Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Thọ Xuân ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới

Đăng lúc: 25/03/2019 (GMT+7)
100%

Hơn 7 năm thực hiện Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 5-1-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới ”, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện ta đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của khoa học công nghệ trong xây dựng NTM, góp phần tích cực làm đổi thay diện mạo nông thôn.

                     

Trang trại trồng cây có múi tại Xuân Trường cho thu nhập cao

Một trong những mục tiêu trọng tâm quá trình xây dựng NTM là phát triển sản xuất, trong đó quan tâm phát triển kinh tế hộ gia đình để nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại... đồng thời, gắn các hoạt động trên với việc ứng dụng khoa học cong nghệ. Để nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng NTM, huyện đã chú trọng tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển hàng hóa và thu nhập ổn định; ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Đặc biệt, huyện chủ động phối hợp với ngành chức năng ứng dụng rộng rãi nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, các biện pháp thâm canh vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Từ việc áp dụng khoa học công nghệ, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ từ năm 2016 đến hết vụ xuân năm 2018, huyện đã nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp côn nghệ cao, như: Mô hình trồng hoa lan trong nhà kính, mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu trong nhà lưới... với diện tích nông nghiệp được sản xuất trong nhà lưới, nhà kính của toàn huyện hiện đã đạt gần 22.000 m2. Ngoài ra, huyện còn xây dựng được 10 trang trại chăn nuôi lợn ngoại, gà sinh sản áp dụng công nghệ chuỗi kín, máng ăn, máng uống tự động, với diện tích chuồng khoảng 8.000 m2. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã và đang mở ra cho nền nông nghiệp một hướng sản xuất mới. Bởi không những cho hiệu quả kinh tế cao, hướng đến sự phát triển bền vững, mà còn có tác động tích cực đến ý thức sử dụng nguồn thực phẩm an toàn của người tiêu dùng.

Trồng dưa lưới trong nhà màng tại Xuân Khánh

Giai đoạn 2012- 2018, tỉnh đã phân bổ hơn 9 tỷ đồng từ nguồn vốn NTM cho các xã của huyện để thực hiện mô hình hỗ trợ  phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn. Cùng với kinh phí của tỉnh, các địa phương đã đã huy động hơn 25 tỷ đồng, gấp 4 lần để triển khai thực hiện. Đến nay toàn huyện đã lựa chọn và tổ chức thực hiện được 62 mô hình cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia. Nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả cao như: Mô hình trồng hoa tại xã Bắc Lương, Xuân Trường, Thọ Diên thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng; Trồng ớt xuất khẩu tại Thọ Trường, Xuân Hòa, Xuân Quang... năng suất đạt bình quân 16 tấn/ha, thu nhập từ 90- 100 triệu đồng/ha. Trồng bưởi Diễn, cam Vinh tại các xã Xuân Thành, Bắc Lương thu nhập bình quân từ 300- 500 triệu đồng/ha. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần tăng trên 30% giá trị trong sản xuất cây trồng, vật nuôi; 100% diện tích trồng trọt được cơ giới hóa trong khâu làm đất và trên 80% cơ giới hóa trong khâu thu hoạch... Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, góp phần phục vụ đắc lực mục tiêu xây dựng NTM của huyện.  Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ bám sát mục tiêu chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện vẫn gặp không ít khó khăn. Do kinh phí hạn chế nên các mô hình được thực hiện với diện tích, quy mô chưa đủ lớn để tạo ra những đột phá về sản lượng, thu nhập cho người dân; tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất còn thấp; một số địa phương và người dân chưa chủ động, sẵn sàng trong việc tiếp thu các mô hình ứng dụng khoa học đã thành công để nhân rộng sản xuất, phát triển kinh tế...

Thu hoạch ớt tại Thọ Trường

Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM, huyện đã và đang đề ra nhiều kế hoạch, chương trình tiếp tục tạo bước đột phá mới về nghiên cứu, chuyển giao trong sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, trong đó chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; huy động các nguồn lực xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa cũng như thu nhập cho người dân.

                                                                             Đài Truyền thanh Thọ Xuân