Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Một số bài học kinh nghiệm của xã Nam Giang trong quá trình xây dựng xã NTM nâng cao

Đăng lúc: 15/04/2024 (GMT+7)
100%

Xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân có diện tích tự nhiên 543,19ha, 1.876 hộ, với dân số 6.350 người. Là một trong những trung tâm mua bán, giao lưu hàng hóa của huyện Thọ Xuân, do đó Nam Giang có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

 ng.png
(Trung tâm Văn hoá xã Nam Giang)

Năm 2016, Nam Giang được công nhận đạt chuẩn NTM. Không dừng lại ở kết quả này, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh và huyện, xã Nam Giang đã triển khai phát động phong trào thi đua xây dựng xã NTM nâng cao. Dưới sự lãnh đạo quyết liệt của cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành chặt chẽ của chính quyền, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, phong trào này được Nhân dân đồng tình hưởng ứng với sự quyết tâm cao, tạo ra sức lan toả lớn trên địa bàn xã và đã đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, năm 2023, Nam Giang đã vinh dự được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
nG2.png
(Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Nam Giang được cứng hoá, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn)

Đạt được kết quả trên, Ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao xã Nam Giang rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là: Cần tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cụ thể của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn trong việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng. Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong Nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM, NTM nâng cao, để cả hệ thống chính trị và người dân hiểu rõ đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ thể; Huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng mới thành công và bền vững. Bên cạnh đó, phải có cơ chế chính sách, khuyến khích để động viên, tạo động lực cho người dân hăng hái chung tay xây dựng quê hương. Ưu tiên phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân để xây dựng Nông thôn mới thật sự bền vững. Xây dựng NTM cần phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc điểm của xã, thôn, không dập khuôn, xây dựng NTM phải dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả; Tuy nhiên cần phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp và phân bổ nguồn vốn cho hợp lý.
ng3.png
(Nhà văn hoá các thôn được xây mới, chỉnh trang khang trang)

Mặt khác, phải tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành cấp trên và cần đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM nâng cao; Theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch; Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, cải tạo vườn, ao. Song song với đó, cần làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời để động viên những tập thể, cá nhân có cách làm hay, có nhiều đóng góp cho phong trào, đồng thời cũng uốn nắn kịp thời những tồn tại, lệch lạc nhất là tư tưởng ỷ lại, trông chờ.
nG1.png
(Các trường học được đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổt cho công tác dạy và học)

Không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, xã Nam Giang tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước một cách toàn diện và bền vững, đặc biệt quan tâm chỉ tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Với tinh thần “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, công sức đóng góp của Nhân dân vô cùng to lớn, sự hưởng ứng và đồng tình của cán bộ và Nhân dân trong xã sẽ tạo sự đột phá trong các chương trình, mục tiêu của xã; Tiếp tục phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, đảm bảo tốt an ninh chính trị, an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật và ban hành các quy ước, hương ước của địa phương để Nhân dân thực hiện; Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò điều hành của chính quyền và chất lượng đội ngũ cán bộ là tiền đề thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị- xã hội của xã.
Bên cạnh phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân, địa phương tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và nâng cao chất lượng các danh hiệu bình xét hàng năm; Giữ vững và phát triển danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới; Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, góp phần để huyện Thọ Xuân sớm trở thành thị xã theo kế hoạch./.
Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 
Các tin khác