Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Hơn 450ha cây trồng liên kết và bao tiêu sản phẩm trong sản xuất vụ đông 2023- 2024

Đăng lúc: 25/09/2023 (GMT+7)
100%

Vụ đông năm nay nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân chủ động làm đơn vị trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và các hộ dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất các loại rau màu xuất khẩu, cho giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, diện tích cây rau màu xuất khẩu được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu ngày càng được mở rộng.

OT.png
Vụ đông này, huyện Thọ Xuân đề ra kế hoạch gieo trồng 5.100 ha cây trồng vụ đông các loại. Trong đó, cây ngô thương phẩm 1.700 ha, cây khoai lang 160 ha, các cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao 455 ha, khoai tây 25haỚt 100 ha, ngô ngọt 200 hadưa, bí 130 ha, rau màu, còn lại là các cây trồng khác.  
Huyện Thọ Xuân tiếp tục mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt vụ Đông; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường; quan tâm xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; hạn chế tình trạng sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc dư thừa nông sản gây thất thiệt cho người sản xuất. Chủ động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn; rà soát đánh giá nhu cầu thị trường, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương, xác định các sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên địa bàn để định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường. Tập trung sản xuất các loại nông sản có thể sơ chế, bảo quản, chế biến, các sản phẩm có khả năng bảo quản, tiêu thụ nội địa tốt. Đối với các loại sản phẩm tiêu thụ, sử dụng tươi, khó bảo quản trong thời gian dài, căn cứ nhu cầu thị trường nội địa, lợi thế tuyệt đối để sản xuất; ưu tiên các đối tượng cây trồng được sản xuất theo hợp đồng để tránh tình trạng sản xuất dư thừa nông sản, gây khó khăn và thất thiệt cho người sản xuất. Chủ động liên hệ, tìm hiểu các địa phương khác trong và ngoài huyện nắm bắt nhu cầu sử dụng về sản lượng, chủng loại sản phẩm nông sản để kết nối tiêu thụ nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp và nông dân.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân