Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
THỌ XUÂN PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀO TRƯỚC NĂM 2024, ĐẾN NĂM 2025 TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HUYỆN DẪN ĐẦU CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH THỊ XÃ THỌ XUÂN
date

Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch

Thủ tục hành chính

Tiếp công dân của UBND cấp huyện.
 

Lĩnh vực

Giải quyết khiếu nại tố cáo

Tên thủ tục hành chính:

Tiếp công dân của UBND cấp huyện.

T-THA-127795-TT

Sửa đổi lần thứ :

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

     Công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp; người được ủy quyền phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

a.  Địa điểm:

Phòng tiếp dân UBND cấp huyện.

b. Thời gian:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)

c. Trình tự  tiếp nhận:

  -  Công chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho một trong số thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột, những người này phải có giấy uỷ quyền, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.

  -  Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

  -  Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

  -  Cán bộ tiếp dân lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày và đọc lại cho người trình bày nghe và có ký xác nhận. Người tiếp công dân tiếp nhận các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

Bước 3. Xử lý hồ sơ:

  -  Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  -  Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.

Bước 4. Trả kết quả:

a. Địa điểm:

Phòng tiếp dân của UBND cấp huyện.

b. Thời gian:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ, tết).

c. Trình tự trả:

Công dân nhận giấy biên nhận (nếu có).

2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Phòng tiếp dân.

3. Hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  -  Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân): Trường hợp khiếu nại;

  -  Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung tố cáo (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân): Trường hợp tố cáo;

  -  Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp (nếu có);

  -  Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

b) Số lượng hồ sơ:   01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:  Giải quyết trực tiếp.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a)  Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thường trực tiếp công dân của UBND cấp huyện.

d)  Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cá nhân;

                                                                           Tổ chức.

7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 -  Đơn khiếu nại;

 -  Đơn tố cáo;

 -  Giấy ủy quyền khiếu nại (trường hợp ủy quyền khiếu nại).

8. Phí, lệ phí:  Không.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:

     Khi tiếp công dân người tiếp công dân có quyền:

1. Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

4.  Không tiếp những người đã có thông báo không tiếp của cơ quan có thẩm quyền.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  -  Luật khiếu nại, tố cáo số năm 1998;

  -  Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004;

  -  Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005;

  -  Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

  -  Nghị định số 89/1997/NĐ-CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân.

  -  Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

  -  Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành “Quy chế tổ chức tiếp công dân của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

 Biểu mẫu tệp đính kèm: T-THA-127795-TT.doc