Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Xã Xuân Giang: Chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỷ niệm 292 năm ngày mất Lê Dụ Tông Hoà Hoàng đế

Đăng lúc: 09/02/2023 (GMT+7)
100%

Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của Vương triều Lê, Vua sinh ngày 8/10 năm Canh Thân (1680), mất ngày 20 tháng Giêng năm Tân Hợi (1731). Khi Vua băng hà được an táng ở lăng Cổ đô sau chuyển về Kim Thạch nay là làng Bái Trạch xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân. Năm 2019, lăng mộ vua Lê Dụ Tông được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh lành mạnh của Nhân dân. Theo kế hoạch, lễ giỗ vua Lê Dụ Tông sẽ được xã Xuân Giang tổ chức trọng thể vào sáng ngày 10/2/2023 tức 20 tháng Giêng năm Quý Mão.

z4095079701511_e1752426db831bf16788c61c331e13da (1).jpg
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê, Vua húy là Duy Đường, cháu nội Vua Lê Thần Tông, con trai trưởng của Vua Lê Hy Tông, Mẹ là Ôn từ Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Đệ người làng Sùng Quân, Huyện Đông Ngàn (nay thuộc tỉnh Bắc Giang).Được vua cha truyền ngôi ngày 17/1/Ất Dậu (1705) lấy hai niên hiệu là Vĩnh Thịnh bắt đầu từ năm 1705 được 16 năm và Bảo Thái bắt đầu từ năm Canh Tý (1720) được 10 năm, ở ngôi 25 năm. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình hình phạt được giảm nhẹ, các mỏ bạc, đồng , kẽm được khai thác, tổ chức các kỳ thi võ. Đánh giá về Dụ Tông sách” Lịch triều tạp kỷ” của Ngô Cao Lãnh ghi: “ Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được rất đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, thượng quốc thì trả lại đất. Có thể gọi là thời cực thịnh. Nhà vua rủ tay áo mà ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đều đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị ở thời bấy giờ người ta tất phải kể đến đời vua này”
Ngoài việc mở mang kinh tế và văn hóa, triều đình rất quan tâm đến vấn đề quân sự lại đặt 3 năm một lần thi võ, quan tâm mở trường và thi cử cứ 3 năm một lần thi, đặt ra hai loại trường Quốc học ( ở kinh) và Hương học ( ở phủ). Trong 25 năm trị vì, đức vua Lê Dụ Tông đã tổ chức 8 kỳ thi Hội, thi Đình lấy đỗ 132 tiến sỹ, nhiều người xuất thân khoa bảng thời kỳ này đã trở thành trụ cột triều đình.
Sinh thời vua Lê Dụ Tông rất sùng đạo Phật, nhà vua thường vi hành đến các chùa ở Thăng Long thăm các nhà sư, chuyện trò và nghe giảng giải về Phật, khi nhường ngôi cho con, nhà vua chuyên nghiên cứu về Kinh Phật, tuy không xuống tóc đi tu nhưng nhà vua thường đến vãn cảnh chùa và cùng các sư luận bàn kinh sách, người đương thời coi vua là bậc thông tuệ, minh triết, một người hiền.
z4095079702529_0c342ae212ee4941ba74b06bec571143.jpg
Vua Lê Dụ Tông băng hà ngày 20 tháng Giêng năm Tân Hợi ( 1731) hưởng thọ 52 thổi. Khi vua băng hà được an táng ở lăng Cổ Đô, sau chuyển về Kim Thạch nay là làng Bái Trạch xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Mộ vua Lê Dụ Tông được phát hiện hồi tháng 2 năm 1958. Đầu năm 1964, Bộ Văn hóa đã ra quyết định cho phép đội khảo cổ khai quật mộ và đưa về bảo tàng lịch sử Việt Nam lưu giữ và nghiên cứu. Ngày 2/4/1964 trước sự chứng kiến của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng các lãnh đạo Bộ Văn hoá, Viện sử học, UB KH Nhà nước, Bảo tàng lịch sử phối hợp với các giáo sư, bác sỹ tổ chức mở quan tài để nghiên cứu về xác ướp ( Thi hài Vua Lê Dụ Tông).
Ngày 11 tháng 12 năm Kỷ Sửu - 2009, sau hơn 40 năm bảo quản thi hài ở Viện bảo tàng lịch sử việt Nam, thi hài Lê Dụ Tông Hòa hoàng đế được hoàn táng nguyên thổ tại làng Bái Trạch xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá và được nhà nước đầu tư xây cất lăng mộ, nơi đây trở thành di tích lịch sử văn hóa để con cháu đời sau thăm viếng thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn. Năm 2019, Lăng mộ vua Lê Dụ Tông được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nhân dân trong và ngoài xã thường xuyên tới dâng hương, đặc biệt vào dịp Tết và ngày giỗ vua 20 tháng Giêng âm lịch.
z4095079705356_b2c65c0b6b7fc2f922977f8520ef8d6e (1).jpg
Để kỷ niệm 292 năm ngày mất Đức vua Lê Dụ Tông Hòa Hoàng Đế, xã Xuân Giang đã thành lập BTC Lễ - Giỗ vua Lê Dụ Tông năm 2023, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; Đẩy mạnh việc giới thiệu và quảng bá đến cán bộ, nhân dân, du khách thập phương trong và ngoài tỉnh biết được giá trị lịch sử văn hóa di tích đặc sắc của Lăng mộ vua Lê Dụ Tông tại làng Bái Trạch - xã Xuân Giang và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân, đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh lành mạnh của nhân dân. Cùng với đó, xã Xuân Giang đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp của Đức Vua; treo cờ ngũ sắc từ khu lăng mộ vua đến đường tỉnh lộ 47B, hướng dẫn nhân dân treo cờ Tổ quốc và tổ chức các hoạt động TDTT; tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã, v.v... Theo chương trình, Lễ - Giỗ vua Lê Dụ Tông sẽ được địa phương tổ chức vào sáng ngày 20 tháng giêng năm Quý Mão, tức ngày 10/2/2023, tại lăng mộ vua Lê Dụ Tông - làng Bái Trạch - xã Xuân Giang./.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân