Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân có 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP

Đăng lúc: 07/10/2021 (GMT+7)
100%

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp và đã có những thành công bước đầu, tạo sức lan tỏa rộng rãi; các sản phẩm tham gia chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu. Đến nay, toàn huyện đã có 11 sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP (trong đó có 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 1 sản phẩm OCOP 4 sao.

         

Sản phẩm OCOP Bưởi Luận Văn xã Thọ Xương

Xác định thực hiện Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất; Hàng năm, UBND huyện kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) nhằm phát huy tốt vai trò trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các sản phẩm mang thế mạnh của địa phương. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn triển khai thực hiện như: Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 26/12/2019 về thông qua Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2020; Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 09/10/2019, thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1820/UBND-NN ngày 03/11/2020 về việc hướng dẫn triển khai một số nội dung thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 25/01/2021 về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2021. Đồng thời, hàng năm, UBND huyện phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức tập huấn cho các chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn, tham gia các buổi tham quan học tập kinh nghiệm tại Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, phát triển các ý tưởng, xây dựng sản phẩm.

Sản phẩm OCOP Tương Xuân Phả (Xuân Trường)

 Phối hợp với các cơ quan truyền thông viết các bài tuyên truyền, xây dựng các phóng sự giới thiệu về các sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện để từng bước quảng bá giới thiệu sản phẩm, thông qua tuyên truyền giúp các chủ thể có nhu cầu tham gia chương trình hiểu về OCOP, lợi ích cũng như điều kiện cần thiết khi tham gia Chương trình.

Sản phẩm OCOP Dưa vàng Xuân Hoà

Việc xây dựng các sản phẩm OCOP bước đầu do các chủ thể tham gia Chương trình tự đầu tư xây dựng. UBND huyện hỗ trợ về kinh phí sau khi sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP với mức hỗ trợ 100 triệu/sản phẩm. Tính đến thời điểm hiện tại huyện đã hỗ trợ 1,1 tỷ cho 11 sản phẩm OCOP đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận. Nguồn vốn UBND huyện hỗ trợ được các chủ thể sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất sản phẩm, hỗ trợ bao bì, nhãn mác, xúc tiến thương mại sản phẩm.

Quy trình sản xuất sản phẩm OCOP kẹo lạc Đức Giang (Phú Xuân)

Thời gian tới, huyện Thọ Xuân tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn, đồng thời phấn đấu mỗi năm trên địa bàn huyện có thêm 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện có 25 sản phẩm OCOP trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận./.

 

Lê Hải, Trung tâm VHTT - TT và DL huyện Thọ Xuân