Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

KẾT LUẬN

Đăng lúc: 17/09/2021 (GMT+7)
100%

 

THÀNH TỰU LỊCH SỬ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM

TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ

 

Một phần tư thế kỷ (1930 - 1954), Đảng bộ Thanh Hóa ra đời và lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, góp phần cùng cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc.

Là một trong những địa phương kết tụ nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua mấy nghìn năm đấu tranh, chống ách thống trị và họa xâm lược. Tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc sinh ra trên quê hương Thanh Hóa như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Tống Duy Tân và nhiều địa danh như Lam Sơn, Ba Đình... đã trở thành niềm tự hào về ý chí quật cường và tinh thần sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước và bản chất cách mạng của nhân dân là mảnh đất màu mỡ cho những hạt giống đỏ nảy mầm, phát triển và khắc phục những nhược điểm cơ bản của phát triển giải phóng dân tộc do tầng lớp văn thân yêu nước cuối thế kỷ thứ XIX và các nhà yêu nước theo khuynh hướng tư sản đầu thế kỷ XX lãnh đạo.

Để đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi, những chiến sỹtiên phong của phong trào yêu nước trong thập kỷ XX đã tìm đến con đường cách mạng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc vạch ra. Vượt qua vòng kiểm soát dày đặc của chính quyền thực dân, một số chiến sỹ cách mạng đã tới Quảng Châu dự lớp huấn luyện lý luận cách mạng và sau khi về nước đã trở thành lực lượng nòng cốt đưa phong trào yêu nước phát triển lên cấp độ mới, chất lượng mới. Trên cơ sở tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt được thành lập, chủ nghĩa Mác - Lênin được tuyên truyền, phổ biến trong quần chúng cách mạng qua các tác phẩm Đường cách mệnh, Báo Thanh niên và nhiều tác phẩm lý luận khác đã thức tỉnh và hướng dẫn quần chúng đi vào con đường đấu tranh mới: Độc lập dân tộc gắn liền với tiến bộ xã hội.

Giữa lúc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Thanh Hóa đang phát triển theo hướng đó thì Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức Cộng sản tại Thanh Hóa vào giữa năm 1930. Sự kiện quan trọng đó khẳng định phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hóa hòa nhập vào quỹ đạo phát triển chung của phong trào cả nước - đấu tranh giải phóng dân tộc không tách rời đấu tranh thực hiện lý tưởng giải phóng con người khỏi đói nghèo, bất công - đó chính là xu hướng tiến bộ nhất của nhân loại.

Đảng bộ Thanh Hóa vừa mới được thành lập thì phải đương đầu với những cuộc khủng bố ác liệt của chính quyền thực dân trong những năm 1930 - 1931. Hầu hết đảng viên, cán bộ chủ chốt bị địch bắt tù đày. Đảng bộ phải lập đi, lập lại nhiều lần, đến năm 1934 mới được củng cố. Đảng bộ liên tục bị khủng bố đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào quần chúng tới mức không thể gây dựng thành cao trào như nhiều tỉnh khác. Song địch không thế phá vỡ được tổ chức quần chúng đã phát triển ở nhiều địa phương. Nhờ vậy, khi bước vào giai đoạn đấu tranh mới trong những năm 1936 - 1939, phong trào quần chúng nhanh chóng phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, tỏa rộng trên địa bàn nông thôn, thị xã, nhà máy, lấy lực lượng công, nông làm nòng cốt. Đảng bộ lãnh đạo các tổ chức Công hội, Nông hội, sáng tạo nhiều biện pháp đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Mặt trận Dân chủ đã được hình thành và phát triển rộng. Hoạt động của phong trào quần chúng còn biểu thị tinh thần quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Trung Quốc.

Đảng bộ đã chuyển hướng kịp thời hoạt động của mình theo nội dung của Nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (tháng 11-1939). Từ hoạt động công khai, nửa công khai. Đảng bộ đã nhanh chóng chuyển vào bí mật và xây dựng tổ chức Hội Phản đế cứu quốc có cơ sở vững chắc trong quần chúng. Đó chính là sức mạnh cơ bản để hình thành vùng căn cứ địa trải dài ở vùng triền sông Chu, sông Mã. Tính chất vũ trang của phong trào ngày càng phát triển đưa tới sự ra đời của Chiến khu Ngọc Trạo, Chiến khu trở thành trung tâm của phong trào thu hút nhiều lực lượng yêu nước trong và ngoài tỉnh.

Tuy chiến khu Ngọc Trạo bị địch đánh phá, nhiều chiến sỹ cách mạng bị bắt nhưng ảnh hưởng và sức sống của phong trào vốn đã được xây dựng từ cuộc đấu tranh sâu rộng của quần chúng vẫn phát triển và tạo cơ sở cho những bước tiến vượt bậc của phong trào Việt Minh. Trên thực tế, Đảng bộ đã phát động được phong trào Việt Minh trong nhiều phủ, huyện chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh quyết liệt giành chính quyền về tay nhân dân. Trên đà phát triển đó, từ năm 1940 Đảng bộ đã kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền vạch rõ bản chất xâm lược tàn bạo của quân phiệt Nhật và hành động phản quốc của bọn Đại Việt với những khẩu hiệu chống địch thu thóc, bắt phu, bắt lính, trồng đay, xây dựng các công trình quân sự, nên đã tập hợp được đông đảo quần chúng kể cả một bộ phận hào lý vào phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh. Lực lượng vũ trang được khẩn trương xây dựng theo tinh thần gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa do Tỉnh ủy đề ra vào tháng 6 - 1944. Các khẩu hiệu: Đánh đuổi Nhật - Pháp, ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập được đưa ra đúng lúc khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cao độ của các tầng lớp nhân dân hướng tới thời cơ giành chính quyền.

Tính chủđộng tích cực của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa được nâng lên ở một cấp độ mới khi tiếp nhận Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, làn sóng đấu tranh của quần chúng ngày càng dâng cao áp đảo chính quyền thực dân tại nhiều phủ, huyện. Trong điều kiện đó, nhiều làng, xã đã tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị khởi nghĩa giành chính quyền trong nhiều làng, xã, tiến tới cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hoằng Hóa bùng nổ và giành thắng lợi vào ngày 24-7-1945, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở một số huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 - 1945 là kết quả tổng hợp năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, sức mạnh đấu tranh quật cường của quần chúng giành lấy quyền độc lập, tự do. Ngoài những nét chung về phương pháp tiến hành khởi nghĩa như đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Đảng bộ Thanh Hóa đã giải quyết một cách nhanh nhạy và sáng tạo nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình giành chính quyền tại một số phủ, huyện, thị xã và các châu miền núi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo đúng phương châm kiên quyết về chiến lược mềm dẻo, linh hoạt về sách lược...

Đi qua chặng đường 15 năm đấu tranh vô cùng gian khổ và ác liệt, Đảng bộ Thanh Hóa đã từng bước vươn lên xây dựng tổ chức, rèn luyện đảng viên và lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà đấu tranh chống chính quyền thực dân. Với 57 đảng viên. Đảng bộ đã tạo dựng phong trào quần chúng phát triển liên tục nhiều năm đi tới thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng tháng Tám, vì đó chính là sức mạnh của một tổ chức cách mạng có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng bộ phải đảm đương nhiệm vụ nặng nề, mới mẻ có quan hệ chặt chẽ giữa lợi ích của nhân dân trong tỉnh và trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước và ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Lào. Trong chín năm từ 1945 đến 1954, Đảng bộ đặt trọng tâm công tác của từng thời kỳ theo yêu cầu của nhiệm vụ toàn quốc và nhiệm vụ cụ thể ở địa phương.

Để giữ vững và phát huy thành quả cách mạng, Đảng bộ đã lãnh đạo xây dựng hệ thống chính quyền trong toàn tỉnh mà nét nổi bật là đấu tranh chống những phần tử phản động trong hàng ngũ thổ ty, lang đạo để thiết lập chính quyền cách mạng ở sáu châu miền núi, đồng thời trừ diệt lực lượng chống đối của Việt Quốc và Việt Cách tại nhiều địa phương. Công tác củng cố, phát triển các đoàn thể và tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng vũ trang...

Chính quyền cách mạng khẩn trương thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Năng lực sản xuất và tiềm năng đất đai rừng, biển bước đầu được khơi dậy và khai thác để tạo ra nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm, hàng thủ công. Nhờ vậy đã nhanh chóng khắc phục hậu quả của nạn đói và góp phần giúp đỡ một sốtỉnh bạn. Phong trào chống nạn mù chữ phát triển rộng khắp đưa lại ánh sáng văn hóa cho đông đảo đồng bào. Lực lượng vũ trang được xây dựng vừa làm nòng cốt cho phong trào bảo vệ quê hương, vừa gia nhập đội quân Nam Tiến chi viện cho chiến trường Nam Bộ.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thanh Hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ xây dựng thành tỉnh kiểu mẫu, đảm nhiệm vai trò căn cứ, hậu phương của cuộc kháng chiến trường kỳ. Đảng bộ đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm và vinh dự cao cả và đã kết hợp chặt chẽ hai vế của khẩu hiệu vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Bị địch đánh phá từ nhiều hướng, từ phía Tây xuống, từ phía Bắc vào, phía biển lên, bằng nhiều cách: Tấn công bằng các đội quân tinh nhuệ, rải bom, bắn phá gây bạo loạn nhưng Thanh Hóa vẫn giữ vững thế đứng của mình, làm thất bại mọi mưu đồ của chúng. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển nhiều ngành nghề thủ công nửa cơ giới để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu đáp ứng yêu cầu kháng chiến kiến quốc. Những chính sách chia ruộng đất công, ruộng đất tịch thu của bọn thực dân phản động cho nông dân nghèo và chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất đã được thực hiện tạo ra cho giai cấp nông dân tinh thần phấn khởi và sức mạnh to lớn trong sản xuất và chiến đấu. Nền văn hóa và giáo dục mới được xây dựng và phát triển góp phần cải biến đời sống tinh thần, xóa bỏ tàn dư nguy hại của văn hóa thực dân và đấu tranh chống những thủ đoạn tuyên truyền chống phá của địch. Sức mạnh của khối đoàn kết nhân dân được thể hiện ở phong trào thi đua yêu nước. Mỗi lời kêu gọi của Bác Hồ, của Trung ương Đảng và Chính phủ đã nhanh chóng trở thành phong trào hành động của quần chúng và đem lại hiệu quả to lớn. Mỗi chiến dịch lớn từ Trung du, Quang Trung, Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952) đến Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954) đều có hàng chục vạn dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí ra tiền tuyến. Tất cả các hoạt động nói trên đã thể hiện sức mạnh to lớn của hậu phương đối với tiền tuyến.

Tổng kết 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ, hậu phương kháng chiến. Cùng với cung cấp hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm cho các chiến trường, Thanh Hóa đã huy động hơn 1 triệu dân công, đóng góp 20 triệu ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đắp đường, làm cầu phục vụ các chiến trường Bắc Việt, Bắc Lào. Bổ sung cho đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 34 đại đội, 6 trung đội bộ đội địa phương và 500 chiến sỹ du kích. Huy động gần 57 ngàn thanh niên tham gia bộ đội, 15 ngàn thanh niên xung phong chiến đấu, công tác trên các chiến trường lập công xuất sắc. Trong đó 5 người con ưu tú quê hương Thanh Hóa được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, hàng trăm người con ưu tú được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc và cấp khu, cấp tỉnh.

Đối với Đảng nhân dân cách mạng và Chính phủ kháng chiến Lào, các cơ quan Trung ương, Khu III, Khu IV, các đại đoàn quân chủ lực Việt Nam, các đơn vị Pa thet Lào, các đơn vị bộ đội tình nguyện giúp bạn Lào và hàng chục vạn đồng bào tản cư... Thanh Hóa là căn cứ, là chỗ dựa vững chắc.

Đảng bộ Thanh Hóa đã thành công trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào, với mục tiêu giúp bạn giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào.

Song song với quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng là quá trình tổ chức xây dựng Đảng bộ từ những tổ chức mác xit tiền thân của Đảng trở thành Đảng bộ có đủ năng lực lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân thành công rực rỡ. Được rèn luyện và thử thách trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng bộ đã từng bước thống nhất và củng cố tổ chức, nâng cao trình độ lãnh đạo và phẩm chất cách mạng để tập hợp quần chúng đấu tranh theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ cách mạng.

Từ khi trở thành người lãnh đạo chính quyền trong vùng hậu phương kháng chiến, Đảng bộ Thanh Hóa nhanh chóng vươn lên về nhiều mặt. Đảng bộ đã kết nạp được nhiều quần chúng ưu tú xuất hiện trong phong trào cách mạng và khẩn trương tổ chức chi bộ. Đảng bộ ở các xã, huyện trong tỉnh. Đồng thời, qua thực tế đấu tranh chống các loại tư tưởng phi vô sản, chống tác phong quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng,... tư tưởng, quan điểm chính trị của cán bộ, đảng viên được nâng cao. Các đơn vị bộ đội, dân công, các cơ sở kinh tế, văn hóa,... đều có tổ chức Đảng lãnh đạo và đảng viên làm nòng cốt. Tại các địa phương và trên các lĩnh vực hoạt động, vai trò lãnh đạo của Đảng là những nhân tố quyết định thắng lợi.

Từ lịch sử hoạt động của Đảng bộ trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ có thể rút ra mấy bài học sau đây:

Một là, Đảng bộ Thanh Hóa đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương chiến lược, sách lược cách mạng của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong quá trình lãnh đạo toàn dân tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ: Lật đổ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và tiến hành kháng chiến chống Pháp... Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và xem xét tình hình thế giới, trong nước khách quan, khoa học để xác định đường lối, chủ trương bao gồm các vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam trong từng thời gian lịch sử.

Đảng bộ Thanh Hóa đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và hoàn thành việc xây dựng Thanh Hóa kiểu mẫu thực hiện xuất sắc vai trò căn cứ, hậu phương kháng chiến chống Pháp đều bắt nguồn từ ý thức chấp hành và tinh thần chủ độngsáng tạo của Đảng bộ. Đó chính là bản lĩnh và năng lực lãnh đạo mà Đảng bộ đã hun đúc trong quá trình cách mạng.

Hai là, linh hoạt sáng tạo trong tổ chức chỉ đạo đấu tranh giành, giữ chính quyền cách mạng.

Giành chính quyền về tay nhân dân là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh kiên cường bất khuất, trong đó nhân tố có ý nghĩa quyết định là sự linh hoạt sáng tạo trong tổ chức chỉ đạo của Đảng bộ.

Ngoài những nét chung về phương pháp khởi nghĩa mà Trung ương Đảng đã vạch ra, trong tổ chức chỉ đạo Tổng khởi nghĩa trên địa bàn Thanh Hóa có những nét sáng tạo mới:

- Tỉnh ủy đã kịp thời nắm bắt thời cơ và chủ động quyết định phát động Tổng khởi nghĩa vào ngày 16-8-1945 tại Hội nghị Tỉnh ủy ở căn cứ Thiệu Hóa trước khi có lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng.

- Tỉnh ủy đã viết thư buộc quân đội Nhật phải tập trung về địa điểm quy định và không được can thiệp đến công việc nội bộ của người Việt Nam.

-     Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo cơ sở cách mạng đấu tranh ngăn chặn âm mưu chống phá của các tổ chức phản động thân Nhật, thân Pháp và đề ra chủ trương lôi kéo những người lầm đường lạc lối, thực hiện các biện pháp ngụy vận, binh vận.

- Tỉnh ủy đã sử dụng phương pháp hòa bình buộc thổ ty, lang đạo trao lại chính quyền các huyện miền núi cho cách mạng...

Những nét sáng tạo nói trên làm bớt đi những lực cản, cuộc khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu hy sinh và giành chính quyền về tay nhân dân trọn vẹn.

Cách mạng tháng Tám vừa thành công, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch, theo sau là bọn tay sai Quốc dân Đảng kéo vào tỉnh ta mượn cớ giải giáp quân đội Nhật, âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng còn non trẻ, xóa bỏ thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa giành được. Lợi dụng thời cơ đó, các thế lực phản động tay sai Pháp cũng ngóc đầu dậy hoạt động phá hoại... Bọn phản động lang đạo ở các huyện miền núi cũng tìm cách thâu tóm quyền lực, tha hóa chính quyền và lực lượng vũ trang miền núi âm mưu bạo loạn. Đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Đảng bộ đã bình tĩnh, sáng suốt và kiên quyết về mặt chiến lược, linh hoạt về sách lược ngăn chặn kịp thời hành động phá hoại của quân đội Tưởng, phân hóa, cô lập và tiến tới bao vây tiêu diệt bọn tay sai Quốc dân Đảng và các thế lực phản động khác, bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng.

Ba là, gắn việc thực hiện nhiệm vụ của tỉnh với nhiệm vụ cả nước và nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Thanh Hóa đất rộng, người đông, lại có vị thế trọng yêu đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình, Đảng bộ Thanh Hóa đã tổ chức, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng cả nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Điều đó được minh chứng:

Năm 1931, tổ chức phong trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng hưởng ứng Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Những năm 1936 - 1939, tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình quyên góp tiền của ủng hộ nhân dân Trung Hoa chống Nhật.

Năm 1941, tổ chức lãnh đạo phong trào phản đế cứu quốc, tiến đến xây dựng chiến khu Ngọc Trạo, hưởng ứng và chia lửa với khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến ở Đô Lương.

Năm 1945, chỉ đạo lực lượng cách mạng trong tỉnh đóng góp cán bộ, vũ khí và chuyển tờ báo “Khởi nghĩa” của Việt Minh tỉnh cho chiến khu Quang Trung. Nhiều cán bộ lãnh đạo trong tỉnh được Trung ương điều động tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa ở các tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Năm 1946 đã tổ chức huấn luyện và chi viện 2 đại đội bộ đội địa phương tỉnh cùng đồng bào Miền Nam kháng chiến chống Pháp.

Từ năm 1947 - 1954, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn dân xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu - hậu phương chiến lược của kháng chiến và đã hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương đối với cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nhưng tất thắng của dân tộc. Đối với cách mạng Lào, Đảng bộ đã chỉ đạo lực lượng vũ trang trong tỉnh góp phần giải phóng 3 huyện: Mường Xôi, Sầm Tớ, viêng Xay xây dựng thành căn cứ kháng chiến Bắc Lào; đóng góp sức người, lương thực, thực phẩm tiến hành chiến dịch Thượng Lào (1953) mở rộng vùng giải phóng của bạn; bảo vệ, giúp đỡ Chính phủ kháng chiến, lực lượng vũ trang cách mạng Lào đóng trên đất Thanh Hóa.

Những minh chứng trên khẳng dịnh: Trong công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.

Bốn là, xây dựng phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đảm bảo cho cách mạng thắng lợi.

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Mọi sự thành bại của cách mạng đều do nhân dân quyết định. Nhân dân tham gia đồng đảo và tích cực thì cách mạng thắng lợi, nhân dân lãnh đạm, thờ ơ thì cách mạng thất bại.... Nắm vững chân lý khách quan đó, ngay từ khi mới ra đời và xuyên suốt 24 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ Thanh Hóa đã dày công xây dựng lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân...

Xây dựng phát triển lực lượng chính trị, trước hết là giáo dục vận động các tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng bộ trực tiếp tổ chức lãnh đạo.

Những năm 1930 - 1931, Đảng bộ chỉ đạo thành lập Nông Hội Đỏ, Công Hội Đỏ và các tổ chức quần chúng biến tướng. Những năm 1936 - 1939, Đảng bộ chỉ đạo thành lập: Hội ái hữu, Ủy ban Vận động cách mạng, các tổ chức biến tướng và giới tính. Những năm 1940 - 1941, Đảng bộ chỉ đạo thành lập Mặt trận Phản đế cứu quốc và các tổ chức cứu quốc. Những năm 1942 - 1945, Đảng bộ chỉ đạo thành lập Thanh Hóa ái quốc Hội, sau đó chuyển thành Mặt trận Việt Minh. Trong kháng chiến chống Pháp, bên cạnh Mặt trận Việt Minh. Đảng bộ chỉ đạo thành lập thêm Hội Liên Việt. Năm 1950, thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt tỉnh Thanh Hóa.

Trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí thức làm nền tảng, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã tập hợp, giác ngộ ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân thành lực lượng chính trị rộng lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở phát triển của lực lượng chính trị, Đảng bộ đã tích cực xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho quần chúng đấu tranh.

Trong năm 1940, Đảng bộ đã chỉ đạo thành lập lực lượng vũ trang cách mạng là những đơn vị tự vệ cứu quốc trong các làng xã. Năm 1941, thành lập các đơn vị vũ trang tập trung của tỉnh ở căn cứ Đa Ngọc, chiến khu Ngọc Trạo. Trên nền tảng đó, lực lượng vũ trang được phát triển rộng lớn trong thời kỳ khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ đã chỉ đạo thành lập Chi đội Đinh Công Tráng, sau đó là Trung đoàn chủ lực của tỉnh và các đại đội bộ đội địa phương huyện, thị cùng hàng vạn dân quân du kích ở các xã. Đểđảm bảo cho lực lượng vũ trang có đủ điều kiện tập luyện chiến đấu và chiến thắng, Đảng bộ đã đào tạo bồi dưỡng cán bộ chỉ huy các cấp, đã tổ chức cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh, huyện, xã và tăng cường công tác Đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần.... Nhờ đó lực lượng vũ trang cách mạng trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ hậu phương kháng chiến.

Thắng lợi trong đấu tranh giành chính quyền, trong kháng chiến chống Pháp là công sức phấn đấu của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang do Đảng bộ tổ chức lãnh đạo.

Năm là, xây dựng Đảng bộ - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ trên địa bàn Thanh Hóa.

Tiến trình cách mạng ở Thanh Hóa gắn liền với sự ra đời và phát triển của Đảng bộ Thanh Hóa. Đảng bộ mạnh thì phong trào cách mạng phát triển mạnh và ngược lại. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng bộ - hạt nhân quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng tỉnh nhà.

Trong những năm 1930 - 1945, Đảng bộ ra đời và hoạt động ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến. Đảng bộ đã bị quân thù điên cuồng khủng bố trắng nhiều lần và nhiều lần phải thành lập và củng cố lại... nhưng cuối cùng Đảng bộ vẫn phát triển và lãnh đạo toàn dân tiến hành Cách mạng tháng Tám đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, xác lập chế độ mới. Bí quyết thành công là: Cán bộ đảng viên đã được giác ngộ sâu sắc và tự nguyện chiến đấu cho mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng thắng lợi, trung thành tận tụy với Đảng và gắn bó máu thịt với quần chúng, được quần chúng tin tưởng, nuôi dưỡng, bảo vệ. Đảng bộ đã lựa chọn, thử thách và kết nạp được quần chúng ưu tú vào Đảng. Hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc hoạt động bí mật, ngăn chặn kịp thời sự thâm nhập phá hoại của quân thù. Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng được tôi luyện thành thép và rèn dũa thành ngọc quý nên mãi mãi tỏa sáng. Chính vì vậy, với 57 đảng viên, Đảng bộ đã tổ chức lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Tám, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân.

Những bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1930 - 1945 được phát huy, nâng cao và bổ sung hoàn chỉnh trong kháng chiến chống Pháp, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp của Đảng bộ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,...

Từ 57 đảng viên năm 1945, Đảng bộ đã phát triển lên 37.422 đảng viên vào năm 1950. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ từ tỉnh đến huyện, xã được xây dựng vững chắc. Sinh hoạt của Đảng bộ đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình, cán bộ, đảng viên tỏ rõ phẩm chất tiên phong, gương mẫu trong học tập, công tác, sản xuất và chiến đấu. Đảng bộ đã xác định đúng đắn chủ trương, giải pháp lãnh đạo cách mạng và cương quyết đấu tranh uốn nắn sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh, loại trừ những phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất. Quan hệ giữa Đảng với nhân dân được tăng cường và nâng cao... vì vậy nhân dân đã tự nguyện tiếp nhận và thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, tích cực xây dựng bảo vệ Đảng, xây dựng bảo vệ chế độ mới, đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến thắng lợi.

Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa giai đoạn 1930 - 1954 đã mở đầu và kết thúc thắng lợi nhiệm vụ tổ chức lãnh đạo đồng bào các dân tộc Thanh Hóa đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và để lại cho mai sau những bài học kinh nghiệm thiêng liêng cao quý.

 DANH SÁCH

BÍ THƯ CÁC TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA ĐẢNG

VÀ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 1930 - 1954

 

- Bí thư tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội) tỉnh Thanh Hóa: Lê Hữu Lập, đến năm 1929 đồng chí Hoàng Khắc Trung thay thế.

- Bí thư Đảng Tân Việt Thanh Hóa: Nguyễn Xuân Thúy.

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 29-7-1930 ĐẾN CUỐI 1930

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Ghi chú

1

Lê Thế Long

Bí thư Tỉnh ủy

Đông Sơn

2

Lê Văn Sỹ

 

Thọ Xuân

3

Vương Xuân Cát

 

Thiệu Hóa

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
TỪ 01/01/1931 ĐẾN GIỮA NĂM 1931

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

Ngô Đức Mậu

Bí thư tỉnh ủy

Hà Tĩnh

 

2

Nguyễn Văn Hồ

 

Thọ Xuân

 

3

Nguyễn Xuân Thúy

 

Thọ Xuân

 

4

Phạm Tiến Năng

 

Q.Xương

 

5

Nguyễn Văn Giảng

 

Tĩnh Gia

 

6

Hà Duy Đạt

 

Thọ Xuân

Bổ sung

3 - 1931

7

Nguyễn Trinh Thụ

 

Tĩnh Gia

 

8

Lê Văn Thiệp

 

Vĩnh Lộc

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁNG 3-1934 ĐẾN 12-1936

 

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

Lê Chủ

Bí thư Tỉnh ủy

Thiệu Hóa

 

2

Bùi Đạt

Phó Bí thư

Hậu Lộc

 

3

Trịnh Hữu Thường

 

Thọ Xuân

 

4

Hoàng Văn Mạch

 

Yên Định

 

5

Lê Đình Ân

 

Thọ Xuân

 

6

Trịnh Khắc Sản

 

Thọ Xuân

 

7

Lê Văn Mạc

 

Vĩnh Lộc

(tức Dễnh)

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 12-1936 ĐẾN 6-1939

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

2

3

4

5

l

Trịnh Huy Quang

Bí thư Tỉnh ủy

Vĩnh Lộc

12 - 1936

2

Bùi Đạt

 

Hậu Lộc

 

3

Trịnh Khắc Sản

 

Thọ Xuân

 

4

Hoàng Văn Mạch

 

Yên Định

 

5

Lê Chủ

 

Thiệu Hóa

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
TỪ 6-1939 ĐẾN CUỐI 1939

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

Lê Chủ

Bí thư Tỉnh ủy

Thiệu Hóa

 

2

Nguyễn Đức Dương

Phó Bí thư

Nghệ An

 

3

Bùi Đạt

 

Hậu Lộc

 

4

Hoàng Văn Cài

 

Thiệu Hóa

 

5

Hoàng Văn Mạch

 

Yên Định

 

 

BA TỈNH ỦY LÂM THỜI TRONG NĂM 1940

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

2

3

4

5

I. TỈNH ỦY KHU VỰC THIỆU HÓA

1

Lê Huy Toán

Bí thư

Thiệu Hóa

 

2

Nghiêm Quý Ngãi

 

Thọ Xuân

 

3

Hoàng Sỹ Oánh

 

Thọ Xuân

 

II. TỈNH ỦY KHU VỰC HẬU LỘC - THỊ XÃ

1

Nguyễn Đức Nhuận

Bí thư

Nghệ An

 

2

Lưu Văn Bân

(Lưu Cộng Hòa)

 

Hậu Lộc

 

3

Hoàng Thị Thợi

 

Thọ Xuân

 

III. TỈNH ỦY KHU VỰC THỌ XUÂN

1

Trần Bảo (Trần Hoạt)

Bí thư

Nam Định

 

2

Đặng Châu Tuệ

 

Thái Bình

 

3

Hồ Sỹ Nhân

 

Thiệu Hóa

 

4

Hoàng Thị Minh Ba

 

Thọ Xuân

 

5

Lê Đình Ân

 

Thọ Xuân

 

 

 

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 11-1940 ĐẾN 10-1941

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

Trần Bảo

Bí thư Tỉnh ủy

Nam Định

 

2

Lê Huy Toán

 

Thiệu Hóa

 

3

Đặng Châu Tuệ

 

Thái Bình

 

4

Đỗ Thịnh (Tuy)

 

Nam Định

 

5

Hồ Sỹ Nhân

 

Thiệu Hóa

 

6

Hoàng Sỹ Oánh

 

Thọ Xuân

 

7

Hoàng Thị Minh Ba

 

Thọ Xuân

 

8

Trịnh Ngọc Phớc

•

Thọ Xuân

 

9

Trần Kim Tế

 

Thiệu Hóa

 

10

Đặng Văn Hỷ

 

Vĩnh Lộc

 

11

Trần Tiến Quân

 

Vĩnh Lộc

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 11-1941 ĐẾN ĐẦU NĂM 1942

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

Nghiêm Quý Ngãi

Bí thư Tỉnh ủy

Thọ Xuân

 

2

Hoàng Văn Ngữ

 

Thọ Xuân

 

3

Hồ Sỹ Nhân

 

Thiệu Hóa

 

4

Trần Kim Tế

 

Thiệu Hóa

 

5

Đỗ Đan Quế

 

Yên Định

 

 

BAN LIÊN LẠC (TỈNH ỦY LÂM THỜI) NĂM 1942

STT

Họ và tên

Chức vụ,

đơn vị công tác

Quê quán

Ghi chú

1

Lê Tất Đắc

Bí thư Tỉnh ủy

Hoằng Hóa

 

2

Trịnh Ngọc Điệt

 

Thọ Xuân

 

3

Hoàng Tiến Trình

 

Thiệu Hóa

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 1943 - 1945

STT

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

Lê Tất Đắc

Bí thư Tỉnh ủy

 

Giữa 1943

được điều động raTW

2

Tố Hữu

Bí thư Tỉnh ủy

T.Thiên Huế

Giữa 1943

thay đồng chí

Lê Tất Đắc

3

Trịnh Ngọc Điệt

 

Thọ Xuân

Quyền Bí thư 8/1945 -12/1946

4

Hoàng Tiến Trình

 

Thiệu Hóa

 

5

Đinh Chương Lân

 

Hậu Lộc

 

6

Nguyễn Văn Huệ

 

Hà Trung

 

7

Lê Chủ

 

Thiệu Hóa

 

8

Ngô Đức

Phó Bí thư

Thường trực

 

Thay đồng chí

Lê Chủ

9

Lê Hồng Quế

 

Yên Định

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ 1946 - 1947

STT

Họ và tên

Chức vụ

Quê quán

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

Tố Hữu

Bí thư Tỉnh ủy

T.ThiênHuế

Đầu 1947 chuyển công tác

2

Trịnh Ngọc Điệt

PBT lên quyền

Bí thư

Thọ Xuân

 

3

Nguyễn Văn Huệ

Chủ tịch UBND CM lâm thời

Hà Trung

Thay đồng chí Lê Tất Đắc từ 1-5/1946

4

Lê Chủ

C.tịch UBHC

Thiệu Hóa

Từ 6-12/1946

5

Trịnh Hữu Thường

Chủ tịch

MT Việt Minh

Thọ Xuân

 

6

Ngô Đức

Bí thư H.ủy

Đông Sơn

 

 

7

Đặng Thai Mai

Chủ tịchUBHC

 

Từ tháng 12/1946 - hết năm 1947

8

Đặng Việt Châu

Ch tịchUBKC

 

Từ tháng 12/1946 - 12/1947

9

Trần Tiến Quân

Phó Chủ tịch UBKCHC

 

 

10

Lê Hồng Quế

 

 

 

11

Hoàng Tiến Trình

UVUB phụ trách Quân sự

 

 

12

Lê Chủ

 

 

 

13

Hoàng Đạo

Trưởng ty

 Công an

 

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẠI HỘI I (Tháng 2-1948)

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị

Ghi chú

1

2

3

4

1

Hồ Viết Thắng

Bí thư Tỉnh ủy

Từ tháng 2-1948

2

Bùi Đạt

Phó Bí thư Tỉnh ủy

Sau đó lên

Bí thư thay đồng chí

Hồ Viết Thắng

3

Lê Chủ

Phó Bí thư Tỉnh ủy

 

4

Trần Tiến Quân

Phó Chủ tịch UBKCHC

 

5

Đặng Văn Hỷ

Phó Chủ tịch UBKCHC

 

6

Lê Thế Sơn

Bí thư Huyện ủy Hoằng Hóa

 

7

Nguyễn Văn Thân

Phụ trách Thanh niên

 

8

Trịnh Đình Đn

Trưởng ban Tuyên huấn

 

9

Lê Đình Sằn

Bí thư Huyện ủy Tĩnh Gia

 

10

Trịnh Khắc Sn

Trưng ban Tuyên hun

 

11

Trịnh Hữu Thường

Phụ trách Mặt trận

 

12

Đặng Thai Mai

Chủ tịch UBKCHC

Từ tháng

1-12/1948

13

Lê Hồng Quế

Bí thư Huyện ủy Quảng Xương

 

14

Hoàng Đạo

Trưởng ty Công an

 

15

Lê Công Khai

Chính trị viên Tỉnh đội

 

16

Ngô Đức

Bí thư Huyện ủy Nông Cống

 

17

Mai Ngân

Trưng ty Giáo dục

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẠI HỘI II (04 - 6 - 1949)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

2

3

4

1

Nguyễn Văn Thân

Bí thư Tỉnh ủy

Đến tháng

12-1949 chuyển công tác

2

Đặng Thí

Bí thư Tỉnh ủy

Bí thư từ 12/1949 - 6/1950

3

Ngô Đức

Phó Bí thư Thường trực

 

4

Tôn Quang Phiệt

Chủ tịch UBKCHC

 

5

Trịnh Ngọc Điệt

Phó Chủ tịch UBKCHC

 

6

Trần Tiến Quân

Phụ trách Công đoàn

 

7

Lê Công Khai

Chính trị viên Tỉnh đội

 

8

Lê Thế Sơn

Trưởng ban Tổ chức

 

9

Lê Đình Sằn

Phụ trách miền núi

 

10

Hoàng Tiến Trình

Phụ trách Quân sự

 

11

Đặng Văn Hỷ

Phó chủ tịch UBKCHC

 

12

Lê Hồng Quế

Bí thư Huyện ủy Quảng Xương

 

13

Mai Ngân

Trưởng ty Giáo dục

 

14

Đinh Nho Liêm

Trưởng ban Tuyên huấn

Bổ sungTU

cuối 1949

15

Hoàng Đạo

Trưởng ty Công an

 

1

2

3

4

16

Trịnh Đình Đản

Trưởng ban Tuyên huấn

 

17

Trịnh Hữu Thường

Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNHĐẠI HỘI III (Tháng 7-1950)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

2

3

4

1

Trần Hữu Duyệt

Bí thư kiêm CT UBKCHC

Từ tháng 5/1952

2

Ngô Đức

Phó Bí thư Thường trực

 

3

Lê Thế Sơn

Trưởng ban Tổ chức

 

4

Lê Đình Sằn

TV, Phụ trách miền Tây

 

5

Đinh Nho Liêm

Trưởng ban Tuyên huấn

 

6

Lê Đình Ân

Phụ trách dân công

 

7

Vương Trọng Hàng

Phụ trách miền núi

Thay đồng chí Lê Đình Sằn

8

Mai Ngân

Trưởng ty Giáo dục

 

9

Hoàng Đạo

Trưởng ty Công an

 

10

Trần Tiến Quân

Chủtịch Công đoàn

 

11

Nguyễn Đình Bàng

Bí thư Huyện ủy

 

12

Lê Công Khai

Chính trị viên Tỉnh đội

 

13

Phạm Len

Bí thư Huyện ủy

 

14

Phạm Văn Nĩnh

Phụ trách miền núi

 

15

Nguyễn Đức Nhuận

TV, Trưởng ban Thanh tra

 


1

2

3

4

16

Nguyễn Huy Cương

Chánh Văn phòng Tỉnh ủy

 

17

Ngô Đới

Bí thư Nông hội

 

18

Mai Văn Tuân

Phụ trách Tòa án

 

19

Võ Nguyên Lượng

Phó Chủ tịch UBKCHC

 

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẠI HỘI IV (Từ 5/1952 - 1954)

STT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

2

3

4

1

Trần Hữu Duyệt

Bí thư Tỉnh ủy

Cuối 1953

2

Võ Nguyên Lượng

Bí thư Tỉnh ủy

Thay đ/c Trần Hữu Duyệt từ cuối 1953 - 12/1954

3

Ngô Thuyền

PBT, Chủ tịch UBKCHC

 

4

Lê Thế Sơn

Trưởng ban Tổ chức

Đến tháng 12/1952 đi chữa bệnh ở Trung Quốc

5

Lê Đình Sằn

Trưởng ban Tổ chức

Thay đ/c

Lê Thế Sơn

8

Vương Trọng Hàng

TV, Phụ trách miền núi

 

9

Ngô Đức

TV, Phụ trách nông thôn

 

10

Nguyễn Xuân Thúy

Chủtịch Mặt trận

 

11

Mai Ngân

Trưởng ban Tuyên huấn

 

12

Trần Tiến Quân

Phó Chủ tịch UBKCHC

 

13

Phạm Len

Bí thư Huyện ủy

 

14

Lê Đình Ân

Phụ trách dân công tiếp vận

 

15

Phạm Văn Nĩnh

Phụ trách miền Tây

 

16

Ngô Đới

Bí thư Nông hội

 

17

Mai Văn Tuân

Phụ trách Tòa án

 

18

Trần Chí Hiền

Bí thư Huyện ủy

 

19

Nguyễn Huy Cương

Chánh văn phòng Tỉnh ủy

 

20

Lưu Đô

TV, Trưởng ty Công an

 

21

Đồng chí Phừa

Tỉnh đội trưởng

 

 


 

MỤC LỤC

Trang

Chương I: Thanh Hóa quê hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng

1

I. Vị thế chiến lược và truyền thống yêu nước

1

II. Tình hình xã hội dưới thời thực dân Pháp

11

Chương II: Đảng bộ ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1935

17

I. Ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạngThanh niên và Đảng Tân Việt Thanh Hóa

17

II. Quá trình đấu tranh thành lập Đảng bộ Thanh Hóa

26

III. Đấu tranh chống khủng bố, khôi phục Đảng bộ và phong trào cách mạng trong tỉnh

34

Chương III: Đảng bộ tổ chức lãnh đạo cao trào dân sinh, dân chủ chống chủ nghĩa phát xít 1936 - 1939

42

I. Đảng bộ Thanh Hóa triển khai chủ trương của Đảng thành phong trào cách mạng rộng lớn

45

II.Phong trào dân sinh dân chủ phát triển tới đỉnhcao

52

ChươngIV: Đảng bộ lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương Đảng, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân (1939 - 1945)

63

I. Xây dựng và thống nhất sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tiến tới cao trào phản đế cứu quốc mà đỉnh cao là chiến khu Ngọc Trạo (1940 - 1941)

65

II. Chống khủng bố, khôi phục, phát triển Đảng và phong trào cách mạng, chuẩn bị giành chính quyền

76

III.Hội nghị Tỉnh ủy quyết định khởi nghĩa giànhchính quyền trên địa bàn toàn tỉnh

88

Chương V: Đấu tranh giữ vững chính quyền, khẩn trương xây dựng lực lượng kháng chiến (9/1945 - 12/1946)

97

I. Tình hình Thanh Hóa sau Cách mạng tháng Tám

97

II. Khẩn trương xây dựng thực hiện mọi mặt, chuẩnbị kháng chiến

100

Chương VI: Đảng bộ lãnh đạo toàn dân xây dựng, bảo vệ tỉnh kiểu mẫu - căn cứ, hậu phương kháng chiến cả nước (1947 - 1950)

101

I. Xây dựng, bảo vệ Thanh Hóa kiểu mẫu trongnhững năm đầu kháng chiến (1947 - 1948)

101

II. Tiếp tục xây dựng, bảo vệ Thanh Hóa kiểu mẫutrong điều kiện quân thù tấn công từ mọi hướng, bằng mọi lực lượng (1949 - 1950)

121

Chương VII: Tăng cường tiềm lực hậu phương chi viện tiền tuyến giành thắng lợi quyết định (1950 - 1954)

134

I. Củng cố giữ vững hậu phương, chi viện tiền tuyến chiến thắng(1950 - 1952)

136

II. Tăng cường tiềm lực hậu phương, đáp ứng yêu cầu kháng chiến giành thắng lợi quyết định (1952- 1954)

145

Kết luận: Thành tựu lịch sử, bài học kinh nghiệm trong cách mạng dân tộc dân chủ

165

Danh sách Bí thư các tổ chức tiền thân của Đảng và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhtừ 1930 - 1954

192


 

NHÀ XUẤT BẢN THANH HOA

248 - Trần Phú - P. Ba Đình - TP. Thanh Hóa

ĐT: (037) 3720.399 - 3722.347 - 3853.548

Fax: (037) 3853.548

 

LỊCH SỬ

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA

1930 - 1954

 

 

 

 

 

Chịu trách nhiệm xuất bản

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA

Chịu trách nhiệm nội dung

PHAN HUY CHÚC

Trưởng phòng Lịch sử Đảng

Sưu tầm ảnh

PHAN HUY CHÚC
NGUYỄN HỮU NGÔN

 

 

 

 

 

In 1.500 bản khổ 16 X 24cm

Công ty TNHH một thành viên In Báo Thanh Hóa.

Số ĐKKHXB: 235-2010/CXB/25-356/ThaH, ngày 11 tháng 3 năm 2010.

In xong nộp lưu chiếu tháng 10 năm 2010.