Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Những thành tựu đạt được của huyện Thọ Xuân

Đăng lúc: 09/05/2017 (GMT+7)
100%

 1. Kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 15,2% cao hơn 2,2 so với nhiệm kỳ 2005 - 2010; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, rõ nét nhất là nông nghiệp từ 24,2% giảm xuống 18,5%; công nghiệp - xây dựng từ 33,5 tăng lên 39,9%. Cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng; trong nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt  giảm từ 68,2% (năm 2010) xuống 60,1% (năm 2015); chăn nuôi từ 29,7% tăng lên 37,9%; xây dựng từ 50,7% tăng lên 55,5% trong công nghiệp xây dựng.

Sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 2,6%/năm. Sản lượng lương thực vượt về năng xuất, sản lượng bình quân đạt trên 121 nghìn tấn, vượt 10% so với mục tiêu đại hội.

nong nghiep.jpg

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (Thọ Trường, Xuân Thành, Xuân Minh, Thọ Xương, ...), phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả hàng hóa (Thọ Xương, Bắc Lương, Xuân Thành, Xuân Lam, ...) và các loại cây xuất khẩu. Đến nay có 56 trang trại được cấp phép chiếm 37,9% giá trị nông nghiệp. Lâm nghiệp phát triển theo hướng xã hội, kết hợp khai thác với khoanh nuôi, trồng trọt mới, chăm sóc và bảo vệ

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 tăng 17,8%. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp được phát triển; một số ngành nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu (bánh gai Tứ Trụ).

banh gai tu tru.jpg

Làng nghề bánh gai Tứ trụ

Suc tre lang nghe a.jpg
Làng nghề mộc ở Thọ Minh

Môi trường đầu tư kinh doanh:

Đến nay, huyện Thọ Xuân đã thu hút và triển khai nhiều dự án lớn tại khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, như: dự án Sân bay Thọ Xuân; đường giao thông nối với Khu kinh tế Nghi Sơn, quốc lộc 47; Khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao tại khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng; các dự án may mặc, giày da đang được triển khai thực hiện sẽ tạo cú hích trong phát triển kinh tế -xã hội của huyện trong những năm tới.

may mac xuat khau.jpg

Hàng ngàn công nhân đã có việc làm, thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp trên địa bàn là nhờ  chính sách, quyết tâm trong kêu gọi, thu hút đầu tư của huyện Thọ Xuân

Tính đến nay, toàn huyện có 235 doanh nghiệp hoạt động, tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn. Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư đã tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế huyện Thọ Xuân, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị sản xuất công - nông nghiệp.

Nhà máy may xuất khẩu Thọ Xuân của Công ty cổ phần Swimax Vina với nguồn vốn đầu tư hơn 150 tỷ đồng, có quy mô gồm 2 xưởng sản xuất, trên diện tích rộng 4ha. Xưởng 1 của Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 5, đã tạo việc làm cho hàng 1000 lao động địa phương với mức lương ổn định trên 4 triệu đồng/người/tháng. Nhà máy may ra đời chính là kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh mà huyện Thọ Xuân kiên trì thực hiện trong mấy năm qua.

Dịch vụ thương mại tăng 19,3%/năm; Các chợ, đại lý và các hệ thống cửa hàng bán lẻ đã có sự liên kết, các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng phong phú; dịch vụ vận tải, bưu chính tăng 2,4 lần so với năm 2010; cơ sở dịch vụ du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng, số khách du lịch bình quân hàng năm đạt trên 108 nghìn lượt người, tăng 27% so với năm 2010.

Tài chính, tín dụng: thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm vượt 64% dự toán huyện giao; chi ngân sách Nhà nước đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện. Công tác quản lý tài chính đảm bảo công khai, minh bạch; các hoạt động tin dụng ngân hàng có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả, khai thác tốt các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân; các chính sách hỗ trợ lãi suất, cho vay xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm được quan tâm thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, huy động vốn cho đầu tư phát triển: Tổng huy động vốn đầu tư phát triển 5 năm ước đạt 13.950 tỷ đồng, vượt 16,2% chỉ tiêu Đại hội, gấp 2,1 lần giai đoạn 2005 - 2010; trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn của các doanh nghiệp tăng gấp 7,5 lần. Mặt khác tranh thủ, lồng ghép các chương trình, dự án, đồng thời phát huy nội lực, tập chung các nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản, ưu tiên cho cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tài nguyên và môi trường: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn kết với xây dựng nông thôn mới. Rà soát chặt chẽ quỹ đất công ích và khai thác tài nguyên, khoáng sản ở các xã, thị trấn. Công tác vệ sinh môi trường được chú trọng việc thu gom  rác thải được quan tâm, 37/41 xã, thị trấn có bãi rác thải tập chung

2. Hoạt động văn hóa xã hội

- Công tác giáo dục được được chăm lo, số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng. Bình quân hàng năm từ 1.500 đến 1.800 em, có nhiều học sinh đỗ thủ khoa vào các trường đại học. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường được nâng lên, số giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng tăng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học được tăng cường, đến cuối năm 2015 có 61% trường chuẩn đạt Quốc Gia, 12/41 xã có 3 cấp học đều đạt chuẩn Quốc Gia. Công tác hướng nghiệp và dạy nghề được chú trọng góp phần nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo.

- Hoạt động văn - hóa thông tin, thể dục - thể thao: toàn huyện đã khai trương xây dựng  362 làng, cơ quan văn hóa, đạt 75%; hằng năm có 75 - 80% số gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa". Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích và một số lễ hội truyền thống được khôi phục góp phần gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc, quê hương.

- Các hoạt động thể dục thể thao phát triển sâu rộng, chất lượng được nâng cao, số người tham gia tập luyện chiếm 37,3%, số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình thể thao" chiếm 26,2% tổng số hộ.

- Công tác y tế - kế hoạch hóa gia đình: công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đáp ứng kịp thời. Có 24/41 trạm y tế xã, thị trấn có bac sĩ, đạt 58,5%; có 25/41 xã đạt chuẩn Quốc Gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020, đạt 60%; Công tác kế hoạch hóa gia đình được duy trì thường xuyên; tỷ lệ tăng dân số ở mực 0,52%.

- Thực hiện chế độ chính sách và đảm bảo an sinh xã hội: các phòng trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" duy trì thường xuyên. Công tác giảm nghèo bền vững được trú trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm. Các loại hình bảo hiểm tự nguyện trong nhân dân được mở rộng nâng cao tỷ lệ. Công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm được nâng cao.

3. Quốc phòng - an ninh, trật tự: các cấp ủy chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn đã tập trung chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương hàng năm. Công tác phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật không để ra oan sai. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định.

4. Thực hiện các chương trình

- Chương trình xây dựng nông thôn mới: tổng số tiêu chí đạt được của 37 xã trong huyện là 526 tiêu chí, tăng 319 tiêu chí so với ban đầu; bình quân đạt 14,2 tiêu chí/xã, có 5 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

nong thon.jpg

- Chương trình phát triển doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, phát triển ngành nghề, dịch vụ: huyện đã tạo điều kiện về cơ chế, thủ tục để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, trang trại, các loại hình dịch vụ. Thành lập hiệp hội doanh nghiệp huyện, hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần tạo việc làm cho gần 5.000 lao động, nộp ngân sách cho Nhà nước trên 7 tỷ đồng. Các hợp tác xã được kiện toàn, cũng cố nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt các khâu dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai phát triển các mô hình trang trại, đến nay có 37 trang trại được hưởng chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh; chuyển đổi mô hình quản lý 7 chợ, tạo điều kiện phát triển kinh doanh thương mại

- Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị

du an.jpg

Triển khai các chương trình, dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt: đô thị Lam Sơn - Sao Vàng đến năm 2030 thành đô thị loại 2; mở rộng thị trấn Thọ Xuân; đô thị Xuân Lai; mở rộng cảng hàng không Thọ Xuân; đường nối quốc lộ 47 đi đường Hồ Chí Minh; đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghị Sơn; dự án nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng; các dự án tại thị trấn Thọ Xuân: khu dân cư mới thị trấn Thọ Xuân; đường Cầu Kè - Thọ Xuân; đoạn Hạnh Phúc đi thị trấn Thọ Xuân; trạm xử lý nước sạch; chợ đầu mối; khu công nghiệp thị trấn Thọ Xuân.