Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Nhận biết F0 không có triệu chứng chuyển bệnh nặng ra sao?
Theo các bác sĩ, F0 không có triệu chứng được điều trị tại các bệnh viện dã chiến đa phần sẽ chuyển nặng vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 14, chính vì vậy khi phát hiện mình có các triệu chứng trở nặng cần báo ngay cho các nhân viên y tế.
Mới đây nhất là trường hợp của một bệnh nhân F0 không có triệu chứng nhanh chóng chuyển nặng. Đó là một bệnh nhân nữ, lớn tuổi, có bệnh nền cao huyết áp, trước đó bà vẫn khỏe mạnh, nhưng đến trưa ngày 13-7, bà đột nhiên có cảm giác thở mệt.
Ngay lập tức bà được nhân viên y tế hỗ trợ xuống lầu dưới, đo SpO2 (nồng độ oxy trong máu) lúc đó chỉ còn 70%, các bác sĩ liền hỗ trợ bà thở oxy qua mặt nạ, sau đó chuyển tới phòng cấp cứu, thở oxy áp lực dương, sẵn sàng đặt nội khí quản khi cần và chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp.
Tại Bệnh viện dã chiến số 4, các bác sĩ chủ yếu thăm hỏi và khám bệnh online qua điện thoại (video call), đánh giá tình trạng của bệnh nhân, nếu có diễn tiến nặng, bác sĩ sẽ có mặt để thăm khám trực tiếp và xử lý tình huống.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Phương khuyến cáo các bệnh nhân F0 không có triệu chứng cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng như sau: thở nhanh, cảm giác khó thở, đau tức ngực, nhìn thấy da - niêm mạc nhợt nhạt hơn so với bình thường.
Nếu có các dấu hiệu cảnh báo trên, thì liên hệ gấp đến nhân viên y tế để được đánh giá tình trạng "thiếu oxy" hay không bằng cách đo nồng độ oxy trong máu, nếu dưới 93% thì có thể hiểu phổi bị tổn thương, cần được hỗ trợ và chuyển viện lên tuyến trên để được điều trị tiếp.
Bác sĩ Phương nhấn mạnh, những bệnh nhân có cơ địa béo phì, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), có bệnh nền: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... cần để ý sát hơn.
"Đối với các bệnh nhân F0 đang điều trị trong các bệnh viện dã chiến, tuyệt đối hạn chế tiếp xúc gần với các bệnh nhân khác dù là chung phòng; vệ sinh cá nhân tốt, uống nhiều nước, súc họng thường xuyên; cung cấp dinh dưỡng tốt, trái cây, vitamin C, tập thể dục nhẹ (không gắng sức), ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái hạn chế stress...", bác sĩ Phương chia sẻ.
Ngoài ra các bệnh nhân F0 cần phải theo dõi sát sinh hiệu: chủ yếu là nhiệt độ - nhiệt kế sẽ được bệnh viện phát mỗi người 1 cây, kẹp vào hõm nách.
Khi bệnh nhân thấy sốt trên 38 độ C, đau nhức cơ, đau đầu nhiều, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, buồn nôn, tiêu chảy, ho nhiều, đây là những triệu chứng thông thường, báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Theo tuoitre.vn
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
- THÔNG BÁO
- Huyện Thọ Xuân tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid - 19
- THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Công điện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh
- Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
- Tập trung thực hiện mục tiêu không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại
- Hàng loạt biến thể mới xâm nhập, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý ca bệnh COVID-19
- Số ca mắc COVID-19 mới gia tăng trở lại, người dân không được lơ là, mất cảnh giác
- Tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân