Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Chương III

Đăng lúc: 17/09/2021 (GMT+7)
100%

Chương III

ĐẢNG BỘ TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO CAO TRÀODÂN SINH, DÂN CHỦ

CHỐNG CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT 1936 - 1939

Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế các nước tư bản tiêu điều. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các nước đến quốc đã thúc đẩy các đế quốc Đức - Ý - Nhật gây chiến chia lại thị trường thế giới, giành giật thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu.Họa phát xít và nguy cơ chiến tranh đe dọa loài người đến gần.

Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh dâng cao ở Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Trung Quốc... Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều mong muốn thống nhất hàng ngũ giai cấp mình, động viên tất cả lực lượng dân chủ và hòa bình đoàn kết đấu tranh.

Trước tình hình ấy, tháng 7-1935, Quốc tếCộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của các Đảng cộng sản, đặc biệt là kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Pháp trong đấu tranh ngăn chặn bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Đại hội khẳng định: “Chủ nghĩa phát xít chính là con đẻ của khủng hoảng kinh tế cực kỳ sâu sắc trong khuôn khổ cuộc tổng khủng hoảng chủ nghĩa tư bản. Nhân dân toàn thế giới hoàn toàn có thể ngăn chặn được chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền và lật đổ chủ nghĩa phát xít”(1). Đại hội chủ trương tập trung khả năng, sức lực của giai cấp công nhân, nhân dân thế giới vào sự nghiệp chống chiến tranh xâm lược, giành tự do dân chủ, bảo vệ hòa bình thế giới: “Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn chặt với việc thiết lập khối liên minh chiến đấu với giai cấp nông dân dựa trên nền tảng của khối liên minh công nông vững chắc mà thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống”(2).

Ở Pháp, tháng 1 năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít được thành lập, bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội cấp tiến... trong đó Đảng Cộng sản là nòng cốt. Mặt trận đề ra cương lĩnh đòi thả hết tù chính trị, giải tán và tước vũ khí bọn phát xít, thực hiện tuần làm việc 40 giờ, tăng trợ cấp cho người thất nghiệp, giúp đỡ nông dân... Đối với các nước thuộc địa, cương lĩnh của Mặt trận nêu ra việc thành lập Phái đoàn của Quốc hội Pháp điều tra tình hình các nước thuộc địa, trong đó đặc biệt chú ý là vùng Bắc Phi và Đông Dương, toàn xá tù chính trị, ban hành các quyền tự do dânchủ, tự do nghiệp đoàn, cải thiện điều kiện làm việc cho giới lao động.

Tình hình thế giới, nhất là tình hình nước Pháp đã tác động tích cực đến tình hình chính trị ở Việt Nam và các nước thuộc địa Pháp.

Tại Việt Nam, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân Việt Nam bị đẩy vào cuộc sống vô cùng khó khăn. Giai cấp công nhân bị thất nghiệp đến 30%, thời gian lao động phải kéo dài, bị đánh đập, cúp phạt... Giai cấp nông dân điêu đứng vì địa tô, nợ lãi cao, sưu thuế nặng nề, phu phen tạp dịch triền miên, lại bị bọn địa chủ cường hào địa phương bóc lột, ức hiếp... Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, công chức lớp dưới, dân nghèo thành thị, học sinh... cuộc sống thiếu thốn, bỏ học, bỏ nghề... Tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ, tư sản dân tộc bị bọn tư sản mại bản, tư sản chính quốc và đại địa chủ chèn ép nên buôn bán thua lỗ, mất mát tài sản, rơi vào tầng lớp lao động.

Tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân có nguyện vọng chung là: tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Đó là động lực mạnh mẽ để Đảng ta khi có điều kiện thuận lợi phát động nhân dân vùng dậy đấu tranh.

Tháng 7-1936, đồng chí Lê Hồng Phong(1)triệu tập Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức đấu tranh trong tình hình mới, về nhiệm vụ chiến lược, Hội nghị khẳng định: nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến không thay đổi. Xuất phát từtình hình cụ thể lúc bấy giờ, Hội nghị tạm thời chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ mà chỉ nêu khẩu hiệu đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Hội nghị quyết đinh thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương baơ gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương để cùng nhau đấu tranh để đòi những điều dân chủ đơn sơ.

Vềtổ chức và phương pháp đấu tranh, Hội nghị chỉ rõ phải triệt để lợi dụng những khả năng hoạt động công khai hợp pháp nhằm tập hợp và lãnh đạo quần chúng, đồng thời không được quên duy trì và phát triển các tổ chức bí mật của Đảng, phòng khi bất trắc.

Để phù hợp với thực tiễn của phong trào, Đảng chủ trương tiến tới thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Tại Hội nghị tháng 9-1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Thanh niên dân chủ Đông Dương thay Thanh niên Cộng sản liên đoàn, lập Hội Cứu tế bình dân. Công hội, Nông hội thay cho Cứu tếđỏ, Công hội đỏ,

Nông hội đỏ. Đồng thời chủ trương lập các hội quần chúng công khai và nửa công khai như Hội ái hữu, Hội tương tế.... Tháng 3-1937, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp về vấn đề tổ chức các lực lượng cách mạng của quần chúng và tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh thêm về chủ trương và sách lược đấu tranh. Đến Hội nghị tháng 3-1938, Trung ương Đảng đã thảo luận và nhấn mạnh việc thành lập Mặt trận dân chủ, “Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng”. Hội nghị quyết định đổi tên Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mật trận Dân chủ).

Nghị quyết của Trung ương Đảng là kim chỉ nam hướng dẫn các đảng bộ trong toàn quốc vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Cũng như các địa phương trong cả nước, vào thời kỳ này trên đất Thanh Hóa, thực dân Pháp cấu kết với chính quyền phong kiến áp bức bóc lột nhân dân, nhất là tầng lớp nhân dân lao động một cách tàn bạo.

Về chính trị: Chúng tăng cường hệ thống cai trị của triều đình nhà Nguyễn từ tỉnh đến làng, xã để dễ bề trấn áp, bóc lột nhân dân ta. Khi phong trào Mặt trận Dân chủ lên mạnh buộc chúng thay đổi về thái độ. Bề ngoài chúng không dám hành động trắng trợn như trước, nhưng bên trong chúng vẫn bí mật theo dõi hoạt động của các chiến sỹ cách mạng; phong trào cách mạng vẫn bị đàn áp, bắt bớ.

Vềkinh tế: Sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các công ty tư bản ở Thanh Hóa bỏ thêm vốn và mở rộng kinh doanh ở Nhà máy cưa Hàm Rồng, Nhà máy rượu Nam Đồng Ích, nhà máy ép dầu, phốt phát, mỏ Cromit Cổ Định,... và mở thêm Nhà máy xay Hàm Rồng và đồn điền Yên Mỹ (Như Xuân), Vạn Lại (Thọ Xuân), Vân Du (Thạch Thành)... Chúng tăng thuế thân, ruộng đất, môn bài; định ra thuế mới như thuế cư trú, thuế lợi tức, thuế nhà ngói, thuế thủy lợi... Ngoài việc tăng thuế chúng còn đặt ra quốc trái lạc quyên để vơ vét tiền của. Thâm độc hơn, chúng đã dùng thủ đoạn trắng trợn bắt mỗi suất đinh phải mua 7 lít rượu trong 1 năm, nếu không mua chúng sẽ đánh đập, bắt bớ.

Bị chính quyền thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Khi được Đảng ta vận động phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới của nhân dân lao động bùng lên mạnh mẽ và rộng khắp.

I- ĐẢNG BỘ THANH HÓA TRIỂN KHAI CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG THÀNH PHONG TRÀO CÁCH MẠNG RỘNG LỚN

Do áp lực của tình hình chính trị trên thế giới, sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta, năm 1936, chính phủ Pháp phải thay đổi chính sách cai trị ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Tại Thanh Hóa, năm 1936, một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt thoát khỏi nhà tù trở về địa phương. Có thêm lực lượng lãnh đạo, phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển mở rộng. Để thống nhất sự lãnh đạo, ngày 15-3-1936, Tỉnh ủy lâm thời tổ chức hội nghị cán bộ tại chùa Yên Lộ (nay thuộc xã Thiệu Vũ, Thiệu Hóa) kiểm điểm tình hình, bàn chủ trương tiếp tục đưa phong trào tiến lên và kiện toàn Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ. Hội nghị đã đề ra chủ trương:

Tiếp tục củng cố và phát triển các hội quần chúng, phát triển đảng viên. Tổ chức các cuộc mít tinh để tuyên truyền giác ngộ cách mạng trong quần chúng. Chấn chỉnh lại hệ thống giao thông liên lạc, lập thêm thùng thư bí mật ở các huyện. Ra tờ báo Tia sáng thay cho tờ Hồn Lao động. Tìm cách liên lạc với Trung ương Đảng.

5 đồng chí: Lê Chủ, Trịnh Huy Quang, Bùi Đạt, Hoàng Văn Mạch, Trịnh Khắc Sản được bầu vào Tỉnh ủy. Đồng chí Lê Chủ được cử làm Bí thư. Tỉnh ủy đã phân công nhiệm vụ cho từng người như sau:

-     Đồng chí Lê Chủ phụ trách tổ chức và các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn.

-     Đồng chí Trịnh Huy Quang phụ trách tờ “Tia sáng” và cơ quan in của Tỉnh ủy, huyện Vĩnh Lộc.

-     Đồng chí Bùi Đạt phụ trách phong trào công khai ở thị xã Thanh Hóa và các huyện: Hậu Lộc, Nga Sơn.

-    Đồng chí Hoàng Văn Mạch phụ trách huyện Yên Định.

Từ sau Hội nghị này, phong trào cách mạng trong tỉnh tiếp tục được phát triển. Các đồng chí Tỉnh ủy đã cùng với đảng viên ở các cơ sở: Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thạch Thành... đã tập trung vận động phát triển, củng cố Hội tương tế ái hữu. Những nơi chưa thành lập được Hội ái hữu, các đồng chí vận động thành lập các Hội biến tướng của quần chúng. Hội ái hữu tập trung vào nhiệm vụ vận động quần chúng giúp đỡ nhau khi khó khăn, đấu tranh giành quyền sống hàng ngày. Trong đó có quyền học tập nâng cao dân trí. Hội ái hữu làng Ngọc Vực (Yên Định) vận động quần chúng đóng tiền và đóng góp công sức xây dựng trường học chữ quốc ngữ chống nạn thất học cho nhân dân lao động theo chủ trương của Tỉnh ủy. Để cổ vũ việc mở trường lớp bình dân và khích lệ phong trào quần chúng đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, cuối tháng 3- 1936, Hội ái hữu huyện Yên Định đã tổ chức mít tinh khánh thành trường Ngọc Vực thu hút đông đảo hội viên ái hữu và quần chúng huyện Yên Định và cả đại biểu các huyện Quảng Hóa (Vĩnh Lộc), Thiệu Hóa, Thạch Thành, Thọ Xuân tham dự. Phong trào đấu tranh đòi mở các trường, lớp từ đó phát triển rộng góp phần làm cho phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ trong tỉnh phong phú, linh hoạt, đa dạng hơn. Báo “Tia sáng” - cơ quan tuyên truyền của Tỉnh ủy được đặt tại nhà đồng chí Lê Hồng Quế (thôn Phù Hưng, xã Yên Thái, huyện Yên Định) đã kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn, biểu dương phong trào cách mạng của quần chúng. Mùa thu năm 1936, các báo công khai của Đảng như Lao động, Tin tức, Nhành lúa... được phát hành rộng rãi ở Thanh Hóa. Tỉnh ủy chủ trương tạm đình bản báo Tia sáng để chỉ đạo hướng dẫn việc phát hành sách báo công khai của Đảng.

Vào thời điểm bấy giờ, Đảng bộ Thanh Hóa chưa liên lạc được với Trung ương Đảng, nhưng thông qua báo chí công khai, Tỉnh ủy đã kịp thời tổ chức hưởng ứng Đông Dương Đại hội được tiến hành sôi nổi và rộng rãi. Mở đầu phong trào là việc Tỉnh ủy bố trí lực lượng vận động các nhà khoa cử có xu hướng tiến bộ chống lại âm mưu phá hoại phong trào Đông Dương Đại hội do Đảng chủ trương; mặt khác phân công cán bộ, đảng viên tổ chức phát động quần chúng đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ủy ban hành động cách mạng ở các huyện được thành lập bao gồm đại biểu các giai cấp, các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó công nhân, nông dân đóng vai trò nòng cốt. Trong vòng một tháng, ủy ban hành động cách mạng tỉnh đã tập hợp được hàng trăm bản kiến nghị với hàng ngàn chữ ký, điểm chỉ đòi Chính phủ Pháp phải thi hành cải cách ở Đông Dương gửi lên Công sứ Thanh Hóa.

Trước phong trào mạnh mẽ của quần chúng, bọn phản động thuộc địa được quan thầy dung túng đã tiến hành đàn áp công khai kết hợp với chia rẽ và xoa dịu. Ngày 15 tháng 9 năm 1936, chúng ra lệnh giải tán các ủy ban hành động cấm tất cả các cuộc hội họp của nhân dân, bắt và khám xét những người đứng đầu các ủy ban hành động tịch thu các báo tuyên truyền cổ động cho Đại hội Đông Dương.

Đại hội Đông Dương bị cấm nhưng phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng phát triển mạnh hơn. Công nhân đấu tranh đòi tăng lương, chống cúp phạt, chống đuổi thợ; nông dân đấu tranh đòi cứu tế, chống lụt, chống đói, đòi giảm tô, giảm tức, chống cướp giật ruộng đất; tiểu thương, tiểu chủ đòi giảm thuế chợ,...

Vào chiều 14-9-1936, tên Phó đoan Béc-Nác-Đê đem lính về làng Phong Cốc lùng sục vào từng nhà lấy cớ là đi bắt những người nấu rượu lậu, nhưng thực chất là tìm kiếm cơ sở và tài liệu cách mạng.

Đoán được âm mưu của quân thù, cơ sở cách mạng đã vận động nhân dân đấu tranh ngăn chặn. Lấy cớ là bọn Tây đoan chưa trình báo lệnh khám xét cho lý trưởng, quần chúng đã bao vây bọn lính và không cho khám xét. Tên Tây đoan Béc- Nác- Đê đã bắn chết lý trưởng làng Phong Cốc. Lửa căm hờn dâng cao, quần chúng kiên quyết đấu tranh đòi tên sát nhân phải đền mạng, buộc tri phủ Thiệu Hóa phải đến can thiệp...

Cuộc đấu tranh của nhân dân làng Phong Cốc tiếp tục diễn biến quyết liệt. Địch đã bắt một số người nhưng được Hội ái hữu Liên khu vực Thiệu Hóa - Yên Định ủng hộ, nhân dân làng Phong Cốc vẫn kiên trì đấu tranh. Cuối cùng bọn thống trị phải trả tự do cho số người bị bắt, kết tội tên sát nhân 5 tháng tù treo và trục xuất y khỏi xứ Trung Kỳ.

Cuộc đấu tranh thắng lợi đã tạo ra tiếng vang lớn, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi dân sinh dân chủ trong huyện, trong tỉnh phát triển mạnh mẽ.

Tháng 12-1936, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại làng Yên Lộ, nhận định tình hình và đề ra chủ trương mới: Đẩy mạnh phong trào đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp lên một bước mới trên địa bàn toàn tỉnh bằng các hình thức phong phú. Tổ chức hoạt động công khai và nửa công khai ở thành phố, vận động công nhân ở các nhà máy và dân nghèo thành thị. Cử người tiếp tục bắt liên lạc với Trung ương Đảng; mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn ngày phổ biến tình hình và phương sách đấu tranh mới. Đồng chí Trịnh Huy Quang, Bí thư Tỉnh ủy được phân công phụ trách tuyên truyền, huấn luyện, thanh niên; đồng chí Lê Chủ, Phó Bí thư phụ trách tổ chức, giao thông, tài chính và phong trào nông thôn; đồng chí Bùi Đạt phụ trách phong trào công khai ở thị xã Thanh Hóa.

Chủ trương của Tỉnh ủy được các địa phương thực hiện nghiêm túc, ở Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc... tổ chức Nông Hội Đỏ chuyên thành Hội Tương tê ái hữu, Hội Hiếu nghĩa... Làng Ngọc Vực, Yên Lộ đã có sáng kiến tổ chức theo ngành nghề và giới như: Nông Hội Tương tế, Thanh Niên Tương tế, Phụ Nữ Tương tế, Phụ Lão Tương tế. Làng Long Linh tổ chức Hội “Kỳ anh” để thu hút những kỳ lão có uy tín trong làng làm hậu thuẫn cho các cuộc đấu tranh hợp pháp ở nông thôn.

Song song với xây dựng củng cố Hội tương tế ái hữu, chuyển các tổ chức Nông Hội Đỏ thành Hội Tương tế ái hữu (xin gọi tắt là Hội ái hữu) và tổ chức phong trào đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp ở nông thôn. Tỉnh ủy đã khẩn trương xây dựng cư sở cách mạng ở thị xã, các thị trấn trong tỉnh.

Được sự phân công của Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Đạt và một số đồng chí khác đã mở hiệu giặt là ở thị xã Thanh Hóa, lúc đầu đặt tại phố Nhà Giòng, sau đó chuyển sang phố Huế. Hiệu giặt là trở thành cơ sở liên lạc giữa đồng chí Bùi Đạt với Tỉnh ủy và quần chúng cách mạng trong thị xã Thanh Hóa. Từ hiệu giặt là, cơ sở phát triển sang phố Cửa Hậu, ngõ Ba Đình và nhiều nơi trong thị xã Thanh Hóa, tạo ra nhân tố khởi động phong trào đấu tranh công khai hợp pháp. Tháng 7-1937, bị quân thù theo dõi, hiệu giặt là đóng cửa, đồng chí Bùi Đạt và các chiến sĩ cách mạng chuyển đến địa điểm mới tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng.

Đi đôi với việc vận động cách mạng trong nông dân, đồng chí Trịnh Huy Quang đã cùng với các đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Văn Cài, Nguyễn Đức Nhuận, Trịnh Huy Lãn... đi vào đồn điền, nhà máy vận động cách mạng trong công nhân. Nhà máy diêm Hàm Rồng, Rượu Nam Đồng Ích, mỏ sắt Thanh Xá, Núi Bầu, Nông trường Yên Mỹ... công nhân đã tổ chức đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm, chống đánh đập...

Đầu năm 1937 được tin Gô Đa, Phái viên Chính phủ Pháp sang Đông Dương điềư tra tình hình thuộc địa sẽ đi qua Thanh Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã phát động đưa thư thỉnh nguyện đòi dân sinh, dân chủ gửi Gô Đa lên Chính phủ Pháp.

Ngày 19-02-1937, các cuộc biểu tình đưa thư thỉnh nguyện đã được chuẩn bị chu đáo ở Còng (Tĩnh Gia), bến phà Ghép (Quảng Xương) và thị xã Thanh Hóa - những nơi Gô Đa dừng chân... Hàng ngàn đại biểu đã sẵn sàng thư thỉnh nguyện có chữ ký của hàng vạn quần chúng các huyện: Tĩnh Gia, Quảng Xương, thị xã Thanh Hóa, Cẩm Thủy, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa... Hoảng sợ trước phong trào mạnh mẽ của quần chúng, bọn tay sai phải thay đổi ngày giờ qua Thanh Hóa của Gô Đa nhằm ngăn cản sự tiếp xúc của quần chúng. Nhưng với tinh thần cảnh giác và nhiệt tình cách mạng, ngày 22 tháng 2 năm 1937, khi Gô Đa từ Hà Nội vào Thanh Hóa, một số cán bộ và quần chúng đã tìm cách gặp trực tiếp Gô Đa ở Tòa sứ.

Tháng 5 năm 1937, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, một số cán bộ Đảng đã tổ chức cuộc đình công của 2.000 thợ khai thác gỗ ở Thường Xuân đòi tăng lương từ 20 đến 30%, chống đánh đập, bãi bỏ chế độ bắt nợ với người làm khoán... Thời gian kéo dài gần 20 ngày và cuối cùng đã giành thắng lợi. Cuộc đình công của công nhân khai thác gỗ Thường Xuân thắng lợi đã cổ vũ công nhân ở các đồn điền: Yên Mỹ (Nông Cống), mỏ sắt Trà Là, Thanh Xá (Hà Trung), nhà máy Rượu Nam Đồng Ích (thị xã Thanh Hóa ), nhà máy Diêm Hàm Rồng tiếp tục tổ chức đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Năm 1937, Hội ái hữu đã trở thành tổ chức quần chúng rộng lớn ở các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa... Hội đã tìm ra các hình thức hoạt động phong phú đa dạng đưa quần chúng xuống đường đấu tranh.

Tháng 5 năm 1937, tri phủ Thiệu Hóa cho nha lại đưa lính và phu tuần về các làng tả ngạn sông Chu cắm đất nhổ hoa màu chuẩn bị làm đường. Hội ái hữu làng Yên Lộ đã vận động nhân dân không cho phá hoa màu, đòi bồi thường thiệt hại. Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, bọn thống trị phải hoãn việc đắp đường.

Cũng vào tháng 5 năm 1937, hàng ngàn quần chúng Yên Định, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy đã đưa bản dân nguyện phản đối tri huyện quỵt tiền công đắp đê Yên Hoành. Bọn địch đã bắt đồng chí Lê Hồng Quế - người thay mặt Tỉnh ủy đã lãnh đạo cuộc đấu tranh. Căm phẫn cao độ đối với hành động của địch, hơn 300 quần chúng với cuốc thuổng và công cụ đắp đê, dưới sự chỉ đạo của các chiến sĩ Cộng sản đã kéo đến huyện đường đòi trả tự do cho người bị bắt và trả tiền công đắp đê Yên Hoành. Cuối cùng bọn thống trị bắt buộc phải thực hiện ý nguyện của nhân dân.

Tháng 9 năm 1937, Hội ái hữu của công nhân đồn điền Yên Mỹ được thành lập và vận động công nhân đấu tranh đòi tăng tiền công, giảm giờ làm, bọn chủ định đàn áp, công nhân tuyên bố đình công. Tên chủ đồn điền là Đờ-Ôn sợ thất thiệt lớn phải tuyên bố tăng tiền công từ 3 xu lên 5 xu và giảm giờ làm từ 13 giờ lao động còn 9 giờ trong 1 ngày.

Bên cạnh phong trào công nhân, nông dân, phong trào của học sinh, trí thức đô thị phát triển mạnh. Các cuộc đấu tranh đòi miễn giảm học phí, chống trù dập ức hiếp học sinh phát triển và đẩy mạnh ở trường Thành Chung... Các cuộc tuyên truyền yêu nước, mít tinh ủng hộ Mặt trận Nhân dân Tây Ban Nha... tổ chức ở Núi Nhồi, Hàm Rồng, Rừng Thông, v.v. Phong trào học chữ quốc ngữ, đọc sách báo cách mạng được tổ chức ở nhiều khu phố, thu hút đông đảo lực lượng tiểu thương, tiểu chủ tham gia.

Một trong những sự kiện chính trị nổi bật trong năm 1937 là cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Nắm thời cơ Đảng chủ trương mở rộng phong trào đấu tranh công khai hợp pháp, Tỉnh ủy tiến hành thực hiện cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu Trung Kỳ.

Mặc dù lúc này Đảng bộ Thanh Hóa vẫn chưa bắt được liên lạc với Trung ương Đảng, nhưng qua báo chí công khai, Tỉnh ủy Thanh Hóa chủ trương lựa chọn và ủng hộ những thân sỹ tiến bộ ra ứng cử. Trước khi vận động tuyển cử, liên lạc với một số người có uy tín trong thân sỹ, tổ chức cuộc Hội nghị hiệp thương (tại nhà Cử Trác, phố Lò Chum) để cử ra người ứng cử ở các khu vực:

- Hoàng Văn Khái (cử Ngò): Khu vực thị xã, Quảng Xương.

- Nguyễn Đan Quế (đốc Quế): Hà Trung, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy.

- Lê Nguyên Phong (cử Phong)(1): Khu vực Nông Cống,Tĩnh Gia.

- Nguyễn Duy Vận (tú Vận): Khu vực Thọ Xuân,Yên Định.

- Lê Mậu Biền (tú Biền): Khu vực Thiệu Hóa,Đông Sơn.

- Nguyễn Duy Cừ: Khu vực Hoằng Hóa,Hậu Lộc.

Chính quyền thực dân phong kiến cũng đưa Tống Khắc Hân, Phan Văn Giáo ra tranh cử.

Với hình thức vận động linh hoạt, sáng tạo, hầu hết những người ứng cử do Cách mạng giới thiệu đều trúng cử với số phiếu cao. Cảtỉnh có 6 đơn vị bầu cử thì người Cách mạng giới thiệu trúng cử ở 5 đơn vị. Riêng khu vực Thọ Xuân, Yên Định, Phan Văn Giáo được chính quyền thực dân ủng hộ, mới trúng cử vào đợt bầu cử lần 2.

Thắng lợi trong cuộc bầu cử viện dân biểu Trung Kỳ đã kiểm nghiệm và xác minh chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng là đúng đắn. Thắng lợi này sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để Đảng ta mở rộng phong trào đấu tranh công khai hợp pháp.

Sau cuộc bầu cử Viện dân biểu Trung Kỳ, Hội ái hữu ở các làng, tổng trong nhiều phủ, huyện được phát triển mở rộng và sáng tạo thêm nhiều hình thức hoạt động nhằm tập hợp đông đảo quần chúng vào trận tuyến đấu tranh. Hội ái hữu làng Yên Lộ đã sáng tạo 3 hình thức hợp tác: Tổ chức 2 nhóm HTX nông nghiệp giúp đỡ nhau sản xuất, tổ chức HTX tiêu thụ hàng thiết yếu, tổ chức HTX mua bán nông sản chống đầu cơ...

Các cuộc vận động cách mạng của Đảng bộ trong những năm 1936 - 1937 đã đưa đông đảo quần chúng xuống đường đấu tranh dưới các hình thức công khai hợp pháp, tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào đấu tranh trong tỉnh lên cao trào.

II- PHONG TRÀO DÂN SINH DÂN CHỦ PHÁT TRIỂN TỚI ĐỈNH CAO

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy (tháng 12 năm 1936), năm 1937, Tỉnh ủy đã nhiều lần cử cán bộ đi tìm bắt liên lạc với Trung ương nhưng không kết quả. Tháng 11 năm 1937, Tỉnh ủy cử đồng chí Bùi Đạt ra Hà Nội. Đồng chí đã gặp đồng chí Hà Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt) ở cơ quan “Thời báo”, nhận được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng.

Sau khi chắp nối liên lạc với Trung ương Đảng, tháng 12-1937, Trung ương cử Phái viên vào Thanh Hóa trực tiếp kiểm tra tình hình và phổ biến chủ trương mới. Tỉnh ủy Thanh Hóa đã khẩn trương tổ chức Hội nghị mở rộng tại làng Yên Lộ (Thiệu Vũ, Thiệu Hóa) kiểm điểm tình hình hoạt động và tiếp thu chủ trương của Đảng:

-     Về đối ngoại: Đảng ta ủng hộ Liên bang Xô Viết, ủng hộ Mật trận bình dân Pháp, ủng hộ hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.

-     Về đối nội: Đảng ta chủ trương xây dựng Mặt trận Nhân dân thống nhất Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng chống bọn phản động thuộc địa đế quốc và tay sai, đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Tại Hội nghị, đồng chí Phái viên đã thay mặt Trung ương Đảng công nhận Đảng bộ Thanh Hóa là Đảng bộ chính thức trực thuộc Xứủy Trung Kỳ.

Thực hiện Nghị quyết Tỉnh Ủy, ngày 11 tháng 2 năm 1938, Đảng bộ tổ chức một cuộc mít tinh liên huyện tại làng Chiềng (tức làng Trịnh Xá, Yên Ninh. Yên Định) để tuyên truyền vận động quần chúng tham gia Mặt trận Dân chủ, đòi thực hiện “Tự do, cơm áo, hòa bình”. Đồng chí Trịnh Huy Quang, Lê Chủ, Nguyễn Xuân Thúy, Lê Hồng Quế trong Ban lãnh đạo cuộc mít tinh này.

Theo kế hoạch đã định, ngày 11 tháng 2 năm 1938 cán bộ, đảng viên ở nhiều địa phương đã vận động quần chúng kéo về rất đông. Còi lệnh được phát ra, quần chúng có tổ chức và đông đảo nhân dân tập trung. Đồng chí Nguyễn Xuân Thúy và Lê Hồng Quếlên diễn thuyết. Trên 3.000 quần chúng ở các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc đã hô vang các khẩu hiệu: “ủng hộ Liên bang Xô viết thành trì của cách mạng thế giới”, “ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp”, “ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng chiến chống Nhật”, “Cương quyết chống phát xít, chống đế quốc chiến tranh” và các khẩu hiệu đòi quyền tự do dân chủ. Cuộc mít tinh đã tạo ra tiếng vang lớn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Thanh Hóa.

Cùng với vận động quần chúng tham gia Mặt trận Dân chủ, Tỉnh ủy quyết định thành lập ủy ban Vận động cách mạng ở các phủ, huyện. Tính đến đầu năm 1938 đã có 10 phủ, huyện thành lập UBVĐCM. Việc thành lập UBVĐCM thực chất là cuộc vận động cách mạng rộng lớn nhằm tuyên truyền giác ngộ quần chúng tích cực tham gia các phong trào đấu tranh công khai hợp pháp và bán hợp pháp, trên cơ sở đó lựa chọn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho các phủ, huyện.

Ngay sau khi ra đời. UBVĐCM đã tập hợp đoàn kết đông đảo quần chúng tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các tổ chức Thanh niên Dân chủ. Phự nữ Dân chủ, Hội học sinh, Hội Đọc sách báo, Hội ái hữu... và đưa quần chúng xuống đường đấu tranh chống thuế, chống phù thu lạm bổ, chống mê tín dị đoan, bài trừ hủ tục, vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật.

Tại thị xã Thanh Hỏa: Đồng chí Hoàng Văn Cài và Nguyễn Đức Nhuận được Tỉnh ủy phân công vào làm việc tại Nhà máy Rượu Nam Đồng ích để vận động công nhân tham gia cách mạng. Được giác ngộ, hơn 70% công nhân Nhà máy đã làm kiến nghị đòi tăng 15% lương hàng tháng. Sợ công nhân đình công làm thất thiệt. Giám đốc nhà máy buộc phải tăng lương cho công nhân.

Cùng với công nhân Nhà máy Rượu Nam Đổng ích. dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trịnh Công Song, hơn 100 công nhân xc kéo tổ chức đình công đòi chủ hạ giá thuê xe, chống đánh đập. Chống đền bù khi xe bị hỏng. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, bọn chủ buộc phải đáp ứng yêu cầu của công nhân.

Tại các huyện vùng Trung Châu: Phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột, đòi lự do dân chủ diễn ra quyết liệt:

Quần chúng huyện Yên Định dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Hồng Quế đã tổ chức cuộc biểu tình lớn đòi nợ huyệnTương lấy lại số liền đóng góp làm nhà thương mà y định biển lận.

Sáng ngày 7-4-1938, đi đầu là đoàn đại biểu Hội ái hữu, tiếp sau là đoàn biểu tình gần 600 người, từ làng Là Thôn (Định Liên, Yên Định) kéo đến huyện đường, vừa đi vừa hò vang các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, đòi huyện Tương phải trả nợ cho dân... Trước sức mạnh của quần chúng, y hứa trả nợ trước khi chuyển đến huyện Cẩm Thủy.

Phát huy thắng lợi, đoàn biểu tình tiếp tục diễu hành qua các làng, xã trong huyện. Quần chúng các địa phương tiếp tục gia nhập đoàn biểu tình, hô vang các khẩu hiệu đấu tranh.

Tiếp sau là cuộc đấu tranh của nhân dân làng Long Linh, nhân dân tổng Thử Cốc vào ngày 12-4-1938. Được tin tri phủ Thiệu Hóa tuần hạt về tổng Thử Cốc, Hội ái hữu các làng Long Linh Ngoại, Xá Lê, Phú Hậu đã vận động 300 quần chúng dương cao băng khẩu hiệu chặn dường tri phủ Phan Thanh Kỷ đòi trả tiền công đắp đường cho dân. Trước sức mạnh của nhân dân, tri phủ Thiệu Hóa phải trả sốtiền công đắp đường còn nợ.

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ lên cao, chính quyền thực dân phong kiến phải chấp nhận “Cải lương hương tục”. Lợi dụng thời cơ này, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơ sở cách mạng làng, xã trong tỉnh dự thảo khế ước với nội dung: Loại bỏ hủtục, tự do lập hội, tự do mở trường... Mùa hè năm 1938. Công sứ La-gre-đơ và Tổng đốc Nguyễn Hy buộc phải phê chuẩn khế ước “Cải lương hương tục” của các làng: Yên Lộ, Ngô Xá, Mao Xá, Phong Cốc, Trung Lập, Phù Hưng và nhiều làng, xã khác.

Dựa trên khế ước đã được phê chuẩn, quần chúng đã tích cực đấu tranh chống hủ tục, xây dựng mở rộng các trường lớp bình dân, mở rộng Hội ái hữu. Tại làng Bình Ngộ, phụ nữ đã có phong trào cắt tóc ngắn, mặc quần dài. Tại nhiều làng xã trong tỉnh đã thành lập Ban Vận động khuyến học phát triển mở rộng phong trào truyền bá chữ quốc ngữ. Thông qua việc dạy và học, các chiến sỹ Cộng sản đã nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng. Những bài thơ, ca dao, hò vè về Cách mạng Tháng Mười Nga, chống áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến... là một phần của việc dạy và học.

Tiếp tục nâng cao ý thức cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân, tháng 5 năm 1938 tại Thị xã Thanh Hóa thành lập “Thanh Hoa thư quán”, đại lý phát hành công khai sách báo của Đảng do đồng chí Bùi Đạt làm chủ hiệu, đồng chí Trịnh Hữu Thường trực tiếp bán sách và giao dịch. “Thanh Hoa thư quán” dần dần trở thành trung tâm tuyên truyền, chỉ đạo, cung cấp sách báo tiến bộ cho các cơ sở cách mạng trong tỉnh. Các tờ báo Tiến bộ và cuốn sách “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) đã trở thành vũ khí tuyên truyền sắc bén và thu hút đông đảo quần chúng tham gia các cuộc đấu tranh. Đến cuối năm 1938, nhiều Hội đọc sách báo ở các huyện được thành lập như Hoằng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn, Thiệu Hóa...Cùng với Hội đọc sách báo, Hội truyền bá quốc ngữ được thành lập và phát triển. Tại Thị xã có các lớp đặt tại trụ sở Tri tân học hội, ở nông thôn, các trường học được tổ chức theo từng làng. Các cơ sở cách mạng ở địa phương đã cử cán bộ ra dạy học. Cũng trong thời kỳ này, Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục xây dựng các tổ chức dân chủ thu hút đông đảo các tầng lớp quần chúng vào trận tuyến đấu tranh, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ.

Tháng 3 năm 1938, dưới sự chỉ đạo trực liếp của đồng chí Trịnh Huy Quang, Bí thư Tỉnh đoàn, Đoàn Thanh niên Tân tiến được thành lập ở Thị xã với 15 đoàn viên. Tháng 6 năm 1938, Đoàn Thanh niên Tân tiến được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Dân chủ. Lực lượng thanh niên trong tỉnh được tập hợp đông đảo và được tổ chức chặt chẽ. Đến cuối năm 1939, toàn tỉnh đã có 15 nhóm thanh niên Dân chủ ở các phủ, huyện,

Đồng thời với việc thành lập Đoàn Thanh niên dân chủ, Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập Hội Phụ nữ dân chủ vào tháng 6 năm 1938 trên cơ sở hội Phụ nữ Giải phóng được thành lập từ tháng 2 - 1935.

Hội Phụ nữ Dân chủ được thành lập đầu tiên ở Thị xã Thanh Hóa gồm 10 hội viên và nhanh chóng phát triển đến các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Hoằng Hóa... Đến cuối năm 1939 đã có 900 hội viên.

Việc xây dựng, phát triển mở rộng hệ thống tổ chức quần chúng đã tạo ra lực lượng cách mạng đông đảo, đưa phong trào dân sinh, dân chủ từ thấp lên cao, từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 1938, phong trào đấu tranh đòi bỏ thuế, khất thuế, miễn giảm thuế diễn ra quyết liệt tại các vùng Trung Châu Thanh Hóa. Mở đầu là nhân dân các làng: Phù Hưng, Ngọc Vực, Phúc Tỉnh, Trịnh Xá, Quảng Hàn... (Yên Định) đấu tranh đòi khất thuế lưu động. Tri huyện đã bắt giam những đại biểu lên huyện nộp đơn khất thuế. Không lùi bước, dưới sự chỉ đạo của các chiến sỹ Cộng sản, quần chúng tổ chức thành đoàn biểu tình lên huyện đòi thả người bị bắt và đòi khất thuế. Cuộc đấu tranh thắng lợi đã tạo ra tiếng vang lớn thúc đẩy nhân dân các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Quảng Hóa (Vĩnh Lộc)... đấu tranh đòi miễn giảm thuế.

Theo “Báo cáo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về tình hình chính trị ở Đông Dương từ 1936 - 1939" thì ở Thanh Hóa có 1.739 người và 47 lá đơn của các làng tổng gửi cho Phủ toàn quyền đòi giảm thuế và đòi quyền tự do dân chủ.

Tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân lao động đến tận xương tuỷ, giữa năm 1938. Khâm sứ Trung Kỳ và chính quyền phong kiến đã đưa ra dự án thuế mới. Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân đã tổ chức mít tinh biểu tình lấy chữ ký, thu thập bản kiến nghị gửi Phủ toàn quyền, Tòa Khâm sứ, Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trước áp lực của quần chúng, Viện Dân biểu Trung Kỳ đã bác bỏ dự án thuếthân và thuếđiền thổ của Chính phủ Nam triều.

Cùng với đấu tranh chống thuế, công nhân mở sắt Thanh Xá, công nhân xe kéo Thị xã, công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng liên tục tổ chức đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống cưỡng bức, đánh đập, cúp phạt.

Từ giữa năm 1938, phong trào trong tỉnh phát triển mạnh và lan ra diện rộng. Đồng chí Trịnh Huy Quang (Bí thư Tỉnh ủy) đã về Nhà máy Diêm Hàm Rồng xây dựng phong trào. Lúc đầu đồng chí tập hợp một số thanh niên vào “Hội bóng đá”. Đầu năm 1939, từ “Hội bóng đá”, Hội Tương tế ái hữu được thành lập thu hút đông đảo anh em công nhân tham gia.

Cùng với các cuộc đấu tranh kinh tế, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng chiến chống phát xít Nhật nhân ngày 7-7-1938 (ngày Song thất).

Cuộc vận động đã diễn ra trên quy mô toàn tỉnh, từ Thị xã đến các phủ, huyện vùng đồng bằng châu thổ, Hội ái hữu đã tổ chức các cuộc mít tinh vạch trần âm mưu gây chiến tranh của phát xít Nhật, kêu gọi quần chúng quyên góp tiền, gửi thư tỏ tình đoàn kết chiến đấu với nhân dân Trung Hoa. Cuộc vận động đã đem lại hiệu quả chính trị xã hội to lớn. Trong báo cáo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về tình hình Đông Dương đã viết: nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã gửi cho các chiến sỹ Trung Hoa 100 đồng và một lá thư cổ vũ gồm 2.330 chữ ký.

Cuối năm 1938 do phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ lên cao, bọn thống trị đã đề ra cái gọi là “Hội đồng Hương chính” cố tạo ra dân chủ giả hiệu nhằm lừa mị nhân dân. Vận dụng tình thế hợp pháp, Tỉnh ủy chủ trương vận động quần chúng đòi phổ thông đầu phiếu đưa người của cách mạng vào Hội đồng Hương chính. Cuộc vận động đã diễn ra sôi nổi ở các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc... Nhân dân các xã đã cử cán bộ cách mạng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Hội đồng Hương chính - tạo thêm điều kiện đấu tranh công khai hợp pháp.

Tiếp sau là cuộc vận động tổ chức kỷ niệm “Quảng Châu Công x㔠vào ngày 22-12. Mặc dù bọn cầm quyền đã ra lệnh quản thúc một số chính trị phạm mà chúng cho là nguy hiểm để hòng trấn áp tinh thần đấu tranh của quần chúng trong tỉnh, nhưng nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức bí mật hoặc bán công khai ở các huyện. Trong đó có 2 cuộc mít tinh lớn:

-     Cuộc mít tinh ở chợ Mía làng Phong Mỹ, tổng Thử Cốc (Xuân Lai, Thọ Xuân) có 300 người tham gia, do đồng chí Trịnh Khắc sản diễn thuyết.

-     Cuộc đấu tranh ở làng Ngọc Trung và Thuần Hậu (Xuân Minh, Thọ Xuân) có hàng ngàn người tham gia, do đồng chí Nguyễn Xuân Thúy chủ trì.

Trong các cuộc mít tinh, quần chúng biểu hiện thái độ khâm phục và hoan hô tinh thần anh dũng của các chiến sỹ Quảng Châu Công xã, ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng chiến chống Nhật, đòi tự do dân chủ, tự do đi lại, tự do báo chí...

Năm 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh tiếp tục diễn ra sôi nổi rầm rộ: Nhân dân làng Cẩm Bao (Nông Cống) chống tri phủ cấu kết với Nhà Chung cướp đất của nhân dân làm nhà thờ. Công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm dưới hình thức viết đơn kiến nghị lấy chữ ký của 500 công nhân gửi Ban Thanh tra lao động của Chính phủ, gửi sang Pari. Nhân dân khu vực Hà Trung - Nga Sơn và Vĩnh Lộc - Thạch Thành - cẩm Thủy đã bỏ phiếu cho những người cách mạng giới thiệu bổ sung vào Viện Dân biểu Trung Kỳ, mặc dù bọn thống trị giở thủ đoạn hăm dọa, mua chuộc cử tri cuối cùng vẫn thất bại. Riêng ngày 01-5-1939, đã tổ chức 23 cuộc mít tinh đòi thi hành Luật Lao động, tự do nghiệp đoàn, toàn xá chính trị phạm... gồm hàng ngàn quần chúng tham dự. Nhân dân các xã trong tỉnh tiếp tục đấu tranh thực hiện “Cải lương hương tục”, bầu cử người của cách mạng vào Hội đồng Hương chính. Riêng làng Yên Lộ đã cử 15 người thuộc phía cách mạng vào Hội đồng Hương chính, đẩy mạnh cải cách hương tục, bài trừ hủ tục lạc hậu...

Tháng 4-1939, Đảng bộ huyện Thiệu Hóa - Đảng bộ cấp huyện được thành lập đầu tiên trên địa bàn Thanh Hóa đã tiến hành Hội nghị bầu Huyện ủy gồm 3 đồng chí (Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài). Đồng chí Hoàng Văn Quế được cử làm Bí thư. Hội nghị bầu 2 đồng chí Lê Huy Toán và Ngô Đức đi dự Hội nghị Đảng bộ tỉnh. Hội nghị Đảng bộ huyện Thiệu Hóa thành công đã tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào cách mạng huyện nhà phát triển và tạo ra nền tảng vững chắc nuôi dưỡng bảo vệ Tỉnh ủy và các cơ quan của Đảng bộ tỉnh đóng trên địa bàn.

Tiếp tục thúc đẩy cao trào cách mạng trong tỉnh phát triển, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị Đảng bộ tỉnh vào ngày 20 tháng 6 năm 1939 tại nhà ông Hoàng Văn Cài. thôn Yên Lộ, phủ Thiệu Hóa (nay thuộc xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa). Thay mặt cho 50 đảng viên thuộc 9 chi bộ trong tỉnh, các đại biểu đã kiểm điểm sâu sắc tình hình của Đảng bộ trong 2 năm qua, đồng thời đề ra những chủ trương công tác cấp thiết trước mắt trong tình hình mới. Cụ thể là: Tăng cường phát triển cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng, chú ý những địa phương chưa xây dựng được cơ sở cách mạng. Khẩn trương đưa một số bộ phận hoạt động công khai vào hoạt động bí mật. Tổ chức kỷ niệm, quyên góp ủng hộ nhân dân Trung Hoa chống Nhật, chống chiến tranh phát xít, kêu gọi phòng thủ Đông Dương. Hội nghị đã bầu Tỉnh ủy gồm 5 đồng chí (Lê Chủ, Nguyễn Đức Dương, Hoàng Văn Mạch, Bùi Đạt, Hoàng Văn Cài), đồng chí Lê Chủ được cử làm Bí thư.

Sau Hội nghị Đảng bộ Tỉnh, Tỉnh ủy đã khẩn trương chuyển Thanh Hoa Thư quán vào hoạt động bí mật, chuyên các cơ quan Tỉnh ủy lừ Thị xã về làng Yên Lộ (Thiệu Hóa), đồng thời tăng cường củng cố phát triển các cơ sở bí mật của Đảng bộ trên địa bàn toàn tỉnh.

Tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh phát xít, Đảng bộ đã tiến hành cuộc vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa, kháng chiến chống phát xít Nhật dưới các hình thức: Mít tinh, quyên tiền, viết thư, thu thập chữ ký tỏ tình đoàn kết với nhân dân Trung Hoa. Nhiều làng xã các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Hà Trung, Hoàng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia... đã tổ chức mít tinh và quyên góp tiền ủng hộ nhân dân Trung Hoa.

Tại Thị xã Thanh Hóa, Tỉnh ủy tổ chức cuộc mít tinh lớn tại Hội quán Hoa kiều có gần 600 người tham dự. Đồng chí Bùi Đạt thay mặt nhân dân Thanh Hóa trao cho đại diện Hoa kiều 108 đồng Đông Dương và hàng trăm lá thư nhờ chuyển về Trung Quốc.

Sau khi kết thúc cuộc mít tinh, chính quyền thực dân phong kiến đã bắt giữ đồng chí Bùi Đạt. Một phong trào đấu tranh chống khủng bố đòi trả tự do cho đồng chí Bùi Đạt diễn ra sôi sục trong tỉnh.

Nhân ngày kỷ niệm Cách mạng Tư sản Pháp (14-7), Tỉnh ủy phát động một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, nhằm biểu dương lực lượng cách mạng, phản đối bọn thống trị phản động thuộc địa chà đạp lên quyền sống của nhân dân, kêu gọi quần chúng đấu tranh chống khủng bố. Kết quả trong 2 ngày (13 và 14-7-1939), nhiều cuộc mít tinh, biểu tình lớn đã diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh.

Tại Thị xã Thanh Hóa, Tỉnh ủy đã phối hợp với chi nhánh Đảng Xã hội tổ chức thành công cuộc mít tinh tại Rạp hát phố Cửa Hậu, thu hút đông đảo viên chức, học sinh, thân sỹ tham dự.

Tại Vĩnh Lộc: Hàng trăm quần chúng đã tham dự mít tinh ở thành Tây Giai, tạo ra tiếng vang lớn.

Tại Yên Định: gần 400 quần chúng tham dự mít tinh tại Núi Khoai, làng Yên Thành (Yên Hùng, Yên Định) rồi biến thành cuộc biểu dương lực lượng, hô vang khẩu hiệu và hát những bài ca cách mạng.

Tại Thọ Xuân, từ đầu tháng 7 năm 1939, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Sỹ Oánh, Trịnh Hữu Thường, Hội nghị các cơ sở cách mạng Thọ Xuân đã họp quyết định phát động cuộc mít tinh lớn tại chợ Neo (nay thuộc xã Bắc Lương) để biểu dương lực lượng và thúc đẩy phong trào cách mạng trong huyện.

Sáng ngày 14 tháng 7 năm 1939, hàng ngàn quần chúng và tự vệ khắp nơi trong huyện đã được huy động về dự cuộc mít tinh. Đúng vào phiên chợ nên cuộc mít tinh còn thu hút thêm đông đảo quần chúng đủ các tầng lớp tham gia. Đồng chí Trịnh Hữu Thường thay mặt Ban lãnh đạo cuộc mít tinh đã lên án bọn phản động thuộc địa phản bội tinh thần Cách mạng Tư sản Pháp, đàn áp khủng bố Mặt trận Dân chủ Đông Dương, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh đòi quyền tự do, cơm áo, hòa bình.

Cuộc mít tinh đã chuyển thành cuộc biểu dương lực lượng. Quần chúng hàng ngũ chỉnh tề, giương cao băng khẩu hiệu tiến qua nhiều làng tổng trong huyện. Mặc dù chính quyền thực dân phong kiến đã chuẩn bị lực lượng nhưng trước sức mạnh của quần chúng không dám khủng bố.

Tại Thiệu Hóa, hàng ngàn người các tổng từ đêm 13 tháng 7 năm 1939 đã tập trung về chợ Đu (Thiệu Chính) để tham gia cuộc mít tinh. Không quản mưa to, gió lớn, lực lượng tự vệ ở các làng, tổng đã có mặt đưa đón, bảo vệ đoàn biểu tình. Đồng chí Hoàng Văn Quế (tức Quý) thay mặt ban tổ chức cuộc mít tinh diễn thuyết. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu, đến chợ Đu thì giải tán. Tri phủ Thiệu Hóa đưa lính về đàn áp, nhưng quần chúng và tự vệ đã chặt cây chặn đường không cho ô tô đi vào, nên không bắt được ai.

Cuối năm 1939, chính quyền thực dân phong kiến tiến hành tập trung lực lượng đàn áp khủng bố quyết liệt phong trào cách mạng trong tỉnh. Hầu hết các đồng chí Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt các huyện bị bắt. Toàn tỉnh có hơn 100 cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng rơi vào tay quân thù. Người trước bị bắt, người sau tiếp tục đứng lên. Những cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng chưa bị bắt tổ chức đấu tranh chống khủng bố, chuyển phong trào cách mạng Thanh Hóa sang thời kỳ mới.

Cao trào cách mạng 1936 - 1939 do Đảng bộ Thanh Hóa trực tiếp tổ chức lãnh đạo là cao trào cách mạng có quy mô rộng lớn mà trước đó chưa từng diễn ra trên địa bàn Thanh Hóa.

Đảng bộ Thanh Hóa - nhân tố có ý nghĩa quyết định sự phát triển của cao trào cách mạng trong tỉnh ra đời vào ngày 29-7-1930 nhưng bị quân thù liên tục tiến hành khủng bố trắng, phải thành lập đi thành lập lại nhiều lần và mãi đến cuối năm 1937 mới liên lạc được với Trung ương Đảng. Nhưng với sự năng động sáng tạo, Đảng bộ Thanh Hóa đã căn cứ vào báo chí công khai của Đảng sớm chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Tạm gác khẩu hiệu đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi, tập hợp mọi lực lượng đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống chủ nghĩa đế quốc và nguy cơ chiến tranh thế giới.

Những năm 1935 - 1937, Đảng bộ đã sáng tạo ra Hội Tương tế ái hữu, ủy ban vận động cách mạng và các tổ chức biến tướng để tập hợp đoàn kết toàn dân vào trận tuyến đấu tranh. Những năm 1938 - 1939, có sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Đảng bộ đã nhanh chóng xây dựng các tổ chức dân chủ, huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đưa phong trào cách mạng trong tỉnh lên cao trào rộng lớn.

Vừa xây dựng phát triển lực lượng, vừa tổ chức đấu tranh, Đảng bộ và quần chúng cách mạng đã sáng tạo ra nhiều hìnhthức, phương pháp sâu sắc sát hợp làm cho chủ trương, đường lối của Đảng trở thành hiện thực sinh động, đưa phong trào đấu tranh từ thấp lên cao, từ quy mô làng xã tiến lên quy mô toàn tỉnh, từ đấu tranh giành các mục tiêu kinh tế tiến tới các mục tiêu chính trị - xã hội.

Trong đấu tranh cách mạng, Đảng bộ đã xây dựng được lực lượng chính trị rộng lớn, hùng hậu, được giác ngộ cách mạng sâu sắc, được tổ chức chặt chẽ. Đảng bộ trưởng thành trên các phương diện: Chính trị, tư tưởng, tổ chức. Cao trào cách mạng 1936 - 1939 thực sự trở thành cuộc tổng diễn tập cách mạng trên địa bàn Thanh Hóa.

Tuy vậy, phong trào cách mạng phát triển không đều, chủ yếu tập trung phát triển ở khu vực đồng bằng và ven biển, các huyện miền núi cơ sở cách mạng non yếu, phong trào đấu tranh chậm phát triển, công tác phát triển Đảng chưa có điều kiện thực hiện. Tính đến năm 1939 toàn tỉnh có 9 chi bộ nhưng mới có 50 đảng viên (so với thời kỳ 1930 - 1931 ít hơn 7 đảng viên). Một bộ phận cán bộ lãnh đạo và đảng viên xem nặng hoạt động công khai, xem nhẹ hoạt động bí mật, khi tình hình thay đổi, phần lớn cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng bị lộ, bị địch khủng bố.

Mặc dù còn những khuyết điểm nhưng cao trào cách mạng 1936 - 1939 đã tạo ra những điều kiện cơ bản chuyển sang thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Nguồn Cổng TTĐT Tỉnh ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



(1),(2) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tập 1 (1930 - 1954). NXB Sự thật. HN 1984. Tr 321.

(1) Đồng chí Lê Hồng Phong lúc này là UV Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản khóa VII.

(1) Lịch sử Thanh Hóa tập 5. Trang 101 ghi là Lê Khắc Đông.