Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý sau tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Đăng lúc: 08/04/2021 (GMT+7)
100%

Ngày 8 tháng 4 năm 2021, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã ban hành hướng dẫn số 15/HD-TTDVNN về hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong công tác xử lý sau tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò, cụ thể như sau:

Xử lý khi phản ứng ở mức độ nhẹ: sau tiêm phòng, trâu bò thường mệt mỏi, uể oải, kém ăn, lười vận động, cần bổ sung đường glucoza hòa vào nước uống, tăng khẩu phần ăn tinh bột cho con vật, nghỉ cày kéo; làm việc sau 1 đến 2 ngày, khi con vật trở lại trạng thái bình thường.

 Xử lý áp xe (nổi, u, cục ở vị trí tiêm):

 - Nguyên nhân: Tiêm sai vị trí; kim tiêm không vô trùng; vắc xin lúc tiêm đang còn lạnh, bảo quản không đúng cách.

 - Cách nhận biết: Vùng tiêm bị áp xe, dùng tay và mắt có thể nhìn, sờ thấy u, cục. Thời gian đầu mới phát hiện thì cục áp xe cứng và nóng, ửng đỏ xung quanh viền, con vật cảm thấy đau phản ứng khi sờ vào, sau đó ổ áp xe smềm dần và v ra có mủ; con vật sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, uống, ít vận động.

- Cách xử lý:

+ Nếu phát hiện sớm, áp xe nhỏ, sử dụng các loại thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Lincomycin, Spentep... kết hợp với kháng viêm: Ketoprofen, Dexamethasone trợ sức, trợ lực B.Complex tiêm cho con vật, cung với chăm sóc nuôi dư ng khoảng 3-5 ngày ổ áp xe tiêu mất hoặc v .

+ Nếu ổ áp xe quá to, nằm sâu ở cơ hoặc phát hiện quá muộn thì cần chọc dịch cho mủ thoát ra ngoài khi ổ áp xe đã mềm. Sau khi chọc dịch, rửa bằng muối sinh lý, oxy già và dùng sát trùng vệ sinh vết thương hàng ngày, kết hợp dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm.

+ Sau khi xử lý áp xe xong, thì vắc xin đã tiêm, không còn tác dụng, chúng ta cần theo dõi sức khỏe con vật để tiêm phòng lại vắc xin.

 * Lưu ý: Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Trường hơp sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc xin:

Sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc xin là trường hợp nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con vật. Cần theo dõi con vật ít nhất 60 phút sau khi tiêm phòng vắc xin. Bố trí, phân công cán bộ chuyên môn theo dõi để xử lý ngay khi trâu, bò bị phản ứng, viêm, sốc phản vệ và các tình huống, sự cố có thể xảy ra sau tiêm phòng.

 - Cách nhận biết: Con vật thở gấp, lảo đảo, thân nhiệt hạ, mạch nhanh, co rút các cơ, tụt huyết áp, mắt đờ đẫn, sùi bọt mép, nghiến răng, lông dựng, nôn mửa. Cá biệt trường hợp cấp tính còn có thể suy tuần hoàn, suy hô hấp…

- Cách xử lý: Đưa con vật vào nơi yên tỉnh, thoáng khí, có bóng mát, tránh làm con vật hoảng sợ. Tiêm tĩnh mạch Adrenalin, liều tùy thể trọng của con vật và theo hướng dẫn của nhà sản xuất,..Sử dụng thêm các thuốc để trợ sức, trợ lực như: Cafein, Vitamin, glucose,…

Đối với trâu, bò chưa thuộc diện tiêm:

- Bê, nghé dưới 03 tháng tuổi

 - Trâu, bò đang mang thai kỳ đầu, kỳ cuối và gia súc sau sinh;

- Trâu, bò, bê, nghé, có biểu hiện triệu chứng của bệnh Viêm da nổi cục hoặc bị các bệnh lý khác;

 - Trâu bò chưa đủ thời gian cách ly trước và sau 7 - 10 ngày khi tiêm phòng các loại vắc xin khác. Đối với các đối tượng chưa thuộc diện tiêm phòng, sức đề kháng thấp nguy cơ lây nhiễm rất cao. Cần phải theo dõi, khi đảm bảo đủ điều kiện cần thiết, tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục cho con vật.

Trên đây là hướng dẫn qui trình kỹ thuật trong công tác xử lý sau tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò. Đề nghị Chủ tịch UBND các xã, thị trấn triển khai cán bộ thú y xã, thị trấn và người dân biết tham khảo.

 

Nguyễn Thị Định - TT Văn hóa, TT, TT và DL