Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ FO TẠI NHÀ CẦN LƯU Ý

Đăng lúc: 09/03/2022 (GMT+7)
100%

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, số ca mắc COVID-19 trên cả nước gia tăng hàng ngày. Theo đó, trường hợp trẻ em mắc COVID-19 cũng tăng lên. Bộ Y tế cho biết số trường hợp mắc COVID-19 nhóm dưới 12 tuổi đang có sự gia tăng. Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần). Khoảng 4% có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng hậu COVID-19, bao gồm các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID-19 kéo dài" ở trẻ em.

anh.jpg

Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo tới các phụ huynh:

Trẻ dưới 12 tháng tuổi và trẻ có các bệnh lý nền có nguy cơ diễn tiến nặng cao như: Trẻ sinh non, nhẹ cân; béo phì, thừa cân; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa; các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh; bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính; suy giảm miễn dịch; các bệnh hệ thống và đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.

Đa phần trẻ mắc COVID-19 phải nhập viện có triệu chứng như: Sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp…

Vậy,trẻ em bị F0 thì dùng thuốc thế nào?

Phần lớn trẻ em khi mắc COVID-19 diễn biến lành tính, sốt 2-3 ngày đầu kèm các triệu chứng ho, ngứa họng, sổ mũi… Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ, cho ăn đủ, bồi phụ các vitamin, bảo đảm vệ sinh… cách ly phòng thoáng mát và tuân thủ 5K. Kháng sinh không có chỉ định dùng trong giai đoạn này.

Khi trẻ sốt thì cho uống hạ sốt, nếu ho thì dùng các chế phẩm điều trị ho thông thường và tích cực chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ.

Về dùng thuốc ho, hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương nêu rõ, nếu trẻ ho có thể sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm triệu chứng.

Ưu tiên sử dụng thuốc ho có thành phần thảo dược; Không dùng thuốc có chứa codein cho trẻ dưới 12 tuổi. Thuốc tiêu đờm, kháng histamin: chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ

Đặc biệt, cha mẹ không nên mua bất cứ các sản phẩm nào khác mà không theo hướng dẫn của bác sĩ, không được Bộ Y tế cấp phép để tránh tiền mất tật mang. Vì hiện nay, trẻ mắc COVID-19 thường diễn biến khá nhẹ và không dùng bất kỳ loại thuốc kháng virus nào.

Trẻ em bị F0 thì có cần ăn kiêng hay không?

Trẻ em bị F0 không cần ăn kiêng. Cha mẹ cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng cho con như bình thường, tuy nhiên việc cho trẻ ăn đủ và chế độ ăn dễ tiêu, giàu vitamin là rất quan trọng. Nên cho các cháu ăn chế độ ăn lỏng hơn bình thường và chia làm nhiều bữa.

Cần chuẩn bị những gì khi có trẻ bị F0 điều trị tại nhà?

·        Dụng cụ:

-   Khẩu trang

-         Nước sát khuẩn

-         Nhiệt kế

-         Dụng cụ hút mũi

-         Máy đo SpO2

·        Thuốc:

-         Thuốc hạ sốt paracetamol( mua cả dạng gói, viên đặt hậu môn (để sẵn tủ lạnh)

-         Siro ho thảo dược hoặc kẹo ngậm giẩm ho( trẻ lớn)

-         Oresol dạng gói bột pha.

-         Vitamin( vitamin C, vitamin D) kẽm, men vi sinh.

-         Nước muối sinh lý, nước xúc họng.

§  Lưu ý: Không mua sẵn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống viêm, chống đông, thuốc hàng sách tay, thuốc không rõ tên mác hay thuốc theo đơn của người khác…

Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em do Bộ Y tế vừa ban hành, trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:

- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 02 tuổi.

- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

- Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường.

Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế

- Sốt > 38 độ C - Tức ngực

- Đau rát họng, ho - Cảm giác khó thở

- Tiêu chảy SpO2 < 96%

- Trẻ mệt, không chịu chơi - Ăn/bú kém.

Khi nào thì cần dùng thuốc?

Hướng dẫn dùng thuốc hạ sốt của Bộ Y tế như sau:

Trẻ sốt > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần. Nếu không dùng được paracetamol thì có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400mg.

Lưu ý nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ,  người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Ngoài dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, người bệnh cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải ở đây chủ yếu là kali, natri và clo, tức kali và muối ăn. Hiện có oresol, các gói bổ sung điện giải, nước dừa, nước cháo, chanh muối... là những sản phẩm thông dụng. Trường hợp không có dung dịch oresol có thể nấu nước cháo muối (một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch - tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ đến khi lọc còn được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống dần.

 Lưu ý: Khuyến cáo đối với tất cả phụ huynh tránh lạm dụng và không được tự ý sử dụng  thuốc khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế.

                                        Trung Tuyến ( Nguồn từ TTYT Thọ Xuân)