Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Thủ tục hành chính

Cấp Giấy công nhận làng văn hóa.
 

Lĩnh vực

Văn hóa quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyền truyền cổ động

Tên thủ tục hành chính:

Cấp Giấy công nhận làng văn hóa.

Số seri trên CSDLQG: T-THA-102296-TT

Sửa đổi lần thứ :

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Các làng đã tổ chức khai trương xây dựng làng văn hoá đủ thời gian 3 năm trở lên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy  định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần của quý IV hàng năm (Trừ các ngày lễ).

c. Trình tự tiếp nhận:

    Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ nếu:

 - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn cho người nộp.

 - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

 -  Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Văn hóa và Thông tin thẩm định hồ sơ, tham mưu cho Trưởng ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp huyện trình Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra bao gồm các ngành là thành viên trong Ban chỉ đạo phòng trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện đi kiểm tra thực tế tại làng đề nghị công nhận danh hiệu văn hoá.

 -  Sau khi đi kiểm tra, Ban chỉ đạo cấp huyện sẽ tổ chức họp xét và làm văn bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận các làng đạt và đủ các tiêu chuẩn là làng văn hóa.

 -  Qua quá trình đi kiểm tra thực tế, đối chiếu với các tiêu chí công nhận làng văn hóa nếu các làng không đủ điều kiện để được công nhận, Phòng Văn hóa Thông tin tham mưu trình UBND huyện, thị xã, thành phố thông báo cho các làng.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm trả:

Tại đơn vị được công nhận làng văn hóa.

b. Thời gian trả:

Trong buổi lễ đón nhận Giấy công nhận Làng văn hóa do đơn vị tổ chức.

c. Trình tự trả:

 -  UBND cấp huyện gửi thông báo kết quả hội nghị xét công nhận làng văn hoá đến các xã, thị trấn qua đường công văn. 

 -  Đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện công bố quyết định công nhận làng văn hóa cho đơn vị tại buổi lễ, sau đó trao Giấy công nhận và tiền thưởng cho đơn vị được công nhận.

2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.

3. Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Báo cáo thành tích 03 năm xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa", có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã: 01 bản chính, không mẫu.

2. Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã: 01 bản chính, không mẫu.

3. Biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu "Làng văn hoá" hàng năm của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã (gửi về Ban Chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh): 01 bản chính, không mẫu.

3. Biên bản phúc tra của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố (vào năm thứ ba): 01 bản chính, không mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

Tiền thưởng.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

a) Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, không có hộ đói;

b) Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, xóa nhà tranh tre dột nát;

c) Trên 85% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, lát gạch hoặc làm bằng vật liệu cứng;

d) Trên 90% số hộ được sử dụng điện.

2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:

a) Có các thiết chế văn hoá thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y tế phù hợp, hoạt động thường xuyên;

b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;

c) Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành;

d) Có từ 75% trở lên số hộ được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa"; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" 3 năm liên tục trở lên;

đ) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; không có người mù chữ;

e) Không có dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ.

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:

a) Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; rác thải phải được thu gom xử lý;

b) Có từ 85% hộ trở lên được sử dụng nước sạch, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;

c) Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân;

b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng đồng;

c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt cấp kéo dài;

d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;

đ) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng;

e) Không có trọng án hình sự.

5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:

a) Hoạt động hoà giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hoà được giải quyết tại cộng đồng;

b) Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 - Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI;

 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khoa XI;

 -  Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

 -  Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ trưởng Bộ VHTT về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá.”.

 

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không 

File đính kèm: T-THA-102296-TT.doc