Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo công tác y tế cho cuộc “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp"

Đăng lúc: 31/03/2021 (GMT+7)
100%

          Ngày 29/3/2021, UBND huyện Thọ Xuân ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về việc Phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo công tác y tế cho cuộc “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026” trên địa bàn huyện Thọ Xuân, với các nội dung chính sau:

          1. Tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhằm kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 xâm nhập, lây lan trên địa bàn huyện

          - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để Nhân dân hiểu và tham gia công tác phòng, chống dịch, tuyên truyền thực hiện thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế; lồng ghép các hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 với thông tin, tuyên truyền phục vụ bầu cử, nhất là cử tri đi bỏ phiếu phải đeo khẩu trang.

          - Tăng cường hoạt động giám sát các bệnh truyền nhiễm từ tuyến huyện  đến cơ sở; chủ động giám sát tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng, trong đó chú trọng giám sát tại các điểm bầu cử để phát hiện và xử lý sớm các trường hợp có nguy cơ mắc Covid-19, đảm bảo an toàn trong quá trình bầu cử.

          - Bổ sung và tăng cường vật tư, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện, đáp ứng đầy đủ, kịp thời với các cấp độ dịch bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau thời gian diễn ra bầu cử.

          - Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 (nếu có) cho các đối tượng nguy cơ trước thời điểm diễn ra bầu cử nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử.

           - Kiện toàn, củng cố các đội/tổ phòng, chống dịch cơ động các cấp, trang bị bổ sung đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện…; sẵn sàng cơ động, điều tra, xác minh, đáp ứng nhanh với các tình huống, cấp độ dịch bệnh có thể xảy ra.

           - Kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực, hoạt động của các tổ giám sát cộng đồng, nhất là tại các thôn, khu phố,… phát hiện sớm, từ xa, kiểm soát triệt để các yếu tố nguy cơ lây nhiễm Covid-19, đặc biệt là trong thời gian diễn ra bầu cử.

 2. Tổ chức công tác phòng, chống dịch cho các hoạt động bầu cử.

          - Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp phối hợp với Ủy ban bầu cử, ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm bầu cử và các hoạt động của cuộc bầu cử, cụ thể như sau:

           + Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh để triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi tổ chức các hội nghị: Lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú, hội nghị tiếp xúc cử tri và hoạt động của các tổ chức bầu cử.

           + Thực hiện vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn bằng Cloramin B tại 100% các điểm bầu cử trong vòng 01 ngày trước bầu cử và khử khuẩn lại sau bầu cử.

          + Các điểm bầu cử được bố trí phù hợp, thuận lợi cho bầu cử, đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch: có diện tích đủ rộng, thoáng khí, đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho việc giữ khoảng cách, có bố trí các thùng đựng rác, thu gom khẩu trang đã qua sử dụng để xử lý theo quy định.

           + Bố trí cán bộ y tế và tổ giám sát cộng đồng hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn tại tất cả các điểm bầu cử.

           + Bố trí khu vực rửa tay có nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; dự phòng, cấp phát khẩu trang cho cử tri (nếu không mang theo) tại tất cả các điểm bầu cử.

          + Bố trí điểm khai báo y tế và thực hiện khai báo y tế tại tất cả các điểm bầu cử (bằng hình thức khai báo trực tuyến, quét mã Q-Code hoặc khai báo trực tiếp). Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích cử tri thực hiện khai báo y tế trực tuyến trước hoặc quét mã Q-Code khi đến tham gia bầu cử.

          + Thực hiện phân nhóm cử tri, sắp xếp thời gian theo từng khung giờ hợp lý để giãn cách, không tập trung quá đông người tại một thời điểm; thực hiện giữ khoảng cách giữa người với người khi tham gia bỏ phiếu.

          + Tùy theo diễn biến tình hình dịch, yêu cầu cán bộ tham gia các tổ chức bầu cử và cử tri đeo khẩu trang khi tham dự các hoạt động bầu cử và khi đi bầu cử. 

          3. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

          - Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

          - Chủ động giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các yếu tố nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

          - Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, nhất là trong đợt cao điểm tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định. 

          4. Bố trí các điểm bỏ phiếu 

          - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp phối hợp với Ủy ban bầu cử các cấp bố trí các điểm bỏ phiếu phù hợp với diễn biến tình hình dịch, đảm bảo tất cả công dân (kể cả công dân đang thực hiện cách ly) được trực tiếp tham gia bầu cử. Lập danh sách cử tri tham gia bầu cử, rà soát các đối tượng có nguy cơ đang được theo dõi để sắp xếp thời gian bỏ phiếu cho các nhóm cử tri một cách phù hợp.

          - Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch (nhất là giữ khoảng cách) và sắp xếp thời gian bỏ phiếu phù hợp, cử tri thuộc nhóm đang theo dõi nguy cơ tham gia bỏ phiếu vào cuối buổi.

          - Đối với những điểm bầu cử có nhiều cử tri thuộc nhóm đang theo dõi nguy cơ phải xem xét, bố trí hòm phiếu phụ dự phòng cho cử tri.

          5. Thường trực phòng, chống dịch, cấp cứu và xử lý các vấn đề y tế

          - Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ thường trực phòng, chống dịch và công tác khám, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn; tăng cường lực lượng duy trì chế độ thường trực 24/24h trong thời gian diễn ra bầu cử.

           - Bố trí lực lượng cán bộ y tế thường trực tại các điểm bầu cử tập trung đông cử tri để giám sát, theo dõi, thông tin, báo cáo, xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh và các vấn đề y tế có thể xảy ra trong thời gian diễn ra bỏ phiếu.

           - Tổ chức các đội cấp cứu lưu động tại đơn vị điều trị có đủ nhân lực, cơ số thuốc thiết yếu, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, sẵn sàng cơ động xử lý khi có các tình huống cấp cứu, dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra.

           - Bố trí các đội phản ứng nhanh chống dịch tại các đơn vị Trung tâm Y tế huyện, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang phục bảo hộ,… sẵn sàng đáp ứng khi có các tình huống dịch bệnh, sự cố y tế xảy ra trong quá trình bầu cử.

           6. Công tác thông tin báo cáo.

          Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 hàng ngày về Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

           III. KINH PHÍ

           Kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo y tế cho bầu cử được bố trí từ nguồn ngân sách các cấp và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác theo quy định. 

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

           1. Phòng Y tế

            - Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch này; tham mưu công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và công tác y tế cho cuộc bầu cử tại các địa phương, đơn vị.

           - Triển khai công tác đảm bảo ATTP cho cuộc bầu cử gắn với việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021; phối hợp các phòng, ngành tham gia kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

           - Xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí, vật tư, hậu cần cho công tác đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và công tác đảm bảo y tế cho cuộc bầu cử.

          - Tổng hợp, báo cáo UBND huyện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác đảm bảo y tế cho cuộc bầu cử; kịp thời tham mưu giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh. 

          2. Trung tâm y tế huyện       

          - Là cơ quan thường trực, chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện đảm bảo đầy đủ các điều kiện nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất,… phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn; 

          - Bố trí đội phản ứng nhanh chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang phục bảo hộ,… sẵn sàng đáp ứng khi có các tình huống dịch bệnh, sự cố an toàn thực phẩm xảy ra trong quá trình bầu cử. 

          - Chỉ đạo Trạm Y tế chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho công tác phòng chống dịch tại khu vực bầu cử: nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, phun khử khuẩn bằng Cloramin B trước và sau cuộc bầu cử; hướng dẫn thực hiện thông điệp 5K tại nơi bầu cử (Khẩu trang, Khử khuẩn, Không tập trung, Khoảng cách, Khai báo y tế); thực hiện nghiêm chế độ thường trực 24/24h phòng, chống dịch và công tác khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế.

          - Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa cho các đối tượng nguy cơ trước thời điểm diễn ra bầu cử nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử (nếu có). 3. Bệnh viện Đa khoa huyện

          - Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ thường trực phòng, chống dịch và công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

           - Tổ chức các đội cấp cứu lưu động có đủ nhân lực, cơ số thuốc thiết yếu, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, sẵn sàng cơ động xử lý khi có các tình huống cấp cứu, dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra.

          4. Công an huyện

          Chỉ đạo lực lượng công an xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo công tác y tế cho cuộc bầu cử; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp không thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tập trung đông người theo quy định. 

          5. Phòng Tài chính - Kế hoạch

           Chủ trì, phối hợp với phòng Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu cân đối, bố trí kinh phí mua vật tư, thuốc, hóa chất, trang bị phòng hộ, trang thiết bị y tế; kinh phí đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và công tác y tế phục vụ cuộc bầu cử, báo cáo Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định. 

          6. Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

          Chủ động triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 thuộc lĩnh vực quản lý. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công, phụ trách; phối hợp chặt chẽ với các phòng, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động kiểm tra liên ngành, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; tổ chức thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho cuộc bầu cử. 

          7. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để Nhân dân hiểu và tích cực tham gia công tác phòng chống dịch, nhất là tuyên truyền thực hiện thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 với thông tin, tuyên truyền phục vụ bầu cử. 

          8. Các phòng, ngành, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 56/KH-BCĐ ngày 10/02/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện về đáp ứng với các tình huống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn huyện Thọ Xuân; chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tăng cường kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước và trong thời gian diễn ra bầu cử. 

          9. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn 

          - Thường xuyên chỉ đạo kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp xã, Tổ giám sát cộng đồng thôn/khu phố. 

          - Xây dựng kế hoạch và phương án chi tiết theo từng cấp độ dịch có thể xảy ra tại địa phương để chủ động và kịp thời trong công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo y tế phục vụ cuộc bầu cử.

          - Thường xuyên nắm bắt tình hình, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại địa phương theo phương châm 4 tại chỗ. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh theo quy định.  10. Đề nghị Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức chính trị

          - xã hội huyện Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch tại gia đình và cộng đồng; tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên người, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban bầu cử các cấp và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo y tế phục vụ cuộc bầu cử. 

          11. Đề nghị Ủy ban bầu cử huyện Thọ Xuân: Chỉ đạo Ủy ban bầu cử cấp cấp xã, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, tổ chức thực hiện tốt các nội dung kế hoạch này, nhất là các hoạt động bố trí các điểm bầu cử, lập danh sách cử tri và triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các điểm bầu cử. 
Xem văn bản tại đây  Kế hoạch

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch