Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

HỘI NGHỊ RA MẮT CUỐN LỊCH SỬ XÃ XUÂN PHONG

Đăng lúc: 29/07/2019 (GMT+7)
100%

Sáng 28/7/2019, tại hội trường UBND xã, xã Xuân Phong tổ chức Hội nghị ra mắt cuốn Lịch sử xã Xuân Phong.

 

Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm BDCT huyện; Lê Thị Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Tham dự hội nghị có các đồng chí trưởng một số phòng, ngành của huyện; Hội khoa học lịch sử Thọ Xuân - Yên Định; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo xã, đại diện các tổ chức chính trị xã hội, Ban giám hiệu các nhà trường, con em xã quê và đông đảo bà con nhân dân trong xã.

 

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo xã đã báo cáo quá trình sưu tầm, biên soạn và phát hành cuốn Lịch sử xã Xuân Phong. Theo đó, sau gần 1 năm tiến hành công tác sưu tầm, tập hợp nguồn tư liệu, nghiên cứu, biên soạn bản thảo và tổ chức 4 cuộc hội thảo khoa học tại địa phương. Đến nay, cuốn Lịch sử xã Xuân Phong đã hoàn thành. Các sự kiện, nhân vật lịch sử và nội dung cuốn sách đã được Ban Tuyên giáo Huyện ủy thẩm định, được Ban chỉ đạo nghiên cứu biên soạn, các nhân chứng lịch sử, lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kì đóng góp ý kiến, đảm bảo để cuốn sách được in ấn và phát hành rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã.

Cuốn sách Lịch sử xã Xuân Phong từ ngày thành lập đến nay, dày 336 trang. Ngoài phần giới thiệu và kết luận, cuốn sách gồm có 6 chương: Chương 1: Quá trình hình thành làng xã; Chương 2: Kinh tế, văn hóa, xã hội  dưới thời phong kiến đế quốc; Chương 3: Xuân Phong đầu thế kỷ XX đến năm 1954; Chương 4: Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước ( 1954-1975); Chương 5: Khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng CNXH thời kỳ 1975- 1985; Chương 6: Thực hiện công cuộc đổi mới 1986 – 2015 và chương trình xây dựng nông thôn mới. Cuốn sách Lịch sử xã Xuân Phong đã phản ánh một cách khách quan, đầy đủ và chính xác những cứ liệu lịch sử quan trọng về quá trình đấu tranh cách mạng,  xây dựng và bả vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Đảng bộ và nhân dân trong xã. Thông qua cuốn sách nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân. Qua đó động viên, cổ vũ các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân ra sức học tập, lao động sản xuất nỗ lực tiếp bước cha anh hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

 

Cũng tại hội nghị, địa phương đã báo cáo việc xây dựng công trình nhà Bia công chúa Cẩm Vinh. Bia công chúa Cẩm Vinh thuộc cánh đồng Cao Hay làng Đại Lữ xã Xuân Phong. Do phong hóa của thời gian và không được bảo quản, phục dựng nên tấm bia đã bị nghiêng, có nguy cơ bị sập lún. Bia công chúa Cẩm Vinh được dịch nguyên văn từ chữ Hán là “Đại Việt Cẩm Vinh Trưởng công chúa thần đạo bi”. Tấm bia tồn tại hơn 500 năm và là một trong những tấm bia cổ, hiếm của nước ta. Nội dung trên bia ghi lại thân thế, sự nghiệp của công chúa Cẩm Vinh, con gái thứ 11 của vua Lê Thánh Tông. Bia được lấp ngày 10 tháng 11 năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh thống thứ nhất (1498). Bia được làm bằng đá xanh nguyên khối, còn tương đối vẹn nguyên. Bia nằm trên lưng rùa đá, có độ dày 24cm, rộng 1,26 em và cao 1,97 cm. Tấm bia khắc phù điêu hình chim phượng chầu và vân mây. Các họa tiết hoa văn và chữ Hán khắc trên mặt bia đẹp và rõ nét, có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật thời Lê Sơ. Ngày 09/01/2019, địa phương đã khởi công công trình trên diện tích gần 500 m2, với tổng giá trị công trình gần 600 triệu đồng; trong đó, nguồn hỗ trợ của huyện là 500 triệu đồng, số còn lại từ nguồn vốn địa phương và xã hội hóa.

Việc hoàn thành nhà bia Cẩm Vinh công chúa có ý nghĩa quan trong trong việc giữ gìn giá trị văn hóa, đã đáp ứng được tâm linh, tín ngưỡng, lòng thành của nhân dân địa phương, là niềm tự hào về những giá trị nhân văn sâu sắc để lại trong lòng mỗi người dân địa phương.

Đài Truyền thanh Thọ Xuân