Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Chương IV

Đăng lúc: 17/09/2021 (GMT+7)
100%

Chương IV

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 6,7,8

CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA VŨ TRANG

GIÀNH CHÍNH QUYỀN VỀ TAY NHÂN DÂN (1939 - 1945)

Ngày 01-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, loài người bị xô đẩy vào cuộc chiến. Tháng 6-1940, Chính phủ Pháp ký Hiệp ước đầu hàng phát xít Đức - Ý. Ngày 27-9-1940, tại Béc lin, Đức - Ý - Nhật ký Hiệp ước tay ba nhằm phân chia khu vực thống trị thế giới. Nhật công nhân sự thống trị của Đức và Ý ở châu Âu. Còn Đức và Ý công nhận sự thống trị của Nhật ở Đông Nam Á. Nhật tiến hành xâm chiếm các nước Đông Á. Sau khi xâm chiếm một loạt các nước châu Âu, tháng 6-1941, phát xít Đức cho quân đội tấn công Liên Xô, chiến tranh thế giới mở ra diện rộng, tính chất quyết liệt...

Sau khi lao vào cuộc chiến tranh, Chính phủ phản động Pháp đã thi hành chính sách phát xít đối với nước Pháp và các nước thuộc địa Pháp. Chính phủ Pháp tiến hành giải tán Đảng Cộng sản và các tổ chức dân chủ tiến bộ, những người Cộng sản và tiến bộ bị bắt tù đày.

Ở Đông Dương, thực dân Pháp điên cuồng tấn công Đảng Cộng sản và các tổ chức quần chúng. Nhà tù đế quốc chật ních các chiến sỹ Cộng sản và quần chúng yêu nước. Cùng với đàn áp khủng bố, chúng tăng cường bắt phu, bắt lính và thi hành chính sách kinh tế thời chiến: Trưng thu, trưng mua các xí nghiệp tư nhân cho quốc phòng, tăng thuế, kiểm soát gắt gao xuất nhập khẩu hòng vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp làm cho các tầng lớp nhân dân điêu đứng, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt.

Trước sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, tháng 11-1939, Trung ương Đảng tổ chức hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Gia Định), quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.

Trên cơ sở phân tích tình hình một cách khoa học, Trung ương Đảng kết luận: Chiến tranh thế giới tất yếu gieo đau thương cho loài người, thế giới sẽ là cái lò sát sinh lớn, nhân loại phải chịu đựng sự hi sinh mất mát ghê gớm... nhưng tiền đề cách mạng thế giới sẽ rất tươi sáng: nhân dân các nước tư bản sẽ đòi giải phóng, nhân dân các nước thuộc địa sẽ đòi độc lập. Về Đông Dương, Trung ương Đảng nhận định: Đông Dương sẽ bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh, Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương, Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Nhân dân 3 nước Đông Dương phải chịu sự cai trị tàn bạo của cả Nhật và Pháp, mâu thuẫn dân tộc sẽ dâng cao, cách mạng sẽ bùng nổ. Trung ương Đảng quyết định tập trung xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân đánh đổ đế quốc phong kiến, thiết lập chính quyền nhân dân. Để tập hợp đoàn kết dân tộc, Hội nghị quyết định tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay vào khẩu hiệu: Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn địa chủ tay sai, chống tô cao, lãi nặng, thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đếĐông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Sau khi Pháp mất nước và sự biến đổi mau lẹ của tình hình cách mạng trong nước, tháng 11-1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh) khẳng định tính đúng đắn của Hội nghị Trung ương 6, xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là Pháp - Nhật, đổi tên Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thành Mặt trận thống nhất chống phát xít Nhật - Pháp ở Đông Dương.

Tháng 5-1941, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đại biểu của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khẳng định tính đúng đắn của Hội nghị Trung ương 6 và 7. Hội nghị nhận định: “Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đã đẻ ra Liên Xô - một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc chiến tranh thế giới lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”(1). Hội nghị chỉ rõ: Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy Cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Để tập hợp đoàn kết được toàn dân tộc vào trận tuyến đấu tranh, Hội nghị thống nhất thành lập “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là Việt Minh theo sáng kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, lần thứ 7, lần thứ 8 là ánh sáng soi đường cho toàn dân tộc tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân.

Tại Thanh Hóa: Từ cuối năm 1939, đầu năm 1940, chính quyền thực dân phong kiến tập trung lực lượng khủng bố Đảng bộ và phong trào cách mạng quyết liệt, Tỉnh ủy bị tan rã, hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt tù đày, nhiều cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng bị đánh phá... Không hề run sợ trước bạo lực của quân thù, số cán bộ, đảng viên chưa bị bắt tìm cách chắp nối liên lạc, củng cố lại phong trào cách mạng trong tỉnh, tìm cách liên lạc với Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhận chỉ thị, phương hướng đấu tranh mới.

I- XÂY DỰNG VÀ THỐNG NHẤT SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY, TIẾN TỚI CAO TRÀO PHẢN ĐẾCỨU QUỐC MÀ ĐỈNH CAO LÀ CHIẾN KHU NGỌC TRẠO (1940-1941)

Đầu năm 1940, với sự hoạt động tích cực và dũng cảm của số cán bộ, đảng viên chưa bị bắt, phong trào cách mạng ở các phủ, huyện: Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, thị xã Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... dần dần hồi phục. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh, các chiến sĩ Cộng sản Thanh Hóa đã chủ động thành lập tổ chức Đảng và cử ra các Ban lãnh đạo lâm thời hoạt động độc lập.

Tại khu vực: Thiệu Hóa - Yên Định - Vĩnh Lộc - Thọ Xuân, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Huy Toán - Tỉnh ủy viên duy nhất chưa bị bắt đã liên lạc với các đồng chí Trịnh Huy Lãn và một số cán bộ, đảng viên tổ chức quần chúng đấu tranh chống khủng bố, chống áp bức bóc lột khôi phục phong trào cách mạng và tổ chức Đảng trong khu vực.

Cuối năm 1939, thực dân Pháp cho lính và tuần sai về đóng tại Bình Ngô - Yên Lộ tiếp tục khủng bố cơ sở Đảng và phong trào cách mạng. Bọn chúng đã dỡ nhà, cướp của, đánh đập những gia đình có người theo Cộng sản. Không khí khủng bố nặng nề bao trùm lên khu vực. Dưới sự chỉ đạo của các chiến sĩ cách mạng, nhân dân Bình Ngô - Yên Lộ bất chấp lưỡi lê, súng đạn của quân thù cương quyết không khai báo và đấu tranh trực diện ngăn chặn hành động dã man của địch, làm thất bại đợt khủng bố tập trung dài ngày của chính quyền thực dân phong kiến.

Tiếp sau là các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân làng Cựu Thôn, Ngô Xá, Xá Lê (Thiệu Hóa), Trịnh Xá (Yên Định), Yên Lược, Phú Liềm (Thọ Xuân)...

Trên cơ sở tổ chức chỉ đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng, các chiến sĩ Cộng sản đã liên hệ với nhau và thống nhất thành lập Tỉnh ủy lâm thời, cử đồng chí Lê Huy Toán làm Bí thư.

Tại khu vực Hâu Lộc - Hoằng Hóa - thị xã Thanh Hóa: Đầu năm 1940, đồng chí Đào Duy Dếnh, cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ ra Thanh Hóa nơi liên lạc với Đảng bộ Thanh Hóa. Tại một số cơ sở thị xã Thanh Hóa, đồng chí Đào Duy Dếnh đã liên lạc được với các đồng chí Lê Tất Đắc, Lưu Văn Bân, Nguyễn Đức Nhuận và một số đồng chí khác. Tháng 3 - 1940, các đồng chí đã tổ chức cuộc họp tại Bút Sơn (Hoằng Hóa) tiếp thu Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng và một số tài liệu của Đảng. Các đồng chí đã thành lập một Tỉnh ủy lâm thời, cử đồng chí Nguyễn Đức Nhuận làm bí thư.

Sau Hội nghị, đồng chí Lưu Văn Bân, Nguyễn Đức Nhuận lên các vùng Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc phổ biến tinh thần Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng.

Tại khu vực Thọ Xuân - Thiệu Hóa: Các đồng chí Trần Bảo, Đặng Châu Tuệ, Đỗ Hàm là những cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ vượt ngục Hỏa Lò (Hà Nội) về khu vực Phúc Bồi (Thọ Xuân) liên lạc được với một số cơ sở Đảng ở Kim Ốc, Phúc Bồi, Nam Thượng.. .củng cố phong trào cách mạng và thành lập Tỉnh ủy lâm thời trong khu vực, đồng chí Trần Bảo được cử làm Bí thư.

Tháng 6-1940, đồng chí Nguyễn Đức Cúc (tức Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI) trên đường đi công tác vào phía Nam đã dừng lại ở Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Đức Cúc và các đồng chí trong Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trần Bảo (tức Hoạt) làm Bí thư đã in ấn phát hành tờ báo “Tự Do” và xuất bản cuốn sách “Những điều cần biết của người Cộng sản Đông Dương” để tuyên truyền, hướng dẫn Đảng bộ Thanh Hóa hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng, tạo điều kiện thống nhất ba Tỉnh ủy thành một.

Đầu tháng 11-1940, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi San, các tổ chức Đảng do đồng chí Trần Bảo và đồng chí Lê Huy Toán phụ trách đã thống nhất triệu tập Hội nghị đại biểu của các cơ sở Đảng trong tỉnh tại làng Thuần Hậu (Xuân Minh, Thọ Xuân). Hội nghị đã đánh giá phong trào cách mạng trong tỉnh, đề ra phương hướng triển khai thực hiện Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng và cử Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trần Bảo làm Bí thư. Hội nghị đã quyết định lấy tờ báo “Tự Do” làm cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng bộ.

Triển khai Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ tỉnh, cơ sở Đảng trong tỉnh khẩn trương tổ chức chỉ đạo, xây dựng Hội Phản đế cứu quốc và Tự vệ cứu quốc, tổ chức các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột.

Mở đầu phong trào xây dựng Hội Phản đế cứu quốc là làng Kim Ốc (Thọ Xuân), tiếp sau là các làng Phúc Bồi, Nam Thượng và các cơ sở ở Thiệu Hóa, Yên Định, thị xã Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... riêng Hoằng Hóa và Hậu Lộc đã cử Ban Vận động thành lập Hội Phản đế cứu quốc ở cấp huyện, sau đó mới chỉ đạo thành lập ở các làng, tổng. Tính đến cuối năm 1940, tổng số hội viên Phản đế cứu quốc đã lên tới 4.000 người. Hầu hết các cơ sở cách mạng cũ đã tổ chức Hội Phản đế cứu quốc, nhiều làng còn tổ chức các đoàn thể: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc...

Trên cơ sở Hội phản đếcứu quốc phát triển nhanh, mạnh, các chiến sĩ Cộng sản chỉ đạo xây dựng lực lượng tự vệ và du kích ở các làng, tổng làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Chỉ trong thời gian ngắn hầu hết địa phương có Hội Phản đế cứu quốc đều xây dựng lực lượng tự vệ.

Để tự vệ có điều kiện luyện tập và công tác, Hội Phản đế cứu quốc đã vận động quần chúng đóng góp lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí. Nhiều địa phương ở các phủ huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định đã có sáng kiến tổ chức chăn nuôi, trồng cây và giành một phần ruộng công sản xuất đóng góp kinh phí cho tự vệ mua sắm vũ khí.

Vừa xây dựng lực lượng, vừa tổ chức đấu tranh, các cơ sở Đảng đã vận động quần chúng chống áp bức bóc lột. Tính đến đầu năm 1941, hàng chục cuộc đấu tranh đã diễn ra sôi sục ở các làng, tổng. Nhân dân làng Trịnh Xá (Yên Định), làng Phú Thượng (Thọ Xuân) tổ chức đấu tranh đòi chia lại công điền, công thổ. Tá điền Trại Vạc (Thiệu Ngọc, Thiệu Hóa), Phú Liễm (Thọ Thế, Thọ Xuân) đã đấu tranh bắt bọn chủ đất bãi bỏ chế độ lao dịch và tăng thuế ruộng đất. Các chiến sỹ Cộng sản khu vực Thọ Xuân đã tổ chức cuộc mít tinh lớn gồm hàng trăm quần chúng tham dự tại khu vực Lam Kinh và tại đây, các đồng chí đã phát báo “Tự Do” và tài liệu kêu gọi nhân dân tham gia Hội Phản đế cứu quốc. Tại Yên Bái (Yên Định), các chiến sỹ Cộng sản đã tổ chức rải truyền đơn phản đối thực dân Pháp cắt sân bay Gia Lâm, đường sắt Lạng Sơn và cảng Hải Phòng cho Nhật, phản đối hành động đầu hàng Nhật của thực dân Pháp, kêu gọi quần chúng vũ trang chống Pháp - Nhật. Ngày 21-1-1946, Tỉnh ủy đã cho in Cờ đỏ sao vàng trên báo “Tự Do”, phân phát cho quần chúng cách mạng trong tỉnh và kêu gọi toàn dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Ngày 28-1-1941, đồng chí Đặng Châu Tuệ được Tỉnh ủy cử đi dự Hội nghị Liên tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh để tiếp thu thông báo khẩn cấp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và tiếp thu kế hoạch triển khai của Xứ úy Trung Kỳ.

Sau khi đồng chí Đặng Châu Tuệ từ Xứ ủy trở về Thanh Hóa thì tháng 2-1941, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng trên địa bàn toàn tỉnh tại làng Phong Cốc (Thọ Xuân). Hội nghị đã nghiên cứu Thông báo khẩn cấp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Kế hoạch triển khai của Xứ ủy một cách tỉ mỉ và nghiêm túc. Hội nghị quyết định phát động phong trào cách mạng rộng lớn, đưa quần chúng xuống đường đấu tranh hưởng ứng Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ. Hội nghị đã chỉ rõ những nhiệm vụ trước mắt:

1- Xúc tiến việc xây dựng phát triển các đội tự vệ và du kích, tiến tới đấu tranh vũ trang.

2- Lập vành đai căn cứ địa cách mạng từ Tây Bắc xuống Đông Nam tỉnh Thanh Hóa.

3- Phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống thuế vụ hạ (nơi phong trào mạnh không nộp thuế, nơi phong trào yếu đòi miễn giảm thuế và khất thuế).

Hội nghị đã bầu 11 đồng chí vào Tỉnh ủy chính thức, cử đồng chí Trần Bảo làm Bí thư.

Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh tháng 2-1941, báo “Tự Do” số 3 ngày 26-1-1941 đã viết: “Tình hình rất khẩn trương, lửa cách mạng đã bùng cháy ở Bắc, ở Nam, Thanh Hóa phải làm gì để Trung, Nam, Bắc cùng nổi dậy đánh tan quân đế quốc cứu lấy giang san Tổ quốc”. Các chiến sỹ Cộng sản dã phân chia về từng huyện, từng làng truyền đạt chủ trương và phát động phong trào cách mạng.

Các phủ, huyện trong tỉnh khẩn trương củng cố phát triển Hội Phản đế cứuquốc và lực lượng vũ trang cách mạng. Các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung, Thị xã, Hoằng Hóa phong trào phát triển rất mạnh. Ở Thọ Xuân, phần lớn các làng, tổng đã xây dựng được đội tự vệ cứu quốc có khoảng 40 chiến sỹ. Làng Long Linh Ngoại, đội tự vệ cứu quốc có quân số gần 100 người được tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc tam chế (3 người một tổ, 3 tổ thành tiểu đội, 3 tiểu đội thành trung đội). Nhiều làng, đêm đến tự vệ dương Cờ đỏ sao vàng, chia thành từng tiểu đội tập luyện quân sự. Có làng, nhân dân tổ chức canh gác cho tự vệ tập cả ban ngày. Các đội tự vệ tổng Diên Hào (Thọ Xuân) đã tổ chức thao diễn quân sự tại cánh đồng Ba Chạ tạo ra tiếng vang lớn.

Trên cơ sở xây dựng và phát triển các đội tự vệ, các chiến sỹ Cộng sản đã lựa chọn những chiến sỹ tự vệ can đảm, trung thành xây dựng các tiểu tổ du kích theo tinh thần Thông báo khẩn của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Ba tiêu chuẩn của chiến sỹ du kích đã được báo “Tự Do” số 3 (26-01 - 1941) chỉ rõ: Chiến sỹ du kích là người có tinh thần cảm tử, tuyệt đối trọng kỷ luật, có khả năng tổ chức vận động quần chúng. Các làng Long Linh Ngoại, Phú Diễm, Bình Ngô, Yên Lộ, Cẩm Bảo... là những đơn vị xây dựng tiểu đội du kích đầu tiên trong tỉnh. Sự ra đời của các tiểu đội du kích đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng Thanh Hóa.

Cùng với xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển mở rộng Hội Phản đế cứu quốc, các chiến sỹ Cộng sản đã tích cực chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống thuế, khất thuế, miễn giảm thuế.

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1-5), Hội Phản đế cứu quốc Thiệu Hóa đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở Hà Thanh (Thiệu Minh) gồm đại biểu của các làng, tổng trong phủ, kêu gọi mua sắm vũ khí, quân trang, quân dụng ủng hộ lực lượng vũ trang, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống sưu, thuế.

Tại cánh đồng Ba Chạ (Thọ Xuân), các chiến sỹ Cộng sản đã tổ chức mít tinh kêu gọi quần chúng tổ chức đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống chính sách thuế hà khắc và phụ thu lạm bổ nặng nề của chính quyền thực dân phong kiến (riêng đảm phụ chiến tranh, chúng đã bắt đóng thêm một khoản bằng 13% thuế hàng năm). Cuộc mít tinh đã cổ vũ nhân dân trong huyện vùng lên đấu tranh chống thuế.

Tại Thái Ninh (Thiệu Hóa), Hội Phản đế cứu quốc đã vận động 20 phụ nữ làm đơn kéo nhau lên huyện đòi trả chồng con bị bắt đi phu.

Tại núi Chành (Thiệu Hóa) và Thanh Xá (Hà Trung), ngoài việc bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay, trồng lạc, Pháp - Nhật còn bắt dân dời nhà và mồ mả tổ tiên để chúng khai thác quặng sắt. 200 gia đình ở núi Chành và Thanh Xá đã cương quyết đấu tranh không cho bọn lính phá nhà, dời mồ mả. Cuối cùng bọn chúng phải ngừng việc khai thác quặng sắt phục vụ chiến tranh.

Tại Yên Định, các chiến sỹ cách mạng đã liên tiếp tổ chức các cuộc mít tinh ở vùng chợ Bản, cầu Vàng, Phù Hưng, Hổ Bái kêu gọi quần chúng mua “Tín phiếu cứu quốc” xây dựng lực lượng vũ trang và đoàn kết đấu tranh chống thuế. Quần chúng đã mua 44 tín phiếu trị giá 220 triệu đồng Đông Dương.

Tại Hợp Thôn (Thọ Xuân), 80 nông dân đã biểu tình kêu gọi lý trưởng không bắt phu, bắt lính, không thu thuế. 500 nông dân các làng (Thọ Xuân) mít tinh tại Phúc Như đòi bỏ sưu, giảm thuế, đòi thả tù chính trị. 60 nông dân làng Xuân Áng (Vĩnh Lộc) đấu tranh không nạp thuế và tiền trích lục. Nhân dân các làng Nhật Nội, Quần Kênh (Thọ Xuân), Cẩm Tâm, Cẩm Lý, Thái Ninh (Thiệu Hóa), Bình Lâm (Hà Trung), Ngọc Trạo (Thạch Thành) đấu tranh khất thuế lưu động.

Tiếp tục thúc đẩy phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển rộng, tháng 6 - 1941, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị đại biểu phản đế cứu quốc toàn tỉnh tại Xá Lễ (Thiệu Hóa - nay thuộc Thọ Xuân). Hội nghị đã chủ trương chỉ đạo Hội phản đế cứu quốc tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tiếp tục tổ chức đấu tranh chống thuế. Hội nghị đã cử ra Ban Chấp hành Phản đế cứu quốc tỉnh do đồng chí Trịnh Ngọc Phớc làm Bí thư.

Sau Hội nghị, phong trào cách mạng trong tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào đấu tranh chống thuế. Nông dân nhiều nơi trong tỉnh không chịu nộp thuế và thuyết phục lý trưởng ký tên đóng dấu xin khất thuế, miễn thuế. Nơi đã thu vận động hương lý trả lại cho dân. Ở các làng Long Linh Ngoại, Phong Cốc, các làng tổng Diên Hào (Thọ Xuân) nạp toàn bộ số thuế vào quỹ mua sắm vũ khí cho lực lượng vũ trang cách mạng.

Không thu được thuế, chính quyền thực dân phong kiến cho lính về làng giở trò khủng bố và cướp giật. Chúng đánh đập nhân dân và cướp bóc tài sản, trâu, bò, lợn, gà,... Kết hợp với tuyên truyền thuyết phục, quần chúng và tự vệ đã vũ trang chống lại binh lính địch. Một số cán bộ và quần chúng bị bắt, cuộc đấu tranh chống thuế kết hợp với đấu tranh bảo vệ cách mạng tiếp tục diễn ra quyết liệt.

Tại làng Mao Xá và Cự Thôn (Thiệu Hóa), mật thám và binh lính vây làng lùng sục từng nhà tìm bắt cán bộ cách mạng. Chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi đi làm đồng và đi chợ (chợ Đu). Trước lý lẽ sắc bén, bọn địch phải đồng ý. Quần chúng cách mạng đã đi chợ mua bánh tiếp tế cho các chiến sỹ cách mạng đang trốn ngoài đồng vắng. Không tìm được gì, bọn địch phải rút lui.

Tại Thọ Xuân: Mật thám và binh lính vây bắt một số cán bộ và áp giải về phủ lỵ. Bọn chúng đi đến Phúc Hậu, 50 tự vệ đã xông vào bao vây binh lính, giải thoát cho 2 cán bộ cách mạng. Tại Quần Kênh, quần chúng và tự vệ đã đột nhập vào nơi giam giữ một chiến sỹ cách mạng, bắt bọn tuần sai cởi trói giải thoát cho đồng chí của mình.

Các cuộc giải thoát cho cán bộ đã mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ cách mạng của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, do chủ quan xem thường địch, một số cán bộ, đảng viên có khuynh hướng hoạt động công khai bộc lộ lực lượng, chính quyền thực dân phong kiến tập trung khủng bố. Khu vực Thọ Xuân - Thiệu Hóa - Yên Định bị địch khủng bố liên tục và quyết liệt. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy khẩn trương gửi thông báo cho các cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng kịp thời uốn nắn sai lệch, tiếp tục thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.

Đầu tháng 6-1941, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị mở rộng tại làng Phúc Tĩnh (Yên Định), xem xét tình hình trong tỉnh và quyết định phân chia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thành 3 bộ phận xúc tiến nhiệm vụ xây dựng căn cứ cách mạng.

Đồng chí Trần Bảo, Hoàng Sỹ Oánh, Nguyễn Mậu Sung,... phụ trách vùng Thọ Xuân, Nông Cống, Như Xuân, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở đồn điền Yên Mỹ và chắp nối liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ.

Đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn phụ trách vùng Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung, xây dựng căn cứ địa, nối liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ.

Đồng chí Lê Huy Toán, Trịnh Ngọc Phớc phụ trách xây dựng hậu phương sẵn sàng tiếp ứng cho căn cứ cách mạng.

Riêng đồng chí Đỗ Thịnh (tức Tuy) được phân công đặc trách liên lạc với Trung ương xin chỉ thị và huấn luyện viên.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các đồng chí Trần Bảo, Hoàng Sỹ Oánh, Nguyễn Mậu Sung đến khu vực đồn điền Yên Mỹ tìm hiểu tình hình, xây dựng căn cứ cách mạng.

Các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn đến khu vực Đông Bắc quan sát địa hình, nắm bắt tình hình và quyết định chọn khu vực Ngọc Trạo xây dựng thành căn cứ cách mạng, căn cứ du kích.

Các đồng chí đã cùng với Huyện ủy Phản đếThạch Thành khẩn trương xây dựng cơ sở cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân tại làng Ngọc Trạo, tổng Trạc Nhật. Ngày 10-7-1941, Huyện ủy Phản đế cứu quốc Thạch Thành đã chọn 11 chiến sỹ du kích đưa về Ngọc Trạo xây dựng cơ sở cách mạng và chuẩn bị cơ sở vật chất cho chiến khu.

Cuối tháng 7-1941, cơ quan ấn loát của Tỉnh ủy về Ngọc Trạo. Ban Lãnh đạo của Chiến khu được thành lập gồm 3 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trần Tiến Quân (tức Trịnh Huy Lãn). Đồng chí Đặng Châu Tuệ phụ trách chung.

Để bảo vệ an toàn cho cơ quan lãnh đạo chiến khu, các tiểu đội tự vệ làng Ngọc Trạo đã tích cực tuần tra canh gác xung quanh làng. Nhân dân làng Ngọc Trạo đóng góp lương thực, thực phẩm, nhường cơm, sẻ áo nuôi dưỡng cán bộ cách mạng.

Đánh hơi được những hoạt động của ta, tri huyện Thạch Thành và đồn trưởng Bỉm Sơn nhiều lần đến do thám khu vực Ngọc Trạo. Nhận thấy chiến khu chưa được an toàn, ngày 19-8-1941, Ban Lãnh đạo quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về Hang Treo (thuộc xã Hà Long, Hà Trung), cách Ngọc Trạo 15 km về phía Bắc.

Tại Hang Treo, ngày 19-9-1941, Ban Lãnh đạo chiến khu tổ chức lễ thành lập đội du kích Ngọc Trạo, gồm 21 chiến sỹ do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm Chỉ huy trưởng. Dưới cờ đỏ sao vàng, toàn đội thề chiến đấu hi sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài hát “Đời ta bấy lâu nay khổ rồi” được chọn làm đội ca.

Đội du kích Ngọc Trạo được phiên chế thành 3 tiểu đội, bên cạnh Ban chỉ huy chung, đội còn có các ban chỉ huy quân sự, hậu cần, bảo vệ,... Hàng ngày buổi sáng đội học quân sự, buổi chiều học chính trị, buổi tối sinh hoạt văn nghệ. Các chiến sỹ được trang bị dao, kiếm, súng kíp để luyện tập và chiến đấu.

Sau ngày thành lập, Ban chỉ huy chiến khu có chủ trương tăng cường lực lượng, đưa quân số của đội du kích lên 500 chiến sỹ. Do vậy một số thanh niên học sinh đã được các đoàn thể cách mạng giới thiệu lên chiến khu tham gia đội du kích. Nhiều thanh niên các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình,... đã tìm về Ngọc Trạo gia nhập lực lượng chiến khu. Chỉ trong thời gian ngắn, đội du kích của chiến khu đã lên tới 40 chiến sỹ.

Đóng tại Hang Treo, lực lượng của chiến khu gặp khó khăn về tiếp tế lương thực và liên lạc với bên ngoài. Đội du kích phát triển nhanh về số lượng đã làm cho khó khăn nhân lên gấp bội. Vì vậy, Ban lãnh đạo chiến khu quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về đồi Ma Mầu cách Ngọc Trạo khoảng 1km. Ngày 25-9-1941, toàn bộ lực lượng của chiến khu có khoảng 80 cán bộ, chiến sỹ chuyển về vị trí mới. Mọi hoạt động của chiến khu dần dần đi vào nề nếp. Đội du kích tiếp tục luyện tập quân sự, tuần tra, canh gác và được phiên chế lại theo từng bộ môn: tiểu đội súng, tiểu đội trinh sát, trung đội cảm tử, ban tiếp tế, tổ liên lạc, tổ sản xuất vũ khí.

Đường dây tiếp tế cho chiến khu được tổ chức lại. Các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định,... tiếp tếlương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí qua trạm Cẩm Bảo (Vĩnh Lộc). Các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc,... qua trạm Bái Sơn (Hà Trung). Quần chúng cách mạng trong tỉnh hướng về chiến khu, đóng góp của cải và lựa chọn những chiến sỹ tự vệ dũng cảm tăng cường cho chiến khu. Đội nữ tự vệCẩm Bảo không ngại đường xa, núi cao, bất chấp gian khổ hiểm nguy, ngày đêm bí mật vận chuyển lên chiến khu từng tạ gạo, cân muối, đùm thuốc,... Đồng chí Hoàng Thị Ba (tức Ba Rốt) phụ trách chị em trong ban tiếp tế ngụy trang che mắt địch đến các chợ mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yêu phục vụ các chiến sỹ du kích. Có những lần đường dây tiếp tế gặp khó khăn, quân thù kiểm soát nghiệt ngã, nhân dân làng Ngọc Trạo đã vét từng hạt gạo cuối cùng để nuôi chiến sỹ. Hết gạo bà con đã dùng cám trộn mật làm lương khô để nuôi du kích. Cảm động trước tấm lòng cao cả của nhân dân, các chiến sỹ vừa luyện lập, vừa tăng gia tự túc để duy trì sự tồn tại phát triển của chiến khu.

Đầu tháng 10 - 1941, thực dân Pháp phát hiện được lực lượng tự vệ tập trung ở Đa Ngọc, chúng tổ chức lực lượng bao vây căn cứ Đa Ngọc. Trận chiến đấu đầu tiên giữa lực lượng vũ trang cách mạng và quân đội chính quyền thực dân phong kiến diễn ra tại Đa Ngọc. Đồng chí Nguyễn Đức Tẻo đã triển khai trung đội chiến đấu và anh dũng xông lên chém tên Đốt Xê - Phó giám binh Thanh Hóa. Bọn địch hoảng sợ phải giãn vòng vây. Đồng chí Nguyễn Đức Tẻo đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng. Đêm hôm đó, được sự giúp đỡ của quần chúng cách mạng khu vực Đa Ngọc, các chiến sỹ tự vệ chia thành từng tổ nhỏ tìm đường lên chiến khu.

Tại Ngọc Trạo, tình hình sinh hoạt của đội du kích ngày càng khó khăn. Mưa lũ kéo dài, lán trại sụp đổ, nguồn tiếp tế bị co hẹp do quân thù kiểm soát gắt gao, các chiến sỹ phải ăn cám và rau rừng thay cơm. Theo đề nghị của nhân dân, ban chỉ huy quyết định chuyển toàn bộ 80 cán bộ, chiến sỹ của chiến khu về làng Ngọc Trạo và cử người về thị xã, về các huyện miền xuôi xin tiếp viện nhưng đã bị địch bắt để khai thác tình hình. Mặc dù các đội tự vệ Ngọc Trạo, Di Chế, Hòa Lễ, Thạch Cừ, Phan Long, Ban Long phối hợp với du kích tuần tra canh gác cẩn mật nhưng quân thù vẫn phát hiện được chiến khu Ngọc Trạo.

Sau khi biết chính xác địa điểm đóng quân của Đội du kích, đêm ngày 18 tháng 10 năm 1941, Bộ chỉ huy càn quét của địch tập trung 500 tên lính và hàng ngàn tuần đinh canh gác, yểm trợ cho cuộc càn quét chiến khu. Bọn địch từ Vĩnh Lộc tiến lên, từCẩm Thủy sang, Từ Hà Trung tới, từ Ninh Bình vào, vòng vây khép chặt, chiến khu Ngọc Trạo bị cô lập.

Chỉ huy cuộc càn quét này gồm những tên thực dân khét tiếng tàn bạo, trong đó có Đồn trưởng Bỉm Sơn Đuy mô ra, Thanh tra mật thám Phờ lô tô, Thanh tra mật thám Trung Kỳ Rốt sơ và nhiều tên khác...

Kẻ thù lợi dụng vào lớp sương mù dày đặc của rừng núi, rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 1941, chúng bí mật tập kích vào các vọng gác tiền tiêu, khống chế các chiến sỹ canh gác. Sau đó chúng chia quân ra làm 2 toán, mỗi toán 50 tên dưới quyền chỉ huy của Thanh tra mật thám bao vây Trung đội cảm tử của ta.

Bị tấn công bất ngờ, Trung đội cảm tử quyết đột phá vòng vây hỗ trợ cho bộ phận bảo vệ Ban chỉ huy.

Một toán lính gần 50 tên dưới sự chỉ huy của mấy tên mật thám tiến vào đình Ngọc Trạo. Chúng dàn thành hai hàng ngang chĩa súng bắn vào Chỉ huy sở và Tiểu đội súng của ta. Được lệnh, quân ta đồng loạt nổ súng, nhưng thuốc súng bị ẩm, hỏa lực mất tác dụng. Dựa vào sự che chở của địa hình, các chiến sỹ vừa chiến đấu, vừa kêu gọi binh lính địch hãy quay súng bắn vào đầu bọn giặc cướp nước. Cuộc chiến đấu giáp lá cà diễn ra quyết liệt, chiến sỹ Cao Ngọc Oanh dùng dao chém tên lính mang số hiệu 444 bị thương. Quân địch hoang mang, dao động, một số tên vội vã rút khỏi trận địa, số còn lại tập trung hỏa lực bắn xối xả vào quân ta. Nhưng cuối cùng chúng phải giãn vòng vây. Lợi dụng đêm tối, quân ta thu dọn chiến trường, chôn cất liệt sỹ và bí mật rút khỏi Ngọc Trạo vềCẩm Bào - Xuân Áng (Vĩnh Lộc). Quân thù lập trung lực lượng bao vây lùng sục tra hỏi, đe dọa nhưng nhân dân Cẩm Bào - Xuân Áng vẫn một lòng nuôi dưỡng, bảo vệ các chiến sỹ Ngọc Trạo an toàn. Đêm ngày 25-10-1941, Ban chỉ huy chiến khu quyết định phân tán lực lượng về địa phương dựa vào nhân dân tiếp tục đấu tranh.

Trận chiến đấu không cân sức giữa chiến sỹ Ngọc Trạo với quân đội thực dân phong kiến vào ngày 19-10-1941, lực lượng chiến khu không giành được thắng lợi, một số chiến sỹ bị bắt, một số chiến sỹ hy sinh nhưng đó là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng. Trong chiến đấu đồng chí Phạm VănHinh bị thương nặng, biết mình không qua khỏi đã tự nguyện hy sinh để đồng đội có điều kiện đánh địch. Các đồng chí Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh trong tư thế chiến thắng; các chiến sỹ du kích Ngọc Trạo bằng súng kíp, mã tấu, dao, kiếm đã làm cho quân thù run sợ và đã để lại cho Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa bản anh hùng ca về chiến khu Ngọc Trạo.

Chiến khu Ngọc Trạo, một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc tuy bị tan rã nhưng đó là tiếng chuông báo trước một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân tất yếu sẽ diễn ra trên địa bàn Thanh Hóa... Cao trào phản đế cứu quốc và chiến khu Ngọc Trạo đã xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, đã sáng tạo phương thức kết hợp của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong đấu tranh cách mạng, đã gợi mở phương thức giành chính quyền từng phần ở làng Ngọc Trạo và đã để lại những bài học thành công cũng như hạn chế trong việc xây dựng chiến khu, về xây dựng lực lượng vũ trang tập trung chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

II- CHỐNG KHỦNG BỐ, KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN ĐẢNG VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, CHUẨN BỊ GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Sau cuộc đụng độ vũ trang giữa hai lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở Đa Ngọc (Yên Định) và Ngọc Trạo (Thạch Thành), ngày 21 tháng 10 năm 1941. thực dân Pháp đã tập trung một đơn vị lính Pháp và 3.000 tuần phu dưới quyền chỉ huy của hai tên Quan một Pháp và Tri phủ Vĩnh Lộc mở cuộc càn quét đánh phá vùng Cẩm Bào, Xuân Áng.Chúng ra lệnh cho tuần phu tàn phá ruộng vườn, mùa màng, nhà cửa của nhân dân, quật mộ đồng chí Phạm Văn Hinh và tìm khẩu súng Mút cơ tông đã bị mất trong cuộc vật lộn với lực lượng du kích Ngọc Trạo.

Các thôn Cẩm Bào, Xuân Áng (Vĩnh Lộc), Ngọc Trạo (Thạch Thành), Phong Cốc (Thọ Xuân), Long Linh (Thiệu Hóa) trở thành những mục tiêu đánh phá ác liệt của địch. Hàng trăm cán bộ, đảng viên ở các làng trên bị bắt, bị tra tấn và giam cầm. Nhà tù Thanh Hóa chật ních các chiến sỹ Cộng sản và chiến sỹ du kích. Nhiều làng mạc, thôn, xóm bị triệt hạ, tài sản của nhân dân bị tước đoạt, chúng còn cho lính về lập đồn bốt ở ngay đầu cầu vào làng Phong Cốc nhằm khống chế phong trào cách mạng và triệt đường liên lạc của ta. Khủng bố của kẻ thù đã gây cho phong trào cách mạng của nhân dân ta nhiều khó khăn. Căm thù cao độ, nhân dân ta bất chấp gông cùm súng đạn tiếp tục vùng dậy đấu tranh. Nhiều người đã dũng cảm đứng lên bảo vệ cán bộ, chống khủng bố, đàn áp. Những đảng viên không bị bắt tổ chức Hội nghị ở làng Mao Xá (Thiệu Toán) vào tháng 11-1941 quyết định chủ trương củng cố lại phong trào cách mạng trong tỉnh. Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ lâm thời gồm các đồng chí: Nghiêm Quý Ngãi, Hoàng Văn Ngữ, Hồ Sỹ Nhân, Đỗ Đan Quế và Trần Kim Tế, cử đồng chí Nghiêm Quý Ngãi làm Bí thư.

Tỉnh ủy lâm thời đã tiến hành củng cố lại các cơ sở cách mạng trong tỉnh, tìm cách bắt liên lạc với Xứ ủy và Trung ương, tổ chức rải truyền đơn ở nhiều nơi, kêu gọi đuổi giặc nước và treo Cờ đỏ sao vàng ở Vân Đồn nhằm thông báo cho nhân dân trong tỉnh biết: Đảng bộ Thanh Hóa vẫn tồn tại và hoạt động, phong trào cách mạng tất yếu đi đến thành công.

Cuối năm 1941, Tỉnh ủy lâm thời lại bị khủng bố tan rã, các chiến sỹ Cộng sản Thanh Hóa lại tiếp tục chắp nối liên lạc, thành lập cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ, củng cố phát triển phong trào cách mạng.

Đầu năm 1942, một số chiến sỹ Cộng sản: Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong,... trốn khỏi nhà lao Buôn Mê Thuột và trại tập trung Ly Hi lần lượt trở về Thanh Hóa tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau một thời gian tìm hiểu các đồng chí đã liên hệ được với nhiều cơ sở Đảng trong tỉnh và quyết định thành lập Ban liên lạc để củng cố lại Đảng bộ và cơ sở cách mạng.

Sau một thời gian hoạt động, biết chính thức Tỉnh ủy Thanh Hóa đã bị tan rã, Ban liên lạc tổ chức Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng trong tỉnh vào đầu tháng 7 năm 1942 tại làng Thượng (Nga Thắng, Nga Sơn) quyết định giải tán Ban liên lạc thành lập Tỉnh ủy lâm thời và cử đồng chí Lê Tất Đắc làm Bí thư. Hội nghị đã phân tích tình hình cách mạng trong tỉnh, khẳng định ý chí cách mạng kiên cường của quần chúng trong sự nghiệp chống giặc cứu nước; kịch liệt lên án chiêu bài độc lập giả hiệu của bọn tay sai thân Nhật và thông qua chủ trương công tác như: ra báo “Đuổi giặc nước”, thành lập tổ chức “Thanh Hóa ái quốc hội” để tập hợp đoàn kết những người yêu nước trong mặt trận yêu nước, giải phóng dân tộc, tìm mọi cách bắt mối liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương Đảng xin ý kiến chỉ đạo.

Vào cuối tháng 7 năm 1942, đồng chí Tố Hữu vượt khỏi trại tập trung Đắc Lây, bí mật về Thanh Hóa bắt liên lạc với tổ chức Đảng và được bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ.

Để xúc tiến thành lập “Thanh Hóa ái quốc Hội” (xin gọi tắt là Hội ái quốc), một số đồng chí trong Tỉnh ủy đã tập trung công sức trí tuệ soạn thảo điều lệ. Điều lệ Hội ái quốc đã nêu rõ tôn chỉ, mục đích, điều kiện nguyên tắc tổ chức của Hội... Điều lệ chỉ rõ: “Thanh Hóa ái quốc Hội” là tổ chức của người yêu nước, tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam, nữ, già. trẻ, giàu nghèo hễ là người yêu nước có thể vào mặt trận thống nhất chống đế quốc...

Bằng sự nỗ lực phấn đấu, chỉ trong thời gian ngắn các chiến sỹ Cộng sản Thanh Hóa đã xây dựng hệ thống tổ chức của Hội ái quốc ở tất cả làng tổng có phong trào cách mạng từ trước và mở rộng ở một số địa phương trong tỉnh. Hội ái quốc đã đoàn kết tổ chức nhân dân đấu tranh, phong trào cách mạng Thanh Hóa nhanh chóng khôi phục và phát triển.

Thời gian này, Tỉnh ủy chủ trương xây dựng Hội ái quốc, vừa đẩy mạnh công tác phát triển Đảng. Bên cạnh những cơ sở Đảng có từ trước, căn cứ vào số đảng viên mới được kết nạp, Tỉnh ủy chủ trương xây dựng những cơ sở mới ở: Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa...

Đẩy mạnh tuyên truyền tổ chức, hướng dẫn cán bộ, đảng viên và quần chúng xuống đường đấu tranh, Tỉnh ủy đã khẩn trương thành lập cơ quan ấn loát tài liệu và nhanh chóng cho xuất bản tờ báo “Đuổi giặc nước”, tháng 9 năm 1942 lại xuất bản thêm tờ báo “Gái ra trận” do đồng chí Lê Tất Đắc, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp biên soạn nhằm tập hợp đông đảo chị em phụ nữ tham gia sự nghiệp cách mạng.

Cuối năm 1942, Tỉnh ủy đã bắt được liên lạc với cơ sở Đảng ở Hà Nội, nhận được chương trình hoạt động của Việt Minh và Nghị quyết 8 của Trung ương Đảng (tháng 5 năm 1941). Tỉnh ủy quyết định: Chuyển “Thanh Hóa ái quốc hội” thành “Mặt trận Việt Minh” đưa phong trào cách mạng Thanh Hóa hòa nhập với phong trào cách mạng chung của cả nước.

Đầu năm 1943, Đảng bộ Thanh Hóa được liên lạc trực tiếp với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tỉnh ủy lâm thời được Trung ương công nhận là cơ quan lãnh đạo chính thức của Đảng bộ Thanh Hóa, và được Trung ương Đảng ủy nhiệm bắt liên lạc với các tỉnh miền Trung, tiến tới việc thành lập Xứ ủy Trung Kỳ.

Tháng 3 năm 1943, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị bất thường để nghe đồng chí Lê Tất Đắc báo cáo kết quả về việc gặp Đại diện Ban Chấp hành Trung ương Đảng và quyết định những nhiệm vụ của Đảng bộ trong tình hình mới. Hội nghị nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng, phát triển Việt Minh và lực lượng vũ trang, phát động rộng rãi phong trào chống phát xít. Tại Hội nghị này, đồng chí Tố Hữu được bổ sung vào Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ, đặc trách Chi bộ Hoằng Hóa.

Từ giữa năm 1943, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương ngày càng lan rộng. Để đáp ứng nhu cầu cho chiến tranh, Nhật và Pháp quyết định tăng thuế trong vụ hạ năm 1943 để vơ vét thêm 35 triệu đồng Đông Dương; vơ vét “Thóc tạ, bông cân” cướp đoạt ruộng đất, bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay, trồng bông, lạc, bắt thanh niên đi phu làm sân bay Lai Thành, nạo vét sông máng ở Nga Sơn, Tĩnh Gia. Hàng vạn đồng bào trong tỉnh bị dồn vào cảnh khốn cùng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Tỉnh bộ Việt Minh, cả tỉnh đã dấy lên phong trào đuổi giặc cứu nước sôi nổi. Mặt trận Việt Minh ở các phủ, huyện, thị xã lần lượt ra đời, các đoàn thể cứu quốc phát triển sâu rộng. Tỉnh ủy lâm thời và Tỉnh bộ Việt Minh liên tiếp công bố nhiều chỉ thị quan trọng như: “Khẩn cấp tuyên truyền” (25-8-1943). Chỉ thị nêu rõ 7 việc cần phải làm ngay như: chống bắt phu, chống nhổ lúa trồng đay, chống bắt lính, chống phản tuyên truyền của bọn địch.

Những chủ trương của Tỉnh ủy và Tỉnh bộ Việt Minh đã hướng dẫn nhân dân trong tỉnh đấu tranh với kẻ thù, bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân đang bị đe dọa từng ngày, từng giờ. Nhờ đó mà phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra rầm rộ, dưới hình thức mít tinh chống sưu cao thuế nặng, chống thu thóc, thu bông, chống bắt phu, bắt lính, chống phá lúa trồng đay...

Mở đầu phong trào là cuộc đấu tranh cùủa 2.000 đồng bào Hoằng Hóa tháng 11 năm 1943. Tiếp đó là cuộc biểu tình chống thuế ở các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Hậu Lộc, các cuộc biểu tình chống thu thóc, thu bông ở Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc; cuộc đấu tranh của hàng ngàn nông dân các làng Thổ Phụ, Bình Ngô, Yên Lộ chống Nhật cướp đất trồng đay. Trước sức mạnh của quần chúng, kẻ thù đã phải nhượng bộ một số yêu cầu của ta, tạo nên khí thế mới.

Phong trào đấu tranh của nhân dân mạnh mẽ bao nhiêu thì các tổ chức, đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt Minh phát triển bấy nhiêu. Lực lượng chính trị lớn mạnh tạo điều kiện cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là kết quả logic. Dưới hình thức các nhóm học võ dân tộc, Việt Minh chọn lựa một số người có đủ tiêu chuẩn vào các đội tự vệ cứu quốc.

Tháng 2 năm 1944, Hội nghị bất thường Tỉnh ủy quyết định phát triển mạnh lực lượng vũ trang, nhanh chóng mở các lớp huấn luyện quân sự, tăng cường công tác tuyên truyền vũ trang nhân dân.

Tháng 3 năm 1944, Tỉnh ủy đã mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên tại Nga Sơn do các đồng chí Hoàng Tiến Trình và Trương Văn Lĩnh phụ trách. Sau lớp học này, Tỉnh ủy tiếp tục mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ tiểu đội và trung đội đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng tại địa phương.

Tháng 3 năm 1944, đồng chí Lê Tất Đắc được Ban Chấp hành Trung ương điều động đi công tác ở Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Tố Hữu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa từ giữa năm 1944 trở đi đã phát triển cả bề rộng và bề sâu, mang tính chất đấu tranh vũ trang và bán vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Các cuộc biểu tình có vũ trang nổ ra liên tiếp trên phạm vi rộng lớn từ đơn vị làng, liên thôn đến phạm vi cả tổng, tiêu biểu là cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân tổng Kim Khê (Đông Sơn), Bái Trạch (Hoằng Hóa) chống việc bắt phu đi làm sân bay Lai Thành, đào sông Hồ Thượng, nhân dân tổng Phù Chẩn (Thiệu Hóa) chống nhổ lúa trồng lạc, các làng Đặc Tài, Lộc Tiến, Y Bích chống thu thóc, đòi bồi thường tổn phí rời nghĩa địa... Các cuộc đấu tranh nói trên có sự hỗ trợ của tự vệ cứu quốc.

Song song với phong trào đấu tranh của nông dân, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và dân nghèo thành thị cũng phát triển mạnh mẽ. Ngày 12 tháng 6 năm 1944, công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng tổ chức đình công 4 ngày đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện sinh hoạt, chống đánh đập và sa thải công nhân. Trước sức mạnh đoàn kết, nhất trí của công nhân nhà máy Diêm, bọn chủ đã phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh thắng lợi đã cổ vũ cao trào cách mạng của nhân dân thị xã. Đồng bào thị xã đã tổ chức rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ và gia nhập Mặt trận Việt Minh. Những nơi có quân Nhật chiếm đóng, nhân dân bí mật chặt cây,đào gốc để lính Nhật không có chỗ buộc ngựa và quấy rối việc đóng quân của chúng.

Phối hợp với phong trào đấu tranh rộng lớn ở bên ngoài, các chiến sỹ cách mạng bị giam ở Nhà lao Thanh Hóa tổ chức tuyệt thực, chống đánh đập, đòi được gặp người thân trao đổi thư từ... Chính quyền thực dân phong kiến phải chấp nhận những yêu sách của tù chính trị.

Phong trào đấu tranh cách mạng rộng lớn của nhân dân Thanh Hóa diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu là Nhật - Pháp, gây cho địch rất nhiều khó khăn. Chính quyền địch tăng cường đàn áp, chống phá cách mạng, điển hình là cuộc vây quét làng Hanh Cát, Hanh Cù (Hậu Lộc) - nơi địch nghi có cơ sở in tài liệu bí mật của Việt Minh. Với tinh thần cảnh giác cao, cơ sở in tài liệu của Tỉnh ủy bí mật chuyển tới địa điểm mới. Để chống khủng bố, Tỉnh ủy đã kịp thời đề ra chủ trương: “Cẩn thận mà không rụt rè, mau lẹ mà không hấp tấp, can đảm mà không liều lĩnh".

Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, trên chiến trường châu Âu, quân đội Liên Xô đã giành được thắng lợi quyết định bằng hàng loạt cuộc phản công chiến lược, quân Đức liên tiếp bị thất bại, giờ tận số của chủ nghĩa phát xít Đức đã điểm, số phận của phát xít Nhật ở châu Á và ở Thái Bình Dương đang lung lay đến tận gốc. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai chuyển biến mau lẹ, có lợi cho lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.

Tháng 8 năm 1944, Tổng bộ Việt Minh phát động phong trào “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Phong trào xây dựng lực lượng vũ trang được xúc tiến mạnh ở nhiều nơi trong tỉnh.

Trước tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, Tỉnh ủy mở Hội nghị Đại biểu Đảng bộ tại làng Vĩnh Liệt (Hà Trung) vào ngày 24 tháng 6 năm 1944, nhằm hướng dẫn phong trào cách mạng trong toàn tỉnh, “gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa”.

Hội nghị nhận định: “dưới gót sắt của lũ cướp nước Nhật - Pháp, quần chúng nhân dân ta đã căm thù chúng đến cực điểm... Nỗi thống khổ đã thúc đẩy quần chúng nhân dân chống lại chính sách cướp bóc của Nhật - Pháp bằng nhiều cuộc đấu tranh kịch liệt”; Hội nghị cũng đã nhấn mạnh: “phong trào cách mạng hiện nay có tính cách toàn dân vũ trang” nghĩa là có tính khởi nghĩa. Phong trào đấu tranh của dân cày mạnh mẽ hơn thợ thuyền; phong trào tiểu tư sản, học sinh còn yếu; phong trào quần chúng ở thị xã, phong trào công nhân và phong trào ở các huyện miền núi chưa mạnh mẽ.

Về công tác tuyên truyền, Hội nghị nêu rõ: “... Trong khi kịch liệt lên án những âm mưu của các tổ chức phản động thân Nhật, cần phải khôn khéo vạch rõ chân tướng của Anh - Mỹ đối với nhân dân ta, cần phải hết sức khéo léo tuyên truyền ảnh hưởng của Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh trong quần chúng, làm cho nhân dân nhận thức rõ mục đích của Đảng ta là chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội”.

Hội nghị đặt vấn đề phải gấp rút mở thêm nhiều lớp huấn luyện chính trị, quân sự ngắn hạn, đào tạo thêm nhiều cán bộ chính trị, quân sự để cung cấp cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. Để đáp ứng yêu cầu đó, mỗi huyện, phủ phải có một địa điểm bí mật huấn luyện chính trị, quân sự; về công tác xây dựng Đảng bộ và Việt Minh, Hội nghị hết sức quan tâm đến việc thanh lọc các phần tử vô chính phủ, lợi dụng, lười biếng, hèn nhát, cơ hội... Hội nghị đã bầu ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ gồm 7 đồng chí, do đồng chí Tố Hữu làm Bí thư.

Có thể nói, Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ tháng 6 năm 1944 đã vận dụng đường lối của Trung ương Đảng thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, kịp thời khắc phục những thiếu sót, chuẩn bị lực lượng, đón chờ thời cơ giành chính quyền.

Để biến Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ thành hiện thực, ngày 15 tháng 9 năm 1944, Tỉnh bộ Việt Minh ra chỉthị “Kíp sửa soạn khởi nghĩa" nhằm thúc đẩy các địa phương trong tỉnh tiếp tục xây dựng củng cố các đội tự vệ, các đội du kích, sắm sửa vũ khí, tước vũ khí của quân thù tự trang bị, tiến hành diễn thuyết xung phong vũ trang toàn dân tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Thực hiện Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào quyên góp tiền của lập quỹ mua súng, đã tập trung lò rèn sản xuất dao, kiếm, mã tấu tự trang bị, các đội tự vệ và du kích đã tổ chức bao vây đánh úp các tổ tuần tiễu, các đồn lẻ của bảo an và lính Nhật tước vũ khí.

Phong trào huấn luyện quân sự: tập bắn súng, tập võ, tập trận diễn ra sôi nổi. Nhân dân các địa phương đã nấu cơm, nấu nước tiếp tế cho các chiến sỹ tập luyện và canh gác cho các đội tự vệ và du kích tập luyện cả ban ngày. Cùng với tập luyện quân sự, lực lượng vũ trang cách mạng đã tích cực tuần tra canh gác bảo vệ các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, tích cực hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống nhổ lúa trồng đay, lạc...

Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị dấy lên khí thế mới. Hàng ngàn dân phu đắp đường thuộc các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc đòi trừng trị bọn ác ôn: nhân dân một số làng ở Quảng Xương, Nông Cống, Thọ Xuân đứng dậy chống Nhật cướp thịt, cá, gỗ, phản đối quân đội Nhật cướp bóc tài sản, quấy nhiễu nhân dân. Hàng chục cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh được lực lượng vũ trang hỗ trợ giành thắng lợi.

Do chính sách bóc lột, vơ vét nặng nề của Nhật - Pháp, cộng với nạn lụt cuối năm 1944 đã gây nên nạn đói khủng khiếp chưa từng thấy ở các tỉnh Bắc Kỳ (Thanh Hóa có hàng vạn đồng bào bị chết đói). Chưa bao giờ cuộc sống và tính mạng của đồng bào ta bị đe dọa nghiêm trọng như thời điểm này. Mâu thuẫn giữa dân tộc với bọn cướp nước ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Nhân dân ta quyết tâm vùng dậy lật nhào ách thống trị của kẻ thù, giành lấy quyền sống, quyền làm người.

Nhận thức rõ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền sắp đến gần, tháng 2 năm 1945, Tỉnh ủy chủ trương đổi tờ báo “Đuổi giặc nước” thành tờ báo “Khởi nghĩa” nhằm kịp thời động viên, chỉ đạo quần chúng chuẩn bị điều kiện vùng lên... Báo “Khởi nghĩa” số ra đầu tiên ngày 15 tháng 2 năm 1945 (Xuân Ất Dậu) ra lời kêu gọi: “... Hỡi các giới đồng bào yêu nước! Hỡi các đồng chí cứu quốc! Cơ hội khởi nghĩa không đợi người, bỏ lỡ dịp tốt này là tội lớn...”.

Nhằm đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 3-3-1945, Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ đã Hội nghị đánh giá tình hình trong tỉnh.

Hội nghị đánh giá tương quan lực lượng giữa ta và địch, đánh giá mâu thuẫn Nhật - Pháp và đề ra chủ trương đẩymạnh hoạt động của các lực lượng vũ trang, chủ động tập kích, lấy vũ khí địch tự trang bị, đẩy mạnh các cuộc diễn thuyết xung phong, vạch tội ác của Nhật - Pháp và bọn tay sai, kêu gọi đồng bào ủng hộ Việt Minh, đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung.

Để kịp thời giải quyết nạn đói, Hội nghị chủ trương kêu gọi nhân dân kiên quyết không đóng thuế cho giặc, tịch thu các kho thóc của Nhật để phân phát cho dân nghèo, đồng thời vận động các nhà giàu cho nông dân vay thóc.

Vận dụng một cách linh hoạt chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc phá kho thóc của phát xít Nhật để cứu đói. Tỉnh ủy đã kịp thời ra chỉ thị “Đòi ăn” với những khẩu hiệu: “Quyết giữ lấy thóc mà ăn”, “Không để lọt một hạt thóc vào tay Pháp - Nhật”, đã nhanh chóng tập hợp hàng vạn quần chúng làm đơn đòi cứu tế, đòi được vay thóc, ngô, khoai, có nơi đã tổ chức chặn xe giành lại số thóc bị Nhật cướp.

Cuộc đấu tranh chống đói đã giải quyết được một phần nạn đói kém, đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia cách mạng. Đấu tranh cứu đói - một cuộc đấu tranh có tính chất kinh tế đã trở thành cuộc vận động chính trị rộng lớn, vì đã đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của nhân dân, thúc đẩy toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Để trừ mối hậu họa, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương. Vào đêm ngày 9-3-1945, thực dân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng Nhật. Sự kiện đó đã diễn ra đúng như dự kiến của Đảng ta.

Từ ngày 9 đến ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Hội nghị mở rộng để đánh giá tình hình về cuộc đảo chính. Hội nghị nhận định: Cuộc đảo chính sẽ tạo ra khủng hoảng chính trị sâu sắc làm cho những điều kiện của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi. Hội nghị nêu khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” và phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, gấp rút tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị đã ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) hướng dẫn các đảng bộ trong cả nước chuẩn bị đầy đủ điều kiện tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Đầu tháng 4 năm 1945, Tỉnh ủy nhận được Chỉ thị của Thường vụ Trung ương và nhanh chóng triệu tập Hội nghị bàn biện pháp triển khai. Hội nghị chủ trương về mặt kinh tế phải động viên và chỉ đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống thuế, phá các kho thóc của giặc Nhật để cứu đói cho nhân dân. Về chính trị, vạch mặt bọn Đại Việt, chống Nhật, mở rộng ảnh hưởng của Việt Minh, thành lập ủy ban giải phóng tỉnh và huyện, về quân sự, phát triển các đội tự vệ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng chiến khu, vũ trang toàn dân tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Chủ trương của Tỉnh ủy được quần chúng nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Phong trào “Phá kho thóc để cứu đói", phong trào “Sắm vũ khí tự trang bị" phát triển sâu rộng ở các huyện Hoằng Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân và nhiều phủ, huyện khác.

Để chuẩn bị tổng khởi nghĩa, ngày 20 tháng 5 năm 1945, chiến khu Quang Trung (3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa) được thành lập. Tờ báo “Khởi nghĩa” của Thanh Hóa được chuyển cho chiến khu làm cơ quan tuyên truyền.

Thực hiện Chỉ thị “Sắm vũ khí đuổi thù chung”, từ giữa năm 1945, huyện Yên Định đã có phong trào mua sắm vũ khí (gậy, thừng, dao găm, kiếm dài, mác, mã tấu...). Nhân dân các làng Phù Hưng, Trịnh Xá, Bùi Thượng thu nhặt phế liệu sắt thép đưa thợ về mở lò rèn, bí mật rèn vũ khí trang bị cho tự vệ. Chi bộ Đảng họp ở Phù Hưng bàn cách đánh đồn điền Đa tước vũ khí của địch trang bị cho lực lượng tự vệ. Chiều ngày 20-5-1945, Trung đội Lý Bôn (Phù Hưng) và Tiểu đội Cai Mao (Đồng Mai) dưới sự chỉ huy của đồng chí Đỗ Huy Chi và Lê Quốc Lộc đã tiến công đồn Đa Nẫm. Sau 2 giờ chiến đấu ác liệt, lực lượng tự vệđã vào được đồn, thu được nhiều súng đạn và làm chủ đồn điền. Trong trận đấu này, 4 đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Tại chợ Bản (Yên Định), lực lượng tự vệ chiến đấu Lý Bôn tổ chức cuộc diễn thuyết xung phong, công khai tuyên truyền về Mặt trận Việt Minh. Tạo ra không khí chuẩn bị vùng lên giành chính quyền sôi động trong toàn huyện.

Sáng ngày 5 tháng 7 năm 1945, tại làng Thuần Mỹ (tức làng Lim, xã Định Tăng, Yên Định) xuất hiện 2 tên lính Nhật. Được tin, đồng chí Lê Thả phân công đồng chí Nguyễn Gia Hoạt và tự vệ ở Phù Hưng đón bắt một tên, còn một tên chạy thoát về tỉnh.

Sau vụ nhân dân làng Lim bắt lính Nhật, giặc Nhật đã đưa quân về đóng đồn ở vùng cầu Si (nay thuộc xã Định Bình, Yên Định), chúng cho quân vào các làng, các chợ lùng sục, cướp bóc và tìm bắt cán bộ. Nhân dân làng Lim phải sơ tán sang làng Yên Lộ, Bình Ngô (Thiệu Hóa). Ngày 17 tháng 7 năm 1945, giặc Nhật cho ô tô chở đầy lính về Yên Lộ để khủng bố. Đội tự vệ chiến đấu của làng Yên Lộ dưới sự chỉ huy của đồng chí Ngô Ngọc Vũ (lúc đó là Phó Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa) bố trí lực lượng phục kích chặn đường địch tại núi Cẩm Vân (xã Thiệu Vũ). Lực lượng tự vệ chặn đánh, quân địch đã dùng súng bắn bừa bãi vào phía trận địa mai phục của tự vệ. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, cuối cùng bọn Nhật lên xe chạy thoát. Trong trận chiến đấu này, đồng chí Ngô Ngọc Vũ hy sinh anh dũng. Tỉnh ủy đã kịp thời biểu dương Yên Lộ và chi viện cho làng Yên Lộ 11 khẩu súng trường và cử cán bộ chỉ đạo xây dựng làng kháng chiến, sẵn sàng đánh địch bảo vệ thành quả cách mạng.

Ở Hậu Lộc, lực lượng tự vệ dưới sự chỉ đạo của đồng chí Đinh Chương Lân, tổ chức bao vây đồn Lạch Trường. Trưởng đồn Thái Văn Sinh cùng toàn bộ binh lính đã hạ vũ khí đầu hàng. Lực lượng tự vệ thu 7 khẩu súng, 4 kho thóc và 1 kho muối.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Việt Minh tổng Cự Lễ (Cẩm Thủy), lực lượng tự vệ đã tập kích khu đồn điền Phúc Do, bắt toàn bộ bọn cai sếp, đốc công, thu hồi ruộng đất và tài sản của đồn điền giao cho Việt Minh huyện quản lý.

Từ các trận đánh địch giành vũ khí, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã tự quản làng xã, trại ấp. Ở nhiều địa phương phong trào cách mạng mạnh, bọn hương lý chức rệu rã, Việt Minh trở thành người điều hành xã hội.

Khí thế cách mạng ngày càng lên cao, đông đảo các tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ cứu nước của Việt Minh, một bộ phận tư sản, địa chủ trước đây có thái độ do dự, lừng khừng đã ngả theo cách mạng. Từ việc giành chính quyền một số làng, xã, thôn ấp đã tiến tới giành chính quyền ở huyện Hoằng Hóa vào ngày 24-7-1945.

Tại Hoằng Hóa, vào đầu tháng 7-1945, phong trào đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống thu thóc, cướp đất trồng bông phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Việt Minh huyện đã cho gọi đổng lý của 5 tổng: Bút Sơn, Bái Trạch, Hành Vĩ, Ngọc Chuế, Từ Quang về làng Hoằng Trì (Hoằng Thắng) tuyên truyền giác ngộ để họ đứng về phía nhân dân.

Ngày 11-7-1945, hàng ngàn quần chúng có sự bảo vệ của 200 tự vệ các tổng Bái Trạch, Hành Vĩ, Bút Sơn, Ngọc Chuế xuống đường tuần hành thị uy.

Cuộc tuần hành thị uy bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm với quãng đường dài 20km. Qua mỗi làng lại dừng lại kêu gọi quần chúng không nộp thuế, không đi phu, đi lính, đoàn kết đánh đuổi phát xít Nhật giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc tuần hành thị uy đã tạo ra không khícách mạng sôi sục trong toàn huyện.

Ngày 24 tháng 7 năm 1945, theo lệnh của Nhật, tri phủ Phạm Trọng Bào cùng tên quản Hiến tổ chức 2 toán quân tiến hành đàn áp phong trào cách mạng Hoằng Hóa.

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Đinh Chương Lân, Tỉnh ủy viên, Chi bộ Hoằng Hóa đã tổ chức cho tự vệ và quần chúng cách mạng đấu tranh chống khủng bố của địch.

Rạng sáng ngày 24 tháng 7 năm 1945, 22 tên lính bảo an dưới quyền chỉ huy của tri phủ Phạm Trọng Bào kéo đến khu Đằng Xá, Đằng Trung, lập tức bị lực lượng cách mạng bao vây, tiến công quyết liệt. Kết quả toàn bộ quân lính của chúng và tên tri phủ Phạm Trọng Bào bị lực lượng cách mạng bắt sống. Trong khi đó, Quản Hiến dẫn 24 lính bảo an mò tới làng Hoàng Chung thì bị lực lượng cách mạng bao vây tấn công và gọi hàng. Quản Hiến ngoan cố chống lại, cuối cùng phải tháo chạy về thị xã Thanh Hóa.

Phát huy thắng lợi, trưa ngày 24-7-1945, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng và Ban Cán sự Việt Minh Hoằng Hóa, quần chúng cách mạng kéo về cồn Ba Cây (nay thuộc xã Hoàng Thắng) mít tinh chào mừng chiến thắng và xử tội Phạm Trọng Bào. Ngay sau đó, lực lượng cách mạng đội ngũ chỉnh tề tiến vào bao vây phủ lỵ Hoằng Hóa. Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, bọn nha lại hoảng hốt đầu hàng, nộp toàn bộ sổ sách, ấn triện. Thế là, từ cuộc đấu tranh chống khủng bố của địch, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và Ban Cán sự Việt Minh, nhân dân Hoằng Hóa dã chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Từ đây, nhiệm vụ nổi lên hàng đầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hoằng Hóa là phấn đấu để giữ vững và phát huy thành quả cách mạng đã giành được.

Chi bộ, Ban Cán sự Việt Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân Hoằng Hóa đấu tranh trấn áp những phần tử ngoan cố, chống đối cách mạng, cảm hóa, thuyết phục những phần tử lưng chừng, giữ vững an ninh xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường lực lượng vũ trang, chuẩn bị đối phó với các cuộc khủng bố của địch. Trước ngày 24-7 toàn huyện chỉ có gần 400 chiến sỹ tự vệ, sau đó ít lâu đã phát triển lên 3.025 chiến sỹ. Tại các làng và tổng trong huyện đã xúc tiến thành lập các ủy ban dân tộc giái phóng, thay cho chính quyền bù nhìn. Tuy chưa thành lập được ủy ban dân tộc giải phóng ở cấp huyện, nhưng Mặt trận Việt Minh đã làm nhiệm vụ quản lý xã hội mới trong toàn huyện.

Nhục nhã và cay cú trước thất bại thảm hại ở Hoàng Hóa, sáng ngày 1-8-1945, Tỉnh trưởng Hà Văn Đại cho lính bảo an đột nhập vào vùng Hóa Lộc, Liên Châu (xã Hoằng Châu). Với tinh thần cảnh giác cao, lực lượng cách mạng đánh cho địch những đòn tơi tả. Chúng phải tháo chạy vội vã về thị xã Thanh Hóa. Năm ngày sau (06-8-1945), 60 tên lính bảo an do một số sỹ quan Nhật chỉ huy một lần nữa đột nhập vào Hóa Lộc, Liên Châu, lực lượng cách mạng nhanh chóng tổ chức đánh trả làm nhiều tên bị thương vong, những tên còn lại phải rút chạy về thị xã Thanh Hóa.

Lần thứ ba, cũng là lần cuối cùng, sáng ngày 10-8-1945, 100 lính Nhật và bảo an hùng hổ kéo về Hóa Lộc, Liên Châu đào đắp công sự để chống lại cách mạng. Chi bộ và Ban Cán sự Việt Minh huyện kịp thời chỉ đạo nhân dân thực hiện kế hoạch: “Vườn không nhà trống”, kêu gọi binh lính địch bắn vào bọn chỉ huy, trở về với nhân dân. Khoảng 10 giờ đêm ngày 10 tháng 8, sau phát súng lệnh, lực lượng vũ trang đã đồng loạt nổi dậy tiến công địch từ bốn phía, bị tiến công bất ngờ, chúng phải vội vã tìm đường tháo chạy về thị xã để thoát thân.

Như vậy là cả ba lần phản công cách mạng Hoằng Hóa điên cuồng, quyết liệt, quân thù đều bị lực lượng cách mạng đánh bại, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân trong huyện.

Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, sáng ngày 17-8-1945, Chi bộ Cộng sản và Ban Cán sự Việt Minh huyện đã tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân và tuyên bố thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hoằng Hóa.

Khởi nghĩa ở Hoằng Hóa đã diễn ra một cách quyết liệt dưới hình thức đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Cuối cùng, thắng lợi thuộc về nhân dân. Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần ở cấp huyện lần đầu tiên trong cả nước giành thắng lợi trọn vẹn.

Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hoằng Hóa đã mở đầu cao trào khởi nghĩa trong toàn tỉnh, động viên, khích lệ, cổ vũ nhân dân Thanh Hóa vùng dậy giành chính quyền và đóng góp cho Đảng bộ Thanh Hóa những bài học khinh nghiệm về nắm thời cơ phát động khởi nghĩa, tổ chức lực lượng chiến đấu; chống khủng bố; sách lược phân hóa kẻ thù giành thắng lợi.

III- HỘI NGHỊ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH

Sau khởi nghĩa Hoằng Hóa, phong trào cách mạng sôi sục trong cả tỉnh. Ngày 13-8-1945, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị mở rộng lại Mao Xá để quyết định những chủ trương, biện pháp khẩn cấp phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trong lúc Hội nghị đang họp thì ngày 15-8-1945 nhận được tin Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Mặc dù chưa nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng về phát động tổng khởi nghĩa nhưng Hội nghị cho rằng: “Thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến, tình thế chuyển biến thuận lợi không thể ngồi chờ”, cần phát động toàn dân trong tính nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, đồng thời cử cán bộ đi gặp Trung ương Đảng báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo. Cách làm việc của Tỉnh ủy vừa thể hiện tính chủ động cách mạng vừa thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật rất cao. Hội nghị đã quyết định thành lập ngay ủy ban Khởi nghĩa và UBND cách mạng lâm thời cấp tính gồm 7 đồng chí: Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Lê Chủ, Nguyễn Văn Huệ, Đinh Chương Lân và Ngô Đức do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch ủy ban Khởi nghĩa kiêm Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời tỉnh, ủy ban Khởi nghĩa tỉnh chỉ định Chủ tịch ủy ban Khởi nghĩa và UBND cách mạng lâm thời ở các huyện (trừ 6 châu miền núi). Hội nghị phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền bằng lực lượng đông đảo quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân với phương châm kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, “đột kích bất ngờ, đánh nhanh, thắng nhanh”, ở đâu có điều kiện chín muồi khởi nghĩa trước, sau đó sẽ tập trung lực lượng hỗ trợ cho nơi khác còn yếu.

Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh sẽ gửi Tối hậu thư cho Bộ Chỉ huy quân đội Nhật đóng ở Thanh Hóa, yêu cầu chúng phải tập trung về vị trí quy định, tuyệt đối không được can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam. Nếu không chấp nhận những yêu sách nói trên thì Việt Minh sẽ dùng áp lực của quần chúng đông đảo, kết hợp với lực lượng vũ trang, buộc chúng phải thực hiện bản Tối hậu thư.

Tỉnh ủy phát động tổng khởi nghĩa vào đêm 18-8, quét sạch Đảng Đại Việt và Chính quyền bù nhìn thân Nhật. Chủ trương của Tỉnh ủy vừa thể hiện tính kiên quyết, vừa thể hiện tính mềm dẻo phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Trong không khí khởi nghĩa sôi sục của cả nước, đêm ngày 18, rạng ngày 19-8-1945, ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhân dân và tự vệ các huyện vùng lên như vũ bão.

Tại Thiệu Hóa: lực lượng của địch thường xuyên có 2 tiểu đội lính lệ đóng chốt bảo vệ phủ đường. Trong những ngày gần khởi nghĩa, bọn Nhật đã tăng cường 40 lính bảo an được trang bị đầy đủ vũ khí đóng tại trường tiểu học gần phư lỵ. Trước tình thế ấy, ngày 19-8-1945, ủy ban Khởi nghĩa huyện đề ra kế hoạch giành chính quyền và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tự vệ. Các đơn vị tự vệ được chia làm hai cánh quân thủy, bộ tấn công vào hai vị trí then chốt: Phủ đường và trại lính ở trường tiểu học, bố trí một số đơn vị tự vệ phục kích ở các đầu mối giao thông trọng yếu, đề phòng địch tăng viện.

Để hỗ trợ cho Thiệu Hóa, ủy ban Khởi nghĩa tỉnh đã tăng cường thêm một số súng vừa thu được của địch trong khởi nghĩa ở Hoằng Hóa.

Đúng nửa đêm ngày 18 rạng ngày 19 tháng 8, hai cánh quân từ hai phía tả ngạn và hữu ngạn sông Chu được lệnh tiến quân về phủ lỵ. Vì thiếu sự phối hợp nhịp nhàng nên khi cánh quân bộ đã bố trí bao vây tấn công vào phủ đường thì cánh quân thủy mới cập bờ, chưa kịp triển khai lực lượng đã bị lộ. Bọn lính bảo an đóng trong trường tiểu học đã kịp ứng phó. Trận đánh trở nên quyết liệt, quân địch có lợi thế, từ điểm cao trong trường chĩa súng bắn ra, các chiến sỹ tự vệ nhanh chóng vượt qua bãi cát, tiến sát đến bờ rào sân trường, dừng lại. Quân khởi nghĩa dùng loa gọi hàng, nhưng quân địch ngoan cố, chống lại dữ dội. Một số chiến sỹ tự vệ đã hy sinh. Căm thù sôi sục, các chiến sỹ đồng loạt xông lên. Trước khí thế tiến công của quân khởi nghĩa, bọn địch hoảng sợ, co cụm vào một số phòng học để chống cự. Quân ta áp sát chất bàn ghế và châm lửa đốt. Thấy nguy cơ bị tiêu diệt, tên Đội Thuật cùng một số lính tháo chạy thoát thân. Số còn lại bị quân ta tiêu diệt và bắt sống. Trận đánh kết thúc, 112 chiến sỹ tự vệ hy sinh, 20 chiến sỹ khác bị thương. Sáng ngày 19 tháng 8, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ Phủ lỵ. Quần chúng cách mạng hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng và UBND cách mạng lâm thời do đồng chí Ngô Ngọc Toản làm Chủ tịch.

Cuộc khởi nghĩa ở Thọ Xuân cũng tương đối phức tạp, bởi vì cùng một lúc quân khởi nghĩa phải đánh cả 3 vị trí: Phủ lỵ, Sở Bang Tá và đồn Bái Thượng - nơi chúng thường xuyên có 30 lính bảo an đóng giữ. Nhưng ủy ban Khởi nghĩa Thọ Xuân đã có những biện pháp vừa kiên quyết vừa khôn khéo ly gián và cô lập kẻ địch để đánh, cho nên đã giành được thắng lợi giòn giã vào ngay buổi sáng ngày 19 - 8, không đổ máu hy sinh. Thừa thắng, Ủy ban Khởi nghĩa Thọ Xuân điều động một đơn vị tự vệ về Nông Cống để hỗ trợ cho việc giành chính quyền, và một cánh quân sang Ngọc Lặc hỗ trợ giành chính quyền ở phố Châu (Châu lỵ Ngọc Lặc) vào ngày 23-8-1945.

Tại Cẩm Thủy, lợi dụng cơ hội tri huyện Cẩm Thủy hoang mang dao động bỏ trốn, sáng ngày 19-8, Hà Công Thắng từ Bá Thước kéo quân xuống Cẩm Thủy chiếm huyện đường, tự xưng là Huyện trưởng. Trưa hôm đó, lực lượng vũ trang của huyện Vĩnh Lộc phối hợp với lực lượng cách mạng Cẩm Thủy tiến công đánh đồn Phong Ý, uy hiếp lực lượng địch ở Huyện lỵ. Sau đó kéo về Huyện lỵ, buộc Hà Công Thắng phải giao lại chính quyền cho cách mạng. Chính quyền cách mạng huyện Cẩm Thủy được thành lập.

Đông Sơn là một huyện ở sát nách Tỉnh lỵ, sào huyệt bộ máy thống trị của địch, tuy đã rệu rã nhưng dù sao chúng vẫn còn lực lượng, lại là nơi tập trung quân đội phát xít Nhật. Do vậy, UBKN tỉnh chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền ở Đông Sơn sẽ tiến hành ở các làng, các tổng trước, sau đó sẽ khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện, cùng lúc với khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Thanh Hóa.

Rạng sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng tự vệ và quần chúng cách mạng ở các tổng Kim Khê, Thạch Khê, Tuyên Hóa,... dưới sự lãnh đạo của ủy ban Khởi nghĩa huyện đã vũ trang xuống đường kéo về tổ chức mít tinh tại đình xóm Dân (thuộc xã Đông Tiến). Đồng chí Lê Bá Lễ thay mặt ủy ban Khởi nghĩa vạch tội ác phát xít, bọn phản động Đại Việt và bè lũ phong kiến tay sai, kêu gọi mọi người hưởng ứng lệnh khởi nghĩa của Việt Minh, vùng lên đánh đuổi đế quốc phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân... Sau đó đoàn biểu tình vũ trang kéo qua các tổng, làng lùng bắt những tên phản động có nợ máu với nhân dân, tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, buộc Lý trưởng, Chánh tổng phải giao lại đồng triện, sổ sách cho cách mạng. Chiều ngày 19-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở các cơ sở trong huyện hoàn toàn giành thắng lợi.

Trong khi đó, một số phần tử trong tổ chức Thanh niên thân Nhật đã lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Việt Minh, giương cờ đỏ sao vàng kéo vào chiếm Phủ lỵ, buộc Tri phủ phải từ chức. Lợi dụng danh nghĩa cách mạng, bọn chúng lập ra chính quyền “mới”, thực chất là chính quyền thân Nhật. Trước tình hình đó, ngày 27-8-1945, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh cử đồng chí Ngô Đức về Đông Sơn kết hợp với lực lượng cách mạng huyện đấu tranh tuyên bố xóa bỏ chính quyền bất hợp pháp do một số thanh niên thân Nhật dựng lên và thành lập UBND cách mạng lâm thời huyện Đông Sơn.

Cũng vào ngày 19-8, lực lượng khởi nghĩa các huyện: Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Hậu Lộc đã vùng lên đánh đổ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền cách mạng. Tiếp sau, vào ngày 20-8, nhân dân và tự vệ huyện Tĩnh Gia dưới sự chỉ đạo của UBKN huyện đã vùng lên giành chính quyền. Ngày 21-8, nhân dân và tự vệ huyện Nông Cống khởi nghĩa giành thắng lợi.

Tại Thành phố Thanh Hóa:

Sau khi nhận được chỉ thị chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của Việt Minh và UBKN tỉnh Thanh Hóa, Mặt trận Việt Minh thành phố đã hội nghị vào chiều ngày 18-8 bàn dịnh kế hoạch, tổ chức lực lượng và quyết địch thành lập UBKN do đồng chí Phạm Văn Sáu làm Trưởng han.

Sáng ngày 19-8, băng cờ, khẩu hiệu sáng rực Thành phố, tự vệ và nhân dân sẵn sàng chờ lệnh. 8 giờ, đoàn biểu tình xuất phát từ Lò Chum đến Trường Thi. về ngã tư chùa Hai Voi qua phố Bôn Be, đến khách sạn Ray Nô. Quân đội Nhật chặn đường đoàn biểu tình. Đồng chí Phạm Văn Sáu gặp chỉ huy Nhật đưa thư của Việt Minh tỉnh đề nghị không được can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam. Nhật rút quân về nơi quy định. Đoàn biểu tình tiếp tục đi. Đến phố Cửa Tả, Ban Khởi nghĩa đã kêu gọi Đồn bảo an binh quay súng về với nhân dân. Toàn bộ binh lính trong đồn trở về với cách mạng. Đoàn biểu tình tiến về bao vây dinh Tỉnh trưởng, Tổng đốc Nguyễn Trác nộp ấn tín, tài liệu đầu hàng cách mạng vô điều kiện.

Chiều ngày 20-8-1945, UBND cách mạng lâm thời thành phố ra mắt quốc dân.

Như vậy là đến ngày 21-8-1945, Thành phố Thanh Hóa và tất cả các huyện vùng đồng bằng và hai huyện miền núi (Thạch Thành, Cẩm Thủy) đã vùng lên lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

Trong không khí vui mừng phấn khởi của nhân dân trong tỉnh, ngày 23-8-1945, từ căn cứ Thiệu Hóa, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa về Thành phố Thanh Hóa ra mắt dồng bào trong tỉnh. Hàng vạn quần chúng và tự vệ đã tổ chức mít tinh chào đón chính quyền cách mạng tại phố Vườn Hoa. Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời tỉnh Lê Tất Đắc đọc bản Tuyên ngôn của chính quyền cách mạng tỉnh, công bố chương trình hành động của Việt Minh về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cuối bản Tuyên ngôn, chính quyền cách mạng đã kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến đấu bảo vệ và phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nền độc lập non trẻ. Kết thúc mít tinh quần chúng hô vang khẩu hiệu:

Quyết chiến đấubảo vệ chính quyền cách mạng.

Quyết chiến đấu hảo vệ nước Việt Nam độc lập.

Sau khi ra mắt quốc dân đồng bào, chính quyền cách mạng tỉnh triệu lập tri châu các huyện miền núi về Thành phố Thanh Hóa tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân ở 6 châu miền núi, thành lập chính quyền cách mạng, và sau đó đã huy động lực lượng tự vệ của các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Nông Cống hỗ trợ cho lực lượng cách mạng các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân thiết lập chính quyền mới.

Tại Thường Xuân: Sau khi giành chính quyền ở địa phương, lực lượng khởi nghĩa Bái Đô (Thọ Xuân) theo sự phân công của Ủy ban Khởi nghĩa huyện, trưa ngày 20 tháng 8 năm 1945 đã kéo lên hỗ trợ đồng bào Thường Xuân giành chính quyền ở Châu lỵ Cửa Đạt. Cầm Bá Bảo - Tri châu Thường Xuân nhanh chóng đầu hàng lực lượng khởi nghĩa. Chính quyền cách mạng huyện Thường Xuân được thành lập.

Tại Ngọc Lặc: Trong những ngày đầu năm 1945 đã hình thành tổ chức Việt Minh ở các xã Phúc Thành, Quang Trung,... Việt Minh ở đây đã vận động quần chúng nhân dân xây dựng các đội tự vệ.

9 giờ sáng ngày 23 tháng 8, lực lượng tự vệ của Cẩm Thủy và Yên Định do đồng chí Lê Văn Thiệp và Hào Lam chỉ huy đã phối hợp với Việt Minh và nhân dân Ngọc Lặc tiến vào bao vây châu lỵ. Phạm Thúc Tiêu đã nhanh chóng đầu hàng và giao nộp toàn bộ hồ sơ, ấn tín, tài liệu. Chính quyền cách mạng huyện Ngọc Lặc nhanh chóng được thành lập.

Tại Như Xuân, ngày 21 tháng 10 năm 1945, được sự hỗ trợ của tự vệ huyện Nông Cống, quần chúng cách mạng đã làm chủ được Bến Sung - trung tâm Châu lỵ Như Xuân và toàn bộ phía Nam huyện Như Xuân. Song do điều kiện tự nhiên và bọn Thổ ty, Lang đạo kìm kẹp, việc giành chính quyền ở Như Xuân không dứt điểm. Đến cuối năm 1945, Đoàn cán bộ của tỉnh do đồng chí Lê Hồng Quế phụ trách về Như Xuân chỉ đạo đấu tranh, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Như Xuân được thành lập.

Tại Lang Chánh, theo sự phân công của ủy ban Khởi nghĩa tỉnh, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyên Thọ Xuân đã điều động một đơn vịtự vệ lên Lang Chánh, kết hợp với lực lượng cách mạng tại chỗ giải tán chính quyền cũ, thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Lang Chánh.

Tại châu Bá Thước và Quan Hóa, do địa hình hiểm trở và xa trung tâm của tỉnh, các tri châu hai huyện trên hoảng sợ bỏ trốn khi được tin chính quyền thực dân phong kiến đã bị đánh đổ. Lợi dụng vào đó, Hà Công Thắng đã thành lập chính quyền ở Quan Hóa và Bá Thước. Ngay sau đó Tỉnh ủy đã tổ chức lực lượng hỗ trợ nhân dân Quan Hóa, Bá Thước đấu tranh buộc đạo Thắng phải rút khỏi cương vị huyện trưởng mà y tự phong và tích cực củng cố hệ thống chính quyền trong huyện.

Tính đến cuối tháng 8 - 1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh, hệ thống chính quyền cách mạng được thiết lập trên địa bàn toàn tỉnh. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH trên quê hương Thanh Hóa.

Hơn 80 năm mất nước và nô lệ, quyền sống, quyền làm người bị chà đạp, gông cùm, xiềng xích, đói nghèo, lạc hậu làm cho giống nòi bị suy thoái. Trong từng góc phố, làng quê, đồn điền, hầm mỏ, nhà máy: chết chóc, đói rét, bệnh tật diễn ra từng ngày, số phận nhân dân lao động cơ cực, điêu linh. Trong toàn xã hội: nhà tù nhiều hơn trường học, 95% dân số mù chữ, rượu cồn, thuốc phiện, mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu được khuyến khích phát triển, thuế khóa, lạc quyên, quốc trái gia tăng, phu phen, tạp dịch triền miên, thiên tai bão lụt không được phòng chống,... Chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân phong kiến làm kinh tế - xã hội bịđình đốn, xã hội bị suy thoái - năm 1945 gần 2 triệu người bị chết dói.

Ở đâu bị áp bức bóc lột, ở đó có đấu tranh. Hơn 80 năm bị áp bức bóc lột tàn bạo, dân tộc Việt Nam, nhân dân Thanh Hóa liên tục vùng dậy đấu tranh. Nhưng từ khi có Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh yêu nước ngày càng diễn ra quyết liệt và giành được thắng lợi ngày càng to lớn vẻ vang.

Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả tất yếu của các phong trào đấu tranh kế tiếp, bền bỉ, liên tục, kiên cường bất khuất của đồng bào các dân tộc: phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột, hưởng ứng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), phong trào đấu tranh chống khủng bố, vũ trang khôi phục, bảo vệ Đảng bộ và cơ sở cách mạng (1931 - 1935), phong trào dân sinh dân chủ (1936 -1939). phong trào phản đế cứu quốc và Việt Minh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường bất khuất của đồng bào các dân tộc Thanh Hóa được kếthừa phát triển trong thời kỳ có Đảng lãnh đạo. Đảng bộ Thanh Hóa đã vận dụng sáng tạo các chiến lược, sách lược trong cách mạng dân tộc, dân chủ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng vào hoàn cảnh cụ thể địa phương Thanh Hóa, đề ra chủ trương, giải pháp cách mạng phù hợp, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng lớn trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức vững chắc, biến chủ trương, đường lối của Đảng và truyền thống yêu nước thành sức mạnh to lớn tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng, tiến tới Tổng khởi nghĩa đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của phương pháp, nghệ thuật chỉđạo khởi nghĩa sáng tạo, linh hoạt, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, giữa tuyên truyền với bạo lực, giữa đấu tranh hợp pháp với không hợp pháp,... nhằm phân hóa và cô lập kẻ thù đến cao độ, tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ để giành thắng lợi trọn vẹn, ít tổn thất. Đó là thắng lợi của tinh thần chủ động tiến công. Nắm bắt được tình hình khi có những biến động to lớn có lợi cho ta, chớp thời cơ, phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền.

Tổng khởi nghĩa ở Thanh Hóa diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, không nổ ra cùng một lúc và hình thức như nhau. Khởi nghĩa ở Hoằng Hóa là khởi nghĩa từng phần và giành thắng lợi từ ngày 24 - 7 - 1945 (trước khi có Tổng khởi nghĩa trong cả nước), khởi nghĩa ở các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, diễn ra ởtừng làng trước rồi đến tổng, huyện. Nhìn chung, việc giành chính quyền ở Thanh Hóa diễn ra tương đối hòa bình, ít đổ máu (trừ huyện Thiệu Hóa 12 chiến sỹ hi sinh), giành chính quyền bằng sức mạnh tổng hợp, kết hợp lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị (lực lượng chính trị là chính). Riêng ở Thị xã, Cẩm Thủy và Đông Sơn. Ủy ban đã huy động đông đảo quần chúng làm áp lực, kết hợp thương lượng, thuyết phục với cưỡng bức để giành chính quyền.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa đã góp phần cùng cả nước tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong sự phát triển của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH.

 

Nguồn Cổng TTĐT Tỉnh ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



(1) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5 - 1941). Trang 181. Lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng.