Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX

Đăng lúc: 24/12/2020 (GMT+7)
100%

Toàn huyện Thọ Xuân hiện có 48 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thu hút trên 10.800 thành viên; tổng giá trị tài sản bình quân/1 hợp tác xã nông nghiệp là trên 452 triệu đồng , nguồn vốn hình thành ban đầu của các hợp tác xã là từ nguồn của hợp tác xã cũ chuyển sang.

Thc hin theo QuyÕt ®Þnh sè 5643/2015/Q§-UBND ngµy 31/12/2015 cña UBND tØnh Thanh Hãa vÒ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020. UBND huyện đã triển khai cho các HTX thực hiện chính sách liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Cùng với chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, huyện đã có cơ chế hỗ trợ các HTX trong việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, các hợp tác xã đã mua máy cấy, máy sấy, máy gặt đập liên hoàn, máy làm đất (HTX Thọ Xương, HTX Xuân Minh, HTX Toàn Năng, xã Trường Xuân, HTX Xuân Thành, xã Xuân Hồng..), từng bước đưa khoa học kỹ thuật mới vào nông nghiệp, tăng năng suất lao động, giảm lao động thủ công.

Một số hợp tác xã đang ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản rau an toàn, dưa vàng, dưa lưới như: HTX NN&PTNT Thọ Lâm; HTX NN&PTNT Đông Phương Hồng; HTX DVNN Xuân Lai ... Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HTX DVNN chỉ hoạt động dịch vụ công, không có hoặc mức độ hoạt động dịch vụ cạnh tranh thấp, hoạt động không hiệu quả; Các xã, thị trấn có HTXNN yếu kém đã dừng hoạt động, phải thực hiện giải thể hoặc chuyển sang loại hình hoạt động khác. Số lượng các HTX nhiều nhưng số HTX hoạt động có hiệu quả không cao, một phần do điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn, một phần do khả năng, năng lực quản lý, năng lực tài chính của HTX còn hạn chế.

Trong thời gian tới, huyện Thọ Xuân tập trung một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX như: Rà soát, đánh giá đúng về tình hình đăng ký kinh doanh, tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn; trên cơ sở lợi thế của địa phương, định hướng ngành nghề hoạt động của các hợp tác xã và các tổ hợp tác. Mạnh dạn giải thể các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, lựa chọn, nhân cấy các tổ hợp tác sản xuất, chế biến tiêu thụ cùng sản phẩm có hiệu quả cao, tiếp tục thành lập các HTX kiểu mới theo Luật HTX 2012; Tập trung công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực thị trường cho cán bộ HTX. Định hướng cho các HTX mở rộng ngành, nghề trong các lĩnh vực địa phương có thế mạnh để vừa nâng cao thu nhập, vừa giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chú trọng; Quy hoạch đất đai để các HTX xây dựng trụ sở làm việc và đầu tư sản xuất; Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước triển khai trên địa bàn toàn huyện; Tổ chức tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và nâng cao chất lượng xây dựng NTM tại các địa phương khác cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người sản xuất; Đồng thời rà soát đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp từ huyện đến xã, các HTX nông nghiệp trên địa bàn, lập kế hoạch đào tạo, tập huấn, học tập các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhận chuyển giao, chuyển giao lại ứng dụng công nghệ cao đến tận nông dân cho từng dự án.

Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL Thọ Xuân