Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

UBND huyện Thọ Xuân: Hội nghị làm việc với Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y-Sinh Việt Nam về tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Đăng lúc: 26/05/2023 (GMT+7)
100%

Sáng 26/5/2023, UBND huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị làm việc với Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y-Sinh Việt Nam về tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

 1.jpg
( Toàn cảnh hội nghị)
Dự hội nghị, về phía huyện Thọ Xuân có đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; lãnh đạo, chuyên viên Phòng NN&PTNT; đại diện lãnh đạo: Phòng Tài nguyên-Môi trường, Văn phòng HĐND-UBND huyện; Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện; Hội LHPN huyện. Về phía Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y-Sinh Việt Nam có đồng chí Nguyễn Ngọc Huân, Chủ tịch Hội và các thành phần liên quan.
2.jpg
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Huân, Chủ tịch Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y- Sinh Việt Nam đã giới thiệu khái quát về quá trình thành lập và hoạt động của Hội; mục tiêu, nhiệm vụ của Hội góp phần chuyển giao, nghiên cứu các ứng dụng TBKHKT mới để phát triển các sản phẩm, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp phát triển khu du lịch thu hút du khách đến tham quan, học tập mô hình.
7.jpg
Theo đó, thời gian qua, Hội đã và đang nghiên cứu khảo nghiệm giống lúa mới gieo trồng một lần nhưng có thể thu hoạch được từ 4 đến 6 năm; hiện có một số nước đã trồng thử nghiệm và sản phẩm cây Cà tím là một trong những giống được xuất khẩu đến thị trường Nhật Bản; đây là loại cây hiện Hội đã nghiên cứu, là giống cây ghép trồng lai tạo trên thân gỗ và có thể cấy ghép được với nhiều loại giống cà tím trên một thân cây, thu hoạch được nhiều năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
5.jpg
Đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, đến nay, Hội đã phối hợp với khu du lịch Đại Nam ( Bình Dương) và khu du lịch Thung Nham ( Ninh Bình) để xây dựng mô hình. Ngoài ra, Hội cũng đã giới thiệu về sản phẩm giày da sinh học được làm từ cây nấm, hay từ thân cây chuối để sản xuất giấy và bao bì, hiện Hội đang nghiên cứu để sản xuất đại trà. Đối với huyện Thọ Xuân, hiện Hội đang có định hướng phối hợp với doanh nghiệp và cùng Khu Resot Sao Mai, tư vấn xây dựng mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao sinh thái kết hợp với phát triển du lịch với diện tích khoảng vài ha.
4.jpg
Cũng tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cũng đã giới thiệu khái quát các tiềm năng, thế mạnh của huyện Thọ Xuân có thể phát triển kết hợp giữa sản xuất, xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với phát triển du lịch tâm linh như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, Khu Resot Sao Mai, Khu di tích Yên Trường-Thọ Lập và một số di tích khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện cũng đã và đang xây dựng, đầu tư phát triển khu Nông nghiệp công nghệ cao lam Sơn-Sao Vàng; các dự án nông nghiệp công nghệ cao ( công nghệ Israel).
15 (1).jpg
Trao đổi, thảo luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Phòng NN&PTNT, phòng Văn hoá-Thông tin, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cũng đã trao đổi các nội dung liên quan đến phòng, ngành, đơn vị phụ trách để cùng lãnh đạo huyện và Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y- Sinh Việt Nam có những định hướng, cách làm, xây dựng mô hình, các dự án nông nghiệp công nghệ cao; các mô hình du lịch nông nghiệp theo hướng kết hợp, áp dụng các sản phẩm công nghệ sinh học có lợi thế, phù hợp với đặc điểm, tình hình trên địa bàn huyện và các sáng kiến đào tạo kiến thức chăm sóc sức khỏe kết hợp dạy nghề cho phụ nữ huyện Thọ Xuân.
19 (1).jpg
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y- Sinh Việt Nam mong muốn sẽ được hợp tác cùng huyện Thọ Xuân trong việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái.
16.jpg
Thay mặt các đồng chí lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thọ Xuân trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Hội nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Y- Sinh Việt Nam đối với sự phát triển của huyện Thọ Xuân, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch và mong muốn Hội sẽ đồng hành, quan tâm kết nối giữa các doanh nghiệp đến với huyện Thọ Xuân, để huyện xây dựng thành công các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái vừa bảo vệ môi trường hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, xây dựng nền kinh tế xanh…góp phần cùng toàn huyện thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh uỷ; phấn đấu đến năm 2025 là một trong 3 huyện dẫn đầu các phong trào của tỉnh, đến trước năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.

 Lê Thơ-Năng Tiến, Trung tâm VHTT, TT&DL huyện