Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Đăng lúc: 30/01/2022 (GMT+7)
100%

Ngày 29/1/2022, UBND huyện Thọ Xuân ban hành kế hoạch số 20/KH-UBND về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 trên địa bàn huyện Thọ Xuân

 Nội dung cụ thể như sau:

Mục tiêu: Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đảm bảo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, khống chế không để dịch lớn xảy ra; tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là biến chủng Omicron và các biến chủng mới trên địa bàn; Nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh; Đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022; Đảm bảo công tác tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ và an toàn; Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất, phương tiện, nhân lực phục vụ phòng, chống dịch bệnh, xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 theo quy định của Bộ Y tế; Thường trực chống dịch 24/24 giờ đối với tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn toàn huyện theo quy định; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp Tết về tình hình dịch bệnh; tình hình khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu tai nạn; ngộ độc thực phẩm, cung ứng thuốc...; đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn theo quy định.

Các giải pháp:

Đối với dịch bệnh COVID-19:

Ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài: Tăng cường kiểm soát cư dân vào địa bàn dịp Tết Nguyên đán 2022; Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về giám sát, cách ly y tế, phòng chống dịch COVID-19; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm tại nơi cách ly và lây nhiễm ra cộng đồng; Tổ chức quản lý điều trị các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở y tế, nhất là đối với biến chủng Omicron.

Tăng cường giám sát, phòng bệnh bên trong, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng: Rà soát, cập nhật các kịch bản phòng, chống dịch, cấp độ dịch chuẩn bị ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể xảy ra tại các tuyến; thực hiện nghiêm việc giám sát cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt là các trường hợp trở về quê ăn tết từ các vùng có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, được tiêm đủ 2 mũi vắc xin trở về địa phương, nơi lưu trú,...; Tăng cường công tác giám sát dịch tại Cảng hàng không Thọ Xuân, tổ chức giám sát dịch chặt chẽ đảm bảo phát hiện sớm dịch bệnh xâm nhập vào huyện để kịp thời bao vây, khoanh vùng xử trí; Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học; việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh nghi ngờ, người trốn cách ly, người nước ngoài chưa qua khai báo y tế... để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là các Tổ COVID-19 cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch; Tăng cường truyền thông hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong trong dịp Tết Nguyên đán 2022, thực hiện tốt thông điệp 5K gồm: khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế; Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trong cộng đồng và các cơ sở y tế, phát hiện sớm, lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch theo quy định; Tiếp tục duy trì hệ thống giám sát dịch bệnh dựa vào sự kiện (EBS) tại các tuyến nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo ca bệnh nghi ngờ trong cộng đồng; Kiện toàn, duy trì sẵn sàng các Đội đáp ứng nhanh để điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Đối với các dịch bệnh truyền nhiễm khác

Các giải pháp giảm mắc

Triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện ca bệnh, xử lý ổ dịch: Giám sát chủ động các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt các ca bệnh sốt phát ban nghi sởi, viêm đường hô hấp cấp tính nặng nghi do virus, liên cầu lợn, thủy đậu, quai bị,... tại các cơ sở điều trị và tại cộng đồng, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm có thể xảy ra; Điều tra dịch tễ và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm và kịp thời xử lý dịch bệnh theo quy định; Củng cố và kiện toàn Đội đáp ứng nhanh (RRT) các cấp, sẵn sàng khi có dịch xảy ra; thực hiện xử lý ca bệnh/ổ dịch triệt để; Tổ chức trực dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch; Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm...,cần thiết cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn toàn huyện. b) Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin: Các đơn vị tổ chức tốt hoạt động chương trình tiêm chủng mở rộng, các buổi tiêm chủng thường xuyên và các chiến dịch đạt kết quả cao.

Các giải pháp giảm tử vong:  Củng cố và kiện toàn đội điều trị tại các bệnh viện và các đội điều trị cấp cứu cơ động để khám, chữa bệnh khi có người bệnh vào viện điều trị và sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu; Tổ chức tập huấn điều trị đơn vị tuyến dưới nhằm tăng cường năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế trực tiếp tham gia công tác điều trị, phòng chống dịch của các bệnh viện, đặc biệt là chuyên ngành Truyền nhiễm, Hồi sức cấp cứu, Nhi, Kiểm soát nhiễm khuẩn; Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, xe cứu thương đảm bảo công tác khám chữa bệnh; Trang bị phương tiện phòng hộ cho cán bộ y tế, phương tiện chẩn đoán, điều trị cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong. 3. Công tác xét nghiệm - Duy trì và tăng cường hoạt động của hệ thống xét nghiệm chẩn đoán dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn toàn huyện; Đảm bảo có đủ hóa chất, vật tư, sinh phẩm, môi trường bảo quản bệnh phẩm trong công tác xét nghiệm các dịch bệnh truyền nhiễm; Đảm bảo 100% cán bộ trạm Y tế có cán bộ xét nghiệm có thể lấy mẫu, bảo quản vận chuyển bệnh phẩm và làm xét nghiệm Test nhanh kháng nguyên theo đúng qui định.

 Chuẩn bị đủ, sẵn sàng vật tư hóa chất, thuốc và các phương tiện 4 điều trị, chống dịch a) Trung tâm Trung tâm Y tế huyện:  Kiểm tra và dự trù đủ cơ số thuốc, hóa chất, máy phun hóa chất; Củng cố đội chống dịch cơ động. b) Bệnh viện Đa khoa huyện: - Chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly bệnh nhân; Đảm bảo có đủ thuốc điều trị, các phương tiện để thu dung và điều trị bệnh nhân. Hạn chế tối đa khả năng tử vong do bệnh truyền nhiễm; Các bệnh viện huyện có kế hoạch hỗ trợ các trạm y tế để có thể hỗ trợ được ngay khi cần thiết.

Truyền thông nguy cơ: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế; Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh

Công tác phối hợp liên ngành: Phối hợp chặt chẽ với ngành và đơn vị liên quan khác trong huyện để theo dõi, nắm bắt và cập nhật tình hình dịch bệnh trong và ngoài huyện trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đặc biệt là dịch COVID-19, cấp độ dịch đồng thời tăng cường các giải pháp phối hợp, chung tay phòng chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đan 2022.

Duy trì công tác phối hợp chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh giữa huyện với tỉnh, xã với huyện, giữa các các đơn vị, xã thị trấn với nhau.

Thông tin báo cáo tình hình dịch và trực dịch: Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán 2022 cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện theo quy định; Duy trì chế độ thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, thống kê tình hình dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế; Thực hiện chế độ trực phòng, chống dịch 24/24 khi có dịch xảy ra.

Trung tâm Y tế huyện; Bệnh viện Đa khoa huyện: Tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người của huyện ban hành, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán 2022; ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 và kế hoạch đáp ứng khi có tình huống dịch xảy ra theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Cập nhật, triển khai hiệu quả các hướng dẫn giám sát, cách ly, phòng chống dịch của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Phối hợp với lực lượng Công an, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã và các ban ngành liên quan rà soát, lập danh sách, quản lý các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao để có phương án đáp ứng, giám sát và hỗ trợ kịp thời; đảm bảo thực hiện nghiêm việc cách ly y tế theo đúng quy định; Chỉ đạo các Trạm y tế giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ca bệnh, ổ dịch; tổ chức khu vực khám phân loại, thu dung, điều trị và cách ly bệnh nhân theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế. - Phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch trong dịp lễ tết;Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022; gửi Sở Y tế, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện theo quy định; Các Trạm y tế thực hiện trực tết 24/24 giờ; đảm bảo thường trực và đáp ứng khi có các tình huống dịch và các sự kiện y tế công cộng trên địa bàn

Đối với Bệnh viện Đa khoa huyện trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 đảm bảo các kíp trực đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân; thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nhiệm vụ kép đảm bảo an toàn cho bệnh viện, phòng, chống dịch trong giai đoạn bình thường mới và khám, chữa bệnh tốt; đẩy mạnh thực hiện khám, tư vấn, điều trị từ xa; Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện kịp thời thông tin về tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho người dân.

Các hoạt động chuyên môn

Công tác giám sát và tổ chức phòng, chống dịch bệnh: Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và tại các cơ sở điều trị trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022; theo dõi, đánh giá, phân tích và đề xuất giải pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp và hiệu quả nhằm ngăn chặn và khống chế, không để dịch bệnh bùng phát và lây lan ra cộng đồng; Đáp ứng khi ghi nhận trường hợp mới mắc:  Giám sát chặt chẽ, cách ly các trường hợp mới mắc, điều tra dịch tễ, lập phiếu lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp mắc tại khu vực ổ dịch, phân tích và  thực hiện báo cáo theo quy định.  Tổ chức khám, tư vấn, cách ly và điều trị bệnh nhân, hạn chế lây lan; Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh; Tăng cường huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình tiêm chủng chiến dịch và mở rộng; Phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 để theo dõi, báo cáo ngay khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, thực hiện nghiêm công tác báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định; Kiện toàn các đội đáp ứng nhanh, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về giám sát, điều tra và xử lý ổ dịch; Chuẩn bị, dự trữ đầy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu chống dịch khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn; Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể, người đứng đầu vi phạm theo quy định.

Công tác khám, chữa bệnh: Thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh thông thường và điều trị bệnh nhân COVID-19. Cập nhật phác đồ chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất và phương tiện bảo hộ cho công tác phòng chống dịch... Chuẩn bị đủ lượng ô-xy y tế; có phương án dự trữ có số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư hóa chất, thiết bị, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu. Huy động sự tham gia của y tế tư nhân, đội ngũ tình nguyện viên trong việc tư vấn, quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng tại nhà (khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo điều kiện thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết trong hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa, hỗ trợ theo dõi và quản lý người bệnh tại tuyến y tế cơ sở; Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát công tác chuẩn bị trong phòng chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh:  Chuẩn bị sẵn khu vực đón tiếp, phân luồng, tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu các ca bệnh nặng. Thành lập các đội cấp cứu cơ động, hỗ trợ tại chỗ cho tuyến dưới hoặc điểm vùng khi có các tình huống dịch xảy ra.

Công tác An toàn vệ sinh thực phẩm: Phối hợp với các Phòng, ban, ngành liên quan triển khai phổ biến các quy 7 định, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm tiêu dùng phổ biến trong dịp Tết và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua thưc phẩm; Triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đến tận cơ sở, hộ gia đình bằng nhiều hình thức truyền thông đa dạng; cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong và sau Tết. Huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; Thực hiện nghiêm công tác báo cáo, thống kê về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định để kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề tồn tại, phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. d) Công tác đảm bảo hậu cần - Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu và điều trị kịp thời. - Chủ động xây dựng phương án đảm bảo hậu cần, kế hoạch dự trữ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho hoạt động phòng chống dịch khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi có dịch xảy ra.

 Công tác truyền thông: Chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin để người dân tích cực tham gia công tác tiêm chủng phòng chống dịch đầy đủ; Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng để triển khai hoạt động truyền thông phòng chống dịch kịp thời, chính xác; phát huy tốt vai trò hệ thống truyền thanh tại cơ sở.

Phòng Tài chính – Kế hoạch Căn cứ vào kế hoạch được phê duyệt và tình hình diễn biến bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, phối hợp với Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí mua thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị phòng hộ, trang thiết bị y tế...; thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt bổ sung, đảm bảo cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bênh lây truyền từ động vật sang người trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022. - Chỉ đạo và kiểm tra các địa phương theo sự phân công của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người cấp huyện.

Phòng Văn hóa - Thông tin:  Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán 2022 trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch. Chỉ đạo các xã, thị trấn giảm bớt các hoạt động lễ hội, tập trung đông người, hạn chế nguy cơ lây lan và bùng phát khi có dịch xảy ra; Giám sát chặt chẽ du khách nghỉ trọ tại các khách sạn và nhân viên làm việc trong các cơ sở du lịch của huyện trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022; nếu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, có trách nhiệm báo ngay cho các cơ sở y tế gần nhất để phối hợp xử lý; Thực hiện tốt việc đăng ký tờ khai sức khoẻ theo mẫu của Bộ Y tế cho các khách vào tham quan du lịch tại huyện Thọ Xuân.

 Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch: Tăng cường tin bài, thời lượng tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống truyền thanh xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch trong dịp Tết.

 Phòng Kinh tế, Hạ tầng:  Chỉ đạo các đơn vị có phương tiện vận tải hành khách về quê ăn tết, đặc biệt là các phương tiện vận tải có hành trình đi qua vùng dịch phải chấp hành triệt để các quy định và yêu cầu xử lý y tế đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh; Chủ động lập kế hoạch, phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông qua vùng có dịch trong dịp tết như kiểm tra y tế, theo dõi người điều khiển phương tiện, tẩy uế, khử trùng các phương tiện vận tải.

Công an huyện: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, tham gia truy vết, cách ly, giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm thông qua việc theo dõi các hoạt động của khách nước ngoài đến làm việc trong huyện. Xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự trong các tình huống bùng phát dịch và dịch lây lan rộng trong cộng đồng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022.

 Ban Chỉ huy Quân sự huyện: Thực hiện tốt công tác kết hợp quân - dân y trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, tham gia truy vết, cách ly, quản lý, giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; Chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo sức khoẻ phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ chiến sĩ trong toàn lực lượng.

UBND các xã, thị trấn: Ban hành, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, khi có tình huống dịch xảy ra trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; xây dựng triển khai chi tiết kế hoạch phòng chống dịch

Thường xuyên nắm bắt tình hình và báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện các diễn biến về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đề xuất các khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết.

Chỉ đạo trạm y tế trên phối hợp với các đơn vị chức năng để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022.

Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức, đoàn thể cấp huyện: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của việc bảo đảm vệ sinh môi trường đối với sức khỏe của con người; chủ động phòng, chống dịch bệnh góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022; Lồng ghép thông qua các hoạt động của tổ chức mình để tuyên truyền, phổ biến cách phát hiện, xử lý ban đầu các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, dịch bệnh truyển nhiễm và triển khai công tác phòng dịch cộng đồng.

Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các phòng, ban, ngành cấp huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này; duy trì nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người của huyện theo quy định./.

Theo UBND huyện Thọ Xuân