Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp bền vững

Đăng lúc: 04/01/2024 (GMT+7)
100%

Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, người dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.

attp1.png
Hiện nay, người sản xuất ở các địa phương trên địa bàn huyện đã quan tâm, đặt chất lượng nông sản lên hàng đầu, vì vậy, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... ngày càng được mở rộng, nhất là đối với rau màu, từ đó đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô lớn. Tại các vùng sản xuất tập trung như lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, rau an toàn, sản xuất ngô ngọt... người dân đã thay đổi tư duy sản xuất, có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch sản xuất và đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng trọt được hướng dẫn, sản xuất theo chuỗi giá trị. 
Theo tính toán của các hộ dân, nếu như trước đây sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập gần 300 triệu đồng/năm thì áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất rau, quả an toàn đã cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha mỗi năm; riêng diện tích dưa Kim Hoàng Hậu cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nuoi ga tai cong ty CP Nong san Phu Gia- Xuan Phu.png
Trên lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, người dân cũng đã nắm bắt những tín hiệu của thị trường, chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang phát triển theo quy mô trang trại, mô hình công nghiệp và bán công nghiệp. Năm 2023, lĩnh vực nông nghiệp của Thọ Xuân khá thành công khi sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đều vượt mục tiêu kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực năm 2023 ước đạt 117,8 nghìn tấn, bằng 102% kế hoạch; tích tụ, tập trung đất đai được 237,4 ha, đạt 103,2% kế hoạch. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 1.620 tỷ đồng; một số dự án chăn nuôi, vùng chăn nuôi được hình thành và đi vào hoạt động.
Có thể nói, để bắt kịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, người dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã dần thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp. Tư duy sản xuất mới mới, hiện đại, an toàn đã dần thay thế cho cách trồng trọt, chăn nuôi trước kia, trong đó, chất lượng nông sản được đặt lên hàng đầu để phát triển bền vững.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân