Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Huyện Thọ Xuân: Sản lượng thuỷ sản trung bình ước đạt 2.232 tấn mỗi năm

Đăng lúc: 07/12/2020 (GMT+7)
100%

Thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã tạo điều kiện cho các hộ nuôi thủy sản phát triển theo hướng chuyển từ nuôi quản canh sang thâm canh, mở rộng diện tích nuôi thả nước ngọt cho thu nhập cao.

 

 

         

         

Nuôi cá lông trên sông Chu đoạn qua xã Thọ Xương

Hình thức nuôi trồng thủy sản được chuyển dần từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh, đến năm 2020 diện tích đạt 930ha, tăng 425 ha so với năm 2015, sản lượng ước đạt 2.232 tấn. Trong huyện đã hình thành được các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như: Vùng đồng Xốn xã Trường Xuân 70ha, đồng Ngâu xã Nam Giang 35 ha, Dõng Trí xã Xuân Hòa 27 ha, khu Mau Lợi xã Xuân Lập 25ha. Ngoài ra, còn có vùng sản xuất cá giống tại xã Xuân Hồng với diện tích 3,49 ha, tập trung dọc hai bên kênh Nông Giang, sản lượng cá bột xuất bán hàng năm khoảng 11.500 vạn con, thu nhập đạt 2,3 tỷ đồng/năm.

          Tuy nhiên việc nuôi thủy sản nước ngọt ở huyện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, phần lớn diện tích nuôi các đối tượng truyền thống cho giá trị kinh tế không cao, hình thức nuôi đơn giản, thời gian nuôi kéo dài, sản phẩm hàng hóa nhỏ lẻ… Để thúc đẩy nuôi thủy sản nước ngọt phát triển, thời gian tới, huyện Thọ Xuân  rà soát, đánh giá cụ thể về tiềm năng, thực trạng nuôi thủy sản nước ngọt, tìm hiểu, xác định nhu cầu thị hiếu thị trường trong và ngoài huyện. Trên cơ sở đó xác định đối tượng thủy sản nước ngọt thế mạnh của địa phương và quy hoạch cụ thể, có chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý, thỏa đáng cũng như đề ra giải pháp phát triển phù hợp khuyến khích các hộ đầu tư nuôi thủy sản nước ngọt nâng cao hiệu quả kinh tế. Tập trung phát triển vùng thủy sản theo hướng chuyên canh tại các xã Trường Xuân, Nam Giang, Xuân Lập, Xuân Hòa, Xuân Sinh với diện tích 300 ha. Duy trì vùng sản xuất cá giống tại Xuân Hồng với diện tích 3,5ha.

Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL Thọ Xuân