Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Đ/c Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng: Dâng hương tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Đăng lúc: 15/01/2022 (GMT+7)
100%

Nhân dịp chuẩn bị chuẩn bị đón tết cổ truyền Nhâm Dần 2022, sáng 15/1/202, tức 13 tháng Chạp năm Tân Sửu, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến dâng hương tại khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Cùng đi có đồng chí Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành có liên quan. Về phía huyện Thọ Xuân có các đồng chí: Lê Đình Hải, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Ngọc Thức, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; Hoàng Văn Đồng, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo các ban, phòng, ngành có liên quan.

            .        

 Lam Kinh là quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV. Lam Kinh là nơi an táng 6 vị vua và 2 Hoàng Thái Hậu. Trải qua thời gian biến thiên của lịch sử, hiện nay di tích còn lại 6 khu lăng mộ, có 5 mộ các vua và 1 Hoàng Thái hậu. Mỗi khu lăng mộ có diện tích khoảng 400m2, khu nhà bia khoảng 100m2 có bia và nhà che bia lăng mộ các vua gồm: Lăng mộ vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và lăng mộ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Có 2 đền thờ đã được phục hồi tôn tạo năm 1997, đó là đền thờ Lê Thái tổ tại xã Xuân Lam, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai xã Kiên Thọ – Ngọc Lặc, cách di tích Lam Kinh 5km về phía Bắc.  Mặc dù các công trình kiến trúc từ ngàn xưa đến nay không còn nhiều, nhưng chứa đựng những ý nghĩa giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh. Năm 1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, đến 1994 được Chính phủ phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo. Từ đó đến nay nhiều hạng mục công trình khu di tích đã được phục hồi tôn tạo, tránh được sự hoang phế, bảo vệ được nhiều di tích di vật cổ thời Lê.


         

          Trong không khí thành kính, trang nghiêm, Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng cùng các thành viên trong đoàn đã kính cẩn dâng hương tưởng nhớ Đức Thái tổ Cao hoàng đế Lê Lợi, các vị vua vương triều Hậu Lê cùng các anh hùng, nghĩa sĩ Lam Sơn; kính cáo trước anh linh các bậc tiền nhân về những thành tựu to lớn mà quê hương Thanh Hoá đạt được trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Trước anh linh của Đức Thái tổ Cao hoàng đế Lê Lợi và các bậc tiền nhân, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nguyện đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống của quê hương, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu, quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX; không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá quê hương, đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân