Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Đoàn công tác huyện Thọ Xuân và huyện Hiệp Đức: Dâng hương tại Đền liệt sỹ huyện Hiệp Đức, Khu di tích lịch sử Khu ủy Khu 5 và thăm quan Thủy điện Sông Tranh 4

Đăng lúc: 07/11/2023 (GMT+7)
100%

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày kết nghĩa giữa 2 huyện Thọ Xuân - Quế Sơn (20/11/1968 - 20/11/2023), sáng 6/11/2023, huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam (được chia tách từ huyện Quế Sơn)và huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức dâng hương tại Đền liệt sỹ huyện Hiệp Đức, Khu di tích lịch sử Khu ủy Khu 5 và thăm quan Thủy điện Sông Tranh 4.

1.png
Tham dự về phía huyện Hiệp Đức có các đồng chí: Nguyễn Văn Tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Trần Thị Hằng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; Nguyễn Văn Nam, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện. Các đồng chí Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND huyện; Lãnh đạo UBMTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; Đại diện lãnh đạo các ban, phòng, ngành có liên quan.
2.png
Về phía huyện Thọ Xuân có các đồng chí: Lê Đình Hải, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Hoàng Văn Đồng, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện. Các đồng chí Uỷ viên BTV Huyện uỷ Lê Văn Tiến, trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ; Đỗ Kim Thọ, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ, Chủ tịch UBMTTQ huyện; Lưu Thị Anh Đào, Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ; Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện; Trịnh Duy Niệm, trưởng Công an huyện Thọ Xuân. Đại diện lãnh đạo một số ban, phòng, ngành đoàn thể cấp huyện và đại diện lãnh đạo xã Bắc Lương;đại diện CCB huyện Thọ Xuân từng chiến đấu tại Quế Sơn.
3.png
Đoàn công tác huyện Thọ Xuân và huyện Hiệp Đức đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đền liệt sỹ huyện Hiệp Đức. Công trình được đặt tại Đồi Sơn, thị trấn Tân An với tổng diện tích 4,6ha. 
4.png
Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cứu nước, trên mảnh đất huyện Hiệp Đức có 2.244 liệt sĩ là con em trong và ngoài huyện trong đó có hàng nghìn liệt sĩ chưa rõ họ tên. Trên địa bàn huyện Hiệp Đức có 481 thương binh, bệnh binh và 319 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ được xây dựng với hàng nghìn liệt sĩ được lưu danh trên bia đá của Đền tưởng niệm.
5.png
6.png
8.png
7.png
9.png
10.png
Trước anh linh của các anh hùng liệt sỹ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá và huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam kết nghĩa nguyện tiếp tục vun đắp tình cảm keo sơn, gắn bó, thuỷ chung giữa 2 huyện mà bao thế hệ đã dày công vun đắp. Tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
11.png
Đoàn công tác huyện Thọ Xuân và huyện Hiệp Đức đã thăm Khu di tích lịch sử Khu ủy Khu 5 là nơi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công từng sống, làm việc và hoạt động cách mạng. Đây là căn cứ Khu ủy 5 trong những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1973 - 1975).
12.png
Tại căn cứ này, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã đề ra kế hoạch cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 theo tinh thần nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành tháng 1.1975. Khu di tích căn cứ Khu ủy Khu V có diện tích khoảng 21ha. Bao gồm một nhà trưng bày những hiện vật cách mạng và hình ảnh tư liệu quý thời kháng chiến chống Mỹ, nhà tiếp khách, hệ thống hầm trú ẩn dùng cho những cuộc họp quan trọng với lối thoát hiểm dài chưa đến 10m.
13.png
Ngoài ra, còn có di tích nhà và hầm làm việc của đồng chí Võ Chí Công (tức Năm Công) - Bí thư Khu ủy lúc bấy giờ, hội trường diễn ra Đại hội III, 24 bia kỷ niệm đặt ở những vị trí khác nhau với những ý nghĩa khác nhau như: Bia kỷ niệm Tiểu đoàn 10 đã đóng quân bảo vệ Khu ủy Khu V (1973-1975); bia ghi nhớ đoàn đại biểu Đảng bộ các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định... đã lưu trú trong những ngày dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khu V lần thứ III (từ ngày 15 đến ngày 22-12-1973)... Với ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của Khu di tích căn cứ Khu ủy Khu V tại Phước Trà trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, ngày 24-3-1993, Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành Quyết định công nhận căn cứ Phước Trà là di tích quốc gia.
14.png
15.png
Đoàn công tác huyện Thọ Xuân và huyện Hiệp Đức đã thăm quan nhà máy thủy điện Sông Tranh 4 nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia năm 2006-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là 1 trong 33 thuỷ điện bậc thang nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam.
16.png
Công trình thủy điện Sông Tranh 4 khai thác năng lượng dòng chảy trên hạ nguồn sông Tranh. Vị trí tuyến đầu mối công trình nằm trên địa bàn xã Quế Lưu và xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức. Nhà máy thủy điện Sông Tranh 4 là thủy điện sau đập. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Quế Lưu, Thăng Phước của huyện Hiệp Đức. Hồ chứa có dung tích 20 triệu m3; công suất lắp máy 48MW, sản lượng điện hàng năm 196 triệu KWh. Đập tràn, dâng bằng bê tông có chiều cao lớn nhất là 32m. Với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
17.png
Duy Nhã - Xuân Chất, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân