Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Biện pháp ứng phó và phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đăng lúc: 05/03/2019 (GMT+7)
100%

Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi vào các địa phương trong huyện, các hộ chăn nuôi cần nhận biết được các đặc điểm, triệu chứng bệnh dịch để có biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.

Để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, bà con nông dân cần nắm được nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh.

- Đặc điểm chung của bệnh dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh do vi rút gây ra. Vi rút gây bệnh có sức đề kháng cao và sức sống rất lâu trong môi trường. Bệnh có đặc điểm là lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Đặc điểm của bệnh là không lây lan sang người.

Bệnh do virút gây ra, xảy ra trên mọi gống lợn, mọi độ tuổi, khác nhau.

Bệnh dich tả lợn châu Phi do virút gây ra, xảy ra trên mọi gống lợn, mọi độ tuổi khác nhau.

 

Triệu chứng bệnh tích điển hình:

<span style= &quot;fontxx-size:16px; &quot;>Lợn khi bị bệnh sẽ sốt cao 40 - 42 độ, kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Lợn chán ăn, bỏ ăn, lười vận động.&nbsp;</span>Lợn mang thai có thể xảy thai ở mọi giai đoạn, tỷ lệ chết lên đến 100%.

Lợn khi bị bệnh sẽ sốt cao 40 - 42 độ, kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Lợn chán ăn, bỏ ăn, lười vận động. Lợn mang thai có thể xảy thai ở mọi giai đoạn, tỷ lệ chết lên đến 100%.

 

Tại các vùng da mỏng như tai, bụng, đùi thường xuất hiện các vùng thâm tím và dần dần bị hoại tử. ​Sau khi chết, lợn thường chảy máu ở vùng miệng, lỗ mũi, hậu môn.

Tại các vùng da mỏng như tai, bụng, đùi thường xuất hiện các vùng thâm tím và dần dần bị hoại tử. ​Trước khi chết, lợn thường chảy máu ở vùng miệng, lỗ mũi, hậu môn.

 

Virut dịch tả lợn châu Phi có nhiều chủng khác nhau với độc lực khác nhau và có sức sống cao. Khi ở trong cơ thể lợn, virut này có thể sống suốt đời; ở ngoài môi trường, virút này có thể sống từ 1 đến 2 tháng trong nước tiểu, 4 đến 5 tháng trong phân lợn và có thể sống từ 4 đến 5 tháng trong thịt lợn chưa qua chế biến.

Để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, người dân cần thực hiện tốt một số quy tắc trong chăn nuôi từ khâu chọn giống đến cách ly, tiêu độc khử trùng hàng ngày

- Chọn mua con giống:

Chọn mua giống ở những cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, tuyệt đối không mua con giống trôi nổi ở ngoài thị trường, con giống không rõ nguồn gốc.

Chọn mua giống ở những cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, tuyệt đối không mua con giống trôi nổi ở ngoài thị trường, con giống không rõ nguồn gốc.

 

Khi mua con giống về cần thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Khi không thấy dấu hiệu của dịch bệnh thì mới thả lợn vào đàn.

Khi mua con giống về cần thực hiện nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Khi không thấy dấu hiệu của dịch bệnh thì mới nuôi thả lợn chung.

- Thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi:

Khu vực chăn nuôi cần có hàng rào bảo vệ, có biển báo để hạn chế tối đa khách tham quan và người lạ ra vào. Thực hiện tốt việc khử trùng giầy dép, mặc đầy đủ quần áo bảo hộ lao động khi cho khách vào tham quan khu vực chuồng trại.

Khu vực chăn nuôi cần có hàng rào bảo vệ, có biển báo để hạn chế tối đa khách tham quan và người lạ ra vào. Thực hiện tốt việc khử trùng giầy dép, mặc đầy đủ quần áo bảo hộ lao động khi cho khách vào tham quan khu vực chuồng trại.

 

Mọi phương tiện vận chuyển khi ra vào chuồng trại cần thực hiện tốt việc tiêu độc khử trùng bằng các  loại  thuốc  sát trùng, đi qua khu vực hố sát trùng.

Mọi phương tiện vận chuyển khi ra vào chuồng trại cần thực hiện tốt việc tiêu độc khử trùng bằng các loại thuốc sát trùng, đi qua khu vực hố sát trùng.

 - Vệ sinh khu vực chăn nuôi hàng ngày

Khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh hàng ngày, không để rác thải, nước tiểu và phân đọng lại trên sàn chuồng nuôi, tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi. Khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh hàng ngày, không để rác thải, nước tiểu và phân đọng lại trên sàn chuồng nuôi, tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi.

 

Thường xuyên khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để tránh vật chủ trung gian truyền bệnh. Định kỳ dùng thuốc sát trùng để phun tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại, tường rào..v...v..Thường xuyên khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để tránh vật chủ trung gian truyền bệnh. Định kỳ dùng thuốc sát trùng để phun tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại, tường rào..v...v..

- Thực hiện tốt biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiêm phòng đầy đủ.

Trong quá trình chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt.

Trong quá trình chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt để đảm bảo lợn phát triển khỏe mạnh.

 

Đối với các loại bệnh thông thường có vắcxin cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

Đối với các loại bệnh thông thường có vắcxin cần thực hiện đúng quy trình tiêm và tiêm phòng đầy đủ.

Trong quá trình nuôi, bà con cần thường xuyên theo dõi sát tình trạng sức khỏe của đàn lợn. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho thú y cơ sở, chính quyền địa phương để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đài Truyền thanh Thọ Xuân