Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân xây dựng được 23 mã số vùng trồng

Đăng lúc: 18/04/2024 (GMT+7)
100%

Nhằm hạn chế tình trạng trà trộn nông sản không an toàn, kém chất lượng, huyện Thọ Xuân đã chú trọng hình thành các vùng chuyên canh, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng mã số vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu.

VUNG TRONG.png
Theo quy định, vùng được cấp mã số vùng trồng phải đáp ứng đủ yêu cầu chung, yêu cầu về diện tích. Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, tuân thủ quy định theo nguyên tắc 4 đúng. Sổ ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong vụ canh tác. Điều kiện canh tác và các yêu cầu khác tuân thủ theo yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu. Đối với nội dung đăng ký thiết lập mã số vùng trồng phải thực hiện theo 4 bước chính, gồm bước 1 đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng, bước 2 kiểm tra thực địa, bước 3 đánh giá kết quả kiểm tra thực hiện và bước 4 là phê duyệt mã số vùng trồng. Vì vậy, để xây dựng được mã số vùng trồng, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn huyện đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng. Theo đó, trong quá trình canh tác, các đơn vị đã hướng dẫn các hộ dân thực hiện ghi chép tỉ mỉ các công đoạn bón phân, phun thuốc, thu hoạch... Đồng thời, phổ biến cho các hộ dân chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ trong danh mục cho phép, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ và đảm bảo đủ thời gian cách ly trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Đến nay, huyện Thọ Xuân đã xây dựng được 23 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Trong đó, có 16 mã số vùng lúa, 5 mã vùng cây ăn quả, 1 mã vùng khoai lang và 1 mã vùng ớt. Để đảm bảo sản xuất theo các mã số vùng trồng đã được cấp, địa phương thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, giám sát các vùng trồng để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn người dân thực hiện đúng theo các quy định, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân