Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

XÂY DỰNG, BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN TIỀN TUYẾN GIÀNH THẮNG LỢI QUYẾT ĐỊNH (1947-1954)

Đăng lúc: 09/03/2021 (GMT+7)
100%

Chương IV

XÂY DỰNG, BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN TIỀN TUYẾN GIÀNH

THẮNG LỢI QUYẾT ĐỊNH (1947-1954)

 

I- XÂY DỤNG BẢO VỆ CHÊ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN, TIỀM LỰC HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN (1947-1954)

Cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước bùng nổ khi những khả năng đàm phán hòa bình bị thực dân Pháp xóa bỏ vì chúng có tình gây chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Chúng ta đã buộc nhân dân ta phải đứng dậy cầm vũ khí bảo vệ nền độc lập tự do mà dân tộc ta, nhân dân ta vừa mói giành được.

Sau khi đánh chiếm thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn. Chính phủ Pháp gạt bỏ mọi khả năng thương lượng hòa bình và lao vào con đường xâm lược trở lại Đông Dương bằng vũ lực.

Kẻ thù đã buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm vũ khí bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam không phải là điều bất ngờ đói với Đảng ta. Ngay khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, Đảng ta đã nhận định việc quân đồng minh (Anh, Mỹ, Tưởng) tiến vào nước ta là không thể tránh khỏi.

Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8 năm 1945, quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, Đảng ta đã chỉ rõ “quân đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục địa vị của chúng ở Đông Dương”. Cuộc kháng chiến toàn quốc chong thực dân Pháp xâm lược là không tránh khỏi.

Xuất phát từ nhận định đó Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương, biện pháp chuẩn bị kháng chiến. Đối với Thọ Xuân 16 tháng hòa bình là thời gian chuẩn bị vê mọi mặt củng cô chính quyền nhân dân và hệ thống chính trị, xây dựng lục lượng vũ trang, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp.

Để bảo vệ Tổ quốc và giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững thành quả của Cách mạng Tháng Tám, trong hai ngày 18 và ngày 19 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thục dân Pháp trên quy mô cả nước.

Đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người viết:

“... Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thục dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chong thực dân Pháp cứu nước...”. Đảng bộ và quân dân Thọ Xuân đã nhất tề đứng dậy đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng bộ Thọ Xuân đã chỉ đạo xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân. Nhân dân trong toàn huyện ra sức thi đua tăng gia sản xuất, xây dựng hậu phương, giúp đỡ bộ đội, du kích đánh giặc. Mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Thọ Xuân đã trở thành chiến sĩ trong thế trận chiến tranh nhân dân.

Một vinh dự lớn đến với nhân dân Thọ Xuân và nhân dân toàn tỉnh: ngày 20 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hóa. Người đã giao cho Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, thành hậu phương vững mạnh toàn diện. Người chỉ thị “Thanh Hóa phải trở nên một tình kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự phải là kiểu mẫu, làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu(l). Người cũng chỉ rõ nội dung tỉnh kiểu mẫu và yêu cầu Chính phủ đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp ở Thanh Hóa”.

Thục hiện những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân huyện Thọ Xuân đẩy mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Phong trào thi đua yêu nước do Đảng bộ phát động được đông đảo nhân dân trong huyện tham gia. Trên mặt trận lao động sản xuất, đặc biệt là mặt trận nông nghiệp, chính quyền huyện khuyên khích nông dân thi đua khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích canh tác. Hàng ngàn ngày công được huy động đào đắp, tu sửa lại các hệ thống mương, máng đảm bảo tưới tiêu cho hàng ngàn mẫu ruộng. Chính quyền từ huyện đến xã đã tạo điều kiện để nông dân có đủ giong, bảo đảm trồng cấy kịp thời vụ. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân cùng vói những chủ trương biện phấp thiết thực, kịp thời của Đảng bộ, kinh tế nông nghiệp Thọ Xuân đã đạt được những thành qủa lớn. Năm 1947, tổng sản lượng lúa đạt 6 vạn tấn, 15.000 tấn ngô, 8.000 tấn khoai lang, 25 nghìn tấn bông, bảo đảm tự túc vê lương thực. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp các nghề thủ công cô truyền như dệt vải, làm giấy, đan lát được phục hồi và phát triển từng bước, sản phẩm các nghề thủ công đã đáp ứng một phần tiêu dùng của nhân dân trong huyện.

Ngày 6 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân “Tiêu thổ kháng chiến”, Đảng bộ Thọ Xuân đã chỉ đạo thành lập “Ban Tiêu thổ kháng chiến  và tản cư” từ huyện đến xã. Ban Tiêu thổ kháng chiến đã chỉ đạo phá hoại các ngôi nhà tầng kiên có ở phó Thọ Xuân, ở Đạm, Tứ Trụ và Bái Thượng, cử lực lượng tham gia phá hoại ở thị xã Thanh Hóa, thị trấn sầm Sơn, khu công nghiệp Hàm Rồng, tiến hành đào đắp ụ chóng tăng và xe cơ giới của địch trên các tuyến đê lớn. Tại các làng, tự vệ và nhân dân tổ chúc rào làng, đào hầm hào trú ẩn, đắp ụ chiến đau, cất dấu lương thực, thực phẩm....

Đầu năm 1947, ủy ban kháng chiến các cấp được thành lập để trực tiếp tổ chức chỉ đạo toàn dân tham gia kháng chiến. Đồng chí Hoàng Văn Ngữ được bầu làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến huyện. Bên cạnh ủy ban kháng chiến, ủy ban hành chính vẫn được duy trì thực hiện chức năng tổ chúc quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nhân dân trong huyện, tháng 1 năm 1947, Huyện ủy và UBHC huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo Ban thông tin tuyên truyền huyện mở lóp tập huấn cho các đồng chí trưởng ban tuyên truyền các xã tại thôn Vĩnh Nghi (xã Hạnh Phúc) do đồng chí Nguyễn Văn Thọ phụ trách.

Tại lớp tập huấn này, học viên đã được học tập lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Trung uơng Đảng, được bồi dưỡng kinh nghiệm tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, tập một số tiết mục văn nghệ: kịch, chèo, ca hát. ủy ban hành chính huyện quyết định lập đội tuyên truyền kháng chiến lưu động gồm có 15 thành viên do đồng chí Nguyên Văn Thọ làm đội trưởng. Ngày bế mạc lớp tập huấn, đội tuyên truyền xung phong đã biểu diễn phục vụ đồng bào các xã: Hạnh Phúc, Thọ Long, Thọ Lộc. Đi đâu Đội cũng được Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương giúp đỡ. Nội dung của các đêm biểu diên được mở đầu bằng bài nói chuyện về kháng chiến và sau đó là các tiết mục văn nghệ. Sau lóp huấn luyện, học viên về địa phương làm nòng cốt trong công tác thông tin tuyên truyền và trở thành chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy lâm thời, tháng 1 năm 1947, tại rừng Lam Kinh, huyện Đoàn Thanh niên cứu quốc Thọ Xuân đã tổ chức cuộc hội trại có gần 2.000 thanh niên nam, nữ trong toàn huyện tham gia. Trong cuộc hội trại, thanh niên Thọ Xuân đã tuyên thệ trước anh linh Anh hùng dân tộc Lê Lợi, tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn bảo vệ quê hương đất nước.

Sáng hôm sau, hội trại chuyên sang thị trấn Bái Thượng và biến thành cuộc mít tinh, đông đảo thanh niên và nhân dân địa phương tham dự. Cuộc mít tinh diên ra sôi động dưới cầc hình thức: diên thuyết, kêu gọi đồng bào và thanh niên hăng hái tham gia kháng chiến kiên quốc.

Tháng 5 năm 1947, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tại nhà ông Kiểm Ve (Xuân Hòa), Đảng bộ Thọ Xuân đã tổ chúc Hội nghị toàn thể đảng viên trong huyện bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chính thức, do đồng chí Tố Hữu và Bùi Đạt chĩ đạo trực tiếp. Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm tình hình hoạt động và đánh giá kết qủa chỉ đạo của Đảng bộ trên tất cả các lĩnh vực. vấn đề đoàn kết nội bộ đã được kiểm điểm rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Hội nghị thảo luận và quyết định chỏ trương công tác mới. Trước hết là tập trung chỉ đạo củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới, xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh, đay mạnh phát triển sản xuất, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xây dụng hậu phương đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp bách của cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khô của dân tộc. Hội nghị đã kêu gọi cán bộ, đảng viên đoàn kết, thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện, đóng góp tích cực súc người, sức của cho cuộc kháng chiến. Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chính thức và phân công đồng chí Trịnh Ngọc Điệt làm Bí ! thư Huyện ủy.

Thực hiện chủ trương của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Tỉnh đội dân quân Thanh Hóa, về việc thành lập cơ quan quân sự các cấp (huyện, xã). Tháng 12 năm 1947, Huyện đội dân quân Thọ Xuân được thành lập do đồng chí Lê Cần làm Huyện đội trưởng

Cơ quan quân sự huyện có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy và chính quyền vạch ra kế hoạch phòng, xây dựng, huặn luyện lực lượng dân quân du kích, chỉ đạo tác chiến trên địa bàn.

Sau khi thành lập, cơ quan quân sự huyện đã chỉ đạo các xã làm một số nhiệm vụ yề tuyển quân, huấn luyện diên tập và các tổ chức kỳ đại hội dân quân toàn huyện.

Để có vũ khí trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ, Huyện đội đã tổ chức một số tô sản xuất vũ khí (đưa vào xưởng Bình Tứ của tỉnh, chuyên sản xuất các loại mìn, lựu đạn...).

Thực hiện chủ trương của Khu Đoàn IV, tháng 6 năm 1947, Huyện đoàn Thanh niên cứu quốc Thọ Xuân đã tô’ chức “ngày chiến sĩ” trong thanh niên toàn huyện, nhằm động viên thanh niên ghi tên tòng quân, động viên nhân dân ủng hộ vật chất cho Vệ quốc đoàn. Bằng nhiều hình thúc sinh động, hấp dẫn như tổ chúc dạ hội tại đình làng Thọ Thanh, tổ chức chợ phiên tại Chợ Đầm, Quảng Ích...

Kết qua trên 1.000 thanh niên trong toàn huyện đã làm đơn tình nguyện và ghi tên tòng quân, ủng hộ Vệ quốc đoàn hơn 5.000 đồng.

Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về việc phát triển lực lượng vũ trang nhân dân với 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Tháng 4 năm 1947, Đại _ đội vũ trang tập trung của huyện được thành lập (nòng cốt là trung đội du kích tập trung). Đại đội gồm 3 trung đội, do đồng chí Lê Thọ Thợi làm Đại đội trưởng, vũ khí quân trang, quân dụng do trên cấp một phần, phần lớn là do địa phương tự trang bị. về lương thực, thực phẩm nhân dân đóng góp, một phần còn lại do bộ đội vừa luyện quân, vừa tăng gia sản xuất tự túc. Đại đội chủ lực huyện vừa làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu, vừa làm nòng cốt trong việc xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân du kích và sẵn sàng bổ sung cho quân chủ lực.

Do yêu cầu phát triển lực lượng quân sự, trang bị vũ khí và lương thực ngày càng tăng, Huyện ủy và ủy ban kháng chiến Thọ Xuân đã phát động phong trào ủng hộ bộ đội, dân quân, du kích và ủng hộ kháng chiến.

Cuộc vận động lập “qũy mua súng”, “qũy ủng hộ dân quân du kích”, “hũ gạo kháng chiến” được triển khai và thực hiện rộng. Nhân dân trong huyện có tiên đóng tiền, có thóc gạo đóng thóc gạo, có vũ khí đóng vũ khí. Trong năm 1947, nhân dân toàn huyện đã thu, góp được 100 khẩu súng kíp các loại, 2.000 thanh kiếm, gươm, mác và 1.800 qủa lựu đạn, mìn, trên 4.000 tạ thóc, 600 tạ gạo và 400.000 đồng. Riêng qũy ủng hộ dân quân du kích là 13.960.000 đ. Ngoài ra nhân dân cọn ủng hộ bộ đội, dân quân 11 mẫu ruộng để sản xuất tự túc.    !

Nhân dân tròng huyện đã đóng góp nguyên vật liệu, cho mượn đất để xây dựng trại nuôi dưỡng thương bệnh binh và cấp lương thực, thực phẩm.

Theo sáng kiến của Hội Phụ nữ cứu quốc Liên khu IV và chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, tháng 7 năm 1947, Hội Mẹ chiến sỹ Thọ Xuân và sau đó là các xã được thành lập.

Xuyên suốt cuộc khảng chiến, Hội Mẹ chiên sĩ đã đi đầu trong các cuộc vận động nhân dân ủng hộ bộ đội, đón thương binh về làng nuôi dưỡng, động viên chị em phụ nữ may vá quần áo cho chiến sỹ, vận động nhân dân qùa bánh thuốc men, chăm sóc thương bệnh binh, vận động bộ đội giết giặc lập công Nhiêu chị em đã tình nguyện lấy chồng thương binh. Nhiều bà mẹ lăn lộn vói phong trào như Mẹ Ty (Hạnh Phúc) hội trưởng, Mẹ Lân, Mẹ Đoan, Mẹ Sửu (Xuân Lai), Mẹ Mỡ, Mẹ Chiêu, Mẹ Xe, Mẹ Vẹn, Mẹ Cung (Xuân Minh), Mẹ Giám (Trung Lập - Xuân Lập), Mẹ Kích (Xuân Hòa), Mẹ Nam (Neo), Mẹ Son (Xuân Lộc), Mẹ Vực, Mẹ Bảo, Mẹ Làng, (Tây Hồ), Mẹ Hóa (Phúc Như)... Hoạt động của Hội Mẹ chiến sĩ đã làm cho tình cảm quân dân gắn bó, khích lệ động viên chiến sĩ hăng hái giết giặc lập công.

Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ vê triệt để sơ tán các công sở, cơ quan, xí nghiệp của tỉnh của Liên khu IV, của Trung ương và các đơn vị quân đội đã di chuyên đen những nơi an toàn. Mặc dù trong điều kiện cuộc sóng còn rất nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã tận tình giúp đỡ các cơ quan, đơn vị, bộ đội đóng trên địa bàn: Công binh xưởng (xưởng Cao Thắng) đóng ở xã Xuân Hòa và Trung Thành, Đại đoàn 308 đóng ở Neo, Quân y viện K71 đóng ở Xuân Lập... Nhân dân nhiều nơi tự nguyện nhường nhà ở, quyên góp vật liệu, đóng góp ngày công, cho mượn đất để làm nhà... giúp các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân tản cư ổn định sinh hoạt, công tác, sản xuất, gìn giữ bí mật đảm bảo an toàn.

Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, mở ra cục diện mới có lợi cho ta. Thực dân Pháp không thực hiện được chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh buộc phải tiến hành bình định vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và đánh phá vùng tự do ác liệt hơn.

Trong những năm 1947-1950, thực dân Pháp tấn công hậu phương Thanh Hóa từ nhiêu hướng, bằng nhiều lục lượng, lập nên hành lang đông * tây, phòng tuyến sông Mã, tổ chúc các đảng phái phản động phá hoại hậu phương trên nhiều phương diện. Quân dân Thanh Hóa đã dũng cảm chiến đấu đập tan các cuộc càn quét chiếm đóng của địch, xóa sổ nhiêu tổ chức phản động bảo vệ vững chắc hậu phương.

Tháng 1 năm 1948, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ nhất được tổ chúc tại thôn Tân An (Xuân Hòa). Đồng chí Hồ Viết Thắng Bí thư Tỉnh ủy đã về dự chỉ đạo Đại hội. Đại hội kiểm điểm việc thực hiện chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng, khẳng định và biểu dương thành tích quân dân huyện nhà, phê phán những mặt yếu kém đề ra nhiệm vụ chính của Đảng bộ huyện:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên các mặt công tác.

- Phấn đấu xóa điểm trắng cơ sở Đảng, xã nào cũng có chi bộ Đảng lãnh đạo

- Thực hiện giảm tô 25%, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất.

- Củng có và phát triển lực lượng dân quân du kích.

- Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Huyện ủy khóa I gồm 9 ủy viên và bầu đồng chí Phạm Kỳ Vân làm Bí thư.

Nhằm bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và củng có chính quyền, từ tháng 3 năm 1948, Huyện ủy chỉ đạo hợp nhất ủy ban hành chính và ủy ban kháng chiến các cấp thành ủy ban khâng chiến hành chính. Việc hợp nhất UBHC và UBKC thành một đã thúc đẩy mọi mặt công tác kháng chiến, kiến quốc, tăng cường sự đoàn kết thông nhất trong lãnh đạo.

Song song với việc củng cố chính quyền, cắc tổ chúc quần chúng cũng được kiện toàn một bước. Hội Phụ lão cứu quốc,. Hội Nông dân cứu quốc được thành lập và tích cục hoạt động đã thu hút các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.

Hưởng ứng phong ưào “luyện quân lập công”, tháng 2 năm 1948, các huyện ưong tĩnh sôi nổi mở hội luyện quân lập công.

Ở Thọ Xuân phong trào “luyện quân lập công” đã diễn ra sôi nổi nhăm nằng cao trình độ tác chiến, tinh than sẵn sàng chiến đấu, ý thúc tô’ chúc kỷ luật, nâng cao chất lượng của bộ đội địa phương, dân quân du kích.

Về chính trị: Cán bộ, chiến sĩ được giáo dục bản chất cách mạng, chức năng nhiệm vụ của quân đội, của lực lượng dân quân du kích, học tập đường lói kháng chiến của Đảng, 10 lời thề và 12 điều kỷ lụật của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Về Quân Sự  Dân quân du kích được huấn luyện cơ bản về chiến thuật đánh du kích, cách phối hợp chiến đấu, kỹ thuật bắn súng, ném lựu đạn, đâm lê và xây dựng làng chiến đấu.

Cuộc tập trận tại cồn bãi sông Chu thuộc làng Liên Phô (xã Thọ Nguyên) của lực lượng dân quân du kích trong khu vực đã có tác dụng lớn.

Phong trào luyện quân đã trở thành ngày hội của lục luợng vũ trang trong huyện Thọ Xuân. Đồi, bãi, sân đình, lũy tre biến thành thao trường luyện tập của lục lượng dân quân du kích.

Nhằm biểu dương lục lượng vũ trang và đánh giá kết qủa huấn luyện, rút kinh nghiệm bổ sung kế hoạch tác chiến, giữa năm 1948, tại sân vận động ưung tâm huyện Đại hội dân quân toàn huyện được khai mạc. Thành phần tham gia Đại hội, mỗi xã có một trung đội (1B) dân quân, 1 trung đội du kích, 1 trung đội lão dân quân do cơ quan quân sự huyện trục tiếp chỉ huy; công tác hậu cần các xã tự lo liệu.

Kết qủa sau 5 ngày Đại hội, giải nhất thuộc về trung đội lão dân quân xã Xuân Hòa; trung đội du kích xã Thọ Long và trung đội dân quân xã Phú Yên.

Phong trào luyện quân lập công và Đại hội dân quân toàn huyện đã trở thành ngày hội quốc phòng toàn dân.

Năm 1948, Đảng bộ huyện đã tiên hành công tác xây dụng Đảng theo yêu cầu xây dựng chi bộ đạt danh hiệu “Tự động”, “Tiên bộ”, “Gương mẫu”, Đảng bộ đã chú trọng xây dựng nền nép sinh hoạt, công tác và học tập của từng đảng viên. Cuộc vận động xây dựng chi bộ Đảng được tiến hành tùng bước làm điểm rồi sau đó nhân rộng, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Sau hai năm thực hiện đã có 60% tông số chi bộ trong toàn huyện đạt 3 tiêu chuẩn “Tự động”, “Tiến bộ”, “Gương mẫu”, năng lực lãnh đạo của chi bộ được nâng lên, việc tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc đem lại kết qủa cao hơn.

Để có kinh phí hoạt động, khắc phục một bước tình trạng khó khăn thiếu thôn, tháng 6 năm 1948, Đảng bộ huyện Thọ Xuân kêu gọi đảng viên, quần chúng ủng hộ xây dựng qũy Đảng.

Với ý thức giác ngộ giai cấp và lòng tin yêu Đảng, đảng viên và nhân dân Thọ Xuân đã góp 508.000 đồng xây dựng qũy Đảng bộ tỉnh; 513.000 đông xây dựng qũy Đảng bộ huyện và 509.000 đồng cho qũy chi bộ xã. Tổng cộng toàn huyện ủng hộ xây dựng qũy Đảng 3 cấp 1.310.000 đồng. Từ việc làm trên khẳng định nhân dân Thọ Xuân sẵn sàng góp phần xây dựng Đảng vững mạnh.

Thời gian này Huyện ủy thành lập Ban kinh tài và mở cuộc vận động “tự nuôi sóng Đảng” để xây dựng qũy. Ban kinh tài huyện đã tổ chức sản xuất, mua bán trâu bò, luồng gỗ... lấy lãi gây qũy Đảng bộ huyện.

Nãm 1949, công tác phát triển Đảng ào ạt, không chú trọng đúng mức chất lượng đảng viên, Tỉnh ủy lại điều động một số cán bộ chù chốt trong huyện, tình hình trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo Đảng bộ.

Để khắc phục, Đảng bộ đã tăng cường cộng tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng lý luận và phuưng pháp công tác cho cán bộ, đảng viên. Năm 1948, đã mở các lớp bồi dưỡng ở Vân Lộ, Bát Căng (Thọ Nguyên) và Hội Hiền (Tây Hồ).

Tại cấc lớp huấn luyện, cấn bộ, đảng viên đã được bồi dưỡng Chính cương Điều lệ của Đảng, lịch sử phất triển của xã hội loài người, phẩm chất đạo đúc, tưcấchnguợi đảng viên; quan điểm lập trường giai cấp, kinh nghiệm vận động quần chúng, đường lối chiến tranh nhân dân; chúc năng nhiệm vụ quyền hạn của chi bộ và Bí thư chi bộ.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang địa phương, tháng 5 năm 1949, ủy ban kháng chiến hành chính Thanh Hóa phát động “tuần lễ dân quân tực túc”, ở Thọ Xuân đang gặp khó khăn về tài chính, do vậy Huyện ủy đã thành lập Ban vận động “cấp dưỡng nuôi quân” vừa giải quyết khó khăn của địa phương, vừa líưởng ứng chủ trương của tỉnh. Phong trào đã phát triển sâu rộng trong toàn huyện. Nhiều gia đình nhận nuôi từ 1 đến 2 dân quân, có những gia đình nhận nuôi cả tiểu đội quân. Toàn huyện đã thu được trên 2.000.000 đ, gần 3.000 tấn thóc, trên 100 mẫu ruộng, 50 con trâu bò và hàng trăm con lợn để lập qũy cấp dưỡng nuôi quân.

Đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, cuối năm 1948, huyện Thọ Xuân thành lấp đơn vị bộ đội tập trung huyện lần thứ 2. Đại đội gồm 1 Ban chĩ huy, 3 trung đội hơn 100 chiến sỹ do đồng chí Hoàng Tùng, huyện đội phó kiêm đại đội trưởng. Nhiệm vụ của đơn vị chủ lực huyện là sẵn sàng chiến đấu, săn sàng bổ sung cho quân đội thường trục và làm công tác quân sự địa phương.

Cùng với phong ưào toàn dân nuôi quân, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã tiến hành cuộc vận động mua “Công phiếu kháng chiến” do Chính phủ phát động. Ban vận động của huyện và các xã đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Đến cuối năm 1949 nhân dân đã mua 19.271.000 đồng “Công phiếu kháng chiến”.

Được sự giúp đỡ của Huyện ủy, ủy ban hành chính khàng chiến Thọ Xuân, tháng 11 năm 1948, tại sân vận động thị trấn Thọ Xuân, Bộ tư lệnh khu IV đã tổ chúc trọng thể lễ phong quân hàm Thiếu tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn, Bộ tư lệnh khu IV lúc này đóng tại xã Thọ Thế (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tại buổi lễ có Trung đoàn chủ lực khu IV và các đội dân quân du kích các xã trong khu vực tham dự. Thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, thành viên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc quyết định và gắn quân hàm Thiếu tướng cho đồng chí Nguyễn Sơn tại buổi lẽ. Ket thúc buổi lễ Quân đoàn quân chủ lực và các đội du kích diễu hành biểu dương lục lượng.

Trong 2 năm 1948-1949, Công binh xưởng Bình Tứ (xưởng Cao Thắng) sơ tán tại xã Xuân Hòa, được chính quyền, nhân dân hết lòng cưu mang giúp đỡ. Cán bộ, chiến sỹ xưởng Cao Thắng ngày đêm cần cù sáng tạo sản xuất nhiều loại vũ khí: mìn, lựu đạn, sửa chữa câc loại súng thu được của địch phục vụ kháng chiến. Cuối năm 1949, máy bay địch tập trung đánh phá, xưởng phải chuyển đến địa điểm an toàn. Huyện ủy và ủy ban hành chính kháng chiến huyện giao cho cơ quan Huyện đội mà trục tiếp là đồng chí Lê cần - Huyện đội trưởng tô chúc lực lượng giúp xưởng quân giới di chuyên. Chỉ trong 1 đêm, 300 dân quân xã Trung Thành đã vận chuyển toàn bộ máy móc, phương tiện, thiết bị của xưởng về thôn Cốc Thượng xã Trung Thành (nay là xã Xuân Thịnh - Triệu Sơn). Được nhân dân Cốc Thượng ủng hộ và giúp đỡ, công binh xưởng đã nhanh chóng tổ chức sản xuất. Ông Lê Xuân Viên, Lê Xuân Vuông thôn Cốc Thượng đã ủng hộ cả khu vườn rộng cây trái xum xuê cho công binh xưởng xây dựng nhà xưởng. Sau đó xưởng lại di chuyển đến câc xã: Xuân Yên, Phú Yên, Tây Hồ, Xuân Bái và Đại Thắng (nay là xã Thọ Thắng)... đi đến đâu cũng được chính quyền và nhân dân các địa phương tận tình giúp đỡ và gìn giữ bí mật an toàn.

Nhằm động viên nhân dân kháng chiến kiến quốc, ngày 14 tháng 7 năm 1949, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh giảm tô 25%. Huyện ủy Thọ Xuân đã thành lập Ban chỉ đạo cảc cấp để tổ chức thục hiện sắc lệnh. Huyện đã chọn ấp Hàn Thước có điện tích trên 100 mẫu đất cấy lúa, phân lớn tá điền là người ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam giảm tô thí điểm. Huyện ủy đã giao cho đồng .chí Phạm Tường, đồng chí Trịnh Hoài Nam, đồng chí Lê Văn Lữ đem theo 1 tiểu đội dân quân tập trung của huyện vào ấp hỗ trợ đấu tranh. Ban Chỉ đạo đã, tổ chức họp chi bộ, sau đó họp bần - cố nông mời Nguyễn Quỳnh Thước (chủ ấp) dự hội nghị. Ban đầu Hàn Thược xin giảm 15% địa tô. Trước sự áp đảo cụa bần, có nông và tá điên, y đã phải chấp nhận giảm tô 25%

Đấu tranh giảm tô ở ấp Hàn Thước thắng lợi đã gây tiếng vang lónj tạo đà, tạo thê cho nông dân đấu tranh buộc các chủ đất ở Thọ Xuân phải nhận giảm 25% địa tô.

Thắng lợi trong đấu tranh đòi giảm 25% địa tô làm tăng thêm uy tín của cách mạng, uy thế của giai cấp địa chủ phong kiến bị hạ thấp, nông dân phấn khởi hăng hái đẩy mạnh sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho kháng chiến. Ngày 20 thảng 8 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đông bào cả nước “Bán lúa khao quân”, hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhân dân huyện Thọ Xuân đã bán 7.960 tạ thóc.

Nhằm đẩy mạnh gia tăng sản xuất, Huyện ủy và chính quyền huyện đã chỉ đạo các địa phương tổ chức xây dựng tổ đổi công, vần công giúp nhau phát triển sản xuất. Chủ trương đúng đắn của Đảng phù hợp vói nguyện vọng của nông dân và yêu cầu của kháng chiến, nên được đông đảo nhân dân đồng tỉnh ủng hộ. Tổ đổi công, vần công ra đời ở hầu khắp các xã trong huyện, giải quyết kịp thời khó khăn về nhân lục, thời vụ, sức kéo, đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi, làm phân bón. Quan hệ sản xuất mới hình thành, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới: năng suất sản lượng lúa và màu ngày một tăng nhanh, nồng dân trong huyện đóng góp ngày một nhiều cho kháng chiến.

Cùng với việc vận động giảm tô và xây dựng các tổ đôi công, vần công, Đảng bộ và chính quyền còn chia lại công điên, ruộng đất vắng chủ cho nông dân nghèo; vận động các gia đình có nhiều ruộng hiến điền.

Công tác văn hóa giáo dục được Đảng bộ huyện và các cấp chính quyền Thọ Xuân quan tâm chỉ đạo. Năm 1947, toàn huyện Thọ Xuân có 23 trường phổ thông cấp I, nhiều trường có từ 10 -12 lớp, năm 1949 toàn huyện đã có 56 trường; hơn 200 lớp với 7.500 học sinh và 180 giáo viên. Năm học 1950, thành lập trường phổ thông cấp II quốc lập do ông Phạm Như ứng làm hiệu trưởng. Trường có nhiều giáo viên giỏi như thầy giâo Phạm Việt Thường,.. Tôn Thất Bậc, Phạm Đình Văn...

Các trường phổ thông cấp II và cấp III của tỉnh đóng trên địa bàn (Đó.là các trường Đào Duy Từ, Đào Đức Thông, Lê Qúy Đôn...) cũng được Đảng bộ nhân dân Thọ Xuân cưu mang giúp đỡ.

Cuộc vận động xây dựng nền giáo dục mới đã làm tăng thêm khí thế thi đua học tập, giảng dạy trong học sinh, giáo viên. Nhiều điển hình mới xuất hiện, đó là cô giáo Lê Thị Hải Đường, chiến sỹ thi đua toàn quốc và giáo viên Bình dân học vụ Trịnh Hùng Kế chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Về y tế, nhiều cợ sở khám chữa bệnh được xây dựng và mở rộng, câc phòng ban y tế đã chăm lo sức khỏe cho nhân dần toàn huyện. Phong trào thể dục thể thao, nhất là các môn bóng chuyền, bóng đá, chạy phát triển mạnh ở trường học và trong thanh thiếu niên. Phong trào đã góp phần nâng cao sức khỏe cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và chiến đấu.

Có thể nói, trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhiều cơ quan văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh, khu ba, khu tư và của Trung ương đóng trên địa bàn Thọ Xuân, vì vậy Thọ Xuân đã trở thành trung tâm văn hóa của cả tỉnh. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà giáo tầm cỡ quốc gia, quốc tế đã tùng học tập và hoạt động trên địa bàn Thọ Xuân như giáo sư: Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Văn Hiệu, Đặng Vũ Chư, Tống Duy Thanh...

Đầu năm 1949, Đại hội Đảng Dân chủ liên khu IV đã diên ra tại đình làng Thượng Gia (Phú Yên - Thọ Xuân) vói sự tham gia của gần 100 đại biểu của các tính liên khu IV. Dự Đại hội còn có đông chí Nguyên Chí Thanh thay mặt cho Tổng bộ Việt Minh Trung ương, ông Đặng Thai Mai, Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiên tình Thanh Hóa, cùng các đại biểu trong Đảng Dân chủ liên khu IV. Đại hội tập trung thảo luận nhiệm vụ phât triển đảng viên, động viên các tầng lớp tư sản, trí thức ủng hộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong 7 ngày Đại hội Đảng Dân chủ liên khu IV đã được chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xã Phú Yên và nhân dân địa phương giúp đỡ tận tình.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tháng 3 năm 1949, tại đình làng Canh Hoạch (Minh Nghĩa - nay là xã Xuân Lai) Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ II được khai mạc.

Đại hội đã khẳng định và biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân ttong huyện đã giành được và đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng hậu phương phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tê, văn hóa, chính trị, quân sự, tạo ra tiềm lực chi viện cho tiên tuyến. Đại hội kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện đoàn kết xây dựng huyện nhà vững mạnh đóng góp tích cực súc người, súc của cho kháng chiến nhanh chóng thành công. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Huyện ủy khóa II gồm 18 ủy viên và bầu đồng chí Phan Huy Kinh làm Bí thư.

*

*            *

Bốn năm (1947-1950), thục hiện những điều chỉ dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã khắc phục khó khăn gian khổ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vục: kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, góp phần tích cực cùng quân dân trong tỉnh xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu - căn cự hậu phuơng chiến lược của cuộc kháng chiên chông thục dân Pháp xâm lược.

Từ trong thực tiên cách mạng, Đảng bộ Thọ Xuân được xây dựng củng cố phát triển toàn diện. Từ một vài chi bộ vói 22 đảng viên hoạt động độc lập (trong thời kỳ 1930-1945), đến năm 1950, Đảng bộ Thọ Xuân đã phát triển lên 4.020 đảng viên, sinh hoạt trong một hệ thông to chức thống nhất chặt chẽ từ huyện đến xã (trong đó có hàng chục chi bộ đạt danh hiệu “Tự động”, “Tiến bộ”, “Gương mẫu”). Trình độ, năng lục, tổ chúc lãnh đạo cách mạng và uy tín của Đảng bộ trong các tầng lớp nhân dân không ngừng nâng cao. Đảng bộ đã cương quyết đấu tranh giữ vững đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, không ngừng củng cố phát triển chính quyền và tổ chức quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang hùng hậu. Sự phât triển trưởng thành của Đảng bộ đã tạo ra những nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho phong ưào cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân phát triển liên tục và đúng hướng.

Tuy nhiên, trong qúa trinh công tác, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn nặng tư tưởng phong kiến, gây chia rẽ bè phái, mất đoàn kết, nhận thúc lý. luận và nguyên tắc hoạt động của Đảng còn non yếu... Những tồn tại trên đã được Đảng bộ nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm khắc phục.

II- TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI (1950 -1954)

Năm 1950, tình hình thế giới và ưong nước cố nhiều biến chuyển quan trọng. Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc kháng chiến chóng thục dân Pháp của nhân dân ta ngày càng phát triển. Thực dân Pháp ngày càng bị động, lúng túng đế quốc Mỹ giúp thực dân Pháp can thiệp vào Đông Dương... Tình hình trên tăng thêm thế và lực đưa cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc sang giai đoạn mới.

Ngày 21 tháng 1 năm 1950, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc lần thứ III của Đảng để đánh giá tình hình và định ra chủ trương mới của cuộc kháng chiến. Hội nghị nhận định; “Cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ cùa cấc lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch... gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”. Hội nghị nêu rõ phải chiến đấu để tiêu diệt sinh lực địch, gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân dân; xây dựng bộ đội chủ lực, đưa chiến tranh chính quy lên ngang vói chiến tranh du kích, tích cực phá tề trừ gian, thục hiện tổng động viên theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyên”, “Tất cả để chiến thắng”.

Nhằm giành quyên kiểm soát khu vục biên giới phía Bắc, nôi Cách mạng Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN đưa cuộc kháng chiến của dân tộc sang giai đoạn mới, tháng 6 năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch biên giới. Đê giành thắng lợi trong chiên dịch quan trọng này, Trung ương Đảng ta chỉ thị cho các cấp ủy Đảng trong cả nước phải phối hợp, kìm chế và tiêu hao lực lượng địch, chặn tiếp viện của chúng.

Ngày 16 tháng 9 năm 1950, quân ta đánh vào Đông Khê, sau hơn 2 ngày chiến đấu ngoan cường đã chiếm Đông Khê. Ngày 7 tháng 10 năm 1950, quân ta tóm gọn toàn bộ quân địch ở Cao Bang. Chiến dịch Biên giới thắng lợi mở ra bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến của ta từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy.

Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến của dân tộc giành thắng lợi, từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã họp tại xã Vinh Quang, huyên Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Căn cứ vào đặc điểm của mỗi nước Đại hội quyết định chia Đảng Cộng sản Đông Dương thành 3 Đảng: Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Nhân dân cách mạng Cămpuchia. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ căn bản của Cách mạng Việt Nam là đánh đổ bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH.

Từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 5 năm 1950, tại đình Qủa Hạ (Thọ Lộc) Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ III được tiến hành, gồm 120 đại biểu. Đồng chí Đinh Nho Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa về dự và chỉ đạo.

Đại hội đã quán triệt chủ trương của Đảng về việc chuyển cuộc kháng chiến trường kỳ sang giai đoạn tổng phản công; tổng kết đánh giá qúa trình tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đảng bộ hụyện lần thứ II và phương hướng nhiệm vụ ữong giai đoạn mới cụ thể là: Đẩy mạnh giảm tô, giảm tức, phât triển sản xuất, tiết kiệm, củng cố vững chắc hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang nhằm tăng cường tiêm lực hậu phương, chi viện cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho tiền tuyến.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 17 đồng chí, 5 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy. Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp được cử làm Bí thư kiêm Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến, đông chí Hà Trọng Hòa được giữ chức Phó Bí thư.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, nhân dân Thọ Xuân ra súc đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

Giữa năm 1950, Huyện ủy Thọ Xuân và ủy ban hành chính kháng chiến huyện đã thành lập Ban Cung cấp huyện gồm đồng chí Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến làm trưởng ban và một số thành viên trong các đoàn thể. Ban Cung cấp có nhiệm vụ: triển khai ké hoạch điều động, tổ chức nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến

Hưởng ứng cuộc vận động mua “Công trái Quốc gia” do Chính phủ ban hành, huyện Thọ Xuân đã thành lập các Ban vận động nhân dân đăng ký mua bằng tiền, bằng thóc phù hợp vói khả năng và điều kiện của mỗi gia đình. Kết qủa cuộc vận động, toàn huyện đã mua hàng nghìn phiêu trị giá 17.450.000d.

Tháng 6 năm 1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giói. Trung ương Chỉ thị cho các cấp ủy Đảng trong cả nước phối hợp kìm chế và tiêu hao lực lượng địch, chặn tiếp viện của chúng.

Thực hiện chỉ thị này, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân ra sức xây dựng và củng cố hậu phương, tăng cường đóng góp sức người, sức của phục vụ kháng chiến. Trong 2 năm (1950-1951) Thọ Xuân đã cử nhiều đợt dân công cùng cẳtỉnh vận tải hơn 5.000 tấn thóc ra khu III, chuẩn bị cho chiến dịch Hà - Nam - Ninh.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, mặc dù bom đạn địch tàn phá, nhưng Huyện ủy đã lãnh đạo nhân dân thâm canh, gói vụ, cải tiến kỹ thuật canh tác, học tập kinh nghiệm tổ chức sản xuất của Anh hùng lao động Hoàng Hanh (Nghệ An) và nhân rộng điển hình của tô đổi công Trịnh Xuân Bái (Xuân Thành) ra toàn huyện... Nhờ đó sản lượng lương thực ngày càng tăng, đảm bảo đời sống nhân dân và đóng góp ngày càng nhiêu cho chiến trường.

Tháng 3 năm 1951, Huyện ủy chỉ đạo hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt huyện Thọ Xuân tạo thành khối đoàn kết thống nhất toàn dân tham gia Kháng chiến kiến quốc.

Ngày 3 tháng 3 năm 1951, Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai. Huyện ủy đã tổ chức cuộc mít tinh trọng thể chào mừng sự kiện trọng đại tại thị trấn Thọ Xuân. Đồng chí Bí thư Huyện ủy đã báo cáo tóm tắt qúa trình ra đôi hoạt động của Đảng, giải thích rõ nguyên nhân và điều kiện Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai và tuyên bố trước quốc dân đồng bào sự lãnh đạo công khai toàn diện, tuyệt đôi, trực tiếp của Đảng bộ huyện đối với sự nghiệp cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân.

Tại cuộc mít tinh, Mặt trận Liên Việt huyện cũng chính thức ra mắt nhân dân toàn huyện. Tiếp đó nhân dân các xã trong huyện tổ chức mít tinh chào mừng sự kiện Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai một cách trọng thể và tràn đầy niềm tin tưởng phấn khởi.

Thắng lợi của quân và dân ta trong các chiến dịch đã làm cho thực dân Pháp đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn. Đe cứu vãn tình thế, thực dân Phâp tăng cường đánh phá bằng máy bay, đồng thời cấu kết với bọn địa chủ phản động đội lốt tôn giáo phá hoại hậu phương. Chúng tuyên truyền xuyên tạc, chủ trương, chính sách của Đảng, chống phấ các đợt dân công, đe dọa cán bộ, chia rẽ quần chúng, gây cho ta không ít khó khăn.

Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã tích cực góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đập tan các cuộc càn quét lấn chiếm, xóa sổ các tổ chúc phản động, gián điệp, thô phỉ bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống

Để tăng cường tiềm lực phục vụ cho chiến trường, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng chế độ mới, năm 1951, Đảng và Chính phủ ban hành chính sách thuế nông nghiệp.

Thực hiện Sắc lệnh thuế của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã cử cán bộ đi dự lớp tập huấn về thuế nông nghiệp do Trung ương và Liên khu IV tô chức, trong đó có đoàn cán bộ huyện Thọ Xuân.

Tháng 8 năm 1951, tại đình cóc Thượng (xã Xuân Thịnh), đồng chí Hà Trọng Hòa, Phó Bí thư Huyện ủy đã thay mặt Huyện ủy và ủy ban hành chính kháng chiến huyện chủ trì hội nghị phổ biến chủ trương chính sách thuế nông nghiệp của Đảng và Chính phủ. Thành phần là Bí thư, Chủ tịch 24 xã và đại diện các ngành, các đoàn thể trong toàn huyện. Sau hội nghị, huyệh tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp

Tháng 10 năm 1951, huyện Thọ Xuân bắt đầu tiến hành kiểm kê ruộng đất, phân mảnh, định hạng. Cấp ủy Đảng tô chúc quần chúng học tập chính sách thuế nông nghiệp và đấu tranh chống lại thủ đoạn gian doi của địa chủ, phú nông khai man, khai lậu diện tích ruộng đất và mức thuế. Do công tác tuyên truyền vận động tốt. Trong 2 năm 1951-1952, toàn huyện đã thu được gần 2.579 tấn thóc thuế nông nghiệp, các xã: Xuân Quang, Thọ Hải, Thọ Lộc, Phú Yên... thu nhanh, thu đủ, số lượng thóc thuế, thanh niên một số xã đã có sáng kiến khai thác luồng gỗ, tre, lá xây dựng kho đựng thóc. Vụ mùa năm 1951, Thọ Xuân đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thuế nông nghiệp được ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen. Cùng vói thuế nông nghiệp, mỗi năm huyện thu được 5.568.000 đồng (đồng bạc tài chính) thuế công thương.

Để tăng cường tiềm lực phục vụ kháng chiến, tháng 5 năm 1951, Huyện ủy tổ chức cuộc vận động vay lúa, vay tiền của nhà giàu. Cuộc vận động được tiến hành mạnh mẽ ở khắp các xã trong huyện và đã thu được kết qủa tốt.

Việc thực hiện chính sách thuế nông nghiệp đạt kết qua tốt, song vẫn còn có những sai lầm, khuyết điểm, một bộ phận cán bộ không gương mẫu trong việc đóng thuế. Tháng 9 năm 1951, tại Hậu Hiền (xã Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa), Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chúc hội nghị cán bộ cốt cán câc huyện rút kinh nghiệm và bàn biện pháp tiếp tục thục hiện chính sách thuế nông nghiệp. Cuối thảng 9 năm 1951, Huyện ủy Thọ Xuân tổ chức hội nghị cốt cán để quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy. Huyện ủy chỉ đạo đấu tranh kiên quyết với các phần tử chống đối và dây dưa thuế nông nghiệp. Một số cán bộ, đảng viên không chấp hành nghiêm túc chính sách thuế nông nghiệp đã bị khai trừ khỏi Đảng.

Cùng với lãnh đạo phát triển sản xuất, củng co tổ chúc, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng phát triển lực lượng quân sự theo phương hướng “Tích cực chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công".

Tính đến năm 1950, toàn huyên đã có 14.750 chiến sỹ dân quân du kích. Mỗi xã xây dựng 1 đại đội, trong đó có 1 trung đội bán tập trung. Nhũng khi tập trung huấn luyện hoặc dự bị sẵn sàng chiến đấu địa phương hỗ trợ một phần lương thục, thục phản. Việc xây dựng lực lượng dân quân du kích đã được tỉnh đánh giá là đơn vị khá và được bâo cảo thành tích tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III.

Đầu năm 1950, theo chủ trương của Khu ủy khu IV và của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Huyện ủy Thọ Xuân đã tiến hành cuộc vận động “tự phê bình và phê bình” trong Đảng theo nội dung thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong cuộc vận động này, tư tưởng địa phương cục bộ, quan liêu, mệnh lệnh, tự do chủ nghĩa, vô kỷ luật... đã bị phê phán nghiêm khắc. Thời gian này Đảng bộ ngừng phát triển đảng viên (đóng cửa) để củng cố và bồi dưỡng đảng viên trình độ, năng lực còn yếu. Huyện ủy đã mở các lớp văn hóa tập trung, các lóp bồi dưỡng đường lối quan điểm của Đảng cho hàng trăm đảng viên mới

Nhờ đó trình độ lý luận và kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo của các cấp ủy cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên, hoạt động của Đảng bộ đi vào nền nếp.

Cùng với xây dựng bảo vệ hậu phương, Đảng bộ đã tích cục huy động lực lượng phục vụ kháng chiến. Tháng 5 năm 1951, hàng ngàn dân công Thọ Xuân cùng cả tỉnh vận chuyển cấp tốc 5.000 tấn lương thực ra phía Nam liên khu III phục vụ chiến dịch Quang Trung. Đến tháng 6 năm 1951, lại huy động 3.600 dân công vận chuyển lương thực, súng đạn cùng bộ đội mở màn chiến dịch. Sau 3 tháng băng rừng, vượt núi Đoàn dân công Thọ Xuân do đồng chí Lê Văn Lành và Trịnh Đạt Đúc chỉ huy đã phục vụ bộ đội ăn no đánh thắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tỉnh biểu dương.

Tiếp theo chiến dịch Quang Trung, tháng 11 năm 1951, chiến dịch Hòa Bình mở màn, huyện Thọ Xuân huy động tiếp 3.000 dân công vận chuyển lương thực, súng đạn và cáng cải thương binh thời gian 4 tháng và huy động đoàn dân công ngắn hạn từ 15 ngày đến 1 tháng đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong tỉnh Đoàn dân công 450 người bốc muối ở Kim Tân - Thạch Thành; Đoàn dân công 300 người chuyển 30 tấn vũ khí cho Trung đoàn 37 của tỉnh và Sư đoàn 308, cùng một số dân công (từ 50-100 người) phục vụ kho bạc Lê Hồng Phong, xưởng in Trần Phú.

Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tháng 11 năm 1951, tại thôn Thanh Yên (xã Thọ Thé) Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ IV với 150 đại biểu thay mặt cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ về dự Đại hội. Đồng chí Lưu Văn Bân (Lưu Công Hòa) Tỉnh ủy viên thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vê dự và chỉ đạo. Đại hội đã tiến k hành kiểm điểm đánh giá việc thục hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, xác định phuơng hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ IV.

Đại hội đã chỉ rõ: muốn đẩy mạnh công cuộc kháng chiến kiến quốc phải triệt để giảm tô, bồi dưỡng sức dân, phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố nền tảng chính tri và quốc phòng, tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thông chính tri vững mạnh, huy động cao nhất tiềm lực hậu phương, đáp úng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 17 đồng chí. Đồng chí Hà Trọng Hòa giữ chức Bí thư.

Bị thất bại nặng nề trên các chiến trường, thực dân Pháp sử dụng máy bay bắn phá hậu phương, hủy diệt tiềm lực kháng chiến, lung lạc ý chí chiến đấu của nhân dân ta. Chúng đã bắn phá dữ dội khu vực các cơ quan, các đơn vị bộ đội đóng quân, bắn phá các công trình thủy lợi, làng xóm, chợ búa, giết hại hàng trăm người dân, hàng ngàn trâu bò.

Trưa ngày 19 tháng 12 năm 1951, khi nhân dân làng Trung Lập đang vui mừng vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thuế nông nghiệp, bỗng 4 phi cơ Hencát của giặc Pháp bay lượn nhiều vòng rồi trút 8 qủa bom vào giữa làng làm cháy và phá hủy hàng chục ngôi nhà, giết chết 32 người và nhiều người bị thương (có gia đình chét 3-4 người). Ngày 19 tháng 12 (túc là ngày 21 tháng 11 âm lịch hàng năm) trở thành ngày khắc ghi tội ắc của thực dân Pháp với làng Trung Lập.

Tại xã Xuân Hòa và cuối năm 1951, giặc Pháp đã cho máy bay ném bom tàn phá 11/13 làng, 96 ngôi nhà bị phá hủy, 36 người chết, 13 người bị thương và nhiều gia càm, gia súc bị giết hại. Ngày 5 thâng 2 năm 1951, giặc Pháp lại cho máy bay ném bom xuống thôn Phong Bái (xã Thọ Nguyên) làm chết 40 người; 50 nóc nhà bị chây. Máy bay của giặc Pháp còn đánh phá đoàn thuyền tiếp vận trên nông giang, đánh phá trại tù phạm tại làng Hương làm 2 cán bộ hy sinh và bắn phá xưởng in Trần Phú.

Mặc dù giặc Pháp điên cuồng cho máy bay đánh phá ác liệt vẫn không thể nào ngăn cản tinh thần yêu nước kháng chiến của nhân dân Thọ Xuân.

Năm 1951, Quân y viên K71 sơ tán về xã Xuân Lập để cứu chữa thương binh từ các chiến trường trở về hậu phương. Đảng bô và nhân dân trong huyện đã đóng góp luồng, gỗ, tre, nứa xây dựng kho thuốc, phòng khám chữa bệnh và nhà cửa cho thương bệnh binh sinh hoạt. Số lượng thương bênh binh ngày càng đông (có thời gian lên tới 700 người). Đảng bộ và nhân dân ưong huyện, tiêu biểu là nhân dân xã Xuân Lập đã dành những gì tốt nhất, cung cấp nuôi dưỡng những người con ưu tú từ chiến trường trở về. Nhiều chiến sỹ bị thương quá nặng đã qua đời, Đảng bộ và nhân dân địa phương cùng tập thể Bệnh viện K71 xây dựng nghĩa trang liệt sỹ lưu giữ 200 phần mộ của những người con đã hy sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Năm 1953, Quân y viện K71 chuyển đến địa điểm mới, những tình cảm và sự cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ, bảo vê của nhân dân Xuân Lập không thể phai mờ.

Năm 1952, giặc Pháp cho máy bay ném bom phá hỏng đập Bái Thượng, làm mất nguồn nước tưới cho lúa và hoa màu trong huyên, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân và giảm sức chi viện cho chiến trường. Để khắc phục tình hình khó khăn ưong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện uỷ Thọ Xuân đã kịp thời đề ra giải pháp để khắc phục. Huyện đã huy động hàng vạn ngày công đào đắp các ao, hồ, giếng để có nước cấy lúa, màu; chuyển từ cấy 2 vụ sang cấy 1 vụ, còn một vụ mùa trồng hoa màu; áp dụng các biện pháp thâm canh, chăm bón để tăng thu hoạch, phục vụ đời sống nhân dân và đóng góp cho Nhà nước.

Công cuộc kháng chiến kiến quốc ngày càng phát triển đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nâng cao trình độ. Khu uỷ khu IV mở lớp bồi dưỡng lý luận cho Tĩnh uỷ viên về mục đích yêu cầu, nội dung chỉnh huấn Đảng. Thường vụ Huyện uỷ và một số huyện uỷ viên Thọ Xuân được dự lớp, số còn lại dự lớp bồi dưỡng cho cán bộ huyện và Bí thư chi bộ xã do Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức.

Cuối năm 1952, hầu hết cán bộ chủ chốt từ huyện đến xã đã được chỉnh huấn chính trị. Nhờ đó đạo đức phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng được nâng lên đáp ứng yêu cầu lãnh đạo quần chúng ưong giai đoạn mới.

Mặc dù điều kiện kháng chiêh kiến quốc còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân đã dành nhiều trí tuệ, công sức và kinh phí phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong những năm 1952 - 1954, hầu hết các xã trong huyện đã xây dựng trường phổ thông cấp I, nhiều xã xây dựng trường phổ thông cấp II, xã Thọ Diên xây trường cấp II Dân lập Nguyên Trãi, xã Xuân Trường xây trường Lê Lợi, Bái Thượng xây dựng trường Quang Trung. Tổng số học sinh cấp II lên tói 400 em và 30 thầy cô giáo.

Để giữ gìn an ninh, chính trị, được sự chỉ đạo của Ty Công an Thanh Hoá và của Huyện uỷ, Ưỷ ban hành chính kháng chiến Thọ Xuân, tháng 8 năm 1952, cơ quan Công an huyện Thọ Xuân được thành lập. Từ khi còn trứng nước Công an Thọ Xuân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như: quản lý 13 tên phiến loạn vụ Mâu Thôn (Nông Cống), bảo vê phiên toà xử bọn phản động tại sân vân động xã Thọ Thế; nuôi giữ quản thúc Bảo Đại (Vĩnh Thụy) và cha con Phan Vãn Giáo, bảo vệ kho tàng, quân xưởng, các cơ quan của khu 4, khu 3, của tỉnh; bến bãi tập kết hàng hoá phục vụ chiến trường và các đoàn dân công tiếp vận, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn.

Năm 1952, một số tên địa chủ phản động liên kết với nhau phá hoại kinh tế. Một số tên đã lọt vào chính quyền các cấp, kích động quần chúng chống lại đường lối kháng chiến, chống lại chính sách thuế nông nghiệp, chính sách huy động dân công, giảm tô, giảm tức.... ở xã Thọ Hải đã hình thành 2 tổ chức phản động có tên là “ Đại việt “ và “ Bảo an đoàn “. Hai tổ chức này đã công khai hoạt động chống chính sách thuế nông nghiệp và dân công.

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ về việc phát động đấu tranh chính trị, cuối năm 1952, Huyện uỷ đã chỉ đạo nhân dân các xã: Thọ Lộc, Thọ Ngọc, Xuân Phong, Thọ Dân, Xuân Thiên, Phú Yên... tiến hành đấu tranh chính trị. Trước khí thế của nhân dân toàn huyên nhiều tên địa chủ cường hào hứa trước chính quyền và nhân dân sẽ ủng hộ kháng chiến, không tiếp tay cho bọn phản động chống phá cách mạng.

Tại xã Thọ Nguyên và Thọ Hải quần chúng đấu tranh vạch mặt bọn phản động theo tổ chức “ Liên tôn diệt cộng “ của Vĩnh Quang, Tuệ Chiếu và các tổ chức phản động khác. Kết quả toà án nhân dân huyện và tỉnh đã bắt và xử tù nhiều tên đầu xỏ từ 3 năm đến 15 năm tù, một số khác được giáo dục, cải tạo tại địa phương.

Đấu tranh chính trị có tác động thúc đẩy nhân dấn Thọ Xuân hăng hái sản xuất đóng góp tích cực sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến. Các chính sách thuế nông nghiệp, dân công, giảm tô, giảm tức được thực hiện nghiêm túc, uy thế của nhân dân lao động được đề cao, uy thế của giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ từng bước.

Bên cạnh các mặt thành công, đấu tranh chính trị đã bộc lộ những sai lầm, đã dùng những biện pháp cực đoan, thô bạo đấu tố, ưa tấn đối tượng và vu oan cho một số cán bộ, đảng viên quần chúng làm ảnh hưởng không tốt đêh chính sách đại đoàn kết dân tộc cùa Đảng. Những sai lầm ưong đấu ưanh chính trị đã kịp thời được phát hiên và nghiêm túc sửa sai.

Đầu năm 1953, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Huyện uỷ và uỷ ban hành chính kháng chiến huyên đã tổ chức lãnh đạo nhân dân ưong huyên đấu ưanh giảm tô triệt để: Huyên đã chọn xã Thọ Long (nay là 3 xã Tây Hồ, Bắc Lương và Nam Giang) làm thí điểm và được các đồng chí Trần Cung, Bồ Xuân Luật uỷ viên Thường vụ Quốc hội trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí Trịnh Đạt Đúc được Huyện uỷ cử vào Khu uỷ IV tập huấn giảm tô và cải cách ruộng đất 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1953) đã được Khu uỷ cử về Thọ Xuân tham gia Ban chỉ đạo giảm tô.

Sau khi đúc rút kinh nghiệm đợt thí điểm Huyện uỷ đã tổ chức chỉ đạo 4 đợt giảm tô triệt để ưên bịa bàn toàn huyện và chuẩn bị những điều kiên cần thiết tiến hành cải cách ruộng đất.

Nhờ triệt để giảm tô đời sống của nhân dân lao động được cải thiên. Nông dân phấn khỏi đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến thắng lợi.

Cùng với lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách đẩy mạnh sản xuất, Đảng bộ Thọ Xuân tiếp tục huy động cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, uỷ ban hành chính kháng chiến và Ban cung cấp huyện đã tổ chức thực hiên tốt chính sách và kế hoạch điều động dân công phục vụ các chiến dịch theo yêu cầu của cấp trên.

Từ năm 1950 - 1954, huyện đã điều động hơn 74.018 lượt người, trong đó 2.681 dân công là nữ, 1.540 đảng viên phục vụ hàng chục đợt dân công ngắn hạn và dài hạn. Không quản ngày đêm, mưa nắng các đoàn dân công Thọ Xuân bằng gánh bộ hoặc xe đạp thồ vượt đèo lội suối vận chuyển 3.731 lấn lương thực và hàng ưăm tấn thực phẩm, súng đạn, mở đường, làm kho phục vụ các chiến dịch.

Tại Sánh và Lược, Đảng bộ nhân dân Thọ Xuân đã làm hàng chục kho lương thực, thực phẩm, súng đạn và từ đây các đoàn dân công trong tỉnh vận chuyển lên Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, toàn huyện đã huy động 8.000 lượt người và một đại đội dân công xe đạp thồ phục vụ chiến dịch, toàn huyện đã cung cấp hàng ttăm tấn lương thực, 215 con ưâu, bò, lợn, hàng chục tấn rau xanh....

- Để đáp ứng yêu cầu kháng chiến, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đoàn và kế hoạch hướng dẫn của tỉnh Đoàn Thanh Hoá, Ban Thường vụ Huyện Đoàn cứu quốc Thọ Xuân, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện uỷ đã quyết định huy động mỗi xã từ 10 đoàn viên cứu quốc ưở lên tham gia lực lượng thanh niên xung phong gồm những đoàn viên có sức khoẻ tốt, giác ngộ cách mạng, có ý thức kỷ luật cao, có trình độ văn hoá (biết đọc, biết viết). Huyện uỷ điều động mỗi chi bộ từ 1 đêh 2 đảng viên gia nhập lực lượng TNXP để thành lập các chi bộ Đảng trong các đội TNXP, điều động 3 đồng chí là cấp uỷ làm Bí thư chi bộ và đội trưởng TNXP. Đó là các đồng chí Hoàng Tửu (chi uỷ viên chi bộ cơ quan, Phó bí thư Huyện thanh niên cứu quốc), đồng chí Ngạc Văn Quang (Phó Bí thư chi bộ Phú Yên) và đồng chí Trần Đình Lăng (chi uỷ viên Bí thư chi đoàn thanh niên cứu quốc xã Quảng Phú). Toàn huyện đã huy động 350 đoàn viên thanh niên cứu quốc gia nhập lực lượng TNXP.

Ngày 19 tháng 12 năm 1953 (ngày toàn quốc kháng chiến) lễ tiễn đưa anh chị em TNXP lên đường làm nhiệm vụ được tổ chức trọng thể tại sân vận động làng Nam Cai (xã Thọ Long). Cấc đồng chí Bí thư Huyện uỷ, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch uỷ ban hành chính kháng chiến huyện, các đồng chí đại diện cho các đoàn thể cứu quốc: Phụ nữ, Nông dân, Mặt trận Liên Việt, Huyện đội, các Bà mẹ chiến sỹ cùng đông đảo chị em phụ nữ 3 xã Xuân Hoà, Hạnh Phúc, Thọ Long tham dự. Lực lượng TNXP huyên được phiên chế thành 3 đại đội: Đại đội 1 do đồng chí Hoàng Tửu - Bí thư chi bộ kiêm đại đội trưởng. Đại đội 2 do đồng chí Ngạc Văn Quang - Bí thư chi bộ kiêm đại đội trưỏng. Đại đội 3 do đồng chí Trần Đình Lăng - Bí thư chi bộ kiêm đại đội trưởng.

Chín năm xây dựng, bảo vệ chế dân chủ nhân dân, góp sức cùng dân tộc chiến đấu, Đảng bộ và nhân dân huyện Thọ Xuân đã ghi vào lịch sử quê hương những ưang dòng chói lọi. Cùng với sự cưu mang, giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, hàng chục cơ quan, trường học, bệnh viện, cùng các đơn vị bộ đội chủ lực của Trung ương, khu III, Khu IV và của tỉnh đóng ừên địa bàn. Đảng bộ và nhân dân đã tiến hành hàng chục phong ữào thi đua huy động cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của phục vụ kháng chiến thắng lợi. Đó là các phong ưào: “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ đồng”, “ Hũ gạo tiết kiệm”, “ Công trái Quốc gia”, “ủng hộ quỹ Đảng”, “Chăm sóc thương bệnh binh”, “Lúa kháng chiến”, “Thuế nồng nghiệp”... đó là các cuộc vận động tòng quân nhập ngũ. Tính từ năm 1950 đến 1954, đã có 2.375 thanh niên ưu tú (trong đó có 23 là nữ, 537 đảng viên) gia nhập bộ đội chủ lực, tham gia đánh giặc ở khắp các chiến trường; 365 chiến sỹ (trong đó có 9 nữ, 80 đảng viên) gia nhập bộ đội địa phương; 350 thanh niên ưu tú gia nhập lực lượng TNXP và hàng vạn dân công phục vụ các chiến dịch.

Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 687 Huân chương; 2.377 Huy chương các loại và 3.815 bằng khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ. 56 người con ưu tú trở thành chiến sỹ thi đua, 259 người con ưu tú đã hy sinh thân mình cho kháng chiến thắng lợi.

Chín năm kháng chiến chống pháp, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã góp phần cùng cả tỉnh, cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy thế giới. Sự nghiệp cách mạng chuyển sang giai đoạn xây dựng, bảo vệ CNXH và chống Mỹ cứu nước.