Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Tổng kết mô hình sản xuất thâm canh lúa lai 3 dòng Thụy Hương 308 theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Trường Xuân

Đăng lúc: 11/05/2024 (GMT+7)
100%

Sáng 11/5/2024, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân phối hợp với UBND xã Trường Xuân tổ chức hội thảo đầu bờ, tổng kết, đánh giá mô hình “Sản xuất thâm canh lúa lai 3 dòng Thụy Hương 308 theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm vụ Chiêm Xuân 2024.

 15.jpg

14.jpg
(Các đại biểu thăm đồng, đánh giá chất lượng mô hình sản xuất lúa lai 3 dòng Thuỵ Hương 308 theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Trường Xuân)

Tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo, chuyên viên phòng NN&PTNT huyện; Lãnh đạo và chuyên viên Trung tâm DVNN huyện; Đại diện lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) - chi nhánh Thanh Hoá; Đại diện lãnh đạo UBND xã Trường Xuân; Các đồng chí Giám đốc các HTX dịch vụ Nông nghiệp, khuyến nông viên các xã, thị trấn và đại diện các hộ tham gia mô hình của xã Trường Xuân. 
28.jpg
Với mục tiêu nhân rộng các mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm, có giá trị kinh tế cao và bền vững; Vụ Chiêm Xuân 2023-2024, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân phối hợp với UBND xã Trường Xuân tổ chức thực hiện mô hình “Sản xuất lúa lai 3 dòng Thụy hương 308 theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm”, với quy mô 16 ha, địa điểm tại cánh đồng thôn Ngọc Quang, xã Trường Xuân.
23.jpg
(Đ/c Bùi Thị Nga, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Thọ Xuân phát biểu khai mạc)

9.jpg
(Đ/c Nguyễn Thị Lệ, cán bộ Trung tâm DVNN huyện báo cáo kết quả mô hình sản xuất thâm canh lúa lai 3 dòng Thuỵ Hương 308 theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Trường Xuân)

Quá trình sản xuất cho thấy, giống lúa lai 3 dòng Thụy Hương 308 ở vụ xuân có thời gian sinh trưởng từ 130 -135 ngày, chiều cao cây trung bình, kiểu hình gọn, cứng cây, chống đổ tốt, khả năng chống chịu khá, độ thuần cao,  bông dài, số hạt chắc trên bông nhiều, gieo cấy được 2 vụ trong năm.
30.jpg
Qui trình bón phân theo hướng hữu cơ, sử dụng phân chuồng hoai mục kết hợp phân vi sinh, khoáng Lâm Thao tại mô hình đem lại hiệu quả thiết thực: Phát huy được tiềm năng, năng suất của giống; đồng thời cải tạo độ phì nhiêu của đất, cân bằng dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh; Cây lúa phát triển cân đối, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, ít nhiễm sâu bệnh, giảm chi phí 1,37 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà, giảm sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học trên đồng ruộng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tạo ra được sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng.
6.jpg
(Đại diện hộ gia đình tham gia mô hình phát biểu ý kiến)

4.jpg
(Giám đốc HTX DVNN Xuân Thành, xã Xuân Hồng phát biểu ý kiến tại Hội thảo, tổng kết đánh giá mô hình)

Năng suất ước đạt của mô hình 83 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với vùng sản xuất đại trà. Giá trị thu nhập mô hình đạt 78,85 triệu đồng/ha, cao hơn 7,75 triệu đồng/ha so với đối chứng; Lợi nhuận thu được 43,75 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 10,12 triệu đồng/ha. 
3.jpg
(Đại diện lãnh đạo UBND xã Trường Xuân phát biểu ý kiến)

2.jpg
(Đại diện lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - chi nhánh Thanh Hoá phát biểu tại Hội thảo đầu bờ, tổng kết đánh giá mô hình)
 
Trong quá trình triển khai mô hình, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thọ Xuân trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất, gieo mạ, chăm sóc đến khi thu hoạch. Sản phẩm làm ra được Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá thu mua. Đến nay, mô hình đã thành công, được các hộ gia đình tham gia mô hình đồng tình hưởng ứng. 
29.jpg
Từ kết quả đạt được của mô hình, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân đề nghị UBND các xã, thị trấn; Giám đốc các HTX dịch vụ nông nghiệp, Khuyến nông viên tăng cường công tác tuyên truyền về hiệu quả của mô hình“Sản xuất lúa lai 3 dòng Thụy Hương 308 theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm”để bà con nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập. Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - chi nhánh Thanh Hoá tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thọ Xuân sản xuất thâm canh các giống lúa mới theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm cho bà nông dân trên địa bàn huyện ở các vụ tiếp theo, làm cơ sở để tuyên truyền, nhân rộng và đưa vào cơ cấu sản xuất tại địa phương./.
Lê Hải - Hồng Tăng, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân