho việc chăn nuôi bò sữa, thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; hộ ông Cao Văn Thể, thôn Quyết Tâm, xã Thọ Lâm trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi thu nhập 400 triệu đồng/nămbà Lê Thị Văn, thôn 12 xã Thuận Minh, Tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; gia đình ông Bùi Văn Phòng, xóm 4 xã Quảng Phú, Tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; gia đình bà Trương Thị Hồng, xóm 4 xã Quảng Phú, Tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình;
dt13.jpg
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các thầy, cô giáo đã nêu cao tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu”, trong khó khăn vẫn say mê sáng tạo, đổi mới ph­ương pháp dạy học và quản lý giáo dục. Nhiều thầy cô là tấm gương sáng về tinh thần say mê ham học hỏi, quan tâm gìn giữ và khơi dậy nét bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bên cạnh những cá nhân nhà giáo tiêu biểu, có nhiều tập thể nhà trường tiên tiến xuất sắc như trường Tiểu học Xuân Phú, Tiểu học Thuận Minh có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học. gia đình Bà Bùi Thị Sâm, thôn 4 xã Thuận Minh có nhiều thành tích trong xây dựng nếp sống văn hóa; Đã xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ hiếu học như gia đình bà Phạm Thị Huệ (TT Sao Vàng), gia đình bà Lưu Thị Hưng (dòng họ Lưu Đình), bà Phạm Thị Ngà (Thọ Lâm), gia đình ông Phạm Văn Lâm, ông Nguyễn Minh Thành (Quảng Phú), dòng họ Bùi, họ Vũ Tấn, họ Đinh (xã Quảng Phú)...
Trong lĩnh vực y tế, các y, bác sỹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS. Các phòng chuyên môn và Trung tâm y tế huyện đã làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền vận động nên đồng bào DTTS đã chú trọng hơn đến việc tự chăm sóc, phòng và khám chữa bệnh cho bản thân và gia đình, chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS được cải thiện đáng kể.
dt14.jpg
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển, các làng văn hóa có các CLB văn nghệ (CLB hát Chèo, Hát dân ca, CLB thơ, …), CLB thể thao như (Bóng chuyền hơi, Bóng chuyền da, Bóng bàn, Cầu lông; tỷ lệ người DTTS tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng tăng và đã xuất nhiều điển hình đạt nhiều huy chương tại các Đại hội, hội thao các cấp... Đến nay các hộ đều có phương tiện nghe nhìn, nhiều hộ đồng bào DTTS đã kết nối mạng internet. Hiện vẫn còn duy trì được các hoạt động văn hóa dân tộc nh­ư: Nhảy sạp, cồng chiêng, pồn pông, gõ ống, đáng mảng, ném còn, bắn nỏ, chơi đánh đu cây,.... của người Mường, người Thái, các trò chơi dân gian, chơi đu trong các dịp Lễ, Tết. Tại các xã Xuân Phú, thị trấn Sao Vàng, Thọ Lâm, ... đồng bào các DTTS luôn giữ được tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau lúc vui buồn, khó khăn, hoạn nạn. Nhiều đơn vị đã gương mẫu đi đầu trong việc hướng dẫn nhân dân thực hiện việc cưới, việc tang theo quy định mới. Sát cánh cùng đồng bào dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện luôn đồng hành, ủng hộ giúp đỡ đồng bào, tiêu biểu nh­­ư: Hội doanh nghiệp, Ban Chỉ huy quân sự, Công an huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bưu điện, Kiểm lâm, Kho bạc, Trung tâm Viễn thông, Điện lực..
dt4.jpg
Đ/c Bí thư Huyện ủy Lê Đình Hải làm việc với xã Quảng Phú
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số luôn được quan tâm, nhằmnâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở các xã miền núi. Bố trí, sắp xếp cán bộ giữ các trọng trách ở các địa phương từ xã đến thôn là người dân tộc thiểu số. Công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp uỷ đảng quan tâm, đảng viên là người dân tộc thiểu số đã và đang sinh hoạt tại các chi bộ cơ sở đều gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết và tích cực tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương, là hạt nhân lãnh đạo trong các khu dân cư góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương và toàn huyện.
dt5.jpg
Đội ngũ Già làng, trưởng bản, cán bộ, hưu trí, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nư­­ớc; nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc vận động nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức các hoạt động theo nếp sống văn hoá. 
dt11.jpg
CA xã Thuận Minh hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch Covid- 19

Về đảm bảo quốc phòng, an ninh: Trong những năm qua, huyện Thọ Xuân luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho đồng bào DTTS đối với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền đạo trái phép, âm mưu diễn biến hòa bình. Vì vậy, trong 5 năm qua trên địa bàn không xảy ra điểm nóng, đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Vận động nhân dân các dân tộc tham gia huấn luyện dân quân, tham gia tổ chức tốt các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, xây dựng hậu phương quân đội vững chắc, hoàn thành công tác tuyển quân đảm bảo chất lượng và số lượng. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, 100% các đơn vị đạt an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu.
dt7.jpg
Có thể nói, sau 5 năm, kể từ Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số huyện Thọ Xuân lần thứ 3 đến nay, cho thấychủ trương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS các cấp có ý nghĩa quan trọng, cùng với chương trình hành động thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội trong giai đoạn 2019-2024 đã có tác động tích cực đến tư tưởng, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Mỗi cá nhân, tập thể đều hiểu rõ những đóng góp và vai trò của đồng bào DTTS trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Do đó các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển vùng đồng bào DTTS luôn được quan tâm đưa vào các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động và kế hoạch thực hiện của các cấp ủy, chính quyền. Huyện uỷ, UBND huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ các chương trình, chính sách, dự án vùng dân tộc và miền núi góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS. Các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình hành động thực hiện Quyết tâm thư Đại hội  lần thứ III, năm 2019 do đó đã sớm đạt được theo kế hoạch đề ra.
dt10.jpg
Phát huy những kết quả toàn diện đạt được 5 năm qua, với chủ đề “ Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững, góp phần xây dựng Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030”, Đại hội đại biểu các DTTS huyện Thọ Xuân lần thứ IV tiếp tục khẳng định và ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đang xây dựng đổi mới đất nước; nhiệt liệt tôn vinh, biểu dương và khen thưởng các tập thể, các cá nhân tiêu biểu; cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Với truyền thống đoàn kết và sáng tạo của đồng bào các DTTS trong huyện, nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành xuất sắc mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, nhà nước trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân