Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Dự án, Hạng mục đầu tư
Thông tin, Tuyên truyền
Chỉ đạo - Điều hành
Văn bản pháp quy
Nghị quyết đặc thù – Xung lực cho Thanh Hoá phát triển
Một trong những dấu ấn đậm nét trong năm 2021 là Thanh Hoá đã được Quốc hội thông qua và ban hành Nghị quyết số 37 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá. Đây là văn bản rất quan trọng, là sự thể chế hóa cao nhất Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị. Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đang tạo ra xung lực mới để Thanh Hoá phát triển đột phá, trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn giai đoạn 2016 - 2020 đạt kết quả rất tích cực với khoảng trên 25.500 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2021 – 2030 với khoảng 90.750 tỷ đồng. Nhưng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì các khoản thu từ hoạt động này thu về trung ương 100%, tỉnh không được hưởng để đầu tư trở lại cho Khu kinh tế Nghi Sơn, là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước. Do đó việc Nghị quyết quy định hàng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn được kỳ vọng sẽ tạo nguồn lực cần thiết, giúp Tỉnh Thanh Hoá chủ động hơn trong việc đầu tư thực hiện các dự án quan trọng về kết cấu hạ tầng cảng biển để khu vực này có thể đón thêm các tàu công suất lớn. Từ đó, sẽ đưa Cảng Nghi Sơn trở thành trung tâm logictics của khu vực và cả nước.
Cùng với chính sách để lại nguồn tăng thu từ xuất nhập khẩu qua cảng biển Nghi Sơn, Nghị quyết số 37 của Quốc hội còn có những chính sách bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho tỉnh Thanh Hoá như chính sách về phân bổ chi thường xuyên, thu từ xử lý nhà, đất hoặc tạo dư địa để huy động thêm hay điều tiết nguồn lực xã hội bằng các chính sách về mức dư nợ vay, phí, lệ phí. Những chính sách này sẽ tạo điều kiện cho tỉnh có thêm nguồn huy động vốn phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách nhưng vẫn đảm bảo an toàn về nợ công.
Để tạo điều kiện thu hút đầu tư, nhất là một số dự án đầu tư phát triển hạ tầng trọng điểm của tỉnh, Nghị quyết số 37 cũng quy định một số cơ chế, chính sách tăng tính phân cấp, phần quyền, tạo sự chủ động cho địa phương như: phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lâm nghiệp. Các cơ chế, chính sách này nhằm tạo điều cho một địa phương có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ đô thị hoá lớn, có nhiều tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng để trở thành một cực tăng trưởng mới phát triển toàn diện nhưng đảm bảo kiểm soát và giám sát chặt chẽ của trung ương.
Có thể nói, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa của Quốc hội là sự hiện thực hoá Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, là sự kết hợp hài hoà giữa sự quan tâm, kỳ vọng của trung ương và sự nỗ lực, trách nhiệm của địa phương, tạo động lực, khí thế mới và mở ra cơ hội nổi trội, khác biệt cho Thanh Hoá phát triển nhanh và bền vững, sớm bứt tốc trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Theo TTV Thanh Hóa
- Huyện Thọ Xuân thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Xuân Lai tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh ủy
- Năm 2045, Thọ Xuân là đô thị giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện và kiểu mẫu của tỉnh
- Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Nghị quyết đặc thù – Xung lực cho Thanh Hoá phát triển
- Huyện Thọ xuân thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030
- Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy
- Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045